Chương III Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo: Biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo
Số hiệu: | 31/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/04/2019 | Ngày hiệu lực: | 28/05/2019 |
Ngày công báo: | 23/04/2019 | Số công báo: | Từ số 393 đến số 394 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cán bộ cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc tố cáo sẽ bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo được Chính phủ ban hành ngày 10/4/2019.
Theo đó, hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau:
- Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;
- Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.
Ngoài ra, nếu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo thì bị kỷ luật dưới hình thức cảnh cáo.
Nghị định 31/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì phải có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng. Quyết định thành lập Tổ xác minh được thực hiện theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì văn bản giao xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh đối với những người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo.
Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh có trách nhiệm báo cáo với người giao nhiệm vụ xác minh nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng mà họ có được để làm rõ nội dung tố cáo.
Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
2. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người tố cáo không ký. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình.
2. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Biên bản phải có chữ ký của người bị tố cáo, người chủ trì làm việc với người bị tố cáo và được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người bị tố cáo (nếu người bị tố có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
3. Trường hợp thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, việc giải trình của người bị tố cáo chưa rõ thì người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng, giải trình về các vấn đề còn chưa rõ.
1. Người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ xác minh yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan để làm rõ nội dung tố cáo.
2. Trường hợp cần thiết, Tổ xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Biên bản phải có chữ ký của đại diện Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng và được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo phải cung cấp kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ xác minh.
1. Căn cứ vào tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
2. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này phải có chữ ký của người xác minh, những người có liên quan và phải lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
1. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết định việc trưng cầu giám định.
2. Việc trưng cầu giám định được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn đề nghị gửi kết luận giám định. Văn bản trưng cầu giám định được gửi cho người giải quyết tố cáo, người tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Văn bản trưng cầu giám định thực hiện theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp giao cơ quan thanh tra nhà nước xác minh nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan thanh tra nhà nước quyết định việc trưng cầu giám định.
3. Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
4. Thời gian giám định không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.
1. Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
2. Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tóm tắt nội dung tố cáo;
b) Kết quả xác minh từng nội dung tố cáo;
c) Nội dung giải trình của người bị tố cáo (nếu có);
d) Đề xuất đánh giá về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
đ) Kiến nghị xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phải kịp thời báo cáo người giải quyết tố cáo xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, trong báo cáo của Tổ xác minh, báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó (nếu có).
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người giao nhiệm vụ xác minh về tính chính xác, khách quan của Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.
1. Kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 35 Luật Tố cáo và theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người giải quyết tố cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
1. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 36 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục hậu quả xảy ra.
2. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Trường hợp giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Đối với tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì người giải quyết tố cáo thụ lý tố cáo; tự mình tiến hành xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo hoặc tố cáo không đủ điều kiện thụ lý do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc, nếu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì quyết định việc thanh tra, kiểm tra; nếu không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì phải chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra.
2. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra và việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được thông tin có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý tố cáo cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển thông tin đến biết kết quả xử lý tố cáo.
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và quy định khác có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả thù, trù dập.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo;
b) Cố ý không thụ lý tố cáo, không ban hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo.
3. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;
c) Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.
Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
MEASURES FOR ORGANIZING IMPLEMENTATION OF THE LAW ON DENUNCIATION
Section 1. PROCEDURES FOR SETTLING DENUNCIATIONS
Article 9. Acceptance of denunciations and notification of denunciation acceptance
1. Before accepting a denunciation, the denunciation handler shall itself/himself/herself verify information about the denouncer and conditions for accepting denunciations or assign a state inspecting authority at the same level or another organization/individual to do so. If the denouncer does not reside in the area under the management of the denunciation handler or the denunciation handler has difficulty in verifying information, the denunciation handler shall authorize a regulatory authority at the same level or an inferior regulatory authority to verify information required to issue the denunciation acceptance decision. The denunciation shall be accepted as prescribed in Article 29 of the Law on Denunciation. The denunciation acceptance decision shall be made using the Form No. 04 in the Appendix hereof.
2. Within 05 working days from the date on which the denunciation acceptance decision is issued, the denunciation handler shall notify the denouncer and notify denunciation contents to the denounced party. The notification of denunciation acceptance and notification of denunciation contents shall be made using the Form No. 05 and No. 06 respectively in the Appendix hereof.
Article 10. Verifying denunciation contents
1. The denunciation handler shall verify the denunciation itself/himself/herself or establish a denunciation verification team (hereinafter referred to as “the verification team”). A verification team shall be composed of at least two persons, including one head. The decision on establishment of verification team shall be made using the Form No. 07 in the Appendix hereof.
2. In case the denunciation handler assigns an inspecting authority at the same level or another organization/individual to verify the denunciation, the written assignment on denunciation verification shall be made as prescribed in Clause 2 Article 31 of the Law on Denunciation. The head of the inspecting authority or another organization/individual assigned to verify the denunciation shall establish a verification team as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The denunciation handler or the head of the inspecting authority or another organization/individual assigned to verify the denunciation shall not appoint persons who have spouses, biological fathers or mothers, adoptive fathers or mothers, mothers or fathers in law, natural or adoptive children, sons or daughters in law, natural younger or older brothers/sisters who are denounced parties or whose interests are in direct connection with denounced parties as the head of the verification team or members thereof.
The head and members of the verification team shall notify the person assigning the verification task if they are the ones specified in Clause 2 Article 5 of this Decree.
Article 11. In-person meeting with denouncers
1. The denunciation handler and verification team shall hold an in-person meeting with the denouncer and request him/her to provide information, documents and evidence to clarify denunciation contents.
The denouncer shall honestly state the denunciation, cooperate and provide information and documents relating to the denunciation.
2. There must be a minutes of in-person meeting with the denouncer. The minutes shall bear signatures of the denouncer and person in charge of having a meeting with the denouncer. The minutes shall be made into at least 02 copies, one is sent to the denouncer (if the denouncer so requests) and one is included in the denunciation case file. In case the denouncer does not sign the minutes of meeting, the person in charge of having a meeting with the denouncer and other members of the verification team shall sign the minutes of meeting and clearly specify the denouncer’s failure to sign it. The minutes of meeting shall be made using the Form No. 08 in the Appendix hereof.
3. In case of failure to have an in-person meeting with the denouncer for objective reasons, the denunciation handler, person issuing the decision on establishment of verification team or head of the verification team shall request the denouncer in writing to provide information, documents and evidence to clarify denunciation contents.
Article 12. In-person meeting with denounced parties
1. The denunciation handler and verification team shall hold an in-person meeting with the denounced party; request the denounced party to explain denunciation contents in writing and provide information, documents and evidence relating to the denounced contents and explanations.
2. A minutes of meeting with the denounced party shall be made using the Form No. 08 in the Appendix hereof. The minutes shall bear signatures of the denounced party and person in charge of having a meeting with the denounced party and be made into at least 02 copies, one is sent to the denounced party (if the denounced party so requests) and one is included in the denunciation case file.
3. In case the information, documents and evidence provided by the denounced party are insufficient and explanation is not clearly provided, the verification team shall request the denounced party to keep providing information, documents and evidence, and explain unclear issues.
Article 13. Requesting organizations and individuals to provide information, documents and evidence relating to denunciation contents
1. The denunciation handler or person issuing the decision on establishment of verification team or verification team shall request organizations/individuals to provide relevant information, documents and evidence to clarify denunciation contents.
2. Where necessary, the verification team shall directly work with organizations/individuals to collect information, documents and evidence relating to denunciation contents. A minutes of meeting shall be made using the Form No. 08 in the Appendix hereof. The minutes of meeting shall bear signatures of representative of the verification team and representatives of organizations/individuals providing information, documents and evidence and be made into 02 copies, one is sent to organizations and individuals providing information, documents and evidence and one is included in the denunciation case file.
3. Any organization or individual that has information, documents and evidence relating to denunciation contents shall promptly and sufficiently provide them at the request of the denunciation handler, person issuing the decision on establishment of verification team or verification team.
1. According to the circumstances or direction given by the person issuing the decision on establishment of verification team, the verification team shall carry out site verification in necessary locations to collect, inspect and determine the accuracy and legitimacy of information, documents and evidence relating to denunciation contents.
2. The site verification shall be made into a record which fully specifies verification results and comments of persons taking part in verification and other persons concerned. The minutes shall be made using the Form No. 08 in the Appendix hereof, bear signatures of verifiers and relevant persons and be included in the denunciation case file.
Article 15. Soliciting expert assessment
1. If it is necessary to assess the professional and technological contents to form a basis for giving a conclusion about denunciation contents and taking actions against the denounced violation, the denunciation handler shall decide to solicit expertise assessment.
2. Expertise assessment shall be solicited in writing, specifying name of the soliciting organization, contents to be under expertise assessment and requested time limit of sending the expertise assessment conclusion. The written expertise assessment shall be sent to the denunciation handler, denouncer and relevant organizations and individuals. The written expertise assessment shall be made using the Form No. 09 in the Appendix hereof.
In case of assigning the state inspecting authority to verify denunciation contents, the denunciation handler may authorize it to decide to solicit expertise assessment.
3. The soliciting organization shall be responsible to the law for the accuracy, objectivity and promptness of the expertise assessment results.
4. The time limit for expertise assessment shall not be added to the time limit for settling denunciations;
Article 16. Publishing results of denunciation content verification
1. The head of the verification team shall send a notification of verification results to the person issuing decision on establishment of the verification team. Members of the verification shall discuss and comment on the notification.
2. The verification team’s notification shall contain at least:
a) Summary of denunciation contents;
b) Result of verification of each denunciation content;
c) Explanations (if any) given by the denounced party;
d) Proposed assessment that a denunciation content is correct, partially correct or untruthful; responsibilities of each organization and individual related to the denunciation contents;
dd) Recommended actions against violators; necessary measures for protecting the interests of the State, legitimate rights and interests of organizations and individuals.
The verification team’s notification of verification results shall be made using the Form No. 10 in the Appendix hereof.
3. During the verification, if any crime is suspected, the head of the verification team shall immediately notify the person issuing the decision on establishment of the verification team. The person issuing the decision on establishment of the verification team shall promptly notify the denunciation handler for consideration.
4. The head of the organization assigned to verify denunciation contents shall notify the denunciation handler of verification results. The notification of verification results shall be made using the Form No. 11 in the Appendix hereof.
5. In case it is required to carry out verification to re-settle a denunciation, apart from the contents specified in Clause 2 of this Article, the notification of the verification team and notification of the organization/individual assigned to carry out verification shall clearly specify violations against the law, mistakes or non-conformity that previously arose from the settlement of denunciation (if any) and recommended measures for taking actions against the organization or individual that violates the law during the process of settling the denunciation previously (if any).
6. Any organization or individual assigned to carry out verification shall be responsible to the law and the person assigning the verification task for the accuracy and objectivity of the report on denunciation content verification.
Article 17. Giving conclusions about denunciation contents
1. The conclusion about denunciation contents shall be given according to Article 35 of the Law on Denunciation and Form No. 12 in the Appendix hereof.
2. In case it is required to re-settle a denunciation, apart from the contents specified in Clause 1 of this Article, the denunciation handler shall give conclusions about violations against the law, mistakes or non-conformity that previously arose from the settlement of denunciation (if any); take actions against the organization or individual that violates the law during the process of settling the denunciation previously (if any) within its/his/her power or direct or recommend a competent organization or individual to do so.
Article 18. Handling conclusions about denunciation contents
1. Conclusions about denunciation contents shall be handled as prescribed in Article 36 of the Law on Denunciation. The denunciation handler shall, according to the nature and degree of the violation, take actions against violators and take remedial actions within its/his/her power or direct or recommend a competent organization or individual to do so.
2. The denunciation handler shall supervise and expedite the implementation of the denunciation conclusion or assign a state inspecting authority at the same level to do so.
In case of assigning a state inspecting authority at the same level to supervise and expedite the implementation of the denunciation conclusion, the state inspecting authority shall submit monthly reports result thereof to the denunciation handler.
Article 19. Procedures for settling denunciations of violations against the law during performance of duties in case they are adequately specific and include evidences and grounds for immediate settlement
Regarding a denunciation that is adequately specific and includes evidences and grounds for immediate settlement, the denunciation handler shall accept the denunciation, verify the denunciation contents itself/himself/herself, give a conclusion about denunciation contents, and take actions against the denounced violation against the law within its/his/her power or recommend a competent organization or individual to do so.
Section 2. Settling denunciations and denunciations sent by press agencies and competent organizations and individuals
Article 20. Settling denunciations and denunciations sent by press agencies and competent organizations and individuals
1. Upon receiving a denunciation as prescribed in Clause 2 Article 25 of the Law on Denunciation or denunciation that is ineligible for acceptance as prescribed in Point b Clause 1 Article 26 of the Law on Denunciation, the recipient shall classify and assess the nature and degree of the denunciation case, if it falls within the recipient's jurisdiction, decide to carry out inspection; if it falls outside the recipient's jurisdiction, transfer the denunciation to a competent organization or individual for inspection.
2. Procedures for carrying out inspection and publishing inspection results shall comply with regulations on inspection and other relevant regulations.
3. Upon receiving the denunciation, the competent organization or individual shall notify the denunciation settlement result to the press agency, competent organization or individual that sent the denunciation.
Section 3. TAKING DISCIPLINARY ACTIONS AGAINST OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES THAT COMMIT VIOLATIONS
Article 21. Rules for taking disciplinary actions against officials and public employees that commit violations
1. Any denunciation handler or denouncer that is an official or public employee that commits violations against the law on denunciation shall, according to the nature and degree of their violations, incur disciplinary penalties according to regulations of law and Articles 22 and 23 of this Decree or incur criminal prosecution. In case of causing any damage, they shall provide compensation in accordance with regulations on State compensation liability.
2. Rules, power and procedures for taking take disciplinary actions and other relevant regulations shall comply with regulations on disciplinary actions against officials and public employees.
Article 22. Taking disciplinary actions against denunciation handlers
1. A denunciation handler shall be issued with a reprimand if he/she commits one of the following violations against the law:
a) Abuse his/her position or power to settle denunciations to commit illegal acts;
b) Fail to assume or fully assume the responsibility to protect the denouncer, therefore, the denounced party is taken revenge on or victimized.
2. A denunciation handler shall be issued with a warning if he/she commits one of the following violations against the law:
a) Disclose the denouncer’s name, address and autograph or other information which may reveal his/her identity;
b) Deliberately fail to accept denunciations, fail to give conclusions about denunciation contents; fail to decide to settle denunciations within its/his/her power or fail to recommend a competent person to settle denunciations.
3. A denunciation handler shall be dismissed if he/she commits one of the following violations against the law:
a) Deliberately fail to settle denunciations or deliberately settle denunciations against the law, thereby disturbing social order and threatening security;
b) Deliberately ignore evidence, omit information and documents, lose or falsify case files; protect the denounced party that disturbs social order and threatens security;
c) Fail to adopt measures to protect the denouncer within his/her power, therefore, the denouncer is taken revenge on or victimized, thus resulting in deliberate infliction of bodily harm with an infirmity rate of at least 61% or death.
Article 23. Taking disciplinary actions against denouncers that are officials and public employees
Any official or public employees who knows that the denunciation is made in an untruthful manner but still makes the denunciation many times or knows that the denunciation has been settled by a competent authority or person in accordance with law but still makes the denunciation many times without providing any evidence for the denunciation contents; force, persuade, incite, counsel or bribe another to make untruthful denunciations; use another person’s name to make denunciations, thereby harming internal solidarity or affecting prestige and normal operation of organizations and units, shall, according to the nature and degree of his/her violation, incur disciplinary penalties or criminal prosecution.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Thời hạn giải quyết tố cáo
Điều 6. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ
Điều 9. Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
Điều 10. Xác minh nội dung tố cáo
Điều 17. Kết luận nội dung tố cáo