Chương IV Nghị định 29/2015/NĐ-CP: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
Số hiệu: | 29/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2015 |
Ngày công báo: | 01/04/2015 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014.
Theo đó, khi chuyển đổi Phòng công chứng (PCC) phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Văn phòng công chứng mới phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của PCC cũ;
- Bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định pháp luật cho công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi PCC chấm dứt hoạt động;
- Văn phòng công chứng mới phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của PCC cũ;
- Tài sản Nhà nước do PCC quản lý đảm bảo được xử lý theo đúng quy định, không bị thất thoát trong khi chuyển đổi.
Ngoài ra, người đang tham gia đào tạo nghề công chứng 6 tháng theo Luật cũ sẽ tiếp tục thực hiện và được công nhận hoàn thành việc tham gia đào tạo nghề công chứng.
Điều kiện mới về Trưởng văn phòng công chứng không áp dụng với người đang là Trưởng văn phòng của Văn phòng công chứng được thành lập trước ngày 01/01/2015.
Nghị định 29 có hiệu lực từ ngày 01/05/2015
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập một Hội công chứng viên là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh của các công chứng viên hành nghề trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng.
Hội công chứng viên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Hội công chứng viên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên. Hội công chứng viên không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương.
3. Hội viên của Hội công chứng viên là các công chứng viên hành nghề trên địa bàn. Các công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên trước khi đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội công chứng viên do Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên quy định.
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các công chứng viên tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên. Ban vận động gồm 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đề án nêu rõ về sự cần thiết thành lập, số lượng công chứng viên hành nghề tại địa phương, dự kiến về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Hội công chứng viên.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thành lập Hội công chứng viên, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm Đề án thành lập Hội công chứng viên, Tờ trình Đề án và Báo cáo thẩm định Đề án.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội. Trường hợp không tiến hành Đại hội trong thời hạn quy định tại Khoản này thì Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên hết hiệu lực thi hành.
1. Đại hội toàn thể công chứng viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội công chứng viên.
2. Ban chấp hành Hội công chứng viên là cơ quan chấp hành của Đại hội toàn thể công chứng viên, do Đại hội toàn thể công chứng viên bầu ra.
3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Hội công chứng viên do Đại hội toàn thể công chứng viên bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hội công chứng viên.
4. Các cơ quan khác theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, xử lý kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
3. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
4. Phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên; tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
5. Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước, sự kiểm tra của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
7. Tham gia hoạt động hợp tác về công chứng ở trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
1. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng và Nghị định này.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Hoạt động của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Hội viên của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là các Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công chứng viên.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và tổ chức thực hiện Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
2. Hội đồng công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
3. Ban Thường vụ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng công chứng viên toàn quốc.
4. Các cơ quan khác do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này do Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
1. Căn cứ quy định của Luật Công chứng và Nghị định này, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc thông qua Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và các Hội công chứng viên.
2. Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
b) Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Mối quan hệ giữa Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên;
d) Thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hội viên của Hội công chứng viên, khai trừ tư cách hội viên;
đ) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
e) Mối quan hệ phối hợp giữa các Hội công chứng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
g) Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Đại hội toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên; trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
h) Việc ban hành nội quy của Hội công chứng viên;
i) Tài chính của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
k) Khen thưởng, kỷ luật hội viên và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
l) Nghĩa vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
m) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không đảm bảo tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
5. Trong trường hợp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng công chứng viên toàn quốc phải sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ sửa đổi, bổ sung để xem xét, phê duyệt. Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.
6. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.
SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS OF NOTARIES
Section 1. PROVINCIAL SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS OF NOTARIES
Article 23. Notary associations
1. One notary association, which is the provincial socio-professional organization of notaries, may be established in each province as prescribed in Clause 1 Article 39 of the Law on Notarization.
The organization and operation of notary associations are autonomous, transparent, non-profit, and financially independent in accordance with the Law on Notarization, this Decree, and the charter of national socio-professional organization of notaries.
Each notary association has a separate legal status, seal, and account.
2. The organization and operation of notary associations are under the management of the People’s Committees of provinces and national socio-professional organization of notaries. Notary associations must not impose resolutions, decisions, rules and regulations on fees, receivables, and regulations against regulations of law and the Charter of national socio-professional organization of notaries.
Departments of Justice shall cooperate with Departments of Internal Affairs in managing local notary associations.
3. Members of a notary association are notaries practicing in the province. Every notary must join the notary association before registering for practice if one is available in the province.
Rights and obligations of members of notary associations are specified by the Charter of National socio-professional organization of notaries.
Article 24. Establishment of notary associations
1. The Department of Justice shall cooperate with the Department of Internal Affairs in instructing notaries in the province to establish a Campaign Council for establishment of the notary association. The Campaign Council consists of 3 – 5 notaries whose are responsible for formulating the notary association establishment project. The project must specify the necessary of the notary association, the number of notaries practicing in the province, planned personnel management and operation of the notary association.
2. Within 20 days from the day on which the notary association establishment project is received, the Department of Justice shall take charge and cooperate with the Department of Internal Affairs in appraising the project, then submit an application for establishment of the notary association to the People’s Committee of the province.
The application consists of the notary association establishment project, summary of the project, and the appraisal report.
3. Within 15 days from the day on which sufficient and valid documents are received, the People’s Committee of the province shall consider permitting the establishment of the notary association. If the application is rejected, explanation must be provided in writing.
Within 06 months from the day on which the permission is granted, the Campaign Council must hold a general meeting. If the general meeting is not held by the said deadline, the permission for establishment of the notary association shall expire.
Article 25. Regulatory bodies of a notary association
1. The general meeting of notaries is the supreme regulatory body of a notary association.
2. Executive board is the presiding body of the general meeting of notaries, which is elected by the general meeting.
3. Commendation and Discipline Council is elected by the general meeting of notaries, the tenure of which is the same as that of the Executive board of the notary association.
4. Other regulatory bodies prescribed by the Charter of National socio-professional organization of notaries.
Article 26. Tasks and entitlements of notary associations
1. Represent and protect the lawful rights and interests of its members in accordance with law and the Charter of National socio-professional organization of notaries.
2. Admit, dismiss members; provide rewards, take disciplinary actions against members, settle complaints and denunciations in accordance with the Charter of National socio-professional organization of notaries.
3. Supervise members complying with regulations of law on notarization, code of ethics of notaries, and the Charter of National socio-professional organization of notaries.
4. Cooperate with the Department of Justice of the province in providing annual training for members; offers opinions about designation, dismissal of notaries, establishment, amalgamation, acquisition, transfer, shut down of notary offices to the Department of Justice in accordance with the Law on Notarization, this Decree, and relevant legislative documents.
5. Implement resolutions, decisions, and regulations issued by National socio-professional organization of notaries and competent authorities.
6. Facilitate inspections by competent authorities and National socio-professional organization of notaries.
7. Cooperate in domestic and international notarial activities as prescribed by law.
8. Fulfill other tasks and entitlements prescribed by law and the Charter of National socio-professional organization of notaries.
Section 2. NATIONAL SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS OF NOTARIES
Article 27. Vietnam Notary Association
1. Vietnam Notary Association is a national socio-professional organization of Vietnamese notaries prescribed in Clause 1 Article 39 of the Law on Notarization.
The organization and operation of Vietnam Notary Association is autonomous, transparent, non-profit, and financially independent in accordance with the Law on Notarization and this Decree.
Vietnam Notary Association has a separate legal status, seal, and account.
2. The operation of Vietnam Notary Association is under the management of the Ministry of Justice, the Ministry of Home Affairs, and other competent authorities prescribed by law.
3. Members of Vietnam Notary Association are provincial notary associations and notaries.
Rights and obligations of members of Vietnam Notary Association are prescribed by its Charter.
Article 28. Establishment of Vietnam Notary Association
The Ministry of Justice shall take charge and cooperate with relevant Ministries and regulatory bodies in formulating a project on establishment of Vietnam Notary Association, submit it to the Prime Minister for approval, and implement it after it is approved by the Prime Minister.
Article 29. Regulatory bodies of Vietnam Notary Association
1. The national general meeting of notaries is the supreme regulatory body of Vietnam Notary Association.
2. The national notary council is the managerial body of Vietnam Notary Association between two national general meetings of notaries.
3. The Standing Committee of Vietnam Notary Association is in charge of operating Vietnam Notary Association between two national general meetings of notaries.
4. Regulatory bodies are prescribed by Charter of Vietnam Notary Association.
5. Specific tasks and entitlements of the regulatory bodies prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 of this Article are prescribed by Charter of Vietnam Notary Association.
Article 30. Tasks and entitlements of Vietnam Notary Association
1. Represent and protect the lawful rights and interests of its members in accordance with law and the Charter of Vietnam Notary.
2. Admit, dismiss members; provide rewards, take disciplinary actions against members, settle complaints and denunciations in accordance with the Charter of Vietnam Notary Association.
3. Issue code of ethics of notaries; supervise members complying with code of ethics of notaries and regulations of law on notarization.
4. Cooperate with the Ministry of Justice in providing training and apprenticeship as prescribed by law; participate in formulation, dissemination of law.
5. Establish the compensation fund to support compensation for damage caused by its members during their practice in case the professional liability insurance is not sufficient to cover the compensation; manage the compensation fund in accordance with law.
6. Participate in international cooperation in notarization as prescribed by law.
7. Inspect the implementation of Vietnam Notary Association’s Charter; suspend and request amendments to or cancellation of the resolutions, decisions, regulations imposed by notary associations against the Vietnam Notary Association’s Charter; request competent authorities to suspend and request amendments to or cancellation of resolutions, decisions, regulations imposed by notary associations against the Law.
8. Submit regular and extraordinary reports to the Ministry of Justice on the plan for organization of general meetings, personnel plan, and result of general meetings.
9. Perform other tasks and entitlements are prescribed by law and Charter of Vietnam Notary Association.
Article 31. Charter of Vietnam Notary Association
1. Pursuant to the Law on Notarization and this Decree, national general meetings of notaries shall ratify the Charter of Vietnam Notary Association.
The Charter of Vietnam Notary Association shall uniformly apply to Vietnam Notary Association and other notary associations.
2. Contents of the Charter of Vietnam Notary Association:
a) Principles, purposes, and symbol of Vietnam Notary Association;
b) Rights and obligations of members of Vietnam Notary Association;
c) The relationship between Vietnam Notary Association and other notary associations;
d) Procedures for joining, withdrawing from notary associations, dismissal of members;
d) Tenure, organizational structure, formalities for election and dismissal; tasks and entitlements of regulatory bodies of Vietnam Notary Association and other notary associations;
e) The relationship among notary associations in performance of their tasks and entitlements;
g) Organizational structure, tasks, and entitlements of national general meetings of notaries, general meetings of notaries of other notary associations; procedures for conducting general meetings of Vietnam Notary Association and other notary associations;
h) Promulgation of rules and regulations of notary associations;
i) Finance of Vietnam Notary Association and other notary associations;
k) Commendation and disciplinary actions; settlement of complaints and denunciations;
l) Obligations to report of Vietnam Notary Association and other notary associations;
m) Relationships with other organizations.
3. Within 07 working days from the ratification date, the Charter of Vietnam Notary Association shall be sent to the Ministry of Justice for approval. Within 30 days from the receipt of the Charter of Vietnam Notary Association, the Minister of Justice shall grant an approval after reaching a consensus with the Minister of Internal Affairs. In case of rejection, explanation must be provided in writing.
4. The Charter of Vietnam Notary Association shall be rejected in the following cases:
a) Its contents contravene the Constitution and law;
b) The procedures for ratification of the Charter do not ensure the legitimacy, democracy, openness, and transparency as prescribed by law.
5. If the Charter of Vietnam Notary Association is not approved, the National Notary Council must revise it or hold another general meeting to ratify the Charter as prescribed by law.
Within 07 working days from the day on which the revised Charter is ratified, the National Notary Council shall submit it to the Ministry of Justice for consideration and approval. The revised Charter shall be approved in accordance with this Article.
6. The Charter of Vietnam Notary Association comes into force from the day on which it is approved.