Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt
Số hiệu: | 222/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2014 |
Ngày công báo: | 14/01/2014 | Số công báo: | Từ số 105 đến số 106 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cuối năm 2013 vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quản lý việc giao dịch bằng tiền mặt, theo đó từ 1/3/2014 việc giao dịch bằng tiền mặt sẽ bị hạn chế trong rất nhiều lĩnh vực:
- Các giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán, và các giao dịch đã đăng ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán không được thanh toán bằng tiền mặt.
- Các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN không được thanh toán bằng tiền mặt; việc cho vay giữa các DN không phải là tổ chức tín dụng cũng không được sử dụng tiền mặt.
- Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của NHNN.
- Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước chỉ được thanh toán bằng tiền mặt trong những trường hợp được Bộ Tài chính hoặc NHNN cho phép.
Bộ Tài chính và NHNN sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt,
Nghị định này quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của Nghị định này gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
3. Dịch vụ tiền mặt là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến tiền mặt.
4. Tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5. Tổ chức sử dụng vốn nhà nước là tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
1. Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về kế hoạch rút tiền mặt và việc khách hàng thông báo trước khi rút tiền mặt với số lượng lớn.
2. Các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thực hiện việc đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 4, Điều 7 và Điều 9 của Nghị định này.
2. Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Làm đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền phục vụ triển khai thực hiện Nghị định này.
1. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo công tác tuyên truyền và triển khai tới các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nghị định này.
2. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện Nghị định trong lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình, gửi Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 222/2013/ND-CP |
Hanoi, December 31, 2013 |
DECREE
ON CASH PAYMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State bank of Vietnam;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on credit institutions;
At the proposal of the Governor of the State bank of Vietnam;
The Government promulgates Decree on cash payment,
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the cash payment and state management on cash payment in a few of payment transactions on Vietnam’s territory.
Article 2. Subjects of application
Subjects of application of this Decree include: The State bank of Vietnam (hereinafter abbreviated to the State bank), credit institutions, foreign banks’ branches, State Treasuries and organizations and individuals related to the cash payment.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Cash means paper money, metal money issued by the State bank.
2. Cash payment means the cash use of organizations and individuals in order to directly pay or perform other obligations of payment in the payment transactions.
3. Cash service mean activity of the State bank, credit institutions, foreign banks’ branches, State Treasuries in order to provide for clients involving remittance and withdrawal of cash or other services involving cash.
4. Organizations using funding from state budget mean estimate units, units using state budget, agencies and organizations being supported funding from state budget, investors, the management board of projects under capital sources of state budget.
5. Organizations using state capital mean organizations using credit capital guaranteed by State, credit capital for development investment of State and other investment capital of State.
Chapter 2.
CASH PAYMENT FOR SOME PAYMENT TRANSACTIONS
Article 4. Organizations using funding from the State budget and organizations using state capital
1. Organizations using funding from the State budget do not perform cash payment in transactions, except for some cases allowed to perform cash payment as prescribed by the Ministry of Finance.
2. Organizations using state capital do not perform cash payment in transactions, except for some cases allowed to perform cash payment as prescribed by the State bank.
Article 5. Securities transactions
1. Organizations and individuals do not perform cash payment in securities transactions on the Stock Exchange.
2. Organizations and individuals do not perform cash payment in securities transactions registered and made depository at Center of securities depository not through the transaction system of the Stock Exchange.
Article 6. Financial transactions of enterprises
1. Enterprises do not perform cash payment in transactions of capital contribution and purchase, sale, transfer of the capital parts contributed into enterprises.
2. Enterprises not being credit institutions do not use cash when borrowing and providing loans with each other.
Article 7. Disbursement of the loaning capital
Credit institutions, foreign banks’ branches may perform disbursement of the loaning capital for clients in cash in accordance with regulations of the State bank.
Article 8. Agreements and registrations about need of cash withdrawal
1. Credit institutions, foreign banks’ branches may agree with clients about plan of cash withdrawal and notification by clients before performing cash withdrawal with big quantity.
2. Units transacting with State Treasuries and wishing to perform cash withdrawal at State Treasuries may perform registration as prescribed by the Ministry of Finance.
Article 9. Charge for cash services
1. The State bank shall define the charges for cash service to its clients.
2. Credit institutions, foreign banks’ branches may define the charges for cash services to their clients and publicly list charges as prescribed by law.
Chapter 3.
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES AND RELEVANT PARTIES
Article 10. Responsibilities of the State bank
1. Guide implementation of Clause 2 Article 4, Article 7 and Article 9 of this Decree.
2. Do as focal agencies to coordinate with relevant Ministries, sectors and agencies in guiding, monitoring, urging, inspecting implementation of this Decree; annually, sum up situations and report them to the Prime Minister.
3. Do as focal agencies to coordinate with the Ministry of Information and Communications in formulating and performing plan on information and propagation in serve of implementation of this Decree.
Article 11. Responsibilities of the Ministry of Finance
Guide implementation of Clause 1 Article 4, Article 5, Article 6 and Clause 2 Article 8 of this Decree.
Article 12. Responsibilities of relevant Ministries, sectors and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
1. The relevant Ministries and sectors and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall, within their functions and tasks, direct the propagation and deploy to organizations, individuals, agencies, affiliated units in strictly complying with provisions of this Decree.
2. Relevant Ministries and sectors, and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall monitor, sum up and report annually about situation of implementation of this Decree in their fields and management scope, send them to the State bank for summing up and reporting to the Prime Minister.
Chapter 4.
IMPLEMENTATION PRVISIONS
Article 13. Effect
1. This Decree takes effect on March 01, 2014.
2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 161/2006/ND-CP dated December 28, 2006, providing for cash payment.
Article 14. Responsibilities of implementation
The Governor of the State bank of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairmen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực