Chương III Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
Số hiệu: | 33/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2015 |
Ngày công báo: | 10/04/2015 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra
Theo Nghị định 33/2015/NĐ-CP , nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
- Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kết luận thanh tra một cách nghiêm chỉnh.
- Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh.
- Kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chưa bắt buộc phải thực hiện những nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo nhưng chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền.
Nghị định 33 có hiệu lực từ ngày 15/5/2015 và bãi bỏ Điều 56, 57 của Nghị định 86/2011/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
4. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
1. Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
b) Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;
c) Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện;
c) Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện;
d) Nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
đ) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
e) Trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở hồ sơ theo dõi. Hồ sơ theo dõi phải tập hợp các thông tin liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, gồm: Thông tin cơ bản về đối tượng theo dõi; nội dung trách nhiệm mà đối tượng theo dõi phải thực hiện; thống kê cụ thể và tổng hợp các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý; nội dung, thời hạn được ghi trong yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý.
2. Hoạt động theo dõi được tiến hành thông qua việc yêu cầu đối tượng theo dõi báo cáo tình hình thực hiện kết luận thanh tra và cung cấp tài liệu chứng minh. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phân công người trực tiếp làm việc với đối tượng theo dõi để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận thanh tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra. Báo cáo gồm các nội dung: Thông tin chung về kết luận thanh tra và trách nhiệm phải thực hiện của đối tượng theo dõi; kết quả thực hiện kết luận thanh tra; đánh giá việc thực hiện kết luận thanh tra; phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện kết luận thanh tra.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ kết quả theo dõi để quyết định: Kết thúc việc theo dõi và lưu trữ hồ sơ theo dõi theo quy định hiện hành nếu việc thực hiện kết luận thanh tra đã hoàn thành; tiến hành đôn đốc theo quy định tại Nghị định này nếu việc thực hiện kết luận thanh tra chưa hoàn thành.
5. Kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng theo dõi và công khai theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản đôn đốc hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc.
a) Trường hợp gửi văn bản đôn đốc, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất văn bản đôn đốc trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
b) Trường hợp làm việc trực tiếp, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất kế hoạch làm việc và văn bản thông báo trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
2. Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả đôn đốc với thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Báo cáo gồm các nội dung: Quá trình đôn đốc; tình hình, tiến độ thực hiện kết luận thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra sau khi đôn đốc; đánh giá chung và đề xuất giải pháp thực hiện kết luận thanh tra.
3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ kết quả đôn đốc để quyết định: Kết thúc việc đôn đốc và lưu trữ hồ sơ đôn đốc theo quy định hiện hành nếu việc thực hiện kết luận thanh tra đã hoàn thành; tiến hành kiểm tra theo quy định tại Nghị định này nếu việc thực hiện kết luận thanh tra chưa hoàn thành.
4. Kết quả và việc xử lý kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng đôn đốc và công khai theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Hết thời hạn phải thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra mà đối tượng đôn đốc không hoàn thành việc thực hiện;
b) Đối tượng đôn đốc không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật;
c) Quá trình theo dõi, đôn đốc phát hiện đối tượng theo dõi, đôn đốc có dấu hiệu tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác, cản trở hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Việc kiểm tra được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ: Căn cứ ra quyết định; đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra; người được giao nhiệm vụ kiểm tra. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thì người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tối đa là 05 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra việc thực hiện nhiều kết luận thanh tra tối đa là 10 ngày tính từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.
4. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Báo cáo gồm các nội dung sau: Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra; kết luận về nội dung kiểm tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung liên quan đến đảm bảo việc thực hiện kết luận thanh tra.
5. Căn cứ kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm:
a) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra;
b) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra;
d) Quyết định thanh tra lại hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thanh tra lại theo quy định của pháp luật về thanh tra nếu phát hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Báo cáo và đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý trường hợp có căn cứ xác định đối tượng kiểm tra không có khả năng thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
6. Kết quả và việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.
SUPERVISION, URGING AND EXAMINATION OF IMPLEMENTATION OF INSPECTION CONCLUSIONS
Article 17. Principles of supervision, urging and examination
Supervision, urging and examination of the implementation of inspection conclusions shall be carried out in a regular, prompt, objective, public, transparent and lawful manner; must not obstruct regular operations of supervising, urging and examining bodies; shall be conducted on a case-by-case basis or concurrently for many cases and matters depending on the complexity of those cases and matters.
Article 18. Responsibilities for directing and organizing supervision, urging and examination
1. The head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall, within the powers prescribed by law, direct the supervision, urging and examination and promptly process the results of supervision, urging and examination of the implementation of inspection conclusions.
2. The heads of the inspection conclusion issuing agency shall, within the powers prescribed by law, organize the supervision, urging and examination of the implementation of inspection conclusions and promptly process the results of supervision, urging and examination of the implementation of inspection conclusions.
Article 19. Responsibilities of state inspection agencies and agencies assigned to perform specialized inspection
1. The Government Inspectorate shall supervise, urge and examine the implementation of his and the Prime Minister’s inspection conclusions and inspection handling decisions.
2. Inspectorates of ministries, provinces, departments and districts shall supervise, urge and examine the implementation of their inspection conclusions and inspection handling decisions and those of heads of state management agencies of the same level.
3. Agencies assigned to perform specialized inspection shall supervise, urge and examine the implementation of their inspection conclusions and handling decisions on inspection.
4. State inspection agencies and agencies assigned to perform specialized inspection shall directly examine inspected subjects and related agencies, organizations and individuals in implementing inspection conclusions and handling decisions on inspection.
Article 20. Supervised, urged and examined subjects
Bodies supervising, urging and examining the implementation of inspection conclusions are inspected subjects and their directly managing agencies, agencies, organizations and individuals liable for or involved in the implementation of inspection conclusions.
Article 21. Contents of supervision, urging and examination
1. Contents of supervising the implementation of inspection conclusions comprise:
a/ The process of directing the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection of the head of the state management agency or the head of the agency assigned to perform specialized inspection;
b/ The progress and results of implementation of contents of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection of the supervised, urged and examined subjects.
c/ Grasping difficulties and problems related to the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection.
2. Contents of urging the implementation of inspection conclusions comprise:
a/ The contents specified in Clause 1 of this Article;
b/ Reminding the implementation of the contents stated in inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection which have not been carried out;
c/ Requesting reporting on and explanation about the reasons for failing to complete the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection;
d/ Applying measures to have inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection implemented.
3. Contents of examining the implementation of inspection conclusions comprise:
a/ The contents specified in Clause 1 of this Article;
b/ Directing and organizing the implementation of inspection conclusions, requests, propositions and handling decisions on inspection;
c/ Results of implementation of inspection conclusions, requests, propositions, and handling decisions on inspection, including complete and incomplete contents and progress of implementation;
d/ Grasping objective and subjective difficulties in the course of implementation of inspection conclusions, requests, propositions and handling decisions on inspection;
dd/ Detecting law violations of subjects related to the implementation of inspection conclusions, requests, propositions and handling decisions on inspection;
e/ Responsibilities of related subjects and reasons of failing to complete the implementation of inspection conclusions, requests, propositions and handling decisions on inspection.
Article 22. Order and procedures for supervision
1. Within 15 days after announcing the inspection conclusion, the person assigned to the supervisory task shall open a supervision dossier. A supervision dossier must contain information related to the implementation of the inspection conclusion, comprising basic information on the supervised subject; responsibilities to be carried out by the supervised subject; specific statistics and summarization of requests, propositions, handling decisions; contents and deadlines stated in requests, propositions and handling decisions.
2. Supervision activities shall be conducted by requesting the supervised subject to report on the implementation of inspection conclusions and provide supporting documents. The head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection shall assign persons to directly work with the supervised subject to verify information on the implementation of inspection conclusions.
3. Within 45 days after announcing the inspection conclusion, the person assigned to the supervisory task shall report on supervision results of the implementation of inspection conclusions to the head of the state inspection agency or the agency assigned to perform specialized inspection. The report must cover general information on inspection conclusions and implementation responsibilities of the supervising body; results of implementation of inspection conclusions; assessment of implementation of inspection conclusions; analysis of reasons and proposed solutions to the implementation of inspection conclusions.
4. Within 3 days after receiving a report on supervision results of the implementation of the inspection conclusion, the head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection shall, based on such results, decide to end the supervision and keep the supervision dossier under current regulations if the implementation of the inspection conclusion has completed; and urging the implementation of the inspection conclusion according to this Decree if it has not been completed.
5. Results and processing of supervision results of the implementation of inspection conclusions shall be notified to the supervised subject and publicized in accordance with law.
Article 23. Order and procedures for urging
1. The implementation of inspection conclusions shall be urged in the form of sending urging documents or directly working with the concerned subject.
a/ In case of sending an urging document, within 5 days after being assigned to the urging task, the assigned person shall submit an urging document to the head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection for sending to the concerned subject;
b/ In case of direct working, within 5 days after being assigned the urging task, the assigned person shall submit a working plan and a written notice to the head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection for sending to the concerned subject.
2. Within 25 days after being assigned the urging task, the assigned person shall report on urging results to the head of the state inspection agency or the agency assigned to perform specialized inspection. The report must cover the urging process; the situation and process of implementation of the inspection conclusion; results of implementation of the inspection conclusion after being urged; general assessment and proposed solutions for implementation of the inspection conclusion.
3. Within 3 days after receiving a report on results of urging the implementation of inspection conclusions, the head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection shall, based on such results, decide to end the urging work and keep the urging dossier under current regulations if the implementation of the inspection conclusion has been completed or conduct examination as prescribed in this Decree if the implementation of the inspection conclusion has not been completed.
4. Results and processing of results of urging the implementation of inspection conclusions shall be notified to the urged subject and publicized in accordance with law.
Article 24. Order and procedures for examination
1. The head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection shall issue an examination decision based on one of the following grounds:
a/ Past the time limit for the implementation of the inspection conclusion, requests, propositions and handling decisions on inspection, the urged subject fails to complete the implementation;
b/ The urged subject fails to report on results of implementation of the inspection conclusion as prescribed by law;
c/ In the course of supervision and urging, the supervised and urged subject shows signs of dispersing assets, destroying documents or non-cooperation, obstruction or other law violations.
2. The examination shall be conducted when there is an examination decision of the head of the state inspection agency or the agency assigned to perform specialized inspection. The decision must clearly state grounds for issuing the decision; subjects, contents, scope and duration of the examination; and the person assigned to the examination task. Within 3 days after its signing, the examination decision shall be sent to the person assigned to the examination task and the examined subject. Within 5 working days after signing the decision, the person assigned to the examination task shall conduct examination.
3. The time limit for the examination of the implementation of the inspection conclusion must be 5 days from the start of the examination. If the contents of the inspection are complicated and the scope of the examination is broad, the examination time limit must be 10 days from the start of the examination.
The time limit for examination of the implementation of different inspection conclusions must be 10 days from the start of the examination. If the contents of such inspections are complicated and the scope of the examination is broad, the examination time limit must be 20 days from the start of examination.
4. Within 3 days after completing the examination, the person assigned to the examination task shall report on examination results to the head of the state inspection agency or the agency assigned to perform specialized inspection. The report must contain the following contents: assessment of the situation and examination results; conclusions of examination contents; propositions of measures to handle law violations and related contents to ensure the implementation of the inspection conclusion.
5. Based on examination results, the head of the state inspection agency or agency assigned to perform specialized inspection shall:
a/ Request the head of the agency directly managing the examined subject, within their competence, to apply measures to force the examined subject to complete the implementation of the inspection conclusion;
b/ Within their competence, apply or propose competent agencies to apply handling measures in accordance with law;
c/ Transfer the case dossier to competent investigative agencies for consideration and institution of the case when detecting criminal signs related to the implementation of the inspection conclusion;
d/ Decide on re-inspection or request the head of the state management agency of the same level to decide on re-inspection in accordance with the law on inspection when detecting signs of law violations in the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection;
dd/ Report and propose the head of the competent state management agency to consider and handle the case when there are grounds to determine that the examined subject is incapable of implementing the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection.
6. The results and processing of examination results of the implementation of inspection conclusions shall be notified to the examined subject and publicized in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực