Chương I Nghị định 27/2021/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 27/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 07/04/2021 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, gồm: bảo tồn nguồn gen; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống; nhãn và tên giống cây trồng lâm nghiệp; quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
2. Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc để xây dựng các vườn giống, rừng giống.
3. Giống phục tráng là giống được nhân từ cây trội, cây đầu dòng chọn lọc lại từ giống đã được công nhận và được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì, khôi phục các tính trạng ban đầu của giống gốc, khắc phục hiện tượng giống thoái hóa, giảm sút năng suất, chất lượng.
4. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ.
5. Vật liệu nhân giống cây trồng lâm nghiệp là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành cây mới, được dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
6. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo phương pháp nhất định.
7. Khảo nghiệm xuất xứ giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm so sánh các xuất xứ của loài trên một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những xuất xứ có tính trạng mong muốn.
8. Khảo nghiệm hậu thế giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm so sánh cây thế hệ sau của các cây trội đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây trội có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho đời sau.
9. Khảo nghiệm dòng vô tính giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính so với giống đã có hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
10. Tính khác biệt của giống cây trồng lâm nghiệp là khả năng phân biệt rõ ràng của một giống với các giống cây trồng lâm nghiệp khác được biết đến rộng rãi.
11. Tính đồng nhất của giống cây trồng lâm nghiệp là sự biểu hiện giống nhau của giống cây trồng lâm nghiệp về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
12. Tính ổn định của giống cây trồng lâm nghiệp là sự biểu hiện ổn định của các tính trạng liên quan như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi chu kỳ nhân giống.
1. Quản lý chặt chẽ theo chuỗi đối với giống các loài cây trồng lâm nghiệp chính, khuyến khích thực hiện đối với các giống cây trồng lâm nghiệp khác, để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng giống.
2. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp, các hoạt động quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;
c) Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp;
d) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế,...) theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
This Decree provides for management of forest tree cultivars, including conservation of genetic resources; cultivar research, selection, creation and testing; labels and names of forest tree cultivars; management of quality of forest tree cultivars; and production, trade, export and import of forest tree cultivars.
This Decree is applicable to Vietnamese and foreign organizations and individuals engaging in the activities mentioned in Article 1 of this Decree in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
1. “forest tree cultivar” means a forest tree population that is distinct from other forest tree populations by the manifestation of at least one inheritable characteristic; has uniform and stable morphologic features in repeated propagation; and has value for cultivation and use.
2. “original forest tree cultivar” means a cultivar produced for the first time from a plus tree or original ortet of a recognized or restored cultivar (including seeds, tubers, roots, stems, branches, bud unions, shoots or tissues, tissue culture plantlets in bottles and seedlings) and used as propagation materials or for development of seed orchards and/or seed sources.
3. “restored cultivar" means a cultivar propagated from a plus tree or original ortet that is reselected from a recognized cultivar and subject to technical measures for maintenance and restoration of initial characteristics of the original cultivar and prevention of inbreeding depression and reduction of productivity and quality.
4. “major forest tree species” means a forest tree species that is commonly planted, plays an important role in economic development and environmental protection and requires proper management.
5. “forest tree propagation materials” means a tree or tree part capable of developing into a new tree and is used for propagation or planting.
6. “forest tree cultivar testing" means monitoring and assessment of criteria to determine the distinctness, uniformity, stability and value for cultivation and use of a forest tree cultivar using certain methods.
7. “origin testing for forest tree cultivar” means testing and comparison of a cultivar’s origins under certain site conditions to select the origins with desired characteristics.
8. “progeny testing for forest tree cultivar” means testing and comparison of progeny of selected and assessed plus trees to choose the plus trees capable of passing desired characteristics to later generations.
9. “clonal testing for forest tree cultivar” means testing and comparison of clones with an available cultivar or a common local cultivar.
10. “distinctness of forest tree cultivar” means the clear distinction between a cultivar and other well-known forest tree cultivars.
11. “uniformity of forest tree cultivar” means the similar manifestation of relevant characteristics of a forest tree cultivar, excluding permissible variances concerning some specific characteristics in propagation.
12. “stability of forest tree cultivar” means the stable manifestation of relevant characteristics according to the initial description in repeated propagation.
Article 4. Rules for management of forest tree cultivars
1. Strictly carry out chain-based management of cultivars of major forest trees and encourage such management for other forest tree cultivars to ensure origin tracing and cultivar quality improvement.
2. Forest tree cultivar rights of organizations and individuals shall be protected in compliance with regulations of law on intellectual property.
3. Organizations and individuals shall take responsibility for quality of forest tree cultivars researched, selected, created, produced and traded as per the law.
4. Encourage private sector involvement in activities concerning forest tree cultivars.
5. Apply science and technology in research, selection, creation, production, preservation and management of forest tree cultivars.
Article 5. State policies for activities concerning forest tree cultivars
1. The State shall invest in the following activities:
a) Statistics production, investigation, establishment of a forest tree cultivar database; provision of market information and forecast; formulation of a strategy for forest tree cultivar development; formulation of technical standards and regulations on forest tree cultivars;
b) Building and upgrade of facilities and equipment for policy research and basic research concerning forest tree cultivars for public science and technology organizations;
c) The scientific and technological activities mentioned in Points a and b Clause 2 Article 6 of this Decree.
2. From time to time and depending on state budget capacity, the State shall provide assistance for the following activities:
a) The scientific and technological activities mentioned in Point c Clause 2 Article 6 of this Decree;
b) Application of advanced quality control systems and forest tree cultivar certification;
c) Storage, production and provision of original forest tree cultivars; restoration of original cultivars; production of specialty forest tree cultivars and native forest tree cultivars; maintenance of first-generation plants; protection and development of hedge orchards, seed sources and seed orchards; import of new cultivars and transfer of copyright on forest tree cultivars;
d) Workforce training; transfer of scientific and technological advancements in activities concerning forest tree cultivars.
3. The State shall encourage organizations and individuals to invest in the activities mentioned in Clauses 1 and 2 herein and the following activities:
a) Cooperation in research and development, trade, provision of technical services, technology transfer and activities concerning forest tree cultivars;
b) Provision of public services and products concerning forest tree cultivar per the law;
c) Insurance for forest tree cultivar production and trade.
4. Funding sources: state budget and sources aside from state budget (credit; funding from organizations and individuals; international assistance, etc.) per the law.
Article 6. Scientific and technological activities concerning forest tree cultivars
1. Scientific and technological activities concerning forest tree cultivars shall be carried out according to regulations of this Decree and regulations of law on science and technology and technology transfer.
2. Scientific and technological activities concerning forest tree cultivars receiving state investment or assistance for investment consist of:
a) Research on mechanisms and policies for forest tree cultivars; selection and creation of forest tree cultivars that have high quality, are pest resistant and climate smart and protect the environment;
b) Collection, storage, conservation and use of genetic resources of rare and precious forest tree cultivars, specialty forest tree cultivars and native forest tree cultivars; establishment of a forest tree genebanks;
c) Research, development and application of high technology, advanced technology and new technology for forest tree cultivars.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực