Chương 3 Nghị định 29/2009/NĐ-CP: Mua, bán và đóng mới tàu biển
Số hiệu: | 29/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/03/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2009 |
Ngày công báo: | 06/04/2009 | Số công báo: | Từ số 181 đến số 182 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc mua, bán và đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù. Trình tự, thủ tục đầu tư mua, bán và đóng mới tàu biển thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Nghị định này.
2. Dự án mua, bán và đóng mới tàu biển phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và đội tàu biển quốc gia; bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các dự án mua, bán và đóng mới tàu biển được phân loại theo nguồn vốn như sau:
1. Các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên gọi tắt là các dự án sử dụng vốn nhà nước
2. Các dự án không sử dụng vốn nhà nước và các dự án sử dụng vốn nhà nước dưới 30% gọi tắt là các dự án không sử dụng vốn nhà nước
1. Đối với dự án mua, bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước
a) Việc mua, bán tàu biển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất có 03 (ba) người chào hàng như chủ sở hữu tàu hoặc người thuê tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu, người môi giới và nhà máy đóng tàu;
b) Việc mua, bán tàu biển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấu giá hoặc chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.
2. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện của nhà máy đóng tàu.
3. Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhà nước, hình thức mua, bán và đóng mới tàu biển do các tổ chức, cá nhân quyết định.
Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo trình tự sau:
1. Lựa chọn tàu hoặc người mua tàu, nhà máy đóng tàu
2. Lập, trình phê duyệt dự án mua, bán và đóng mới tàu biển
3. Quyết định mua, bán và đóng mới tàu biển
1. Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ thành lập) quyết định đầu tư dự án có vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng trở lên.
b) Thủ trưởng Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Tổng công ty nhà nước (do Bộ trưởng thành lập) quyết định đầu tư dự án có vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng
Trường hợp các dự án chưa có trong quy hoạch ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để quyết định đầu tư.
2. Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhà nước do tổ chức, cá nhân mua, bán và đóng mới tàu biển quyết định.
1. Hồ sơ mua tàu biển:
a) Tờ trình về mua tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài, giám định viên tàu biển quốc tế theo chỉ định của người mua, bán tàu biển được Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận;
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu do tổ chức đăng kiểm có thẩm quyền cấp;
e) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người bán tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu
2. Hồ sơ bán tàu biển:
a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, trong đó có nội dung về tình trạng sở hữu tàu biển;
c) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu do tổ chức đăng kiểm có thẩm quyền cấp.
3. Hồ sơ đóng mới tàu biển:
a) Tờ trình về đóng mới tàu biển;
b) Dự án đóng mới tàu biển: gồm các nội dung về sự cần thiết của đóng mới tàu biển, dự kiến nhà máy đóng tàu, thời gian đóng và thời gian giao tàu; tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phương thức và kỳ hạn thanh toán, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới;
d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
4. Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhà nước, hồ sơ do tổ chức, cá nhân mua, bán và đóng mới tàu biển quyết định nhưng với dự án mua tàu biển phải thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều này.
Căn cứ hồ sơ mua, bán và đóng mới tàu biển quy định tại Điều 29 của Nghị định này, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này quyết định việc mua, bán và đóng mới tàu biển.
1. Tổ chức, cá nhân mua, bán và đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm:
a) Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ dự án mua, bán và đóng mới tàu biển đã trình các tổ chức, cá nhân quyết định mua, bán và đóng mới tàu biển;
b) Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển, giá mua, bán, đóng mới tàu biển và điều kiện tài chính của dự án mua, bán và đóng mới tàu biển;
c) Nội dung các điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán và đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán và đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán và đóng mới tàu biển của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán và đóng mới tàu biển:
a) Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán và đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền.
b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán và đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.
Căn cứ Quyết định mua, bán và đóng mới tàu biển, hợp đồng mua, bán và đóng mới tàu biển, biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu biển Cục Đăng kiểm Việt Nam, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển.
SHIP PURCHASE, SALE AND BUILDING
Article 24. Principles on ship purchase, sale and building
1. Ship purchase, sale and building are a specific investment activity. The order and procedures for investment in ship purchase, sale and building comply with Vietnam's Maritime Code and this Decree.
2. Ship purchase, sale and building projects must comply with the sectoral development master plans and the national ship fleet; ensure conditions on maritime safety and security and environmental pollution prevention and control in accordance with Vietnamese law and relevant treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 25. Ship purchase, sale and building projects
Ship purchase, sale and building projects shall be classified by source of capital as follows:
1. Projects funded with 30% or more of state capital, referred to as state-funded projects.
2. Projects funded with non-state capital or less than 30% of state capital, referred to as non-state-funded projects.
Article 26. Forms of ship purchase, sale and building
1. For state-funded ship purchase and sale projects:
a/ Ship purchase and sale between Vietnamese and foreign organizations or individuals shall be conducted in the form of competitive offers in accordance with international practices from at least 3 (three) offerers such as shipowners or ship charterers, ship managers, ship operators, brokers and shipbuilding yards;
b/ Ship purchase and sale between Vietnamese organizations and individuals shall be conducted in the form of auction or competitive offer in accordance with international practices.
2. State-funded shipbuilding projects shall be implemented with competitive offers from at least 3 shipbuilding yards or their representatives.
3. For non-state-funded ship purchase, sale and building projects, concerned organizations and individuals shall decide on the form of ship purchase, sale and building.
Article 27. Process of implementation of ship purchase, sale and building projects
For state-funded ship purchase, sale and building projects, the following process must be complied with:
1. Selecting ships or ship purchasers and shipbuilding yards.
2. Elaborating and submitting for approval ship purchase, sale and building projects.
3. Deciding on ship purchase, sale and building.
Article 28. Competence to decide on ship purchase, sale and building
1. For state-funded ship purchase, sale and building projects:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies, presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities, boards of directors of state groups and corporations (set up by the Prime Minister) may decide on investment in projects capitalized at VND 75 billion or more.
b/ Directors of general departments or departments under ministries or state corporations (decided by ministers) may decide on investment in projects capitalized at under VND 75 billion.
For projects not yet included in approved sectoral master plans, investors shall report them to relevant line ministries for investment decision.
2. For non-state-funded ship purchase, sale and building projects, concerned organizations and individuals shall make decision.
Article 29. Ship purchase, sale and building dossiers
1. A ship purchase dossier comprises:
a/ A report on ship purchase;
b/ The ship purchase project, indicating the necessity of investment, type of ship, quantity and basic technical specifications of the ship, estimated ship price, funding source for ship purchase, form of ship purchase, method of operation, economic benefits and other necessary issues;
c/ A copy of the ship registration certificate;
d/ The report on technical survey of the ship, made by Vietnam or foreign register or international ship surveyor designated by the ship purchaser and seller and accredited by Vietnam register;
e/ The ship's copies of certificates of maritime safety and environmental pollution prevention and control which are issued by a competent register;
f/ The loan guarantee agreement, if so requested by the ship seller or loan provider.
2. A ship sale dossier comprises:
a/ A report on the ship sale proposal;
b/ A copy of the Vietnam ship registration certificate indicating the ship ownership status;
c/ The ship's copies of certificates of maritime safety and environmental pollution prevention and control which are issued by a competent register;
3. A ship building dossier comprises:
a/ A report on ship building;
b/ The ship purchase project, indicating the necessity of shipbuilding, projected shipbuilding yard, time of building and delivery of the ship, total investment, investment source structure; payment method and schedule, basic technical specifications of the ship, method of operation, economic benefits and other necessary issues;
c/ The basic ship design dossier;
d/ Principal provisions of the draft contract or equivalent written agreement;
e/ The loan guarantee agreement, if so requested by the ship seller or loan provider.
4. For non-state-funded ship purchase, sale and building projects, concerned organizations and individuals shall decide on their dossiers, except for ship purchase projects which must comply with Points c, d and e. Clause 1 of this Article.
Article 30. Decision on ship purchase, sale and building
On the basis of ship purchase, sale and building dossiers specified in Article 29 of this Decree, competent persons defined in Article 28 of this Decree may decide on ship purchase, sale and building.
Article 31. Responsibilities and powers of ship purchasers, sellers and builders
1. Ship purchasers, sellers and builders shall take responsibility for:
a/ The truthfulness and lawfulness of documents in the ship purchase, sale or building dossier submitted to the organization or individual competent to decide on ship purchase, sale or building;
b/ The genuineness and technical quality of the ship, ship purchase and sale or building cost and financial conditions of the ship purchase, sale and building project;
c/ The terms of the draft contract on ship purchase, sale or building. They may officially sign the contract only after obtaining approval of the organization or individual competent to decide on ship purchase, sale or building.
2. Ship purchasers, sellers and builders have the following powers:
a/ To directly negotiate and sign the contract on ship purchase, sale or building. And carry out procedures for handover and receipt and import and export of ships in line with competent authorities' ship purchase, sale and building decisions;
b/ If finding it necessary, to hire project elaboration consultants or entrust others to carry out procedures for handover and receipt and import and export of ships.
Article 32. Ship import and export procedures
On the basis of ship purchase, sale and building decisions and contracts, written records of handover and receipt of ships and Vietnam Register's certificates of the technical conditions of ships, customs offices shall carry out ship import and export procedures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực