Chương IV Nghị định 33/2016/NĐ-CP: Tổ chức, thực hiện bảo hiểm xã hội trong bộ quốc phòng, bộ công an
Số hiệu: | 33/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 26/06/2016 |
Ngày công báo: | 23/06/2016 | Số công báo: | Từ số 347 đến số 348 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân quy định về một số chế độ BHXH bắt buộc; tổ chức, thực hiện BHXH trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;…
1. Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu
Theo Nghị định 33, lao động nữ mang thai hộ khi sinh mà có đủ Điều kiện tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp một lần cho mỗi đứa trẻ bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh;
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời Điểm giao đứa trẻ hoặc thời Điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời Điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời Điểm ghi trong văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
- Sau thời gian hưởng chế độ thai sản tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 33/2016 hoặc Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 33 năm 2016, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo Điều 41 Luật BHXH, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, được Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn, theo đó:
- Người lao động tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ hằng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 NĐ 33/2016, gồm:
+ Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu
Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết chế độ BHXH đối với từng cá nhân. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
Nghị định 33 có hiệu lực từ ngày 26/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Khoản 2 Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (bao gồm cả người lao động theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc), bảo hiểm y tế đối với thân nhân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, với những nội dung cơ bản như sau:
1. Xây dựng kế hoạch công tác bảo hiểm xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Hằng năm, lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội và quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội với các đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Trực tiếp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đối với người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và nộp về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang làm việc và trước khi nghỉ việc hay chuyển ngành.
5. Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xác nhận và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi họ nghỉ việc mà không hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Quân đội.
6. Tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; giới thiệu về bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố để hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các cá nhân và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
10. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Chuyển kinh phí thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện thẩm định và thông báo quyết toán năm cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Điều 5. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ
Điều 6. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 7. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 9. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 10. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 11. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 14. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Điều 15. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 16. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 17. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 18. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 19. Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Điều 20. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an