Chương III Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Quyền liên quan
Số hiệu: | 22/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2018 |
Ngày công báo: | 06/03/2018 | Số công báo: | Từ số 423 đến số 424 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sử dụng bản ghi âm với mục đích thương mại phải trả tiền
Ngày 23/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan.
Theo đó, Nghị định quy định rõ về việc khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình như sau:
- Tổ chức, cá nhân nào sử dụng bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 33 Luật SHTT đều phải trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả tự thỏa thuận về việc thu tiền nhuận bút và tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả ủy quyền có trách nhiệm xây dựng danh mục hội viên, tác phẩm và chịu trách nhiệm khi ký hợp đồng với tổ chức đại diện nhận ủy quyền.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả nhận ủy quyền chỉ có trách nhiệm đàm phán thu tiền nhuận bút theo danh mục hội viên, tác phẩm được quy định tại hợp đồng ủy quyền.
Nghị định 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.
2. Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử, viễn thông và các hình thức tương tự khác.
3. Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.
1. Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin.
2. Việc trích dẫn hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin.
b) Phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
Bản sao tạm thời quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật sở hữu trí tuệ là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức.
1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.
2. Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.
3. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng.
4. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng theo quy định tại Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.
1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.
Article 29. Rights of performers
1. The right to direct reproduction of performances which have been fixed on phonograms or video recordings according to the provisions of Point b, Clause 3, Article 29 of the Intellectual Property Law means the right of owner of performance in the making or authorized making of other copies from these phonograms or video recordings.
2. The right to direct reproduction of performances which have been fixed on phonograms or video recordings according to the provisions of Point b, Clause 3, Article 29 of the Intellectual Property Law means the right of owner of performance in the making or authorized making of other copies from sources other than these phonograms and video recordings, such as broadcasts, websites, services of relevant post and telecommunications networks and similar media.
3. The right to public communication by other modes of unfixed performances specified at Point c, Clause 3, Article 29 of the Intellectual Property Law means the right of owner of public distribution to exclusive or authorized making of unfixed performances by whatever technical modes other than transmission.
Article 30. Reasonable recitation of performances, phonograms and video recordings, broadcasts
1. Reasonable recitation for informatory purpose specified at Point c, Clause 1, Article 32 of the Intellectual Property Law means the use of quotations for merely informatory purpose.
2. The reasonable recitation prescribed in Clause 2 of this Article and must satisfy the following conditions
a) Recited parts aim only to introduce, comment or clarify some matters in the supplied information;
b) The parts recited from performances, phonograms, video recordings or broadcasts are not prejudicial to the rights of performers, the rights of producers of phonograms or video recordings, the rights of broadcasting organizations to their performances, phonograms, video recordings or broadcasts used for recitation; and are suitable to the nature and characteristics of performances, phonograms, video recordings or broadcasts used for recitation.
Article 31. Provisional copies
Provisional copies specified at Point d, Clause 1, Article 32 of the Intellectual Property Law means copies fixed for a definite term by broadcasting organizations with their instruments and equipment to serve their own coming-up broadcasting sessions. In special cases, such copies shall be stored at an official archive center.
Article 32. Use of phonograms and video recordings
1. Direct use of phonograms or video recordings already published for commercial purposes in making broadcasts which are sponsored, advertised or charged in whatever form specified at Point a, Clause 1, Article 33 of the Intellectual Property Law means the transmission by broadcasting organizations of such phonograms or video recordings by wire or wireless means, including the transmission by satellites or in digital environment.
2. Indirect use of phonograms or video recordings already published for commercial purposes in making broadcasts which are sponsored, advertised or charged in whatever form specified at Point a, Clause 1, Article 33 of the Intellectual Property Law means the relay or retransmission of transmitted broadcasts; or putting of broadcasts in digital environment on air.
3. Use of phonograms or video recordings already published in business or commercial activities specified at Clause 2, Article 33 of the Intellectual Property Law means the direct or indirect use by organizations or individuals of published phonograms or video recordings in restaurants, hotels, shops and department stores; in establishments providing karaoke, post, telecommunications or digital environment services; in tourist, aviation, and mass transit activities.
4. When phonograms or video recordings are used as specified in Article 33 of the Intellectual Property Law, performers shall enjoy remunerations on the basis of agreements made with producers or in the course of producing such phonograms or video recordings.
1. Owners of broadcasts specified in Clause 3, Article 44 of the Intellectual Property Law means broadcasting organizations which invest their finance and material-technical facilities in broadcasting activities, unless otherwise agreed.
2. When using works, phonograms or video recordings for the production of broadcasts, broadcasting organizations shall have to perform obligations toward copyright holders and related rights holders according to the provisions of law.
3. Entities that relay, re-broadcast or transmit via telecommunications or electronic communication networks or in any technical media broadcasts of other broadcasting organizations under Points a and b, Clause 1, Article 31 of the Intellectual Property Law shall comply with relevant agreements and laws. Any modification, mutilation or supplementation of broadcasts of other broadcasting organizations for re-broadcasting or transmission via telecommunications or electric communication networks or in any technical media must be agreed by owners of such broadcasts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực