Chương II Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra
Số hiệu: | 33/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2015 |
Ngày công báo: | 10/04/2015 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra
Theo Nghị định 33/2015/NĐ-CP , nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
- Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kết luận thanh tra một cách nghiêm chỉnh.
- Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh.
- Kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chưa bắt buộc phải thực hiện những nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo nhưng chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền.
Nghị định 33 có hiệu lực từ ngày 15/5/2015 và bãi bỏ Điều 56, 57 của Nghị định 86/2011/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:
a) Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;
b) Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;
c) Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;
d) Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.
2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
3. Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.
4. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra được quy định tại Điều này và Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này phải được gửi cho cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;
b) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
3. Chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày ban hành, văn bản xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế được quy định tại Khoản 1 Điều này phải được gửi cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
1. Căn cứ phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm;
b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
b) Trong phạm vi trách nhiệm của mình, kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, ban hành hoặc hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định này.
1. Sau khi nhận được kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm:
a) Thực hiện và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác định rõ tại kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Trường hợp kết luận thanh tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức phải lập Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra.
Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải được gửi đến cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
a) Kịp thời chỉ đạo, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đôn đốc đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Bảo đảm điều kiện, thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
đ) Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
1. Tuân thủ đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn các quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra.
2. Kịp thời tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, kinh tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp quản lý theo thẩm quyền để thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
a) Tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm;
b) Ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm;
c) Yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
a) Kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.
2. Nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
a) Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
c) Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết;
d) Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra hoặc văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, căn cứ nội dung kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
3. Áp dụng biện pháp theo thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra.
1. Căn cứ nội dung kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
a) Kịp thời xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế;
b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm;
c) Áp dụng biện pháp buộc đối tượng thanh tra khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
d) Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật khác có liên quan.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR IMPLEMENTING INSPECTION CONCLUSIONS
Section 1. RESPONSIBILITIES OF HEADS OF STATE MANAGEMENT AGENCIES OF THE SAME LEVEL WITH INSPECTION CONCLUSION ISSUING AGENCIES
Article 4. Direction of implementation of inspection conclusions
1. Within 15 days after receiving the inspection conclusion, the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall promulgate a document guiding the implementation of the inspection conclusion in one of the following cases:
a/ The inspection conclusion has contents requiring directions for implementation;
b/ The inspection conclusion has contents involving foreign elements;
c/ Propositions in the inspection conclusion conform with law but are lawfully unenforceable.
d/ The inspection conclusion for which the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency needs guiding documents for implementation.
2. A document guiding the implementation of the inspection conclusion must clearly show opinions about propositions in the inspection conclusion and the transfer of the case dossier showing criminal signs to an investigative agency; clearly specify implementation responsibilities, and time and the deadline for reporting on implementation results of the inspected subject, the inspection conclusion issuing agency, the agency directly managing the inspected subject and agencies, organizations and individuals involved in the implementation of the inspection conclusion.
3. Guiding contents or requests and propositions for implementation of inspection conclusions of the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall be issued in a single document or in separate documents.
4. Documents guiding the implementation of inspection conclusions, handling decisions, written requests and propositions on inspection prescribed in this Article and Articles 5,6 and 7 of this Decree shall be sent to the inspection conclusion issuing agency and agencies, organizations and individuals liable for implementation.
Article 5. Handling of administrative and economic violations
1. Within 15 days after receiving the inspection conclusion, the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall:
a/ Request agencies, organizations and individuals under his/her management to suspend or terminate violations, recover money, land use rights and other assets which are illegally appropriated or used or lost due to law violations;
b/ Within his/her competence, carry out administrative violation sanctioning procedures; decide to recover money, land use rights and other assets which are illegally appropriated or used or lost due to law violations; take measures to remedy law violations in state management fields; and apply other managerial measures in accordance with law;
c/ Propose competent persons to sanction administrative violations; propose competent agencies, organizations and individuals to apply remedial measures to law violations in state management fields.
2. The competence, order and procedures for sanctioning administrative violations, recovering money, land use rights and other assets and taking remedies for law violations in state management fields must comply with the law on sanctioning of administrative violations and relevant laws.
3. Within 2 days after the date of their issuance, documents handling administrative and economic violations prescribed in Clause 1 of this Article shall be sent to the inspected subject, related agencies, organizations and individuals and the inspection conclusion issuing agency.
Article 6. Handling of violating cadres, civil servants, public employees and persons
1. Based on the decentralization of management and employment of cadres, civil servants and public employees, the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall:
a/ Direct the review and clear determination of responsibilities of violating units and individuals;
b/ Carry out disciplining procedures, issue decisions disciplining cadres, civil servants and public employees and handling law violators under his/her direct management;
c/ Request agencies, organizations or individuals under his/her management to discipline cadres, civil servants and public employees and handle law violators under the management of those agencies, organizations and individuals;
d/ Propose competent agencies, organizations or individuals to discipline cadres, civil servants and public employees and handle law violators under the management of those agencies or organizations.
2. The competence, order and procedures for disciplining cadres, civil servants and public employees and handling law violators must comply with the law on cadres, civil servants and public employees, the labor law, and relevant laws.
Article 7. Redressing of management loopholes and weaknesses and improvement of policies and laws
1. Within 15 days after receiving the inspection conclusion, the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency shall:
a/ Direct agencies, organizations and individuals under his/her management to apply necessary measures to promptly redress management loopholes and weaknesses, suspend or terminate violations; cancel, annul or terminate the implementation of documents with illegal contents, and improve policies and laws;
b/ Within the scope of his/her responsibility, promptly apply measures to redress management loopholes and weaknesses; cancel, annul or terminate the implementation of documents with illegal contents, and improve policies and laws;
c/ Propose competent agencies, organizations and individuals to apply measures to redress management loopholes and weaknesses, suspend or terminate violations, promulgate or cancel, annul or terminate the implementation of documents with illegal contents, and improve policies and laws.
2. The order and procedures for suspension, cancellation, annulment, amendment, supplementation, and promulgation of legal documents, guiding and administering documents which contain illegal contents must comply with the law on the promulgation of legal documents and other relevant legal documents.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF HEADS OF INSPECTION CONCLUSION ISSUING AGENCIES
Article 8. Decision on and request and proposition for implementation of inspection conclusions
1. Within 15 days after the date of issuing an inspection conclusion or the date of receiving the document guiding the implementation of the inspection conclusion, the head of the inspection conclusion issuing agency shall:
a/ Within his/her competence, conduct procedures for handling administrative violations; decide to recover money, land use rights and other assets which are illegally appropriated or used or lost due to law violations; apply remedial measures to law violations; consider the disciplining of cadres, civil servants and public employees and handling of law violators under his/her management; apply other managerial measures in accordance with law;
b/ Request the inspected subject, and related agencies, organizations and persons to terminate violations; recover money, land use rights, and other assets which are illegally used appropriated, or lost due to law violations; handle administrative violations according to his/ her competence; handle according to his/her competence or propose competent authorities to discipline cadres, civil servants and public employees and handle law violators; apply measures to redress management loopholes and weaknesses, terminate violations; cancel, annul and suspend the implementation of documents with illegal contents, and improve policies and laws;
c/ Transfer the case dossier showing criminal signs to competent investigative agencies for handling in accordance with law.
2. The competence, order and procedures for handling administrative violations, recovering money, land use rights and other assets, remedying law violations in state management fields must comply with the law on handling of administrative violations and relevant laws.
Article 9. Supervision, urging and examination of implementation of inspection conclusions
Heads of inspection conclusion issuing agencies shall organize the supervision, urging and examination of inspected subjects, and agencies, organizations and individuals involved in the implementation of inspection conclusions.
The supervision, urging and examination of the implementation of inspection conclusions must comply with Chapter III of this Decree.
Section 3. RESPONSIBILITIES OF INSPECTED SUBJECTS AND RELATED AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 10. Organization of implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection
1. After receiving the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection, the inspected subject and related agencies, organizations and individuals shall:
a/ Implement and organize the timely and full implementation of obligations clearly determined in the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection;
b/ In case the inspection conclusion contains contents involving responsibilities of many agencies, organizations and individuals, the inspected agency and organization shall elaborate a plan on inspection conclusion implementation.
This plan must clearly determine purposes, requirements, schedule, time and methods for implementation of contents of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection and assign implementation responsibilities of each agency, organization and individual.
The inspection conclusion implementation plan shall be sent to the inspection conclusion issuing agency and related agencies, organizations and individuals.
2. Within the ambit of their tasks and powers, the heads of the inspected agency or organization, and related agencies and organizations shall:
a/ Promptly direct and assign agencies, organizations, units and individuals to fully implement the contents prescribed in Clause 1 of this Article;
b/ Urge units and individuals under their management to implement inspection conclusions and guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection;
c/ Within their competence, ensure conditions and adopt measures for units and individuals under their management to strictly, fully and promptly implement inspection conclusions and guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection;
d/ Examine and inspect agencies, organizations and individuals under their management according to inspection conclusions and guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection;
dd/ Handle violating agencies, organizations and individuals under their management in the implementation of the inspection conclusions and guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspections.
Article 11. Implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions, decisions on handling of administrative and economic violations
Based on inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions, and decisions on handling of administrative and economic violations, within the ambit of their responsibilities, the head of the inspected agency or organization and related agencies, organizations and individuals shall:
1. Fully and promptly implement decisions on handling of administrative and economic violations on schedule; suspend or terminate violations; recover money, land use rights and other assets which are illegally appropriated or used or lost due to law violations.
2. Promptly conduct procedures for sanctioning administrative and economic violations; apply remedial measures to law violations; request agencies, organizations and individuals under their management to suspend or terminate violations; recover money, land use rights and other assets which are illegally appropriated or used or lost due to law violations; apply remedial measures to law violations.
3. Within their competence, apply managerial measures to implement inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection.
4. The competence, order and procedures for sanctioning administrative violations, recovering money, land use rights, other assets, remedying law violations in state management fields must comply with the law on handling of administrative violations and relevant laws.
Article 12. Implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests and propositions, handling of violating cadres, civil servants, public employees and persons
1. Based on inspection conclusions, guiding documents, requests and propositions for handling violating cadres, civil servants, public employees and persons and within the ambit of their responsibilities, the head of the inspected agency or organization and related agencies, organizations and individuals shall:
a/ Review and clearly determine responsibilities and propose forms of handling of violating units and individuals;
b/ Issue disciplining decisions or propose competent authorities to discipline cadres, civil servants and public employees; or handle or propose competent agencies to handle violating persons;
c/ Request or propose agencies, organizations or individuals under their management to discipline cadres, civil servants and public employees and handle law violators under the management of those agencies, organizations or individuals.
2. The competence, order and procedures for disciplining cadres, civil servants and public employees, and handling law violators must comply with the law on cadres, civil servants and public employees; the labor law and relevant laws.
Article 13. Implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests and propositions to redress management loopholes and weaknesses and improve policies and laws
1. Based on inspection conclusions, guiding documents, requests, and propositions to redress management loopholes and weaknesses, and improve policies and laws, within the ambit of their responsibilities, the head of the inspected agency or organization and related agencies, organizations and individuals shall:
a/ Promptly apply remedial measures to redress management loopholes and weaknesses, terminate violations; cancel, annul and suspend the implementation of documents with illegal contents; amend, supplement and improve policies and laws;
b/ Request agencies, organizations and individuals under their management to adopt necessary measures to promptly redress management loopholes and weaknesses, suspend and terminate violations; cancel, annul and suspend the implementation of documents with illegal contents, amend, supplement and improve policies and laws.
2. The order and procedures for suspension, cancellation, annulment, amendment, supplementation and promulgation of legal documents, and guiding and administering documents with illegal contents must comply with the law on promulgation of legal documents and other relevant legal documents.
Article 14. Reporting on implementation of inspection conclusions
1. The inspected subject and related agencies, organizations and individuals shall report on the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection at the request of the inspection conclusion issuing agency, the head of the state management agency of the same level with the inspection conclusion issuing agency or the head of the agency or organization directly managing the inspected subject.
2. A report of the inspected subject or related agencies, organizations or individuals must cover:
a/ The implementation and the organization of implementation of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions, and handling decisions on inspection;
b/ The progress and results of implementation of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection, and completed and uncompleted contents;
c/ Difficulties and problems; causes of difficulties and problems in the course of implementation of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection and propositions to competent agencies for consideration and settlement;
d/ Law violations and handling of law violations committed by related agencies, organizations and individuals in the implementation of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection.
Section 4. RESPONSIBILITIES OF HEADS OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS DIRECTLY MANAGING INSPECTED SUBJECTS
Article 15. Implementation and guidance, examination of implementation of inspection conclusions
Within 15 days after receiving the inspection conclusion or guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection, based on the contents of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection and within the ambit of their tasks and powers, the head of the agency or organization directly managing the inspected subject shall:
1. Fully and promptly implement on schedule requests, propositions and handling decisions on inspection within the ambit of their responsibilities.
2. Promptly direct the inspected subject to implement inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection.
3. Within their competence, apply measures to solve difficulties and problems for the inspected subject in the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection.
4. Examine the inspected subject in the implementation of inspection conclusions.
Article 16. Handling of violations of inspected subjects
1. Based on contents of the inspection conclusion, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection and within the ambit of their tasks and powers, the head of the agency or organization directly managing the inspected subject shall:
a/ Promptly handle administrative and economic violations;
b/ Carry out procedures, issue disciplining decisions or propose competent agencies to discipline cadres, civil servants and public employees; or handle or propose competent agencies to handle violators;
c/ Apply measures to force the inspected subject to redress loopholes and weaknesses management, terminate violations; cancel, annul and suspend the implementation of documents with illegal contents; amend, supplement and improve policies and laws;
d/ Handle violations committed by the inspected subject in the implementation of inspection conclusions, guiding documents, requests, propositions and handling decisions on inspection.
2. The competence, order and procedures for implementation of the contents specified in Clause 1 of this Article must comply with the laws on handling of administrative violations and disciplining of cadres, civil servants and public employees, the law on promulgation of legal documents and other relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực