Chương 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP: Sử dụng công chức
Số hiệu: | 24/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2010 |
Ngày công báo: | 28/03/2010 | Số công báo: | Từ số 135 đến số 136 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
2. Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.
3. Công chức được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
2. Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
4. Khi chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
2. Nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
4. Cơ quan quản lý công chức tổng hợp danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, có văn bản gửi cơ quan tổ chức thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 30 Nghị định này và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự thi nâng ngạch.
Đối với kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, cơ quan quản lý công chức phải gửi hồ sơ đăng ký dự thi của từng công chức để cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thẩm định và quản lý.
1. Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Ban Tổ chức Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương đương; từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
4. Tháng 3 hàng năm, căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định này, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch của từng ngạch công chức gửi Bộ Nội vụ; cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch của từng ngạch công chức gửi Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thống nhất tổ chức thực hiện.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hình thức, nội dung các môn thi, các bài thi, thang điểm và quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức.
Người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức theo quy định tại Điều 30 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức;
2. Quyết định chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức phù hợp với số lượng vị trí việc làm và cơ cấu công chức;
3. Quyết định danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
4. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
5. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức và thông báo cho cơ quan quản lý công chức;
6. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi;
b) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy chế;
đ) Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan quản lý công chức;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
2. Trường hợp số người trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ chỉ tiêu được nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức thì cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức không tổ chức thi nâng ngạch tiếp cho số chỉ tiêu này.
3. Công chức không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý công chức về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan được phân công thực hiện tổ chức thi nâng ngạch công chức phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển.
Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, Hội đồng thi nâng ngạch lập riêng danh sách số người này để xác định người trúng tuyển theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có trách nhiệm quyết định kết quả kỳ thi nâng ngạch và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho cơ quan quản lý công chức có công chức tham dự kỳ thi.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
Đối với việc nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, căn cứ kết quả kỳ thi nâng ngạch, Bộ Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.
1. Việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định;
c) Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;
d) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền.
1. Cơ quan quản lý công chức phải thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
c) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
d) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
3. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại:
a) Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý công chức phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Quyết định bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
4. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan quản lý công chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu. Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
5. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.
1. Việc từ chức đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
2. Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;
b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Công chức chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc quyết định cho từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
3. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
4. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm theo quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 42 Nghị định này thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đế công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là công chức):
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác;
c) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.
Việc đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Section I. WORK ARRANGEMENT AND ASSIGNMENT AND CIVIL SERVANT RANK SHIFT
Article 27. Work arrangement and assignment
1. Heads of civil servant-employing agencies shall arrange and assign work, examine the work performance by civil servants, provide necessary conditions for civil servants to perform their tasks and apply regimes and policies to civil servants.
2. Work arrangement or assignment to civil servants must ensure conformity between their assigned powers and tasks and their appointed titles, positions and ranks.
3. Civil servants assigned to work in positions subject to periodical shift shall comply with law.
Article 28. Civil servant rank shift
1. Civil servant rank shift shall be effected when civil servants change their working positions or have to change their working positions as required when their current civil servant ranks fail to meet the requirements of the civil servant ranks of their new working positions.
2. Civil servants in rank shift must satisfy the professional standards of their new ranks.
3. Heads of civil servant-employing agencies shall base on the provisions of Article 43 of the Law on Cadres and Civil Servants to propose civil servant-managing bodies to decide on rank shift.
4. Rank shift must not be carried out in combination with rank promotion or salary raise.
Section 2. CIVIL SERVANT RANK PROMOTION
Article 29. Grounds, principles, standards and conditions for civil servant rank promotion
1 Civil servant rank promotion must be based on working positions, conform to the civil servant structures of civil servant-employing agencies and be conducted via rank promotion examinations according to regulations.
2. The principle of competition in rank promotion examinations will apply to civil servants in the same civil servant- managing agency.
3. Civil servants may register for rank promotion examinations when they fully meet the following criteria and conditions:
a/ Having well fulfilled their tasks within three latest consecutive years: possessing good political and ethical quality; not being serving a discipline or being informed of disciplining consideration by a competent body;
b/ Having professional qualifications and capabilities to undertake the working positions corresponding to the civil servant rank higher than their current rank in the same professional sector;
c/ Meeting diploma, certificate and other requirements on professional standards of the civil servant rank they have registered for examinations.
4. The agency managing civil servants shall make a list of civil servants fully meeting the criteria and conditions for rank promotion examination registration, send a report to the rank promotion examination-organizing agency defined in Article 30 of this Decree and take responsibility for the criteria and conditions of civil servants participating in rank promotion examinations.
For examinations for the promotion to the senior official or equivalent rank, the agency managing civil servants shall send a examination registration file of each civil servant to the rank promotion examination-organizing agency for appraisal and management.
Article 30. Division of tasks of organizing civil servant rank promotion examinations
1. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for organizing examinations for the promotion of the official or equivalent rank to the principal official or equivalent rank and of the principal official or equivalent rank to the senior official or equivalent rank in state agencies and state non-business units.
2. The Organization Commission of the Party
Central Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examinations for the promotion of the official or equivalent rank to the principal official or equivalent rank and of the principal official or equivalent rank to the senior official or equivalent rank in agencies and non-business units of the Communist Party of Vietnam and in sociopolitical organizations.
3. The civil servant-managing bodies defined in Clause 2, Article 1 of this Decree shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examinations for the promotion of the employee rank to the technician or equivalent rank; and of the employee, technician or equivalent rank to the official or equivalent ranks for civil servants under their respective management.
4. In March every year, based on the provisions of Article 29 of this Decree, state agencies shall draw up rank promotion plans for every civil servant rank and send them to the Ministry of Home Affairs; competent bodies of the Communist Party of Vietnam, while socio- political organizations shall draw up rank promotion plans for every civil servant rank and send them to the Organization Commission of the Party Central Committee and concurrently to the Ministry of Home Affairs for unified implementation.
5. The Ministry of Home Affairs shall guide in detail forms of rank promotion examinations, contents of exam subjects, exam questions, mark scales and regulations on the organization of rank promotion examinations.
Article 31. Tasks and powers of civil servant rank promotion examination- organizing agencies
Heads of civil servant rank promotion examination-organizing agencies defined in Article 30 of this Decree have the following tasks and powers:
1. To work out plans for organization of civil servant rank promotion examinations;
2. To decide on civil servant rank promotion examination quotas suitable to the number of working positions and the structure of civil servants;
3. To decide on a list of civil servants fully meeting the criteria and conditions for participation in rank promotion examinations;
4. To set up a Civil Servant Rank Promotion Examination Council;
5. To recognize results of civil servant rank promotion examinations and notify them to agencies managing civil servants;
6. To inspect and supervise the examination organization by the Civil Servant Rank Promotion Examination Council.
Article 32. Civil Servant Rank Promotion Examination Councils
1. A Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall be set up by the head of the agency organizing civil servant rank promotion examinations. It is composed of 5 or 7 members, including its chairman and secretary as well as other members.
2. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall work on the principle of collectivism and decision by vote of majority, and has the following tasks and powers:
a/ To announce the plan, time, regulations, forms, contents, time and places for examinations;
b/ To form assisting sections, including an examination question board, an examination invigilation board, an exam papers' detachable head board, an exam paper- marking board and an examination appeal board;
c/ To organize the collection and use of examination fees according to regulations;
d/ To organize the exam paper marking and examination appeal handling according to regulations;
e/To summarize and report to the head of the rank promotion examination- organizing agency on results of rank promotion examinations;
f/ To settle complaints and denunciations in the process of examination organization.
Article 33. Identification of persons who pass civil servant rank promotion examinations
1. To pass rank promotion examinations civil
servants must satisfy the following conditions:
a/ Sitting examinations of all prescribed exam subjects;
b/ Getting a mark of 50 or higher for each exam paper, which is marked on a 100-mark scale;
c/ When meeting the conditions prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, the person passing rank promotion examinations is the one who get a higher mark in a descending order within the rank promotion quota associated with the working position in the agency managing civil servants;
d/ If many persons get equal total marks for the last rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the head of the rank promotion examination- organizing agency shall exchange opinions in writing with the civil servant-managing agency in order to decide on the last winner in the rank promotion quota.
2.In case the number of examination passers defined in Clause 1 of this Article is lower than the rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the civil servant rank promotion examination-organizing agency may not further organize rank promotion examinations for this quota.
3. Civil servants who fail rank promotion examinations under Clause 1 of this Article are not entitled to reserve their rank promotion examination results for subsequent rank promotion examinations.
Article 34. Notification of exam results and appointment to civil servant ranks
1. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall notify the civil servant-managing agency of examination marks of civil servants sitting the rank promotion examinations.
2. Within 15 days after the notification of examination marks, civil servants may file their written requests for re-examination of their examination results with the Civil Servant Rank Promotion Examination Council. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall organize the re-marking of appealed examination papers and announce the results within 15 days from the date of expiry of the time limit for receipt of re-examination requests specified in this Clause.
3. Within 15 days after the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article are completely implemented, the Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall report examination results and the list of civil servants passing the examinations to the head of the agency assigned to organize civil servant rank promotion examinations for approval.
If many persons get equal total marks for the last rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the Civil Servant Rank
Promotion Examination Council shall make a separate list of these persons for determining winners under Point d. Clause 1. Article 33 of this Decree.
4. Within 15 days after the provisions of Clause 3 of this Article are completely implemented, the head of the rank promotion examination-organizing agency shall decide on the rank promotion examination results and the list of examination passers, notifying them to the agency managing the civil servants who sit the examinations.
5. Within 15 days after receiving the list of persons who pass the rank promotion examinations, the head of the civil servant-managing agency shall issue decisions to appoint them to civil servant ranks and arrange their wages according to regulations.
With regard to the promotion to the senior official or equivalent rank, based on the rank promotion examination results, the Ministry of Home Affairs shall issue decisions to appoint them to set ranks and arrange their wages according to regulations.
Section 3. TRANSFER, ROTATION AND SECONDMENT OF CIVIL SERVANTS
Article 35. Transfer of civil servants
The transfer of civil servants shall be carried out in the following cases:
1. As required by specific tasks;
2. Shift of working positions according to law;
3. According to the planning and plans on the employment of civil servants within an agency, organization or units and among agencies, organizations and units under decisions of competent agencies.
Article 36. Rotation of civil servants
1. The rotation of civil servants shall be effected only for civil servants holding leading or managerial positions and planned for higher leading or managerial positions.
2. Cases of rotation:
a/ According to task requirements and civil servant employment planning and plans of agencies, organizations or units;
b/ Rotation between the central and local administrations, between sectors or domains according to planning, aiming to further train and retrain leading and managerial civil sen-ants.
Article 37. Secondment of civil servants
1. The secondment of civil servants shall be
effected in the following cases:
a/ As required by unexpected, urgent tasks:
b/ For performing work only within a given period of time.
2. The civil servant secondment time limit must not exceed 3 years. For a number of peculiar sectors or domains, the secondment time limit complies with the provisions of specialized law.
3. Seconded civil servants are subject to task assignment, job arrangement, performance assessment and inspection by agencies, organizations or units to which they are seconded and still remain in the payrolls of the seconding agencies, organizations or units. Civil servant-seconding agencies, organizations and units shall arrange appropriate jobs for these civil servants after the secondment period, pay salaries to them and ensure their other interests.
Article 38. Competence, order and procedures for transfer, rotation and secondment of civil servants
1. Heads of agencies, organizations or units assigned or decentralized to manage civil servants may decide on the transfer, rotation and secondment of civil servants.
2. The order and procedures for transferring, rotating and seconding civil servants comply with laws as well as regulations of competent civil servant-managing bodies.
Article 39. Regimes and policies applicable to transferred, rotated or seconded civil servants
1. In case civil servants are transferred or rotated to other working positions unsuitable to their current ranks, they shall be shifted to new ranks as provided in Article 29 of this Decree and resign from their current leading or managerial positions on the date the transfer or rotation decisions are issued.
2. In case leading or managerial civil servants are transferred to other working positions and enjoy a position-based allowance lower than their current position-based allowance, they are entitled to the current position allowance for 6 months.
3. In case civil servants are rotated to other working positions and enjoy a position-base allowance lower than their current position-based allowance, they are entitled to the current position allowances during the rotation period.
4. Civil servants seconded to work in mountainous, border, island, deep-lying, remote, ethnic minority areas or areas with particularly difficult socio-economic conditions are entitled to incentive regimes and policies provided for by law.
Section 4. APPOINTMENT, REAPPOINTMENT, RESIGNATION, RELIEF OF DUTY OF CIVIL SERVANTS
Article 40. Appointment of civil servants to leadership or managerial posts
1. Criteria and conditions for appointment of leading or managerial civil servants:
a/ Satisfying the criteria and conditions of the posts or titles of appointment according to regulations of competent agencies;
b/ Having adequate personal records already verified by competent agencies, having a written declaration of assets according to regulations;
c/ Being in the prescribed group of age eligible for appointment;
d/ Being physically fit for fulfilling assigned tasks and responsibilities;
e/ Not being banned from holding certain posts as provided for by law.
2. The term of each appointment is 5 years,
except cases of appointment prescribed by
specialized laws or competent agencies.
Article 41. Re-appointment of leading or managerial civil servants
1. Civil servant-managing bodies may reappoint or not re-appoint leading or managerial civil servants at the end of the appointment term defined in Clause 2. Article 40 of this Decree.
2. The criteria and conditions for reappointment of a leading or managerial civil servant:
a/ Having fulfilled the tasks in the period of holding the leading or managerial post;
b/ Meeting the standards of the leading or managerial post he/she is holding at the time of consideration for re-appointment;
c/ Being physically fit for fulfilling assigned tasks and responsibilities;
d/ Not being banned from holding certain posts as provided for by law.
3. Re-appointment consideration time:
a/ At least 90 days before the expiry of the appointment duration, the civil servant-managing agency shall conduct the reappointment process for decision or report to a competent agency for consideration and decision on re-appointment or non-reappointment of a leading or managerial civil servant;
b/ A decision on the re-appointment of a leading or managerial civil servant must be issued at least one working day before the expiry date of the appointment duration.
4. For a leading or managerial civil servant who is re-appointed upon the expiry of his/her appointment duration but still has less than 5 working years before reaching the retirement age. the appointment duration will be counted to the time they reach the prescribed retirement age. If he/she still has less than 2 working years before reaching the retirement age, his/her managing agency may consider and decide to extend his/ her duration of holding the leading or managerial post till he/she reaches the retirement age, if he/ she fully meets the prescribed criteria and conditions. A decision on the extension of the leading or managerial post-holding duration must be issued at least one working day before the expiry of the appointment duration.
5. For a leading or managerial civil servant who, upon the expiry of his/her appointment duration, fails to meet the re-appointment criteria and conditions, the competent agency shall arrange or assign another job to him/her.
Article 42. Resignation and relief of duty of civil servants
1. The resignation of a civil servant shall be effected in the following cases:
a/ The civil servant volunteers and takes the initiative in applying for resignation in order to pass his/her their leading or managerial post to another;
b/ The civil servant realizes that he/she is not fully qualified in physical strength, capability and prestige for the fulfillment of his/her assigned responsibilities;
c/ The civil servant realizes that the errors or shortcomings of his/her agency, organization or unit or his/her subordinates are related to his/her responsibilities;
d/The civil servant aspires to resign for other personal reasons.
2. The relief of duty of a civil servant shall be effected in the following cases:
a/. Being transferred or rotated to. arranged or assigned with, another job but not concurrently holding the former post;
b/ Being physically unfit for continued leadership or management work:
c/ Failing to fulfill his/her tasks or breaching the Party's disciplines or the State's law but not to the extent of being disciplined by dismissal;
d/ Lacking capability and prestige for work;
e/ Breaching a competent body's regulations on the internal political protection.
3. A civil servant who seeks permission to resign or relieve of his/her duty shall, pending a decision of competent authorities, continue performing his/her assigned tasks and responsibilities. After refraining from holding a leadership or managerial post due to resignation or relief of duty, he/she will be placed by the head of his/her employing agency into jobs suitable to the task requirements of his/her agency, organization or unit and his/her qualifications and capabilities.
Article 43. Competence, order and procedures for appointment, re-appointment, resignation and relief of duty of civil servants
1. Heads of agencies, organizations or units assigned or decentralized to manage civil servants shall decide on the appointment, reappointment, resignation or relief of duty of civil servants.
2. The order and procedures for the appointment, re-appointment, resignation or relief of duty of civil servants comply with law and regulations of competent civil servant-managing bodies.
Article 44. Regimes and policies applicable to resigning or relieved-of duty civil servants
1. Leading or managerial civil servants who apply for permission to resign under Points a and b Clause 1. Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the resignation decision is issued.
2. Leading or managerial civil servants who apply for permission to resign under Points c and d, Clause 1. Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the resignation decision is issued.
3. Leading or managerial civil servants who are relieved of duty due to their poor health as provided for at Point b. Clause 2, Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the decision on his/her relief of duty is issued.
4. Leading or managerial civil servants, who are relieved of duty under provisions of Points c, d and e. Clause 2, Article 42 of this Decree, shall refrain from enjoy their position-based allowances after the decisions on relief of duty are issued.
Section 5. CIVIL SERVANT EVALUATION ORDER AND PROCEDURES
Article 45. Annual civil servant evaluation order and procedures
1. For heads of agencies, organizations or units:
a/ Civil servants shall themselves evaluate their work performance against their assigned tasks and comment on their strengths and weaknesses in work;
b/ The collective of civil servants of civil servant-managing agencies shall meet to contribute their comments. Such comments shall be recorded in a minutes to be adopted at the meeting.
c/ Heads of the immediate superior managing agencies shall evaluate and categorize civil servants, then notify civil servants after consulting the minutes on comments of the collectives of the places where the leading or managerial civil servants work.
2. For deputy-heads and civil servants who do not hold leading or managerial positions (below referred collectively to as civil servants):
a/ The civil servants shall themselves evaluate their work performance against their assigned tasks;
b/ Heads of the employing agencies shall give comments on the civil servants' self-evaluation results and evaluate their strengths and weaknesses in work;
c/ The collective of civil servants of the employing agencies shall meet to give their comments, which shall be recorded in minutes to be adopted at the meetings;
d/ Heads of the employing agencies shall make conclusions and decide on the categorization of their civil servants at annual civil servant evaluation meetings.
Article 46. Order and procedures for the evaluation of civil servants prior to appointment, re-appointment, planning, transfer, training, retraining and at the end of the rotation or secondment period
The evaluation of civil servants prior to appointment, re-appointment, planning, transfer, training, retraining and at the end of the rotation or secondment period shall be made by the heads of the agencies, organizations or units employing those civil servants according to the order of and procedures for the appointment, re-appointment, planning, transfer, rotation or secondment of civil servants.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực