Chương III Nghị định 30/2017/NĐ-CP: Hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Số hiệu: | 30/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2017 |
Ngày công báo: | 01/04/2017 | Số công báo: | Từ số 221 đến số 222 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
1. Hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Nghị định 30/2017 của Chính phủ quy định chi tiết cho từng giai đoạn ứng phó với sự cố thiên tai:
Khi có tình huống xảy ra phải chủ động ứng phó với sự cố, nếu vượt quá khả năng tự ứng phó thì phải báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp.
Sau đó xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống thiên tai xảy ra, khẩn trương báo động đến cho người dân biết để chuẩn bị ứng phó.
Cơ quan quân sự và cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tham mưu cho UBND cùng cấp thành lập Sở chỉ huy tùy từng trường hợp.
Nghị định 30/CP năm 2017 quy định thẩm quyền huy động lực lượng, cụ thể như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tùy thuộc vào phạm vi quản lý.
2. Chế độ dành cho người thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Nghị định 30/2017/CP quy định rõ ràng về đối với từng chính sách dành cho từng đối tượng cụ thể:
- Người trực;
- Người được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Người bị ốm đau, tai nạn, chết khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
- Người bị thương, hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản.
Nghị định 30/2017/NĐ-CP về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có hiệu lực từ ngày 5/5/2017 và bãi bỏ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó các sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
a) Tình huống sự cố và tìm kiếm, cứu nạn xảy ra tại cơ sở (xã, phường, thị trấn) phải chủ động tổ chức ứng phó và khắc phục hậu quả. Trường hợp tình huống xảy ra vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở phải báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động lực lượng đến hỗ trợ ứng cứu.
b) Tình huống xảy ra trong phạm vi rộng bao gồm nhiều địa phương thì các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tại các địa phương nơi xảy ra tình huống cùng phối hợp ứng phó.
c) Khi tình huống xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương phải báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn) để chỉ đạo ứng phó.
Trường hợp cần thiết, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn sẽ thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó bao gồm đại diện các bộ, ngành, địa phương liên quan thống nhất huy động lực lượng của các bộ, ngành, địa phương khác đến hỗ trợ ứng cứu. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp ứng phó.
2. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó các tình huống về thiên tai được thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.
3. Trong các trường hợp cần phối hợp với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài trong việc ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc do Việt Nam quản lý, thực hiện theo quy định pháp luật về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam.
1. Các cơ quan, tổ chức và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; định kỳ hàng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn hướng dẫn cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực được phân công.
1. Thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp để kiểm tra và xử lý.
2. Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.
3. Các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời đến tổ chức, cá nhân và nhân dân biết những tin tức liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các Điều 14, 15 của Nghị định này.
1. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc nghiêm trọng trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và hướng dẫn triển khai thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên lĩnh vực ngành trong phạm vi cả nước theo sự phân công của Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó tình huống sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó tình huống sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
3. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của bộ cơ quan ngang bộ có thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
4. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, bộ.
5. Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm quyết định việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định của Bộ Tài chính.
RESPONSE TO EMERGENCY EVENTS, ACTS OF GOD AND SEARCH AND RESCUE
Article 10. Emergency response classifications
1. Responsibilities and cooperation in emergency response and SAR
a) The establishment (commune or town) where the emergency event occurs shall actively take mitigation measures and recover the damage. Where it is beyond the competence of the establishment, that establishment shall request the superior Steering Committee for Search and Rescue to punctually mobilize resources for emergency response.
b) Where an emergency event occurs in multiple provinces, the Steering Committees for Search and Rescue of such provinces shall cooperate in emergency response.
c) Where it is beyond the competence of a regulatory authority, that regulatory authority shall promptly report to the National Search and Rescue Committee (via The Office of the National Committee for Search and Rescue).
Where it is necessary, a Steering Committee shall be established under the directive of the National Committee for Search and Rescue. The Steering Committee consists of representatives of relevant regulatory authorities. Where it is beyond the competence, the National Search and Rescue Committee shall request the Prime Minister to decide emergency response measures.
2. Duties and responsibilities shall be assigned in accordance with Article 7, 8, 9, 10 and 11 of the Government’s Decree No.66/2014/ND-CP dated July 04, 2014 detailing and guiding a number of Articles of the Law on Natural Disaster Prevention and Control.
3. Cooperation with foreign search and rescue teams within the Vietnam’s territory or within the management of Vietnam shall be conformable to regulations of laws on permission and cooperation with foreign search and rescue teams in Vietnam.
Article 11. Preparation of emergency response and SAR plans
1. Every regulatory authority shall actively prepare an emergency response and SAR plan, and annually adjust to suit the reality.
2. The National Search and Rescue Committee shall instruct the standing Search and Rescue Committee of the regulatory authority to prepare an emergency response and SAR plan in assigned fields.
Article 12. Receipt and processing information and alerts
1. Information related to emergency events and SAR shall be informed to the standing agency of the Steering Committee for Search and Rescue to check and resolve.
2. After receipt of emergency event and SAR-related information, the regulatory authority and the People’s Committee at the same level shall inform residents and affiliated authorities of such information, and report to the standing agency of the superior Steering Committee for Search and Rescue.
3. Emergency event and SAR-related information shall be punctually notified to relevant entities by means of mass media.
Article 13. Emergency response and SAR
1. After receipt of a relevant alert, announcement and/or warning, the heads of the regulatory authority and the People’s Committees at all levels shall run the standing agencies of the Steering Committees for Search and Rescue at all levels under the competent authority’s decision as stipulated herein.
2. According to the severity of an emergency event, a site command may be established with sufficient equipment for working around the clock and communication networks connected to the superior Steering Committee for Search and Rescue and the National Search and Rescue Committee.
a) The military authority that provides advices for the people’s Committee at the same level shall establish a command station to respond to emergency events specified in point a, b, c, dd, e, g, h, i, k, l and m clause 1 Article 3 hereof.
b) The Fire and Rescue Police Department that provides advices for the People’s Committees at the same level shall establish a command station to respond to conflagration of high-rise building, urban complexes, industrial zones and residential areas.
3. Provide instructions on measures for protecting life and property; inspect construction works and facilities, check resources which may be mobilized where necessary; execute and coordinate sources, facilities, equipment and specialized materials for emergency response and recovery from damage. The organizational structure and duties of emergency response and SAR organizations shall be conformable to Article 7, 8 and 9 of the Government's Decree No.66/2014/ND-CP dated July 04, 2014 detailing and guiding a number of Articles of the Law on Natural Disaster Prevention and Control and Article 14 and 15 hereof.
1. The Deputy Minister and Chairman of the National search and Rescue Committee will give directives on emergency response and SAR in case any severe emergency event occurs nationwide.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and governmental agencies shall direct their affiliated agencies to respond to emergency events , conduct SAR and provide instructions on emergency events and SAR as assigned by the Deputy Minister and Chairman of the National Search and Rescue Committee.
3. The Presidents of the People’s Committees at all levels shall provide instruction and conduct emergency response and SAR within their rights and responsibilities under provisions of laws.
Article 15. The authority to mobilize human resources, facilities, equipment and materials
1. The Presidents of the People’s Committees of district and communes have the authority to mobilize human resources, facilities, accoutrements and materials from entities within their management for the purpose of emergency response and SAR in the district and/or commune. Where it is beyond the authority, the Presidents of the People’s Committees of districts and communes shall punctually report to the superior People’s Committees and Steering Committees for Search and Rescue.
2. The Presidents of the People’s Committees of provinces have the authority to mobilize human resources, facilities, accoutrements and materials from entities within their management for the purpose of emergency response and SAR. Where it is beyond the authority, the Presidents of the People’s Committees of provinces shall punctually report to the National Search and Rescue Committee.
3. The Chairman of the Steering Committee for Search and Rescue of a ministerial-level agency has the authority to mobilize human resources, accoutrements, equipment and materials from entities within their management for the purpose of emergency response and SAR
4. The Chairman of the National Search and Rescue Committee shall mobilize or request the Prime Minister to mobilize resources and take measure for emergency response and SAR where it is beyond the capability of the regulatory authority.
5. The competent person who has the authority to mobilize resources from entities within his/her management shall be liable for payment to entities participating in emergency response and SAR by using the State budget or shall compensate for damage of such mobilized entities under the Ministry of Finance's regulations.