Chương III Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa : Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Số hiệu: | 34/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 31/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2024 |
Ngày công báo: | 17/04/2024 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 15/5/2024
Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 15/5/2024
Theo đó, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định cụ thể như sau:
- Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Xem chi tiết tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.
1. Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, thuyền viên hoặc người lái phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện thủy nội địa và các quy định sau:
1. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
2. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
3. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Section 1. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY ROAD MOTOR VEHICLES
Article 9. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Operators of vehicles carrying dangerous goods (hereinafter referred to as “vehicles”) must satisfy all conditions for operating these vehicles and must receive training and obtain a certificate of completion of dangerous goods training programme according to regulations of this Decree.
2. Escorts, warehouse-keepers, loaders of dangerous goods must receive training and obtain a certificate of completion of dangerous goods training programme applicable to the classes of dangerous goods that they escort, load/unload or store.
Article 10. Requirements for vehicles carrying dangerous goods
1. Vehicles must be roadworthy according to regulations of law. Specialized equipment of such vehicles must satisfy national technical standards or national technical regulations or regulations of relevant ministries.
2. Each vehicle must have hazard placards affixed on both of its sides as well as on the front and rear in a manner that is easy to observe and recognize. If a vehicle carries multiple classes of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those classes of goods.
3. Vehicles must be cleaned and have all hazard placards removed from their bodies when all cargoes have been unloaded and the vehicles no longer transport the same classes of goods. Transport units, operators shall clean and remove the hazard placards from vehicles when the vehicles no longer transport the same classes of goods.
Article 11. Loading and unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
1. Organizations and individuals involved in loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards must adhere to the guidelines on preservation, loading, unloading and transport of each class of dangerous goods or the instructions provided by the consignor.
2. Loading and unloading of dangerous goods must be directly instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of hazard shall not be transported on the same vehicle. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate warehouses or yards.
3. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
4. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other classes of goods.
Article 12. Transport of flammable and explosive substances through tunnels and on ferries
1. Explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances, solid desensitized explosives shall not be transported through tunnels longer than 100m.
2. A vehicle transporting explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances shall not be transported together with road users or passengers on a ferry.
Section 2. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY INLAND WATERWAYS
Article 13. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Crew members and drivers working on inland watercraft carrying dangerous goods must receive training and obtain a professional qualification of transport of dangerous goods according to regulations of the Minister of Transport; receive training and obtain a certificate of completion of dangerous goods training programme according to regulations herein.
2. Escorts, warehouse-keepers, loaders of dangerous goods working on inland watercraft and at inland waterway ports and terminals must receive training and obtain a certificate of completion of dangerous goods training programme applicable to the dangerous goods that they escort, load/unload or store.
Article 14. Requirements for inland watercraft carrying dangerous goods (hereinafter referred to watercraft)
1. Watercraft must be seaworthy according to regulations of law.
2. Each watercraft must have hazard placards affixed on both of its sides. If a watercraft carries multiple classes of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those classes of goods.
3. Watercraft must be cleaned and have all hazard placards removed from its body when all cargoes have been unloaded and the watercraft no longer transports the same class of goods. Transport unit, crew members or operator of inland watercraft shall clean and remove the hazard placards from the watercraft when the watercraft no longer transports the same class of goods.
Article 15. Loading and unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
Loaders must load and unload dangerous goods according to regulations on loading and unloading of goods on inland watercraft and the following regulations:
1. Loading and unloading of dangerous goods must be directly instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort; and the captain shall decide positions of the dangerous goods on their watercraft and decide cargo-securing measures suitable to each class or division of dangerous goods. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of hazard shall not be placed in the same hold or hatch on the watercraft.
2. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
3. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate wharfs, terminals or warehouses.
4. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other classes of goods.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực