Chương I: Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam Quy định chung
Số hiệu: | 32/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 06/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 26/06/2016 |
Ngày công báo: | 26/05/2016 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam với các quy định về bề mặt giới hạn chướng ngại vật; chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không; quản lý độ cao công trình;….
I. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật và cảnh báo chướng ngại vật hàng không
Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 32.
II. Quản lý độ cao công trình
1. Quy định chung về quản lý độ cao công trình
- Các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi Tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghệ cao phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN để thống nhất bề mặt quản lý độ cao công trình.
Văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 10, 11 Nghị định số 32/2016.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng của địa phương phải tuân thủ đúng quy định về độ cao công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 và Điều 11 Nghị định 32 năm 2016.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận độ cao công trình:
- Văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình thực hiện theo Mẫu số 01-ĐNCTĐC (đối với tổ chức) và Mẫu số 02-ĐNCTĐC (đối với cá nhân) tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 32/2016/NĐ-CP;
- Bản sao bản đồ hoặc sơ đồ không gian, vị trí khu vực xây dựng công trình có đánh dấu vị trí xây dựng công trình;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
Nghị định 32/2016/NĐ có hiệu lực từ ngày 26/06/2016 và thay thế Nghị định 20/2009/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không đối với sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; cảnh báo chướng ngại vật hàng không; quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; độ cao công trình; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chướng ngại vật hàng không là những vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo (cố định hoặc di động) nằm trên mặt đất, mặt nước hoặc công trình nhân tạo có thể ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn cho hoạt động bay hoặc hoạt động bình thường của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
2. Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không là việc thực hiện các công việc: Chấp thuận độ cao công trình, kiểm tra, giám sát, di dời các vật thể, công bố, thông báo độ cao các chướng ngại vật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động bay, hoạt động bình thường của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam.
3. Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển, bao gồm:
a) Sân bay đang sử dụng;
b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
c) Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;
d) Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;
đ) Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.
4. Theo mục đích sử dụng, sân bay được phân thành các loại sau:
a) Sân bay dân dụng là sân bay phục vụ cho mục đích dân dụng;
b) Sân bay quân sự là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự;
c) Sân bay dùng chung là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự và dân dụng;
d) Sân bay chuyên dùng là sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
5. Trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời là khu vực được xác định nhằm mục đích quản lý, phát hiện, giám sát hoạt động bay và bảo vệ vùng trời.
6. Đường cất, hạ cánh là một khu vực được quy định trong sân bay hoặc trong dải cất, hạ cánh mặt nước dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ cánh.
8. Đèn cảnh báo nguy hiểm là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm đối với tàu bay khi hoạt động hàng không.
9. Bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
10. Bảo hiểm sườn là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất, hạ cánh.
11. Mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển trung bình.
12. Điểm quy chiếu sân bay, bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, công trình nhân tạo, dải cất, hạ cánh trên mặt nước là Điểm đánh dấu vị trí địa lý của sân bay, bãi cất, hạ cánh, dải cất, hạ cánh trên mặt nước bằng hệ tọa độ VN-2000 hoặc WGS-84.
13. Vùng trời sân bay là khu vực trên không có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc Điểm của từng sân bay; phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay.
14. Vùng phụ cận khuyết tĩnh không sườn của sân bay là khu vực có địa hình, địa vật phức tạp hoặc ảnh hưởng bởi khu vực cấm bay, hạn chế bay không thể thiết lập phương thức bay vòng lượn hoặc hạ, cất cánh.
15. Vật dễ gãy là một vật có khối lượng nhỏ được thiết kế dễ gãy, dễ uốn, dễ biến hình nhằm giảm thiểu nguy hiểm cho tàu bay khi có va chạm.
16. Núp bóng là việc nghiên cứu địa hình, địa vật, công trình nhân tạo có sẵn để tính toán chiều cao thích hợp của các công trình nhân tạo mới. Các trường hợp áp dụng núp bóng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động bay, độ cao công trình mới phải nằm dưới bề mặt giới hạn có độ dốc xuống 10% tính từ đỉnh của vật thể có sẵn.
17. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
18. Dải bay trên mặt đất, mặt nước là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định này.
19. Cảnh báo chướng ngại vật hàng không là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đặt dấu hiệu, cắm cờ trên chướng ngại vật để phi công, tổ bay trong khi bay có thể nhìn thấy cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng.
20. Tĩnh không sân bay là phạm vi không gian xung quanh sân bay mà trên nó không được có chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn cất, hạ cánh của tàu bay. Tĩnh không sân bay có các bề mặt giới hạn chướng ngại vật phù hợp với cấp sân bay.
21. Tĩnh không các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không là phạm vi không gian (bề mặt giới hạn chướng ngại vật) được xác định phù hợp với vị trí đặt và tính năng các trang thiết bị, nhằm bảo đảm không có chướng ngại vật gây mất an toàn và ảnh hưởng đến việc bắn, phóng, thu, phát sóng vô tuyến của các trận địa quản lý vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
22. Khu vực bay đặc biệt là vùng trời trên các khu trung tâm hành chính quốc gia của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thiết lập hành lang bay phục vụ diễu, duyệt binh.
1. Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất, hạ cánh, đường sân bay, dải cất, hạ cánh trên mặt nước, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không phải phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Khu vực xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự và quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không quy định tại Nghị định này.
3. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay dân dụng, sân bay quân sự;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo và quy hoạch trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành quy hoạch các bề mặt tĩnh không cơ bản của sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, khu vực bay đặc biệt để làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị khi quy hoạch không gian đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ kỹ thuật công nghiệp bảo đảm thực hiện đúng về quản lý độ cao công trình theo quy định của pháp luật;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trừ sân bay chuyên dùng; phê duyệt quy hoạch hệ thống các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree provides for limits on heights of aviation obstacles for military airports, civilian airports, joint-use airports, dedicated airports, land runways and water runways, construction works, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations; aviation obstacle warning, planning for construction of military airports, civilian airports, joint-use airports, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations, height of construction works, responsibility of organizations and individuals in management of height of aviation obstacles, airspace control and air defense systems.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to Vietnamese, foreign organizations and individuals relevant to height control, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations in Vietnam.
Article 3. Definitions
For the purpose of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “aviation obstacle” means a natural or artificial, fixed or moving object, on land or water, or an artificial work that might affect aviation activities, airspace control and air defense systems and aeronautical radio stations.
2. “ height control” includes approving height of construction works, inspection, supervision, relocation of objects, informing relevant organizations and individuals of obstacle heights to ensure aviation safety, airspace control and air defense systems and aeronautical radio stations in Vietnam.
3. “airport” means an area for airplanes to take off, land and move. Airports include:
a) Airports in use;
b) Future airports in the national airport system planning;
c) "helipad” means an area for helicopters to take off and land;
d) “road runway” means a road that can be used for takeoff and landing where necessary;
dd) “water airstrip” means the area on a water surface for seaplanes to take off and land.
4. Airports are classified as follows according to their purposes:
a) Civilian airports are airports serving civil purposes;
b) Military airports are airports serving military purposes;
c) Joint-use airports are airports serving both civil and military purposes;
d) Dedicated airports are airports that only serve general aviation, transport of passengers, luggage, cargoes or packages that are not public transportation.
5. “airspace control and air defense system” is an area dedicated for airspace control and air defense systems.
6. “runway” means an area in the airport, on land or water for airplanes to take off and land.
7. “runway threshold" means the beginning of the runway designated for landing.
8. “warning light” means a light used for giving warnings against danger to airplanes.
9. “overrun area” means the extended area of the runway to minimize risks to airplanes during takeoff or landing.
10. “airstrip corridor” means the area along the runway to minimize risks to airplanes during takeoff or landing.
11. “airport elevation” means the elevation of the highest point on the runway from the average sea level.
12. “reference point” of an airport, land runway, artificial work, water airstrip is the point that marks its geographical location according to VN-2000 or WGS-84.
13. “aerodrome traffic zone” means the aerial space with horizontal limits and vertical limits suitable for the airport, serving takeoff, landing and holding.
14. “lateral clearance zone” means an area with complex terrain and obstacles or that is affected by the no-fly zone or restricted airspace in which take-off, landing or turn is not viable.
15. “breakable object” means a light object that is breakable, flexible or malleable to reduce danger to airplanes in case of collision.
16. “drafting” means the use of terrain, existing obstacles and construction works to calculate appropriate heights of new construction works. Drafting must ensure flight safety and the height of a new construction work must be at least 10% lower than the surface of the existing object.
17. “obstacle limitation surface” (OLS) means a surface that set the height limits of objects therein to ensure safety during takeoff, climb, turn, descent, landing of airplanes, airspace control and air defense systems and aeronautical radio stations.
18. “airstrip” on land or water means a rectangle area with dimensions specified in Appendix I and Appendix II hereof.
19. “obstacle warning” means the warning marks, lights, signs or flags that can be recognized by the pilot or flight crew from any direction.
20. “clearance zone” of an airport means the space around the airport in which obstacles that affect the safety of airplanes during takeoff or landing are prohibited. The obstacle limitation surfaces of clearance zones of an airport shall be suitable for the class of such airport.
21. “clearance zone” of airspace control and air defense systems and aeronautical radio stations is the obstacle limitation surfaces appropriate for their location and functions in order to ensure no obstacles affecting radio transmission of the airspace control systems and aeronautical radio stations.
22. “special airspace” means the airspace above national administrative centers of provinces that have established corridors serving flights during military marches.
Article 4. General provisions for construction planning and management of clearance zones of military airports, civilian airports, joint-use airports, dedicated airports, land runways and water runways, construction works, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations
1. Planning for construction of military airports, civilian airports, joint-use airports, dedicated airports, land runways and water runways, construction works, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations shall be appropriate for national defense strategies, provisions of Article 5 through 7 of this Decree, and facilitate socio-economic development of Vietnam.
2. The construction sites of military airports, civilian airports, joint-use airports, dedicated airports, land runways and water runways, construction works, airspace control and air defense systems, aeronautical radio stations shall comply with regulations of law on land, protection of national defense works, military zones, obstacle heights and provisions of this Decree.
3. Power to approve planning
a) The Prime Minister has the power to approve the master plan for development of the system of joint-use airports, civilian airports and military airports;
b) The Minister of National Defense has the power to approve planning for the system of dedicated airports, runways on land and water, construction works airspace control and air defense systems. General Staff of the Vietnam People's Army shall promulgate planning of clearance zones of military airports, civilian airports, joint-use airports, special flight zones as the basis for the People’s Committees of provinces and other agencies to plan their urban areas, high-rise building areas, industrial infrastructure zones within height limits.
c) The Minister of Transport has the power to approve planning for nationwide airports (except dedicated airports) and aeronautical radio stations.