Chương II Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Quyền tác giả
Số hiệu: | 22/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2018 |
Ngày công báo: | 06/03/2018 | Số công báo: | Từ số 423 đến số 424 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sử dụng bản ghi âm với mục đích thương mại phải trả tiền
Ngày 23/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan.
Theo đó, Nghị định quy định rõ về việc khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình như sau:
- Tổ chức, cá nhân nào sử dụng bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 33 Luật SHTT đều phải trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả tự thỏa thuận về việc thu tiền nhuận bút và tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả ủy quyền có trách nhiệm xây dựng danh mục hội viên, tác phẩm và chịu trách nhiệm khi ký hợp đồng với tổ chức đại diện nhận ủy quyền.
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả nhận ủy quyền chỉ có trách nhiệm đàm phán thu tiền nhuận bút theo danh mục hội viên, tác phẩm được quy định tại hợp đồng ủy quyền.
Nghị định 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ.
Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
1. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
2. Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
5. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.
1. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
2. Tác phẩm điện ảnh được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
5. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.
1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
1. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.
b) Công trình kiến trúc.
2. Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.
1. Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.
2. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
3. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
4. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
5. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
6. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
1. Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
2. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.
Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.
2. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41 và điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định
1. Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là đại diện Nhà nước - chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
Article 6. Authors and joint authors
1. Author means a person who personally creates part of or the entire literary, artistic or scientific works.
2. Joint authors means persons who jointly create part of or the entire literary, artistic or scientific works.
3. Any person who renders supports, give comments or supply documents to others to create works shall not be recognized as author or joint author.
Article 7. Works presented in other characters
A work presented in other characters specified at Point a, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in Braille for the blind, shorthand signs and other similar signs instead of written languages, which can be reproduced or copied in different forms by interested parties.
Article 8. Copyright of lectures, addresses and other sermons
1. Lectures, addresses and other sermons specified at Point b, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law constitute a type of work presented in spoken languages and required to be fixed in certain material forms.
2. In case an author fixes his/her lectures, addresses and other sermons in the form of phonogram or video recording, he/she is entitled to copyright to such lectures, addresses and sermons and, at the same time, hold rights to such phonograms or video recordings according to Clause 2, Article 44 of the Intellectual Property Law.
Press works prescribed in Point c Clause 1 Article 14 of the Intellectual Property Law means those with independent contents and completed structure, which take the following forms: reports, quick notes, news reports, interviews, features, investigative stories, commentaries, editorials, treatise, memoirs or other forms, which are published or transmitted on the print, phonogram, visual or online media or other media.
Musical works specified at Point d, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in the form of musical notes in musical pieces or other musical characters or fixed in phonograms and video recordings, with or without lyrics, regardless of whether they are performed or not.
Article 11. Copyright on dramatic works
1. Dramatic works specified at Point dd, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works of various performing arts, including: traditional operetta (cheo), classical drama (tuong), reformed opera (cai luong), puppetry, play, folk drama, drama, opera, circus, comedy, variety shows and other theatrical genres.
2. Dramatic works are created by authors prescribed in Clause 1 Article 21 of the Intellectual Property Law.
3. The author is entitled to moral rights prescribed in Article 19 and economic rights prescribed in Article 20 of the Intellectual Property Law.
4. An author not also the copyright owner is entitled to moral rights prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 19 of the Intellectual Property Law; an copyright owner is entitled to the rights prescribed in Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Intellectual Property Law.
5. The author and any entity providing financial aid, technical facilities to create the work may reach arrangements repair of the work.
Article 12. Copyright on cinematographic works
1. Cinematographic works and works created by a process analogous to cinematography specified at Point e, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works each viewed in movement, with or without soundtracks, and other means according to cinematographic language. Static images taken from a cinematographic work shall be regarded as part of such cinematographic work.
2. Cinematographic works are created by authors prescribed in Clause 1 Article 21 of the Intellectual Property Law.
3. The author is entitled to moral rights prescribed in Article 19 and economic rights prescribed in Article 20 of the Intellectual Property Law.
4. An author not also the copyright owner is entitled to moral rights prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 19 of the Intellectual Property Law; an copyright owner is entitled to the rights prescribed in Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Intellectual Property Law.
5. The author and any entity providing financial aid, technical facilities to create the work may reach arrangements repair of the work.
Article 13. Plasticart works and works of applied art
1. Plasticart works specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, such as works of finearts, graphic arts, sculpture, installation arts and similar forms of presentation, which are available in unique copies. Particularly, a work of graphic art may be presented in as many as 50 copies which are ordinarily numbered and bear the author’s signature.
2. Works of applied arts specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, having useful features associated with useful objects, and being produced by hand or by machines, such as: graphic designs (expression of logo, identification system and packaging labels), fashion designs, product designs, interior design and decoration.
Article 14. Photographic works
Photographic works specified at Point h, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works showing images of the objective world on photosensitive materials or other media on which images are created or can be created by chemical, electronic or other technical methods. Photographic works may whether or not have captions.
Article 15. Copyright on architectural works
1. Architectural works specified at Point i, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works of architectural type, including:
a) architectural design drawings of facilities or complex of facilities, interior and landscapes.
b) architectural facilities.
2. The author is entitled to moral rights prescribed in Article 19 and economic rights prescribed in Article 20 of the Intellectual Property Law.
3. An author not also the copyright owner is entitled to moral rights prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 19 of the Intellectual Property Law; an copyright owner is entitled to the rights prescribed in Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Intellectual Property Law.
4. The author and any entity providing financial aid, technical facilities to create the work may reach arrangements repair of the work.
Article 16. Sketches, plans, maps and drawings
Sketches, plans, maps and drawings specified at Point k, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law include sketches, plans, maps and drawings related to topography, and various types of scientific and architectural works.
Article 17. Copyright on computer programs
1. The author is entitled to moral rights prescribed in Article 19 and economic rights prescribed in Article 20 of the Intellectual Property Law.
2. An author not also the copyright owner is entitled to moral rights prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 19 of the Intellectual Property Law; an copyright owner is entitled to the rights prescribed in Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Intellectual Property Law.
3. The author and any entity providing financial aid, technical facilities to create the computer programs may reach arrangements repair or upgrade of the computer programs.
4. Any entity that has the lawful use right to a copy of a computer program may make one back-up copy for replacement in case the copy currently in use is lost, damaged or unusable.
Article 18. Folklore and folk art works
1. Folklore and folk art works specified at Point a Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law are types of verbal art.
2. Folk literary and artistic works defined at Points b and c, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law, which are works in different genres of the art of performance such as classical drama (tuong), traditional operetta (cheo), reformed opera (cai luong), puppetry, theme song, music melody; dance, performance, folk game, village festival, and folk ritual.
3. Folklore and folk art works specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law shall be protected regardless of their fixation.
4. The use of folklore and folk art works specified in Clause 2, Article 23 of the Intellectual Property Law means the research into, collection, performance and introduction of true values of such folklore and folk art works.
5. Reference to sources of folklore and folk art works mentioned in Clause 2, Article 23 of the Intellectual Property Law means the indication of origin, geographical areas inhabited by population communities where such folklore and folk art works are created.
Article 19. Subject matters not covered by copyright protection
1. News of the day as mere items of press information specified in Clause 1, Article 15 of the Intellectual Property Law means daily news briefs which are merely of informatory nature and contain no creative elements.
2. Administrative documents specified in Clause 2, Article 15 of the Intellectual Property Law include documents issued by state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, and people’s armed forces units.
1. The right to title works is provided for in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law. This right shall not apply to works translated from one language into another.
2. The right to publish works or authorize other persons to publish works provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author or copyright owner of a work or another individual or organization authorized by the author or copyright owner to make a work available to the public in a sufficient amount of copies to satisfy the reasonable demand of the public, depending on the nature of the work. Publication of a work does not mean the performance of a dramatic, cinematographic or musical work; public recitation of a literary work; broadcasting of a literary or artistic work; exhibition of a plastic work; or construction of structures based on an architectural work.
3. The right to protect the integrity of works and to prevent other persons from modifying or mutilating works provided for in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author of a work to prevent other persons from modifying or multilating his/her work without his/her consent.
1. The right to perform works before the public provided for at Point b, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright owners or their authorized persons to perform works either directly or through phonograms or video recordings or with whatever technical devices accessible by the public. Public performance of works means performance of works any place accessible to the public.
2. The right to reproduce works provided at Point c, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means exclusive rights under copyright which are performed by copyright owners or their authorized persons to make copies of works by any means or in any form, including electronic ones.
3. The right to distribute original works or copies thereof provided for at Point d, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright owners or their authorized persons in whatever forms or with the assistance of whatever technical devices accessible by the public to sell, lease or otherwise assign their original works or copies thereof.
4. The right to communicate works to the public by wire or wireless means, electronic information networks or any other technical means provided for at Point dd, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to make their works or copies thereof available to the public, in such a way that members of the public may access such works from a place and at a time they themselves select.
5. The right to lease original cinematographic works and computer programs or copies thereof provided for at Point e, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright owners or their authorized persons to lease their works for use within a definite term.
6. The right to lease works shall not apply to computer programs which do not themselves constitute principal subject matters for lease, such as computer programs conducive to the normal operation of means of transport as well as other machines and technical devices.
Article 22. Reproduction of works
1. Duplication of works by their authors provided for at Point a, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall apply to the case of noncommercial scientific research or teaching by individuals.
2. Reprographic reproduction of works by libraries for archival and research purpose provided for at Point dd, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law means reproduction of no more than one copy of a work. Libraries must not reproduce and distribute copies of works, including digital copies, to the public.
Article 23. Reasonable recitation
Reasonable recitation of a work by a person without misrepresenting the author’s views for commentary or illustrative purpose in his/her work as provided for at Point b, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law must satisfy the following conditions:
1. The recited parts aim merely to introduce, comment or clarify matters touched upon in his/her work.
2. The number and essence of parts recited from the work used for recitation are not prejudicial to the copyright to such work and suitable to the nature and characteristics of the type of work used for recitation.
Article 24. Term of protection granted to copyright of posthumous work
The term of protection of moral rights specified in Clause 3, Article 19 and economic rights specified in Article 20 of the Intellectual Property Law for a posthumous work is fifty years as from the date of first publication.
Copyright owners defined in Article 36 of the Intellectual Property Law include:
1. Vietnamese organizations and individuals.
2. Foreign organizations and individuals that have works created and expressed in whatever material forms in Vietnam.
3. Foreign organizations and individuals that have works first published in Vietnam.
4. Foreign organizations and individuals that have works protected in Vietnam under international conventions to which Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 26. Transfer of rights to anonymous works
The exercise of rights to anonymous works specified in Clause 2, Article 41, and Point a, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law is specified as follows:
1. Entities managing anonymous works may transfer rights to such works to others and are entitled to remuneration from such transfer.
2. Entities that are transferred rights under Clause 1 of this Article are entitled to rights of owners until work authors are identified.
Article 27. Use of works under the state ownership
1. A body placing an order, assigning duty or entering into a contract with an author of work funded by state budget shall be representative of state as well as copyright owner of the work.
2. Users of works owned by the state, which are specified in Clause 1 of this Article, must obtain consent of the copyright owner and respect the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
3. Users of works owned by the state, which are specified in Point b and Point c Clause 1 Article 42 of the Intellectual Property Law, must respect the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
4. When a regulatory body or entity detects acts of infringement upon copyright prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the regulatory body or entity is entitled to request the competent authority to take actions as per the law.
Article 28. Use of works belonging to the public
1. Users of works belonging to the public, which are specified in Article 43 of the Intellectual Property Law, must respect the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
2. When detecting acts of infringing upon the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law to works for which the term of protection has expired, state agencies, organizations and individuals that have related rights and obligations may request persons committing acts of infringement to stop such acts, make public apology or correction, and pay damages; may lodge complaints or denunciations or request competent state agencies to handle such acts.
3. Socio-political professional organizations, socio-professional organizations, designated collective representative may request competent state agencies to protect the moral rights to works of their members for which the term of protection has expired.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực