Chương 5 Nghị định 29/2008/NĐ-CP: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quan lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Số hiệu: | 29/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/03/2008 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2008 |
Ngày công báo: | 26/03/2008 | Số công báo: | Từ số 201 đến số 202 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
10/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và địch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
d) Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện,
đ) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các nhiệm vụ:
a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương;
d) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan;
đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp;
e) Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
g) Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan;
h) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
i) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;
k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý;
n) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
o) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
p) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu;
q) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý; giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
r) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế quy định tại Điều 37 Nghị định này, Ban Quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền:
a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
b) Phương án phát hành trái phiếu công trình; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
d) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong khu kinh tế; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài;
b) Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ký hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B, C theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
i) Trên cơ sở quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất;
k) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm mọi hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
1. Ban Quản lý gồm Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban; có bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban Quản lý theo quy định hướng dẫn của Bộ Nội vụ và quy định của pháp luật.
Ban Quản lý khu kinh tế và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất xếp hạng I theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ được phép thành lập Thanh tra.
4. Biên chế của Ban Quản lý bao gồm biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF MANAGEMENT BOARDS OF INDUSTRIAL ZONES AND ECONOMIC ZONES
Article 36. Functions of management boards of industrial zones, export processing zones and economic zones
1. Management boards are attached to provincial-level Peoples Committees and perform the function of direct state management of industrial zones and economic zones in provinces or centrally run cities under this Decree and relevant laws; manage and organize the provision of public administrative services and other support services related to investment, production and business activities of investors in industrial zones and economic zones.
2. Management boards are set up under the Prime Ministers decisions and subject to the provincial-level Peoples Committees direction and management of organization, state payrolls, working programs and plans and operating funds (unless otherwise prescribed by the Prime Minister); submit to the professional direction, guidance and inspection by concerned line ministries and branches; shall closely coordinate with professional agencies of provincial-level Peoples Committees in managing industrial zones and economic zones.
3. Management boards have the legal entity status, bank accounts, seals bearing the national emblem, and are allocated state budget funds for state administration and non-business activities, and development investment capital under annual plans.
Article 37. Tasks and powers of management boards of industrial zones, export processing zones and economic zones
1. To contribute opinions on, plan and propose to ministries, branches and provincial-level Peoples Committees for approval and organization of the performance the following tasks:
a/ Giving opinions to ministries, branches and provincial-level Peoples Committees on the elaboration of legal documents, policies and plannings on investment in and development of industrial zones and economic zones;
b/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned agencies in, elaborating regulations on working coordination with specialized agencies of provincial-level Peoples Committees and relevant agencies in performing assigned tasks and vested powers under the one-stop shop and inter-branch one-stop shop mechanism, then submitting these regulations to provincial-level Peoples Committees for approval, and organizing their implementation;
c/ Formulating programs and plans on promotion of investment in the development of industrial zones and economic zones, and submitting them to provincial-level Peoples Committees for approval, and organizing their implementation;
d/ Elaborating annual and five-year plans on development of human resources to meet demands of industrial zones and economic zones, and submitting them to provincial-level Peoples Committees for approval, and organizing their implementation;
e/ Making estimates of their budget allocations and funds for non-business activities and annual development investment capital amounts, and submitting them to competent agencies for approval under the Law on State Budget and relevant laws.
2. Management boards shall perform the following tasks as specified by law or guided or authorized by ministries, branches and provincial-level Peoples Committees:
a/ Managing, disseminating, guiding, examining, supervising and inspecting the implementation of regulations, plannings and plans on industrial zones and economic zones already approved by competent state agencies, and sanctioning administrative violations of these regulations, plannings and plans;
b/ Making investment registration; verifying and granting, modifying and revoking investment certificates for investment projects under their competence;
c/ Granting, renewing, amending, supplementing and extending permits for setting up trade representative offices of foreign organizations and traders in industrial zones and economic zones; granting business licenses for goods purchase and sale and activities directly related to goods purchase and sale to foreign-invested enterprises and foreign investors that invest for the first time in industrial zones and economic zones after obtaining written approval of the Ministry of Industry and Trade;
d/ Adjusting approved detailed plannings on construction of industrial zones and functional areas in economic zones without changing use purposes of land plots and planning structure; evaluating basic designs of group-B or group-C projects or grant and extend construction permits for construction works for which these permits are required under the law on management of investment projects on construction of works; granting certificates of ownership of construction works for those in industrial zones and economic zones to concerned organizations;
e/ Granting, renewing, extending or revoking working permits for foreigners and overseas Vietnamese working in industrial zones and economic zones; issuing labor books to Vietnamese laborers working in industrial zones and economic zones; organizing the registration of labor rules, collective labor agreements, rules on labor sanitation and safety, systems of wage ranks and tables, labor norms and plans on sending laborers on under-90 day overseas skill practice tours for enterprises; receiving enterprises reports on the signing, application and termination of labor contracts;
f/ Granting certificates of origin for goods manufactured in industrial zones and economic zones and other relevant permits, licenses and certificates in industrial zones and economic zones;
g/ Certifying contracts and title deeds of real estate in industrial zones and economic zones for concerned organizations;
h/ Organizing the evaluation and approval of environmental impact assessment reports for investment projects falling under the deciding competence of provincial-level Peoples Committees in industrial zones and economic zones;
i/ Examining, inspecting and supervising the achievement of investment objectives specified in investment certificates, schedules of capital contribution and implementation of investment projects; assuming the prime responsibility for, and coordinating with other agencies in, examining and inspecting the observance of committed clauses by projects enjoying investment incentives and the observance of laws on construction, labor, wage and social insurance for laborers, protection of lawful interests of laborers and labor users, operation of socio-political organizations, fire and explosion prevention and fight, security and order and protection of the ecological environment by projects in industrial zones and economic zones; deciding on the sanctioning of administrative violations in domains under their competence according to regulations and requesting competent state management agencies to handle violations in domains falling beyond their competence;
j/ Solving problems and difficulties facing investors in industrial zones and economic zones, and proposing the Prime Minister, concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in solving problems falling beyond their competence;
k/ Receiving statistical reports and financial statements of enterprises operating in industrial zones and economic zones; appraising the efficiency of investment in industrial zones and economic zones;
l/ Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in building and managing the system of information on industrial zones and economic zones under their management;
m/ Sending periodical reports to the Ministry of-PIanning and Investment, concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees on the construction and development of industrial zones and economic zones; granting, modifying and revoking investment certificates; organizing the implementation of investment projects; fulfilling obligations toward the State; attracting and employing laborers; complying with the labor law and settling labor disputes and applying measures to protect the ecological environment in industrial zones and economic zones;
n/ Organizing emulation movements for and commending and rewarding enterprises with emulation achievements in industrial zones and economic zones;
o/ Organizing and coordinating with state management agencies in conducting inspection, examination and settlement of complaints and denunciations, prevention and combat of corruption, waste, negative acts, and handling of administrative violations in their zones;
p/ Performing tasks in accordance with law and provincial-level Peoples Committees regulations on management of finance, assets and budget funds allocated to them; collecting and managing the use of various charges and fees; conducting scientific researches and applying scientific and technological advances; cooperating with domestic and foreign organizations and individuals in domains related to investment in the construction and development of industrial zones and economic zones; managing the organizational structure, state payroll, cadres, civil servants and public employees, and providing professional training and retraining for their cadres, civil servants and public employees; recommending jobs for laborers working in industrial zones and economic zones;
q/ Performing other tasks assigned by provincial-level Peoples Committees.
Article 38. Tasks and powers of management boards of economic zones
Apart from the tasks and powers of management boards of industrial parks, export processing zones and economic zones specified in Article 37 of this Decree, the management board of an economic zone also has the following tasks and powers:
1. To elaborate and submit to the provincial-level Peoples Committee for submission to the Prime Minister for decision according to its competence:
a/ A general planning on construction of the economic zone;
b/ A plan on issuance of project bonds; a plan on mobilization of other capital sources for investment in the development of the system of important technical and social infrastructure works in the economic zone.
2. To elaborate and submit to ministries, branches and the provincial-level Peoples Committee for approval, and organize the implementation of:
a/ Detailed planning on construction of functional areas in line with the approved general planning on construction of the economic zone, detailed planning and plans on the use of land in the economic zone, which are approved by the provincial-level Peoples Committee;
b/ Annual and five-year plans on development of the economic zone, which are submitted and approved by the provincial-level Peoples Committee and competent state agencies;
c/ A list of investment projects and annual and five-year development investment capital plans, which are submitted to competent agencies for approval or approved by themselves according to their competence;
d/ Price brackets and charge and fee rates to be applied in the economic zone, which are submitted to competent agencies for promulgation in accordance with law.
3. The management board of an economic zone shall direct or organize the performance of the following tasks:
a/ Conducting the following activities in accordance with legal provisions and under the guidance or authorization by ministries, branches and the provincial-level Peoples Committee: granting, modifying and revoking business registration certificates under the Law on Enterprises for the establishment of economic organizations in the economic zone; granting, renewing, amending, supplementing and extending permits for setting up representative offices and branches in the economic zone for foreign tourist companies;
b/ Hiring foreign consultants to provide the service of advising on investment promotion or the strategy on investment in the construction and development of the economic zone;
c/ Deciding on investment in group-B or group-C projects which use state budget capital invested in the economic zone under the authorization of the provincial-level Peoples Committee;
d/ Signing BOT, BTO or BT contracts with group-B or group-C projects as authorized by the provincial-level Peoples Committee; directly receiving, managing and using ODA capital;
e/ Managing and using capital sources for investment in the development of the economic zone falling under its competence; managing investment in the construction of and bidding for investment projects in the economic zone funded with development investment capital from the state budget and falling under its competence; managing administrative and non-business revenues and expenditures, funds for target programs and other capital sources assigned to it in accordance with law;
f/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned agencies in, conducting regular repair and maintenance of the system of technical and social infrastructure works, service and public-utility works invested with the state budget in the economic zone;
g/ Managing and effectively using the special-use land and water surface fund already assigned to it for proper use purposes and in conformity with the general planning on construction of the economic zone, detailed planning on construction of functional areas, land use planning and plans approved by competent authorities;
h/ Reallocating land with or without collection of land use levy, leasing land and water surface, and performing the management of land in the economic zone under the land law;
i/ Based on regulations of the provincial-level Peoples Committee and the investment and land laws, deciding on use levy and rent rates as well as exemption or reduction levels for special-use land and water surface areas of investment projects, which are applicable to cases of land reallocation or lease not through a land use rights auction or bidding;
j/ Coordinating with the local administration and concerned agencies in ensuring that all activities in the economic zone are conducted in compliance with the planning and plan on construction and development of the economic zone already approved by the competent state agency and relevant regulations.
Article 39. Organizational structure and state payroll of a management board
1. A management board is composed of a head, several deputy heads and an assisting apparatus.
The head of the management board is appointed or dismissed by the president of the provincial-level Peoples Committee. Deputy heads are appointed or dismissed by the president of the provincial-level Peoples Committee at the request of the head.
2. The head shall administer all activities of the management board and is responsible before the provincial-level Peoples Committee and law for the operation and operation efficiency of the industrial or economic zone.
3. The organizational structure of the management board consists of an assisting apparatus (the office, professional and specialized sections and a representative of the management board in the industrial or economic zone); attached non-business units performing public and public-utility tasks, providing investment or business support services for investors in the zone and other organizations suitable to the development of the industrial or economic zone as well as tasks and powers of each type of management board as guided by the Ministry of Home Affairs and specified by law.
Management boards of economic zones and management boards of grade-I industrial zones or export processing zones as guided by the Ministry of Home Affairs may set up their own inspectorates.
4. The state payroll of a management board includes an administrative payroll and a non-business payroll and is decided by the president of the provincial-level Peoples Committee in accordance with legal provisions on decentralized management of administrative and non-business payrolls and the mechanism for state payroll management applicable to state non-business units.