Chương II Nghị định 27/2021/NĐ-CP: Quản lí giống cây trồng lâm nghiệp
Số hiệu: | 27/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 07/04/2021 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế để điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng lâm nghiệp phụ thuộc vào từng loài cây;
c) Kết quả điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp phải được tư liệu hóa, mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
2. Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp do địa phương điều tra, thu thập;
b) Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: các hoạt động giải mã gen; đánh giá đa dạng di truyền, đặc điểm lâm học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Lưu giữ nguồn gen
Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ theo hình thức sau:
a) Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong khu phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp, trong ngân hàng gen (trong kho lạnh, trong môi trường nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc trong vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, rừng giống, vườn giống.
2. Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp, gồm:
a) Ngân hàng hạt giống: Bảo quản hạt khô bằng cách lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp;
b) Ngân hàng mô-tế bào: Bảo quản chồi, tế bào nguyên sinh, phôi và mô phân sinh thông qua việc áp dụng chế độ ánh sáng và nhiệt độ cụ thể trong môi trường dinh dưỡng phù hợp;
c) Ngân hàng hạt phấn: Bảo quản hạt phấn bằng các kỹ thuật khác nhau;
d) Ngân hàng hiện trường: Bảo tồn vật liệu di truyền dưới dạng cá thể hoàn chỉnh trên hiện trường.
3. Xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện; các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp theo nhu cầu và điều kiện của tổ chức, cá nhân đó.
1. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thiết lập do tổ chức, cá nhân trực tiếp và liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa.
3. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lưu dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc.
4. Chia sẻ về dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
d) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
c) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống và vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận để sản xuất, kinh doanh thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
1. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ưu tiên nghiên cứu, thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp; phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chọn, tạo giống, nhân giống, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
2. Có địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;
c) Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
1. Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của Nghị định này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính: chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận.
3. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Đối với lô hạt giống: Phải được thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với cây giống trong bình mô: Phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Phải được lấy từ vườn cây đầu dòng, cây trội được công nhận còn thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về hom giống, cành ghép, mắt ghép tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với lô cây giống: Phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc giống được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận, còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải lập và lưu giữ hồ sơ sau:
a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;
b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 02/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;
c) Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống hoặc hợp đồng mua vật liệu nhân giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng hom giống, cành ghép, mắt ghép và tên, mã số của nguồn giống;
d) Đối với lô cây giống: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất, quyết định công nhận nguồn giống);
đ) Đối với các giống không thuộc danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính thì không bắt buộc có quyết định công nhận giống, nguồn giống theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp tại bảng kê.
1. Ghi nhãn giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và nội dung ghi nhãn như sau:
a) Đối với hạt giống: Tên loài cây (tên khoa học); khối lượng hạt; ngày, tháng, năm chế biến xong; thời hạn sử dụng; nơi thu hái; phương pháp bảo quản; tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
b) Đối với bình mô: Tên loài cây (tên khoa học); tên giống; mã số giống được công nhận; lô sản xuất: Ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; thời hạn cấy cây (từ ngày xuất giống đến ngày cuối cùng được phép sử dụng);
c) Đối với các loại giống khác không ghi nhãn nhưng phải có hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp
a) Được quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
b) Nội dung quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp phải theo đúng nội dung trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Trường hợp giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ thì thực hiện quảng cáo theo nội dung Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
b) Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp;
b) Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ, nhãn phù hợp quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này; các thông tin về vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng, thời gian giao nhận.
3. Trước khi sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.
3. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất, kinh doanh.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có trách nhiệm bàn giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến lô giống theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng giống.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng với sản phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp;
e) Ghi nhãn đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
g) Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp sử dụng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp do tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp công bố hoặc hướng dẫn;
b) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng lâm nghiệp gây ra phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và chính quyền địa phương biết, để xử lý.
1. Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
2. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
3. Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các tài liệu sau đây:
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;
Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
7. Trường hợp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Việc nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
2. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
3. Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật được nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;
Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;
Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;
Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
5. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
7. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
MANAGEMENT OF FOREST TREE CULTIVARS
Section 1. CONSERVATION OF GENETIC RESOURCES OF FOREST TREE CULTIVARS
Article 7. Investigation, collection and assessment of genetic resources of forest tree cultivars
1. Investigation and collection of genetic resources of forest tree cultivars:
a) Based on actual demand and situation, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall place orders for organizations and individuals with suitable capacity and conditions to investigate and collect genetic resources of forest tree cultivars; based on actual demand and situation, local governments shall investigate and collect genetic resources of forest tree cultivars within their provinces;
b) Collect seeds, cultivars and cuttings or other genetic resources of forest tree cultivars depending on each type of cultivar;
c) Results of investigation and collection of genetic resources of forest tree cultivars must be documented with detailed information related to the investigation and collection such as location, time, specimen type and quantity and collecting method.
2. Assessment of genetic resources of forest tree cultivars
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall place orders for qualified organizations and individuals to assess genetic resources of forest tree cultivars; local governments shall assess genetic resources of forest tree cultivars that they investigated and collected;
b) Assessment of genetic resources of forest tree cultivars includes genetic decoding; and assessment of genetic diversity, forestry and biological characteristics and use values of genetic resources of forest tree cultivars.
Article 8. Storage and establishment of forest tree cultivar gene bank
1. Storage of genetic resources
Methods for storage of genetic resources of forest tree cultivars include:
a) In-situ storage means storage of genetic resources of forest tree cultivars in the natural distribution of these cultivars;
b) Ex-situ storage means storage of genetic resources of forest tree cultivars outside of the natural distribution of these cultivars, in genebanks (in cold storage, liquid nitrogen storage or other suitable types of storage when new technology is available); in in-vitro storage; or in arboreta, seed sources or seed orchards.
2. Forest tree cultivar genebanks include:
a) Seed banks, which store dry seeds at suitable temperature;
b) Tissue-cell banks, which store shoots, protocells, embryos and meristems in a suitable medium with specific light and temperature conditions;
c) Pollen banks, which store pollen using different techniques;
d) Field banks, which conserve genetic materials in the form of complete individuals on site.
3. Vietnamese Academy of Forest Sciences shall establish forest tree cultivar genebanks nationwide; organizations and individuals in charge of genetic resource conservation shall establish forest tree cultivar genebanks according to their respective needs and conditions.
Article 9. Data on genetic resources of forest tree cultivars
1. Data on genetic resources of forest tree cultivars shall be provided by organizations and individuals directly involved and relevant according to regulations in Articles 7 and 8 herein.
2. Data on genetic resources of forest tree cultivars shall be retained in the forms of document or digital databases, investigation sheets, description sheets, assessment reports, specimens, drawings, distribution maps, pictures and printed works.
3. Organizations and individuals in charge of genetic resource conservation shall store data on genetic resources of forest tree cultivars; Vietnamese Academy of Forest Sciences shall store data on genetic resources of forest tree cultivars nationwide.
4. Data on genetic resources of forest tree cultivars shall be shared as prescribed by law.
Section 2. RESEARCH, SELECTION, CREATION AND TESTING OF FOREST TREE CULTIVARS
Article 10. Names of forest tree cultivars
1. The following types of forest tree cultivar names are not accepted:
a) The name includes only numbers;
b) The name is not appropriate to Vietnamese history, culture, ethics and fine traditions and customs;
c) The pronunciation or writing of the name is identical to that of a national leader, hero or famous person, food, drink or pharmaceutical;
d) The whole or a part of the name contains the name of a state agency, people’s armed force, political organization, socio-political organization, socio-professional political organization, social organization or socio-professional organization, except for cases approved by the aforesaid bodies.
dd) The name may cause a misunderstanding concerning the cultivar’s characteristics;
e) The name may cause a misunderstanding concerning the author’s identity;
g) The name is identical to that of a protected forest tree cultivar.
2. Organizations and individuals engaging in production, trade, export and import of forest tree cultivars and materials must use the exact name of the forest tree cultivar written in the decision on forest tree cultivar recognition issued by the competent authority.
3. When a forest tree cultivar name is used in combination with a trademark, trade name or instructions similar to a forest tree cultivar name recognized for business operation, the former must be easily distinguishable.
Article 11. Research, selection and creation of forest tree cultivars
1. Research, selection and creation of forest tree cultivars shall be carried out as prescribed by existing law.
2. Prioritize research, collection, storage, conservation and use of genetic resources of rare and precious forest tree cultivars and native forest tree cultivars; establishment of forest tree cultivar genebanks; and development and application of high technology, advanced technology and new technology in selection, creation, propagation and storage of climate-smart forest tree cultivars.
Article 12. Conditions for forest tree cultivar testing facilities
1. Persons directly perform tests must have a bachelor’s degree or higher in forestry, plant sciences or biology.
2. Location, infrastructure and equipment of testing facilities must comply with national standards on forest tree cultivar testing in Appendix I enclosed therewith.
Article 13. Testing of forest tree cultivars
1. Test subjects: forest tree cultivars selected and created domestically; and forest tree cultivars imported for the first time, not yet recognized and not included in lists of invasive alien species and alien species posing invasion risk per the law.
2. Testing methods: origin testing, progeny testing and clonal testing shall be performed in accordance with national standards on testing in Appendix I enclosed therewith.
3. Testing content: testing and assessment of distinctness, uniformity and stability; testing and assessment of value for cultivation and use of forest tree cultivars according to national standards on testing in Appendix I enclosed therewith.
4. Organizations and individuals satisfying the conditions in Article 12 herein may test forest tree cultivars.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess test results to recognize forest tree cultivars.
Article 14. General requirements for forest tree cultivar testing
1. Testing of forest tree cultivars shall be carried out regionally. A forest tree cultivar undergoing testing in one region shall be issued with a recognition decision for development in that region and areas with similar ecological conditions.
2. Forest tree cultivar testing methods are provided for in national standards on testing methods in Appendix I enclosed therewith.
3. Gene sequencing methods shall be used instead of distinctness testing methods to inspect variety trueness.
4. Before testing a genetically modified forest tree cultivar, perform a risk assessment according to regulations of law on biodiversity.
Article 15. Rights and obligations of organizations and individuals involved in research, selection and creation of forest tree cultivars
1. Rights of organizations and individuals involved in research, selection and creation of forest tree cultivars:
a) Invest in research, selection and creation of forest tree cultivars; investigate, assess, collect, store and use domestic or imported propagation materials for research, selection and creation of forest tree cultivars as per the law;
b) Be entitled to state policies for assistance for scientific and technological investment and policies applicable to specific fields and regions as per the law;
c) Cooperate with Vietnamese and foreign organizations and individuals in research, selection and creation of forest tree cultivars as per the law.
2. Obligations of organizations and individuals involved in research, selection and creation of forest tree cultivars:
a) Fulfill all obligations according to regulations of law on science and technology and other relevant provisions of law;
b) Transfer forest tree cultivars according to regulations of law on technology transfer;
c) Comply with regulations of law on biodiversity and relevant law provisions when researching, selecting, creating and testing genetically modified forest tree cultivars.
Section 3. MANAGEMENT OF FOREST TREE CULTIVAR QUALITY
Article 16. General requirements for management of forest tree cultivar quality
1. Forest tree cultivar quality shall be managed according to regulations of this Decree and law on product and goods quality.
2. For major forest tree cultivars, only produce and trade recognized cultivars and cultivar sources.
3. Forest tree cultivar quality shall be managed according to national standards and internal standards on forest tree cultivars.
Article 17. Requirements for quality of major forest tree cultivars
1. Seed lots must be harvested from cultivar sources with unexpired recognition decision and seed quality must satisfy national standards for seeds in Appendix I enclosed therewith.
2. Cultivars in tissue culture bottles must be produced from recognized cultivars and quality thereof must satisfy national standards for bottled tissue culture plantlets and tissue culture plantlets in Appendix I enclosed therewith.
3. Cuttings, grafts and bud unions must be taken from hedge orchards and plus trees with unexpired recognition decision and quality thereof must satisfy national standards for cuttings, grafts and bud unions in Appendix I enclosed therewith.
4. Cultivar lots must be produced from cultivars in tissue culture bottles or cultivars harvested from cultivar sources with unexpired recognition decision and quality thereof must satisfy national standards on cultivars in Appendix I enclosed therewith.
5. Quality of forest tree cultivars mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 herein shall be managed according to internal standards when no national standards are available.
Article 18. Documents on forest tree cultivars
1. Forest tree cultivar producers and traders must prepare and retain the following documents:
a) For seed lots: list of forest tree cultivars made using Form No. 01/LN in Appendix II enclosed therewith; photocopy of decision on cultivar source recognition; sales invoice, which specifies seed weight and code of the cultivar source from which the seeds are harvested;
b) For cultivars in tissue culture bottles: list of forest tree cultivars made using Form No. 02/LN in Appendix II enclosed therewith; photocopy of decision on cultivar recognition or cultivar purchase agreement; sales invoice, which specifies number of bottled tissue culture plantlets and tissue culture plantlets and name and code of the cultivar used for production;
c) For cuttings, grafts and bud unions: list of forest tree cultivars made using Form No. 03/LN in Appendix II enclosed therewith; photocopy of decision on cultivar source recognition or propagation material purchase agreement; sales invoice, which specifies number of cuttings, grafts and bud unions and name and code of cultivar sources;
d) For cultivar lots: list of forest tree cultivars made using Form No. 04/LN in Appendix II enclosed therewith; other relevant documents of propagation material sources used for cultivars production (invoice, dispatch sheet, decision on cultivar source recognition);
dd) Cultivars not included in list of major forest trees do not require the decision on cultivar or cultivar source recognition mentioned in Points a, b and c herein.
2. Organizations and individuals shall take responsibility before the law for the accuracy of listed forest tree cultivar sources.
Article 19. Forest tree cultivar label presentation and advertising
1. Forest tree cultivar labels shall be presented according to regulations in the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 on goods labeling and include the following content:
a) For seeds: tree name (scientific name); seed weight; date of production; expiry date; harvest location; storage method; name and address of production facility;
b) For tissue culture bottles: tree name (scientific name); cultivar name; code of recognized cultivar; production lot: date; name and address of production facility; cultivation deadline (from date of production to expiry date);
c) Other types of cultivars do not require labels but they must have the documents mentioned in Article 18 of this Decree.
2. Forest tree cultivar advertising
a) Recognized forest tree cultivars may be advertised according to regulations of law on advertising.
b) Content of forest tree cultivar advertisements must be consistent with content in the decision on forest tree cultivar recognition and decision on forest tree cultivar source recognition.
3. Forest tree cultivars imported for exhibitions and fairs may be advertised within the meaning of the license for forest tree cultivar import issued by the competent authority.
Article 20. Declaration of conformity to forest tree cultivar standard
Forest tree cultivar producers must declare conformity of their forest tree cultivars to national standards or internal standards if there is no national standard.
Section 4. PRODUCTION AND TRADE OF FOREST TREE CULTIVARS
Article 21. Conditions for forest tree cultivar producers and traders
1. Forest tree cultivar producers must satisfy the following conditions:
a) Own or rent premises, infrastructure and equipment meeting national standards on forest tree cultivar production methods or internal standards if there are no national standards;
b) Use propagation materials from recognized cultivars and cultivar sources to produce major forest tree cultivars.
2. Forest tree cultivar traders must satisfy the following conditions:
a) Have a lawful trading location;
b) Have documents ensuring tracing of cultivar lot origin, including information on cultivar lot purchase agreement and/or invoice; documents and labels in compliance with regulations in Articles 18 and 19 herein; information on propagation materials used, applicable standards, quantity and delivery time.
3. Before producing and trading forest tree cultivars, producers and traders must send a notification containing trading address, name of facility owner or legal representative and phone number via email or directly or by post to the Department of Agriculture and Rural Development to have the information published on the web portal of the Department of Agriculture and Rural Development.
Article 22. Production and trade of forest tree cultivars
1. Forest tree cultivars shall be produced using sexual and asexual reproduction methods in compliance with national standards on forest tree cultivar production or internal standards if there is no national standard.
2. Forest tree cultivar production by tissue culture must use propagation materials from original cultivars or restored cultivars; after 02 years during which they are used for propagation, original cultivars or restored cultivars must be re-restore according to national standards on cultivar restoration.
3. Producers and traders shall take responsibility for the quantity and quality of forest cultivars that they produce and trade.
4. Forest tree cultivar traders shall hand documents related to cultivar lots mentioned in Clause 1 Article 18 herein over to their customers upon dispatch and sale to serve the transport, trade and use of the cultivars.
Article 23. Rights and obligations of forest tree cultivar producers and traders
1. Organizations and individuals satisfying the conditions in Article 21 herein may produce and trade forest tree cultivars.
2. Obligations of forest tree cultivar producers and traders:
a) Comply with all regulations in Article 21 herein;
b) Declare conformity of their products to corresponding standards and regulations as per the law;
c) Recall and handle unqualified forest tree cultivars from the market;
d) Give compensation as prescribed by law;
dd) Provide evidence of forest tree cultivar origin and documents on tracing of forest tree cultivar lot origin;
e) Present forest tree cultivar labels according to regulations in Clause 1 Article 19 of this Decree;
g) Report on results of forest tree cultivar production and trade at the request of local forestry authorities.
Article 24. Rights and obligations of forest tree cultivar users
1. Rights of forest tree cultivar users:
a) Receive sufficient information and instructions for use concerning in-use forest tree cultivars;
b) Receive compensation as prescribed by law;
c) Make propositions and denunciations of and file complaints and lawsuits against regulatory violations as prescribed by law.
2. Obligations of forest tree cultivar users:
a) Follow production procedures and instructions for use of forest tree cultivars from forest tree cultivar providers;
b) Upon an incident or consequence caused by a forest tree cultivar, promptly notify the cultivar provider and local government for handling.
Section 5. EXPORT AND IMPORT OF FOREST TREE CULTIVARS
Article 25. Export of forest tree cultivars
1. Forest tree cultivars included in list of endangered, rare and precious species of forest flora and appendixes of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) shall be exported in accordance with regulations of law on management of endangered, rare and precious species of forest flora and observation of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES).
2. Recognized forest tree cultivars shall be exported according to regulations of law on trade and foreign trade management.
3. Forest tree cultivars not yet recognized may be exported for non-commercial research, testing, advertising, exhibition and international exchange with a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. An application for permit for forest tree cultivar export includes:
a) Application for permit for forest tree cultivar export, which is made using Form No. 05/LN in Appendix II enclosed therewith;
b) Authentic copy of profile of each forest tree cultivar (only required for first export time), which is made using Form No. 07/LN in Appendix II enclosed therewith;
c) In addition to the documents mentioned in Points a and b herein, the applicant shall submit one of the following documents:
Copy of cooperation agreement in foreign language together with its notarized Vietnamese translation for cultivars exported for international cooperation, testing and research;
Confirmation of participation in or invitation to fair or exhibition from the organizer for cultivars exported for exhibitions and fairs.
5. Procedure:
a) The applicant shall submit an application directly or by post or by electronic means or via the Vietnam National Single Window to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
If the application is submitted directly or by post: within no more than 01 working day starting from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall check the adequacy of the application’s components; if the application is inadequate, notify the applicant in writing for supplementation.
If the application is submitted by electronic means or via the Vietnam National Single Window: within no more than 01 working day starting from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall check the adequacy of the application’s components; if the application is inadequate, notify the applicant in writing for supplementation.
b) Within 05 working days from the date of receipt of the valid application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the application and issue the permit for forest tree cultivar export using Form No. 08/LN in Appendix II enclosed therewith; if the application is rejected, send a written explanation to the applicant.
6. The export permit is valid for 12 months starting from the date of issuance.
7. Procedure for reissuance of a lost or damaged permit for forest tree cultivar export:
a) The applicant shall submit an application for reissuance of permit for forest tree cultivar export, which is made using Form No. 06/LN in Appendix II enclosed therewith, directly or by post or by electronic means or via the Vietnam National Single Window to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Within 03 working days from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider the application and reissue the permit; if the application is rejected, send a written explanation to the applicant.
Article 26. Import of forest tree cultivars
1. Forest tree cultivars included in list of endangered, rare and precious species of forest flora and appendixes of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) shall be imported in accordance with regulations of law on management of endangered, rare and precious species of forest flora and observation of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES).
2. Recognized forest tree cultivars shall be imported according to regulations of law on trade and foreign trade management.
3. Forest tree cultivars not yet recognized and not included in lists of invasive alien species and alien species posing invasion risk per the law may be imported for research, testing, experimental planting, use as ornamental plants or shade trees, international cooperation, use as specimens for exhibitions, use as gifts or investment projects and programs with a permit from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. An application for permit for forest tree cultivar import includes:
a) Application for permit for forest tree cultivar import, which is made using Form No. 05/LN in Appendix II enclosed therewith;
b) Authentic copy of profile of each forest tree cultivar (only required for first import time), which is made using Form No. 07/LN in Appendix II enclosed therewith;
c) In addition to the documents mentioned in Points a and b herein, the applicant shall submit one of the following documents:
Authentic copy or copy of technical design for experimental planting or testing of the cultivar for cultivars imported for testing and experimental planting;
Copy of cooperation agreement in foreign language together with its notarized Vietnamese translation for cultivars imported according to cooperation agreements;
Authentic copy or copy of confirmation of participation in or invitation to fair or exhibition in Vietnam for cultivars imported for exhibitions and fairs;
Copy of confirmation between two parties in foreign language together with its notarized Vietnamese translation for cultivars imported for use as gifts;
Copy of written approval for investment project or program from the competent authority or enterprise according to regulations of law for cultivars imported for investment projects and programs.
5. Procedure:
a) The applicant shall submit an application directly or by post or by electronic means or via the Vietnam National Single Window to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
If the application is submitted directly or by post: within no more than 01 working day starting from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall check the adequacy of the application’s components; if the application is inadequate, notify the applicant in writing for supplementation;
If the application is submitted by electronic means or via the Vietnam National Single Window: within no more than 01 working day starting from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall check the adequacy of the application’s components; if the application is inadequate, notify the applicant in writing for supplementation;
b) Within 05 working days from the date of receipt of the valid application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the application and issue the permit for forest tree cultivar import using Form No. 08/LN in Appendix II enclosed therewith; if the application is rejected, send a written explanation to the applicant.
6. The import permit is valid for 12 months starting from the date of issuance.
7. Procedure for reissuance of a lost or damaged permit for forest tree cultivar import:
a) The applicant shall submit an application for reissuance of permit for forest tree cultivar import, which is made using Form No. 06/LN in Appendix II enclosed therewith, directly or by post or by electronic means or via the Vietnam National Single Window to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Within 03 working days from the date of receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider the application and reissue the permit; if the application is rejected, send a written explanation to the applicant.