Nghị định 24/2010/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức
Số hiệu: | 24/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/03/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2010 |
Ngày công báo: | 28/03/2010 | Số công báo: | Từ số 135 đến số 136 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Công chức quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
2. Cơ quan quản lý công chức, bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
c) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
a) Các cơ quan theo quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức, được giao biên chế, kinh phí hoạt động, có con dấu, tài khoản riêng.
2. Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chức xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng).
3. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng giúp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng; đồng thời khi tổ chức tuyển dụng vẫn phải thành lập các bộ phận giúp việc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
1. Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
d) Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định;
c) Tổ chức chấm thi;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
1. Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
2. Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thề bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số.
4. Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
2. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Điểm các môn thi được tính như sau:
a) Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
c) Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
3. Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành tính theo quy định tại khoản 2 Điều này cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này.
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các bài thi của các môn thi;
b) Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
c) Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
1. Xét kết quả học tập của người dự tuyển.
2. Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
1. Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
3. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
4. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
5. Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
1. Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.
2. Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.
1. Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.
3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
2. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và xếp ngạch, bậc lương đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ đối với cơ quan nhà nước hoặc Ban Tổ chức Trung ương đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ công chức đến nhận việc, người đứng đầu cơ quan sử dụng phải cử công chức cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn, có năng lực và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần 01 người tập sự.
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
4. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự.
1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Cán bộ cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức được xem xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên trong trường hợp có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Cơ quan sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
2. Có đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
3. Có thời gian làm cán bộ, công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần thì được cộng dồn.
4. Có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
5. Không trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
2. Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.
3. Công chức được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
2. Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
4. Khi chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
2. Nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
4. Cơ quan quản lý công chức tổng hợp danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, có văn bản gửi cơ quan tổ chức thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 30 Nghị định này và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự thi nâng ngạch.
Đối với kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, cơ quan quản lý công chức phải gửi hồ sơ đăng ký dự thi của từng công chức để cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thẩm định và quản lý.
1. Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Ban Tổ chức Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương đương; từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
4. Tháng 3 hàng năm, căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định này, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch của từng ngạch công chức gửi Bộ Nội vụ; cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch của từng ngạch công chức gửi Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thống nhất tổ chức thực hiện.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hình thức, nội dung các môn thi, các bài thi, thang điểm và quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức.
Người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức theo quy định tại Điều 30 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức;
2. Quyết định chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức phù hợp với số lượng vị trí việc làm và cơ cấu công chức;
3. Quyết định danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
4. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
5. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức và thông báo cho cơ quan quản lý công chức;
6. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi;
b) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy chế;
đ) Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan quản lý công chức;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
2. Trường hợp số người trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ chỉ tiêu được nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức thì cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức không tổ chức thi nâng ngạch tiếp cho số chỉ tiêu này.
3. Công chức không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý công chức về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan được phân công thực hiện tổ chức thi nâng ngạch công chức phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển.
Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, Hội đồng thi nâng ngạch lập riêng danh sách số người này để xác định người trúng tuyển theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có trách nhiệm quyết định kết quả kỳ thi nâng ngạch và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho cơ quan quản lý công chức có công chức tham dự kỳ thi.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
Đối với việc nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, căn cứ kết quả kỳ thi nâng ngạch, Bộ Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.
1. Việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định;
c) Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;
d) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền.
1. Cơ quan quản lý công chức phải thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
c) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
d) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
3. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại:
a) Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý công chức phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Quyết định bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
4. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan quản lý công chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu. Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
5. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.
1. Việc từ chức đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
2. Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;
b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Công chức chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc quyết định cho từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
3. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
4. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm theo quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 42 Nghị định này thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đế công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là công chức):
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác;
c) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.
Việc đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
3. Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
4. Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức.
5. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức.
6. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
7. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
8. Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
9. Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
10. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
11. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.
12. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển đội ngũ công chức; phân công, phân cấp quản lý công chức và biên chế công chức; phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chính sách đối với người có tài năng; tiêu chuẩn chức danh và tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
3. Quy định ngạch và mã ngạch công chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức danh, tiêu chuẩn các ngạch công chức; cơ cấu ngạch công chức, quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, quy chế đánh giá công chức; chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức; trang phục đối với công chức.
5. Quản lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngạch công chức và số lượng vị trí việc làm.
6. Chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trên ngạch chuyên viên chính và tương đương, từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng ngân hàng đề thi nâng ngạch công chức; giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương đương, từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương của các cơ quan quản lý công chức; bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương trước thời hạn đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
7. Hướng dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức.
8. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
9. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
2. Tổ chức việc tuyển dụng và phân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định nội dung thi tuyển, xét tuyển sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với công chức thuộc ngành, lĩnh vực đặc thù trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành; phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch đối với các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
8. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
9. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
10. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê công chức theo quy định.
11. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
2. Tổ chức việc tuyển dụng và phân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
5. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
7. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê công chức theo quy định.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức.
2. Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.
3. Thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phân công, phân cấp; đề xuất với cơ quan quản lý công chức đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức theo quy định.
4. Đánh giá công chức theo quy định.
5. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
6. Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
7. Thống kê và báo cáo cơ quan quản lý công chức cấp trên về tình hình đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
2. Bãi bỏ các văn bản sau:
a) Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP .
b) Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP .
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 24/2010/ND-CP |
Hanoi, March 15, 2010 |
PROVIDING FOR THE RECRUITMENT, EMPLOYMENT AND MANAGEMENT OF CIVIL SERVANTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Cadres and Civil Servants;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for the recruitment, employment and management of civil servants.
Article 2. Subjects of application This Decree applies to:
1. Civil servants defined in the Government's Decree No. 06/2010/ND-CP of January 25, 2010, defining civil servants.
2. Civil servant-managing agencies, including:
a/ The Communist Party of Vietnam's competent bodies, socio-political organizations:
b/ Party Committees of provinces or centrally run cities:
c/ The President Office, the National Assembly Office, the State Audit;
d/The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy;
e/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Ministers, which are public non-business units;
f/ The People's Committees of provinces or centrally run cities.
Section 1. GROUNDS, CONDITIONS AND COMPETENCE FOR RECRUITMENT OF CIVIL SERVANTS
Article 3. Grounds for recruitment of civil servants
1. Recruitment of civil servants must be based on work requirements, working positions and payroll quotas of civil servant-employing agencies.
2. Civil servant-employing agencies shall identify and describe working positions, report them to civil servant-managing bodies for approval, serving as grounds for the recruitment of civil servants.
3. Annually, civil servant-employing agencies shall draw up plans on the recruitment of civil servants, report them to civil servant-managing bodies for approval and organize the recruitment according to this Decree.
Article 4. Conditions for civil servant recruitment registration
The conditions for civil servant recruitment registration comply with Clause I. Article 36 of the Law on Cadres and Civil Servants. Civil servant-employing agencies shall set other conditions required by working positions under recruitment as provided at Point g. Clause 1. Article 36 of the Law on Cadres and Civil Servants and report them to civil servant-managing bodies for approval before the recruitment.
Article 5. Priority in the recruitment of civil servants
1. Priority persons and marks in civil servant recruitment exams or tests:
a/Armed Forces Heroes and Heroines. Labor Heroes and Heroines, war invalids and persons enjoying policies like war invalids: 30 marks will be added to their total recruitment exam or test marks:
b/ Ethnic minority people, army officers, police officers, professional army men. demobilized cipher officers, children of war fallen heroes, children of war invalids, children of diseased army men. children of persons enjoying policies like war invalids, children of revolutionary activists before the general uprisings (from August 19. 1945 backward), children of resistance war activists affected with toxic chemicals, children of Armed Force Heroes and Heroines, children of Labor Heroes and Heroines: 20 marks will be added to their total recruitment exam or test marks.
c/ Persons who have fulfilled their military duties or termed services in the people's public security force, members of youth volunteers teams, members of young intellectual volunteers' teams participating in rural and mountainous development for full 24 or more months who have fulfilled their tasks: 10 marks will be added to then total recruitment exam or test marks.
2. If a recruitment candidate falls into more than one priority category stipulated in ( lause I of this Article, only the highest priority mark will be added to his/her recruitment exam result as stipulated in Clause 3. Article 10 of this Decree or recruitment test result as stipulated in Clause 4. Article 13 of this Decree.
Article 6. Competence to recruit civil servants
1. Agencies competent to recruit civil servants include:
a/ Agencies defined in Article 39 of the Law on Cadres and Civil Servants:
b/ Agencies, organizations and units decentralized to recruit civil servants as provided in Article 39 of the Law on Cadres and Civil Servants, which are assigned payroll quotas and operation funds and have their own seals and bank accounts.
2. Based on the number of persons registering for recruitment, heads of agencies with recruitment competence shall decide to form a Recruitment Exam Council, when recruitment exams are organized, or a Recruitment Test Council, when recruitment tests are organized (below referred collectively to as the Recruitment Council).
3. In case no Recruitment Council is not set up. the organization and personnel section of the agency with recruitment competence shall assist the agency head in organizing the recruitment: meanwhile, upon organization of the recruitment, assisting sections must still be set up under Point a. Clause 2. Article 7 of this Decree.
Article 7. Civil Servant Recruitment Councils
1. A Civil Servant Recruitment Council is composed of 5 or 7 members, including:
a/ Its Chairman being the head or deputy head of the concerned agency with competence to recruit civil servants:
b/ Its Vice-Chairman being the head of the organization and personnel section of the concerned agency with competence to recruit civil servants:
c/ Its secretary being a member of the organization and personnel section of the agency with competence to recruit civil servants:
d/ Other members being representatives of a number of concerned professional sections.
2. The Recruitment Council shall work on the principle of collectivism and decision by majority vote, and has the following tasks and powers:
a/ To set up assisting sections, including an exam question board, an exam invigilation board, an examination papers" detachable head board, and an examination paper-marking board for cases in which recruitment exams are organized or a test control board for cases in which recruitment tests arc organized, and an exam result- checking board:
b/ To collect recruitment participation fees and use them according to regulations:
c/ To organize exam paper marking:
d/ Within 15 days after the exam paper marking is completed, the Recruitment Council shall report to the head of the agency competent lo recruit civil servants on recruitment exam or test results for consideration and decision to recognize exam or test results:
e/ To settle complaints and denunciations in the course of organizing recruitment exams or recruitment consideration.
Section 2. CIVIL SERVANT RECRUITMENT EXAMS
Article 8. Exam subjects and forms
1. General knowledge subject: 1 written exam on the political system and the organizational apparatuses of the Party, the State and sociopolitical organizations: on public administration; the Party's line and policies and the State's law on the sector and domain under recruitment.
2. Specialized professional subject: I writing exam and 1 multiple-choice answer exam on the specialized profession as required by each working position.
For working positions requiring foreign language or information technology as professional skills, the specialized professional exam subject will be foreign language or information technology. The head of the agency with competence to recruit civil servants will decide on the form and contents of the specialized professional exam subject being foreign language or information technology which meet the requirements of the working position under recruitment. For this case, recruitment candidates are not required to take an exam in foreign language as provided for in Clause 3 or in office information technology stipulated in Clause 4 of this Article.
3.Foreign language subject: 1 writing or oral exam in English. Russian. French, German. Chinese or another foreign language required by the working position, which will be decided by the head of the agency with competence to recruit civil servants.
For working positions requiring ethnic minority languages, the foreign language exam subject will be replaced by the ethnic minority language subject. The head of the agency with competence to recruit civil servants will decide on the form and contents of the ethnic minority language exam subject.
4. Office computer skills subject: an exam in practice on the computer or 1 written multiple- choice exam as required by the working position, which will be decided by the head of the agency with competence to recruit civil servants.
Article 9. Conditions for exemption from some exam subjects
Civil servant recruitment registrants may be exempt from a number of exam subjects in the civil servant recruitment exams as follows:
1. The foreign language subject in case the specialized professional exam subject is not foreign language if one of the following conditions is met:
a/ They possess a graduate or postgraduate degree in foreign language:
b/ They possess a graduate or postgraduate degree in*a foreign country or awarded by a training institution in Vietnam which provides training in a foreign language.
2. The office computer skills subject, if they possess an intermediate- or higher-level information technology degree.
1. An exam paper is marked according to a 100-mark scale.
2. Marks for exam subjects will be calculated as follows:
a/The general knowledge subject: coefficient 1;
b/ The specialized professional subject: For written exam papers, coefficient 2: multiple-choice answer exam papers, coefficient I;
c/ The foreign language, ethnic minority language and office information technology subjects, coefficient I but not included in the total exam marks.
3. The recruitment exam result is the total marks of the general knowledge exam subject and the specialized professional subject calculated under Clause 2 of this Article, which are added by the priority marks stipulated in Article 5 of this Decree.
Article 11. Identification of persons who pass civil servant recruitment exams
1. Persons who pass civil servant recruitment exams must fully satisfy the following conditions:
a/ Taking all exam subjects:
b/ Obtaining at least 50 marks for each exam subject:
c/ Obtaining a higher recruitment exam result in a descending order within the recruitment quota for each working position.
2. In case two or more persons have equal exam results for a working position under recruitment, the person who gets a higher mark in the specialized professional exam subject will pass the exams: if the marks of the specialized professional exam papers are equal, the person who gets a higher mark in the specialized professional multiple-choice answer exam papers will be the winner: if it is still unable to identify the person who passes the exams, the head of the agency with competence to recruit civil servants will decide on the winner.
3. Persons who fail civil servant recruitment exams are not entitled to reserve their exam results for subsequent recruitment exams.
Section 3. CIVIL SERVANT RECRUITMENT TESTS
Article 12. Contents of civil servant recruitment tests
I. Study results of recruitment candidates.
2. Interviews on professional qualifications of recruitment candidates.
1. The academic mark shall he determined to be the average of the marks of all subjects throughout the recruitment candidate's academic process at the professional level required by the working position under recruitment, which is converted according to a 100-mark scale and coefficient 2.
2. The graduation mark shall be determined to be the average of the graduation marks of all graduation exam subjects or the mark of the graduation dissertation paper of the recruitment candidate, which is converted according to a 100-mark scale and coefficient I.
3. The interview mark shall be calculated according to a 100-mark scale and coefficient I.
4. The test result is the total of the academic mark, graduation mark and interview mark, which are calculated under Clauses 1. 2 and 3 of this Article, and the priority marks stipulated in Article 5 of this Decree.
5. In case a recruitment candidate's training degree is higher than the training degree required by the working position under recruitment, the agency competent to recruit civil servants shall base itself on the academic results in his/her file and the professional interview mark to calculate his/her mark under Clauses I. 2 and 3 of this Article.
Article 14. Identification of winners in civil servant recruitment tests
I. Winners in civil servant recruitment tests must fully meet the following conditions:
a/ Their academic mark, graduation mark and interview mark must be 50 or higher:
b/ Their test results are higher in a descending order within the recruitment quota of each working position.
2. In case two or more persons obtain equal test results for a working position under recruitment, the winner will be the person with a higher academic mark: if their academic marks are equal, the winner will be the person with a higher graduation mark: if it is still unable to identify the winner, the head of the agency competent to recruit civil servants will decide on the winner.
3. Persons who fail civil servant recruitment tests are not entitled to reserve their test results for subsequent recruitment tests.
Section 4. CIVIL SERVANT RECRUITMENT ORDER AND PROCEDURES
Article 15. Recruitment announcement and receipt of recruitment participation files
1. Agencies competent to recruit civil servants shall publicly announce in the mass media and on their own websites and post up at their offices recruitment criteria, conditions and quotas, the time and places for receipt of recruitment registrants' files.
2. The duration for receipt of recruitment registrants' files must be at least 30 days, counting from the date of announcement of the recruitment in the mass media.
3. Within 7 days before a recruitment exam or test is organized, the agency competent to recruit civil servants shall make a list of persons qualified for recruitment participation and publicly post it at its office.
Article 16. Organization of recruitment
I. When the time limit for receipt of recruitment registrants' tiles expires, the head of the agency competent to recruit civil servants shall decide on the setting up of a Recruitment Council to organize the recruitment. If no Recruitment Council is set up. the head of the agency competent to recruit civil servants shall assign the organization and personnel section to perform the task.
2. The Ministry of Home Affairs shall promulgate a Regulation on organization of civil servant recruitment exams and tests.
Article 17. Announcement of recruitment results
1.. Within 15 days after receiving the Recruitment Council's report on recruitment exam or test results, the agency competent to recruit civil servants shall post up the recruitment exam or test results and a tentative list of winners at their office and on its website; and send notices of recruitment exam or test results to recruitment candidates according to their registered addresses.
2. Within 15 days after the public posting of recruitment exam or test results, recruitment participants may file written requests for reexamination of recruitment exam or test results. The head of the agency competent lo recruit civil servants shall organize a marking for reexamination within 15 days after the expiry of the time limit for receipt of re-examination requests specified in this Clause.
3. After implementing Clauses I and 2 of this Article, the head of the agency competent to recruit civil servants shall report on the recruitment results to the civil servant-managing body for approval and send written notices of recognition of recruitment winners to recruitment candidates according to their registered addresses, which must clearly indicate the time lor them to receive the recruitment decisions.
Article 18. lime limit for issuance of recruitment decisions and job taking
1. Based on the notices of recognition of recruitment winners mentioned in Clause 3. Article 17 of this Decree, the head of the agency competent to recruit civil servants shall issue recruitment decisions.
2. Within 30 days after the issuance of recruitment decisions, persons recruited lo be civil servants must go to the agency to take their jobs, unless another time limit is indicated in the recruitment decisions. If they cannot come to take their jobs for plausible reasons, they shall send a written request for extension thereof before the expiry of the time limit to the agency competent to recruit civil servants. The extension duration must not exceed 30 days after the expiry of the job-taking time limit specified in this Clause.
3. If persons recruited to be civil servants do not come to take their jobs after the time limit defined in Clause 2 of this Article, the agency competent to recruit civil servants shall issue decisions to annul the recruitment decisions.
Article 19. Special cases in recruitment
1. Based on civil servant recruitment participation registration conditions defined in Clause I. Article 36 of the Law on Cadres and Civil Servants and work requirements, the heads of civil servant- managing bodies may consider non-exam admission for the following special cases:
a/ Persons who are the first in graduation exams at domestic universities:
b/ Persons who are graduates or postgraduates with distinction or high distinction at overseas universities:
c/ Persons possessing a university or higher degree and at least five years' working experience in the sector or domain under recruitment, who can immediately meet the requirements of the working positions under recruitment.
2. If a person recruited to be a civil servant under this Decree has a working duration with compulsory social insurance payment, has not yet received a lump-sum social insurance allowance and is arranged to a job relevant to his/her training discipline or previous profession, his/her working duration with compulsory social insurance payment will be used as a basis for his/her wage payment according to a salary rank and grade suitable to the working position he/ she has been recruited to. and his/her working duration with compulsory social insurance payment will be aggregated.
3. When accepting persons defined in Clause 1 of this Article and arranging people defined in Clause 2 of this Article to appropriate salary ranks and grades, the head of the civil servant-managing body shall obtain the consent of the Ministry of Home Affairs, for state agencies, or the Central Organization Commission, for agencies of the Communist Party of Vietnam and socio- political organizations.
1. Persons recruited to be civil servants shall implement the probation regime to acquaint themselves with the working environment and practice jobs of the working positions to which they have been recruited.
2. The probation time is prescribed as follows:
a/ 12 months for persons recruited to be civil servants of type (':
b/ 6 months for persons recruited to be civil servants of type I):
c/ Persons recruited to be reserve civil servants before January I. 2010. under the Ordinance on Government Officials and Employees will shift to work under the probation regime. The duration they have worked as reserve civil servants will be counted in their probation duration:
d/ The maternity leave under the social insurance regime and the absence duration due to sickness, detention, custody or work suspension under law may not be counted in the probation duration.
3. Probation contents:
a/ Thoroughly studying the Law on Cadres and Civil Servants, obligations of civil servants and things not to be done by civil servants: thoroughly studying the organizational structure, functions, tasks and powers of the employing agency, organization or unit and its internal rules and working regulations, and the responsibilities and tasks of the working positions to which they have been recruited.
b/ Improving their professional knowledge and skills as required by the working positions under recruitment:
c/ Practicing the handling and performance of jobs of the working positions under recruitment.
4. Probation is not required for those whose working duration with compulsory social insurance payment is equal to or longer than the probation duration specified in Clause 2 of this Article.
Article 21. Probation supervision
Civil servant-employing agencies shall:
1. Guide probationers to firmly grasp and practice jobs as required by the probation contents specified in Clause 3. Article 20 of this Decree.
2. Within 7 working days after a civil servant come to take his/her job. the head of the civil servant-employing agency shall appoint a civil servant of the same or higher rank who has professional capabilities and experience to supervise the probationer. Each civil servant shall supervise only one probationer at a time.
Article 22. Regimes and policies applicable to probationers and supervisors
1. While on probation, a probationer is entitled to 85% of the grade-1 salary of the rank under recruitment: a probationer who holds a master degree relevant to the recruitment requirements is entitled to 85% of the grade-2 salary of the rank under recruitment: a probationer who holds a doctorate degree relevant to the recruitment requirements is entitled to 85% of the grade 3-salary of the rank under recruitment. They are also entitled to allowances under law.
2. A probationer is entitled to 1009? of the salary grade and allowances of the rank under recruitment corresponding to his/her training degree defined in Clause I of this Article in the following cases:
a/ Working in a mountainous, border, island, deep-lying, remote or ethnic minority region, or an area with exceptionally difficult socioeconomic conditions:
b/ Working in a dangerous or hazardous sector or occupation:
c/ Having fulfilled the military service or term service in the people's public security force, being an army officer, professional army man. demobilized cipher officer, member of a youth volunteers' team, member of a young intellectual volunteers" team who has participated in rural and mountainous development for lull 24 or more months and fulfilled his/her tasks.
3. The probation duration may not he counted
in the time for salary upgrading consideration.
4. Civil servants assigned lo supervise probationers arc entitled to a responsibility allowance equal to 0.3 of the minimum wage level while supervising the probationers.
Article 23. Appointment of persons who accomplish the probation regime into civil servant ranks
1. At the end of his/her probation time, a probationer shall report the probation results in writing while his/her probation supervisor shall give remarks and assess the probation results in writing, and send them to the civil servant-employing agency.
2. The head of the civil servant-employing agency shall assess the political quality, morality and work performance of the probationer. If the probationer meets the requirements of the rank under probation, he/she will propose in writing the civil servant-managing body to issue a decision on appointment and salary payment for the recruited civil servant.
Article 24. Cancellation of recruitment decisions for probationers
1. A recruitment decision shall be cancelled when the probationer fails to accomplish his/her tasks or is disciplined with reprimand or a more severe punishment during his/her probation time
2. The head of the civil servant-employing agency shall propose the civil servant-managing body to issue a written decision cancelling the recruitment decision for cases defined in Clause I of this Article.
3. A probationer whose recruitment decision is cancelled shall be provided by his/her employing agency one month's wage, relevant allowances and travel Tare to his/her place of residence.
Section 6. CONSIDERATION FOR UPGRADING OF COMMUNE-LEVEL C AD RES AND CIVIL SERVANTS TO DISTRICT- OR HIGHER-LEVEL CIVIL SERVANTS
Article 25. Upgrading conditions and criteria
Commune-level cadres defined in Clause 2. Article 61 of the Law on Cadres and Civil Servants, when no longer holding their positions for a given term, and commune-level civil servants defined in Clause 3. Article 61 of the Law on Cadres and Civil Servants may be considered for upgrading to district- or higher-level civil servants if they fully meet the following conditions and criteria:
1. The civil servant- employing agency needs to recruit civil servants according to the civil servant rank structure suitable to the working positions under recruitment.
2. They fully satisfy the professional standards of the civil rank corresponding to each working position.
3. They have worked as commune-level cadres or civil servants for full 60 or more months. If their working duration is interrupted and they have not yet received a lump-sum compulsory social insurance allowance, such working duration will be aggregated.
4. They possess good political and moral quality and have fulfilled their responsibilities and assigned tasks.
5. They are not being examined for disciplining, are not serving a disciplining decision of a competent body or are not being examined for penal liability, are not serving or have completely served a court's criminal judgment or decision but have not yet enjoyed criminal record remission, are not being subject to the administrative measure of confinement to a medical treatment establishment, an education camp or a reformatory.
Article 26. Competence to consider upgrading of commune-level cadres and civil servants to district- or higher-level civil servants
Heads of civil servant-managing bodies defined in Clause 2. Article 1 of this Decree may consider upgrading of commune-level cadres and civil servants to district- or higher-level civil servants who work in agencies, organizations or units under their respective management.
Section I. WORK ARRANGEMENT AND ASSIGNMENT AND CIVIL SERVANT RANK SHIFT
Article 27. Work arrangement and assignment
1. Heads of civil servant-employing agencies shall arrange and assign work, examine the work performance by civil servants, provide necessary conditions for civil servants to perform their tasks and apply regimes and policies to civil servants.
2. Work arrangement or assignment to civil servants must ensure conformity between their assigned powers and tasks and their appointed titles, positions and ranks.
3. Civil servants assigned to work in positions subject to periodical shift shall comply with law.
Article 28. Civil servant rank shift
1. Civil servant rank shift shall be effected when civil servants change their working positions or have to change their working positions as required when their current civil servant ranks fail to meet the requirements of the civil servant ranks of their new working positions.
2. Civil servants in rank shift must satisfy the professional standards of their new ranks.
3. Heads of civil servant-employing agencies shall base on the provisions of Article 43 of the Law on Cadres and Civil Servants to propose civil servant-managing bodies to decide on rank shift.
4. Rank shift must not be carried out in combination with rank promotion or salary raise.
Section 2. CIVIL SERVANT RANK PROMOTION
Article 29. Grounds, principles, standards and conditions for civil servant rank promotion
1 Civil servant rank promotion must be based on working positions, conform to the civil servant structures of civil servant-employing agencies and be conducted via rank promotion examinations according to regulations.
2. The principle of competition in rank promotion examinations will apply to civil servants in the same civil servant- managing agency.
3. Civil servants may register for rank promotion examinations when they fully meet the following criteria and conditions:
a/ Having well fulfilled their tasks within three latest consecutive years: possessing good political and ethical quality; not being serving a discipline or being informed of disciplining consideration by a competent body;
b/ Having professional qualifications and capabilities to undertake the working positions corresponding to the civil servant rank higher than their current rank in the same professional sector;
c/ Meeting diploma, certificate and other requirements on professional standards of the civil servant rank they have registered for examinations.
4. The agency managing civil servants shall make a list of civil servants fully meeting the criteria and conditions for rank promotion examination registration, send a report to the rank promotion examination-organizing agency defined in Article 30 of this Decree and take responsibility for the criteria and conditions of civil servants participating in rank promotion examinations.
For examinations for the promotion to the senior official or equivalent rank, the agency managing civil servants shall send a examination registration file of each civil servant to the rank promotion examination-organizing agency for appraisal and management.
Article 30. Division of tasks of organizing civil servant rank promotion examinations
1. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for organizing examinations for the promotion of the official or equivalent rank to the principal official or equivalent rank and of the principal official or equivalent rank to the senior official or equivalent rank in state agencies and state non-business units.
2. The Organization Commission of the Party
Central Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examinations for the promotion of the official or equivalent rank to the principal official or equivalent rank and of the principal official or equivalent rank to the senior official or equivalent rank in agencies and non-business units of the Communist Party of Vietnam and in sociopolitical organizations.
3. The civil servant-managing bodies defined in Clause 2, Article 1 of this Decree shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examinations for the promotion of the employee rank to the technician or equivalent rank; and of the employee, technician or equivalent rank to the official or equivalent ranks for civil servants under their respective management.
4. In March every year, based on the provisions of Article 29 of this Decree, state agencies shall draw up rank promotion plans for every civil servant rank and send them to the Ministry of Home Affairs; competent bodies of the Communist Party of Vietnam, while socio- political organizations shall draw up rank promotion plans for every civil servant rank and send them to the Organization Commission of the Party Central Committee and concurrently to the Ministry of Home Affairs for unified implementation.
5. The Ministry of Home Affairs shall guide in detail forms of rank promotion examinations, contents of exam subjects, exam questions, mark scales and regulations on the organization of rank promotion examinations.
Article 31. Tasks and powers of civil servant rank promotion examination- organizing agencies
Heads of civil servant rank promotion examination-organizing agencies defined in Article 30 of this Decree have the following tasks and powers:
1. To work out plans for organization of civil servant rank promotion examinations;
2. To decide on civil servant rank promotion examination quotas suitable to the number of working positions and the structure of civil servants;
3. To decide on a list of civil servants fully meeting the criteria and conditions for participation in rank promotion examinations;
4. To set up a Civil Servant Rank Promotion Examination Council;
5. To recognize results of civil servant rank promotion examinations and notify them to agencies managing civil servants;
6. To inspect and supervise the examination organization by the Civil Servant Rank Promotion Examination Council.
Article 32. Civil Servant Rank Promotion Examination Councils
1. A Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall be set up by the head of the agency organizing civil servant rank promotion examinations. It is composed of 5 or 7 members, including its chairman and secretary as well as other members.
2. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall work on the principle of collectivism and decision by vote of majority, and has the following tasks and powers:
a/ To announce the plan, time, regulations, forms, contents, time and places for examinations;
b/ To form assisting sections, including an examination question board, an examination invigilation board, an exam papers' detachable head board, an exam paper- marking board and an examination appeal board;
c/ To organize the collection and use of examination fees according to regulations;
d/ To organize the exam paper marking and examination appeal handling according to regulations;
e/To summarize and report to the head of the rank promotion examination- organizing agency on results of rank promotion examinations;
f/ To settle complaints and denunciations in the process of examination organization.
Article 33. Identification of persons who pass civil servant rank promotion examinations
1. To pass rank promotion examinations civil
servants must satisfy the following conditions:
a/ Sitting examinations of all prescribed exam subjects;
b/ Getting a mark of 50 or higher for each exam paper, which is marked on a 100-mark scale;
c/ When meeting the conditions prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, the person passing rank promotion examinations is the one who get a higher mark in a descending order within the rank promotion quota associated with the working position in the agency managing civil servants;
d/ If many persons get equal total marks for the last rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the head of the rank promotion examination- organizing agency shall exchange opinions in writing with the civil servant-managing agency in order to decide on the last winner in the rank promotion quota.
2.In case the number of examination passers defined in Clause 1 of this Article is lower than the rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the civil servant rank promotion examination-organizing agency may not further organize rank promotion examinations for this quota.
3. Civil servants who fail rank promotion examinations under Clause 1 of this Article are not entitled to reserve their rank promotion examination results for subsequent rank promotion examinations.
Article 34. Notification of exam results and appointment to civil servant ranks
1. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall notify the civil servant-managing agency of examination marks of civil servants sitting the rank promotion examinations.
2. Within 15 days after the notification of examination marks, civil servants may file their written requests for re-examination of their examination results with the Civil Servant Rank Promotion Examination Council. The Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall organize the re-marking of appealed examination papers and announce the results within 15 days from the date of expiry of the time limit for receipt of re-examination requests specified in this Clause.
3. Within 15 days after the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article are completely implemented, the Civil Servant Rank Promotion Examination Council shall report examination results and the list of civil servants passing the examinations to the head of the agency assigned to organize civil servant rank promotion examinations for approval.
If many persons get equal total marks for the last rank promotion quota of the civil servant-managing agency, the Civil Servant Rank
Promotion Examination Council shall make a separate list of these persons for determining winners under Point d. Clause 1. Article 33 of this Decree.
4. Within 15 days after the provisions of Clause 3 of this Article are completely implemented, the head of the rank promotion examination-organizing agency shall decide on the rank promotion examination results and the list of examination passers, notifying them to the agency managing the civil servants who sit the examinations.
5. Within 15 days after receiving the list of persons who pass the rank promotion examinations, the head of the civil servant-managing agency shall issue decisions to appoint them to civil servant ranks and arrange their wages according to regulations.
With regard to the promotion to the senior official or equivalent rank, based on the rank promotion examination results, the Ministry of Home Affairs shall issue decisions to appoint them to set ranks and arrange their wages according to regulations.
Section 3. TRANSFER, ROTATION AND SECONDMENT OF CIVIL SERVANTS
Article 35. Transfer of civil servants
The transfer of civil servants shall be carried out in the following cases:
1. As required by specific tasks;
2. Shift of working positions according to law;
3. According to the planning and plans on the employment of civil servants within an agency, organization or units and among agencies, organizations and units under decisions of competent agencies.
Article 36. Rotation of civil servants
1. The rotation of civil servants shall be effected only for civil servants holding leading or managerial positions and planned for higher leading or managerial positions.
2. Cases of rotation:
a/ According to task requirements and civil servant employment planning and plans of agencies, organizations or units;
b/ Rotation between the central and local administrations, between sectors or domains according to planning, aiming to further train and retrain leading and managerial civil sen-ants.
Article 37. Secondment of civil servants
1. The secondment of civil servants shall be
effected in the following cases:
a/ As required by unexpected, urgent tasks:
b/ For performing work only within a given period of time.
2. The civil servant secondment time limit must not exceed 3 years. For a number of peculiar sectors or domains, the secondment time limit complies with the provisions of specialized law.
3. Seconded civil servants are subject to task assignment, job arrangement, performance assessment and inspection by agencies, organizations or units to which they are seconded and still remain in the payrolls of the seconding agencies, organizations or units. Civil servant-seconding agencies, organizations and units shall arrange appropriate jobs for these civil servants after the secondment period, pay salaries to them and ensure their other interests.
Article 38. Competence, order and procedures for transfer, rotation and secondment of civil servants
1. Heads of agencies, organizations or units assigned or decentralized to manage civil servants may decide on the transfer, rotation and secondment of civil servants.
2. The order and procedures for transferring, rotating and seconding civil servants comply with laws as well as regulations of competent civil servant-managing bodies.
Article 39. Regimes and policies applicable to transferred, rotated or seconded civil servants
1. In case civil servants are transferred or rotated to other working positions unsuitable to their current ranks, they shall be shifted to new ranks as provided in Article 29 of this Decree and resign from their current leading or managerial positions on the date the transfer or rotation decisions are issued.
2. In case leading or managerial civil servants are transferred to other working positions and enjoy a position-based allowance lower than their current position-based allowance, they are entitled to the current position allowance for 6 months.
3. In case civil servants are rotated to other working positions and enjoy a position-base allowance lower than their current position-based allowance, they are entitled to the current position allowances during the rotation period.
4. Civil servants seconded to work in mountainous, border, island, deep-lying, remote, ethnic minority areas or areas with particularly difficult socio-economic conditions are entitled to incentive regimes and policies provided for by law.
Section 4. APPOINTMENT, REAPPOINTMENT, RESIGNATION, RELIEF OF DUTY OF CIVIL SERVANTS
Article 40. Appointment of civil servants to leadership or managerial posts
1. Criteria and conditions for appointment of leading or managerial civil servants:
a/ Satisfying the criteria and conditions of the posts or titles of appointment according to regulations of competent agencies;
b/ Having adequate personal records already verified by competent agencies, having a written declaration of assets according to regulations;
c/ Being in the prescribed group of age eligible for appointment;
d/ Being physically fit for fulfilling assigned tasks and responsibilities;
e/ Not being banned from holding certain posts as provided for by law.
2. The term of each appointment is 5 years,
except cases of appointment prescribed by
specialized laws or competent agencies.
Article 41. Re-appointment of leading or managerial civil servants
1. Civil servant-managing bodies may reappoint or not re-appoint leading or managerial civil servants at the end of the appointment term defined in Clause 2. Article 40 of this Decree.
2. The criteria and conditions for reappointment of a leading or managerial civil servant:
a/ Having fulfilled the tasks in the period of holding the leading or managerial post;
b/ Meeting the standards of the leading or managerial post he/she is holding at the time of consideration for re-appointment;
c/ Being physically fit for fulfilling assigned tasks and responsibilities;
d/ Not being banned from holding certain posts as provided for by law.
3. Re-appointment consideration time:
a/ At least 90 days before the expiry of the appointment duration, the civil servant-managing agency shall conduct the reappointment process for decision or report to a competent agency for consideration and decision on re-appointment or non-reappointment of a leading or managerial civil servant;
b/ A decision on the re-appointment of a leading or managerial civil servant must be issued at least one working day before the expiry date of the appointment duration.
4. For a leading or managerial civil servant who is re-appointed upon the expiry of his/her appointment duration but still has less than 5 working years before reaching the retirement age. the appointment duration will be counted to the time they reach the prescribed retirement age. If he/she still has less than 2 working years before reaching the retirement age, his/her managing agency may consider and decide to extend his/ her duration of holding the leading or managerial post till he/she reaches the retirement age, if he/ she fully meets the prescribed criteria and conditions. A decision on the extension of the leading or managerial post-holding duration must be issued at least one working day before the expiry of the appointment duration.
5. For a leading or managerial civil servant who, upon the expiry of his/her appointment duration, fails to meet the re-appointment criteria and conditions, the competent agency shall arrange or assign another job to him/her.
Article 42. Resignation and relief of duty of civil servants
1. The resignation of a civil servant shall be effected in the following cases:
a/ The civil servant volunteers and takes the initiative in applying for resignation in order to pass his/her their leading or managerial post to another;
b/ The civil servant realizes that he/she is not fully qualified in physical strength, capability and prestige for the fulfillment of his/her assigned responsibilities;
c/ The civil servant realizes that the errors or shortcomings of his/her agency, organization or unit or his/her subordinates are related to his/her responsibilities;
d/The civil servant aspires to resign for other personal reasons.
2. The relief of duty of a civil servant shall be effected in the following cases:
a/. Being transferred or rotated to. arranged or assigned with, another job but not concurrently holding the former post;
b/ Being physically unfit for continued leadership or management work:
c/ Failing to fulfill his/her tasks or breaching the Party's disciplines or the State's law but not to the extent of being disciplined by dismissal;
d/ Lacking capability and prestige for work;
e/ Breaching a competent body's regulations on the internal political protection.
3. A civil servant who seeks permission to resign or relieve of his/her duty shall, pending a decision of competent authorities, continue performing his/her assigned tasks and responsibilities. After refraining from holding a leadership or managerial post due to resignation or relief of duty, he/she will be placed by the head of his/her employing agency into jobs suitable to the task requirements of his/her agency, organization or unit and his/her qualifications and capabilities.
Article 43. Competence, order and procedures for appointment, re-appointment, resignation and relief of duty of civil servants
1. Heads of agencies, organizations or units assigned or decentralized to manage civil servants shall decide on the appointment, reappointment, resignation or relief of duty of civil servants.
2. The order and procedures for the appointment, re-appointment, resignation or relief of duty of civil servants comply with law and regulations of competent civil servant-managing bodies.
Article 44. Regimes and policies applicable to resigning or relieved-of duty civil servants
1. Leading or managerial civil servants who apply for permission to resign under Points a and b Clause 1. Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the resignation decision is issued.
2. Leading or managerial civil servants who apply for permission to resign under Points c and d, Clause 1. Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the resignation decision is issued.
3. Leading or managerial civil servants who are relieved of duty due to their poor health as provided for at Point b. Clause 2, Article 42 of this Decree, are entitled to reserve their current position allowance for 6 months after the decision on his/her relief of duty is issued.
4. Leading or managerial civil servants, who are relieved of duty under provisions of Points c, d and e. Clause 2, Article 42 of this Decree, shall refrain from enjoy their position-based allowances after the decisions on relief of duty are issued.
Section 5. CIVIL SERVANT EVALUATION ORDER AND PROCEDURES
Article 45. Annual civil servant evaluation order and procedures
1. For heads of agencies, organizations or units:
a/ Civil servants shall themselves evaluate their work performance against their assigned tasks and comment on their strengths and weaknesses in work;
b/ The collective of civil servants of civil servant-managing agencies shall meet to contribute their comments. Such comments shall be recorded in a minutes to be adopted at the meeting.
c/ Heads of the immediate superior managing agencies shall evaluate and categorize civil servants, then notify civil servants after consulting the minutes on comments of the collectives of the places where the leading or managerial civil servants work.
2. For deputy-heads and civil servants who do not hold leading or managerial positions (below referred collectively to as civil servants):
a/ The civil servants shall themselves evaluate their work performance against their assigned tasks;
b/ Heads of the employing agencies shall give comments on the civil servants' self-evaluation results and evaluate their strengths and weaknesses in work;
c/ The collective of civil servants of the employing agencies shall meet to give their comments, which shall be recorded in minutes to be adopted at the meetings;
d/ Heads of the employing agencies shall make conclusions and decide on the categorization of their civil servants at annual civil servant evaluation meetings.
Article 46. Order and procedures for the evaluation of civil servants prior to appointment, re-appointment, planning, transfer, training, retraining and at the end of the rotation or secondment period
The evaluation of civil servants prior to appointment, re-appointment, planning, transfer, training, retraining and at the end of the rotation or secondment period shall be made by the heads of the agencies, organizations or units employing those civil servants according to the order of and procedures for the appointment, re-appointment, planning, transfer, rotation or secondment of civil servants.
Article 47. Contents of civil servant management
1. Promulgating legal documents on civil servants.
2. Working out plans and plannings on civil servants.
3. Prescribing civil servant ranks, titles and codes; describing and providing for civil servant working positions and structures.
4. Determining civil servant payrolls and the management thereof.
5. Conducting civil servant recruitment and employment.
6. Implementing training and retraining regimes for civil servants.
7. Implementing wage and preferential regimes and policies towards civil servants.
8. Carrying out the commendation and disciplining of civil servants.
9. Implementing job discontinuation and retirement regimes towards civil servants.
10. Implementing the regimes of reporting, making statistics on. and management of files, on civil servants.
11. Inspecting and examining the enforcement of the law on civil servants.
12. Directing and organizing the settlement of complaints and denunciations related to civil servants.
Article 48. Tasks and powers of the Ministry of Home Affairs
The Ministry of Home Affairs is answerable to the Government for the performance of the state management of civil servants, having the following tasks and powers:
1. To draft laws and ordinances on civil servants for submission by the Government to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
2. To formulate and submit to the Government or the Prime Minister for approval strategies, plans, planning and programs on the development of the civil servant contingent; to assign or decentralize the management of civil servants and civil servant payrolls; to work out strategies and plans on the training and fostering of civil servant contingent, wage and other incentive policies and regimes for civil servants, policies towards talented civil servants, title criteria and recruitment of civil servants to leading or managerial posts in state administrative agencies; the appointment, reappointment, transfer, rotation, secondment, resignation, relief of duty, commendation, disciplining, job discontinuation and retirement of civil servants.
3. To prescribe civil servant ranks and rank codes; to promulgate and guide, inspect the implementation of civil servant titles, rank criteria, rank structure, recruitment examination regulations, civil servant rank promotion examination regulations, internal rules on recruitment examinations and rank promotion examinations, civil servant evaluation regulations: programs on retraining based on civil servant rank standards, programs on training and retraining based on standards of leading and managerial posts.
4. To provide for the compilation and management of civil servant files; civil servant numbers; codes of state administrative agencies; civil servant's cards and card wearing; and civil servant uniforms.
5. To manage the quantity, quality and structures of civil servant ranks and quantity of working positions.
6. To assume the prime responsibility for organizing examinations for the promotion of civil servants from the official or equivalent rank to the principal official or equivalent rank and from the principal official or rank to the senior official or equivalent rank in state agencies and state-owned non-business units; to assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries or ministerial-level agencies in, forming a bank of civil servant rank promotion examination questions; to supervise and inspect the organization of the promotion of civil servants from the employee rank to the technician or equivalent rank and from the employee, technician and equivalent ranks to the official or equivalent rank by civil servant-managing bodies; to appoint, arrange salaries and raise salaries ahead of time for senior officials and civil servants of equivalent ranks.
7. To guide and organize the making of statistics on the civil servant contingent nationwide; to establish and manage the national data on the civil servant contingent.
8. To guide and organize the implementation of the regime of reporting on civil servant management.
9. To inspect and check the enforcement of the law on civil servants.
10. To settle complaints and denunciations related to civil servants according to decentralization and the law on complaints and denunciations.
Article 49. Tasks and powers of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
1. To manage the quantity, criteria, recruitment and employment of civil servants under their management as assigned or decentralized; to regularly raise wages and extra-seniority allowances for civil servants of senior official and equivalent ranks; to conduct rank appointment, arrange salaries, raise salaries and extra-seniority allowances for civil servants of principal official and equivalent or lower ranks.
2. To organize recruitment and to assign, decentralize the recruitment, employment, training and retraining of civil servants under their management.
3. To manage civil servant working positions and payrolls according to assignment or decentralization and under law.
4. To decide on recruitment examination and test contents after they are appraised by the Ministry of Home Affairs; to manage the programs on refresher training in professional knowledge and skills of the sectors or domains under their management.
5. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Home Affairs and concerned agencies in, formulating regimes and policies towards civil servants of their particular sectors or domains for submission to the Government and the Prime Minister.
6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, in setting professional standards of civil servant ranks in their sectors or domains for the Ministry's agreement on the promulgation thereof, to coordinate with the Ministry in organizing examinations for the promotion of civil servant ranks in their sectors or domains.
7. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Home Affairs in. organizing examinations for the promotion from the employee rank to the technician or equivalent rank; from the employee, technician and equivalent ranks to the official and equivalent rank for civil servants under their management.
8. To organize the application of wage regimes and other incentive regimes and policies towards civil servants under their management.
9. To commend and discipline civil servants or propose competent authorities to commend or discipline them according to regulations.
10. To make statistics and statistical reports on civil servants according to regulations.
11. To guide, inspect and examine the enforcement of laws towards civil servants under their management.
12. To settle complaints and denunciations according to decentralization and the law on complaints and denunciations.
Article 50. Tasks and powers of provincial-level People's Committees
1. To manage the quantity, criteria.
recruitment and employment of civil servants under their management as assigned1 or decentralized; to regularly raise wage grades and extra-seniority allowances for civil servants of senior official or equivalent rank; to effect rank appointment, wage arrangement, wage and extra-seniority allowance raising for civil servants of principal official and equivalent or lower ranks.
2. To organize the recruitment and assign or decentralize the recruitment, employment, training and retraining of civil servant under their management.
3. To manage civil servant working positions and payrolls according to decentralization and law.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in. organizing examinations for the promotion of civil servants from the employee rank to the technician or equivalent rank and from the employee, technician or equivalent rank to the official or equivalent rank for civil servants under their management.
To apply the wage regime and other incentive regimes and policies towards civil servants under their management.
6. To commend and discipline civil servants according to their competence or propose competent authorities to commend or discipline them according to regulations.
7. To make statistics and statistical reports on civil servants according to regulations.
8. To inspect and examine the enforcement of laws towards civil servants under their management.
9. To settle complaints and denunciations according to decentralization and the law on complaints and denunciations.
Article 51. Tasks and powers of civil servant-employing agencies
1. To apply state regimes and policies to civil servants.
2. To arrange and assign tasks to civil servants and inspect their task performance.
3. To recruit civil servants as assigned or decentralized; to propose civil servant-managing agencies to conduct evaluation, appointment, reappointment, resignation, relief of duty, rank promotion, transfer, rotation, secondment, training and retraining of civil servants according to regulations.
4. To evaluate civil servants according to regulations.
5. To commend and discipline civil servants according to their competence or propose competent authorities to commend or discipline them according to regulations.
6. To compile and archive personal files of civil servants under their management according to regulations.
7. To send statistical reports to superior civil servant- managing agencies on the contingent of civil servants under their management according to regulations.
8. To settle complaints and denunciations according to regulations.
Article 52. The regime of reporting on civil servant management
1. Agencies managing civil servants shall report on the civil servant management under Article 68 of the Law on Cadres and Civil Servants.
2. The Ministry of Home Affairs shall detail and organize the implementation of the regime of reporting on civil servant management.
Article 53. Application of the Decree to other subjects
The recruitment, employment and management of persons recruited and appointed under assigned payroll quotas to work in sociopolitical- professional organizations, social organizations and socio-professional organizations are also governed by this Decree.
1. This Decree takes effect on May 1, 2010.
2. To annul the following documents:
a/ The Government's Decree No. 115/2003/ ND-CP of October 10, 2003. on the reserve civil servant regime, and Decree No. 08/2007/ND-CP of January 15, 2007, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 115/2003/ND-CP;
b/ The Government's Decree No. 117/2003/ ND-CP of October 10, 2003, on the recruitment, employment and management of cadres and civil servants in state agencies, and Decree No. 09/ 2007/ND-CP of January 15,2007, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 117/2003/ND-CP.
Article 55. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |