Nghị định 202/2013/NĐ-CP quản lý phân bón
Số hiệu: | 202/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2014 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/09/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.
- Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
2. Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó:
a) Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
b) Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
c) Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
3. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
b) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân bón vô cơ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón vô cơ;
c) Quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ;
d) Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón vô cơ;
đ) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về phân bón vô cơ; thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón vô cơ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón vô cơ;
e) Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón vô cơ;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ.
Trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định này; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác;
b) Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác;
c) Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác;
d) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón trong lĩnh vực phân bón;
đ) Thực hiện khuyến nông, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn việc sử dụng phân bón;
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón hữu cơ và phân bón khác; đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón hữu cơ và phân bón khác; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sử dụng phân bón; về sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, công nhận phòng kiểm nghiệm, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, kinh doanh phân bón; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn;
c) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc địa bàn quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp, các quy định về sản xuất phân bón tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy về phân bón theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
d) Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 (hai) năm; lưu hồ sơ kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 06 (sáu) tháng kể từ khi lấy mẫu;
đ) Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn phân bón, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
e) Thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;
g) Báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hàng năm; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về các hoạt động liên quan đến phân bón. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu báo cáo và thời gian cụ thể gửi báo cáo đối với phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu báo cáo và thời gian cụ thể gửi báo cáo đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì báo cáo được gửi đến Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón
a) Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón được quy định tại Điều 15 Nghị định này. Trong quá trình kinh doanh nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này sẽ bị đình chỉ có thời hạn kinh doanh phân bón cho đến khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định;
b) Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng phân bón theo quy định nhằm duy trì chất lượng phân bón do mình kinh doanh;
c) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
d) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về kinh doanh phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
a) Tuân thủ các điều kiện về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón.
2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng.
3. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh rõ về nguồn gốc nơi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
5. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón.
6. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp quy, các dấu hiệu gian lận khác về chất lượng phân bón.
7. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng phân bón so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng phân bón, về nguồn gốc và xuất xứ phân bón.
9. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của phân bón đối với con người và môi trường.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý nhà nước để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực phân bón.
1. Quản lý phân bón phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
4. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ tại Khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép sản xuất phân bón gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;
b) Địa điểm sản xuất phân bón;
c) Loại hình, công suất, chủng loại, danh mục phân bón sản xuất;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng.
2. Giấy phép được điều chỉnh trong trường hợp:
a) Thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;
b) Thay đổi về công suất, chủng loại phân bón, tên phân bón; phân bón bị loại bỏ trên thị trường.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón
a) Đơn đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón (nêu rõ lý do) theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ xác nhận nội dung thay đổi và tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện sản xuất quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Quy định này áp dụng đối với trường hợp điều chỉnh Giấy phép;
c) Giấy phép sản xuất phân bón (trừ trường hợp Giấy phép bị mất hoặc bị thất lạc).
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn và mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn và mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh.
1. Các trường hợp phải thu hồi
a) Không đảm bảo các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy phép;
c) Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp phép;
d) Tổ chức, cá nhân không tiến hành sản xuất phân bón trong thời gian 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việc thu hồi Giấy phép đã cấp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy phép hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Bộ Công thương cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì Bộ Công thương là cơ quan chủ trì nhận hồ sơ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồng vận chuyển phân bón.
4. Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phân bón riêng, đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian kinh doanh. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có kho chứa thì phải có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón.
5. Có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
6. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
8. Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa kinh doanh phân bón vô cơ, vừa kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác thì phải thực hiện các điều kiện kinh doanh tại Điều này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón được xuất khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu;
c) Phân bón xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón vô cơ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón vô cơ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1. Phân bón thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
2. Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng quy định tại Khoản 1 Điều này, khi sản xuất hoặc nhập khẩu trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
3. Bộ Công thương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón vô cơ; quy định việc công bố hợp quy đối với phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhập khẩu; tổng hợp và công bố danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác; quy định việc công bố hợp quy đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác sản xuất trong nước và nhập khẩu; tổng hợp và công bố danh sách phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy; quy định hạn mức sản xuất, nhập khẩu loại phân bón để khảo nghiệm quy định tại Khoản 2 Điều này.
a) Việc lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm chất lượng phải do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
c) Đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.
a) Việc kiểm nghiệm chất lượng phân bón để đánh giá hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước phải do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định thực hiện;
b) Các chỉ tiêu chất lượng được phân tích theo phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng;
c) Đối với chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia thì thực hiện theo phương pháp thử do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất hoặc nhập khẩu đối với các chỉ tiêu chất lượng.
3. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về: Công nhận, chỉ định và quản lý hoạt động của các phòng kiểm nghiệm; quy định dung sai của phép thử cho từng chỉ tiêu chất lượng; quy định giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm nghiệm chất lượng sự sai khác về kết quả kiểm nghiệm chất lượng giữa các phòng kiểm nghiệm hoặc các tổ chức chứng nhận chất lượng được chỉ định và việc chỉ định phòng kiểm nghiệm kiểm chứng chất lượng phân bón vô cơ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về: Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý hoạt động người lấy mẫu đối với phân bón; công nhận, chỉ định và quản lý hoạt động của các phòng kiểm nghiệm; quy định dung sai của phép thử cho từng chỉ tiêu chất lượng; quy định giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm nghiệm chất lượng sự sai khác về kết quả kiểm nghiệm chất lượng giữa các phòng kiểm nghiệm hoặc các tổ chức chứng nhận chất lượng được chỉ định và việc chỉ định phòng kiểm nghiệm kiểm chứng chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tự tổ chức khảo nghiệm hoặc hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy phạm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.
2. Phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về khảo nghiệm phân bón; ban hành quy phạm khảo nghiệm phân bón.
1. Tên của phân bón phải phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hóa.
2. Không được đặt tên phân bón: Vi phạm đạo đức xã hội; chỉ gồm các chữ số; trùng hoặc tương tự tới mức có khả năng gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hóa phân bón đã được đăng ký; gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón.
1. Trong vòng 02 (hai) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh quy định tại Nghị định này phải bổ sung đủ điều kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân không bổ sung đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón phải tạm dừng hoạt động cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.
2. Đối với phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực, trong vòng 01 (một) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải công bố hợp quy chất lượng đối với loại phân bón đang thực hiện sản xuất, kinh doanh.
3. Đối với các loại phân bón đang khảo nghiệm trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân có phân bón hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón thực hiện khảo nghiệm để xây dựng hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn trước khi đưa vào sản xuất, kinh doanh.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 202/2013/ND-CP |
Hanoi, November 27, 2013 |
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The government promulgates a Decree on fertilizer management.
Article 1. Scope of regulation
This Decree deals with the conditions for manufacturing, selling, exporting, importing fertilizers; quality control, inspection, testing, trial, naming of fertilizers; responsibility for fertilizer management.
Article 2. Subjects of application
This Decree is applied to fertilizer manufacturers, fertilizer sellers, and other entities that involve in fertilizers in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
- In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Fertilizers are the products that provide nutrients for plants or cultivate soil.
2. Inorganic fertilizers are the fertilizers produced from minerals or chemicals, contain macronutrients, secondary nutrients, and micronutrients, and meet the requirements of National Technical Regulations, where:
a) Macronutrients include total nitrogen, effective phosphorous (P2O5) and effective potassium (K2O) in the forms that can be easily absorbed by plants;
b) Secondary nutrients include total calcium, magnesium, sulfur, SiO2hh in the forms that can be easily absorbed by plants
c) Micronutrients include boron (B), cobalt (Co), copper (Cu), iron (Fe), manganese (Mn), molybdenum (Mo), and zinc (Zn) in the forms that can be easily absorbed by plants.
3. Organic fertilizers are the fertilizers that are produced from organic sources and meet the requirements of National Technical Regulations.
4. Other fertilizers are mixtures of organic fertilizers and inorganic fertilizers, and the fertilizers that are not defined in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 4. Responsibility for fertilizer management
1. Uniform fertilizer management is organized by the government.
2. The Ministry of Industry and Trade is responsible to the government for fertilizer management.
The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant Ministries in performing the following tasks:
a) Request the government to promulgate legislative documents on fertilizer management, the strategies, plans, programs, and policies on fertilizer development, export and import of fertilizers;
b) Issue legislative documents about inorganic fertilizers defined in Clause 2 Article 3 of this Decree; establish technical standards and norms for inorganic fertilizers;
c) Manage the manufacture, sale, and quality of inorganic fertilizers;
d) Appoint and monitor the operation of laboratories in charge of testing inorganic fertilizers;
dd) Conduct scientific researches into inorganic fertilizers; collect, manage information and documents about inorganic fertilizers; seek international cooperation with regard to inorganic fertilizers;
e) Provide training and disseminate the laws on inorganic fertilizers;
g) Carry out inspections, settle disputes and denunciations; impose penalties for violations related to the export, import, manufacture, sale, and quality of inorganic fertilizers.
The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in inspecting the entities that manufacture not only inorganic fertilizers but also organic fertilizers and other fertilizers.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant Ministries in performing the following tasks:
a) Issue legislative documents about organic fertilizers and other fertilizers defined in Clause 3 and Clause 4 Article 3 of this Decree; establish technical standards and norms for organic fertilizers and other fertilizers;
b) Manage the manufacture, sale, and quality of organic fertilizers and other fertilizers;
c) Appoint and monitor the operation of laboratories in charge of testing organic fertilizers and other fertilizers;
d) Provide training for the persons in charge of fertilizer sampling and issue certificates of training;
dd) Carry out agricultural extension; disseminate knowledge, experience, and instructions on how to use fertilizers.
e) Conduct scientific researches; collect, manage information and documents about organic fertilizers and other fertilizers; provide training in the laws on organic fertilizers and other fertilizers; seek international cooperation with regard to organic fertilizers and other fertilizers;
g) Carry out inspections, settle disputes and denunciations; impose penalties for violations related to the export, import, manufacture, sale, and quality of organic fertilizers and other fertilizers.
4. Responsibilities of other Ministries:
a) The Ministry of Science and Technology shall verify and announce national standards for fertilizers, assess the technical norms for fertilizers; cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in conducting scientific research, technology transfers and application, establish national standards, technical norms, controlling the fertilizer quality, accrediting laboratories, and managing intellectual property related to fertilizers;
b) The Ministry of Planning and Investment shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating the programs, plans, and policies on manufacture and sale of fertilizers; carrying out inspections and supervision; settling complaints and denunciations; imposing penalties for violations during investment, manufacture, or sale of fertilizers;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating the programs, plans, and policies on environment protection during the manufacture, sale, quality control, and use of fertilizers.
5. Responsibilities of the People’s Committees
a) Provide instructions on how to use fertilizers effectively without polluting the environment;
b) Introduce policies on supporting the manufacture, sale, and use of fertilizers locally;
c) Disseminate knowledge about the laws, provide information about fertilizer quality for manufacturers, sellers, and users of fertilizers;
d) Carry out inspections; impose penalties for administrative violations against the laws on fertilizers committed locally;
dd) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in carrying out inspections and supervision; settling complaints and denunciations; imposing penalties for violations related to the manufacture and sale of fertilizers that are committed locally.
Article 5. Responsibilities of fertilizer manufacturers, sellers, exporters, and importers
1. Fertilizer manufacturers shall:
a) Satisfy the requirements for manufacturing fertilizers specified in Article 8 of this Decree before being eligible for the License for fertilizer manufacture; only start manufacturing fertilizers after being licensed by a competent authorities;
b) Adhere to the License for fertilizer manufacture issued, the regulations on fertilizer manufacture in this Decree and relevant laws;
c) Issue declarations of conformity of fertilizers in accordance with the laws on technical standards and norms;
d) Keep a log of the manufacture process and retain it for at least 02 years; retain documents about the test results; retain samples of ingredients and finished products for 06 months from the sampling date;
dd) Provide information about the quality on the fertilizer labels, packages, or attached documents in accordance with the laws on goods labeling;
e) Recall and treat substandard fertilizers; provide compensation for any the damage inflicted in accordance with law;
g) Make biannual and annual reports; make irregular fertilizer-related reports at the request of competent authorities
The Minister of Industry and Trade shall provide the report forms and the time for sending reports on inorganic fertilizers; the Minister of Agriculture and Rural development shall provide the report forms and the time for sending reports on organic fertilizers and other fertilizers.
Any entity that manufactures not only inorganic fertilizers but also organic fertilizers and other fertilizers shall send reports to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
h) Facilitate the inspections by competent authorities; comply relevant laws on manufacture of other goods.
2. Fertilizer sellers shall:
a) Comply with the requirements for selling fertilizers specified in Article 15 of this Decree. If any of the said requirements is not satisfied during the sale, the operation shall be suspended until all requirements are satisfied;
b) Take measures for fertilizer quality control in order to maintain the quality of the fertilizers they sell;
c) Check the origins, the labels, conformity markings, and other documents related to fertilizer quality;
d) Facilitate the inspections of by competent authorities with regard to fulfillment of requirements for selling fertilizers in this Decree and relevant laws.
3. Fertilizer exporters and importers shall:
a) Comply with the requirements for exporting and importing fertilizers specified in Article 16 and Article 17 of this Decree;
b) Comply with the regulations on goods quality in the laws on goods quality;
h) Facilitate the inspections by competent authorities; comply relevant laws on export and import of other goods.
1. Manufacturing fertilizers before obtaining a License for fertilizer manufacture.
2. Manufacturing, selling, exporting, importing fake or banned fertilizers.
3. Manufacturing, selling, exporting, importing, trading, advertising fertilizers that fail to meet the requirements of National Technical Regulations, or selling expired fertilizers.
4. Exporting, importing, selling fertilizers without legal documents proving their manufacturers, exporters, importers, or suppliers.
5. Fabricating or deliberately providing false results of testing, inspection, assessment or certification of fertilizer quality.
6. Forging or illegally using conformity marks; other frauds related to fertilizer quality.
7. Replacing, swapping, changing the composition or additives, adding impurities that reduce the fertilizer quality in comparison to the applied standards or corresponding technical norms.
8. Providing false information or running misleading advertisements with regard to fertilizer quality or origins.
9. Concealing information about the threat to safety of humans and the environment from the fertilizers.
10. Misuse of power to obstruct, harass the manufacture, sale, export, or import of fertilizers of other entities; concealment of violations against the laws on fertilizer.
Article 7. Application of laws
1. Fertilizers must be managed in accordance with this Decree and relevant laws.
2. In case the an International Agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory contains regulations that contravene this Decree, the International Agreement shall apply.
REQUIREMENTS FOR MANUFACTURING, SELLING, EXPORTING, AND IMPORTING FERTILIZERS
SECTION 1. REQUIREMENTS FOR MANUFACTURING FERTILIZERS
Article 8. Requirements for manufacturing fertilizers
1. A Certificate of Business registration, Certificate of investment, or Certificate of Business registration that includes fertilizer manufacture is issued by a competent authority.
2. The infrastructure is satisfactory, in particular:
a) The location, area, workshops, and warehouses are suitable for the manufacturing capacity;
b) The machinery, equipment, and technology process is suitable for the manufacturing capacity and categories of fertilizers;
c) A quality control system is established and maintained; standards are applied to raw materials to ensure fertilizer quality;
d) A laboratory is available, or an contract for quality control is concluded with an appointed or accredited laboratory that has been licensed for testing or analysis in accordance with the laws on goods quality;
dd) A waste treatment system that meets national standards and norms for environment is available;
e) All requirements regarding fire safety environment protection, occupational safety and hygiene according to relevant laws are satisfied.
3. Personnel:
a) The managers, technicians, and operators of the fertilizer manufacturing process are accomplished in chemistry, physics, or biology. The Technical Director or Deputy Technical Director possess bachelor’s degrees or higher;
b) The workers that directly work with fertilizers are provided with knowledge or training in fertilizers.
4. The Minister of Industry and Trade shall specify the requirements for manufacturing inorganic fertilizers mentioned in Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article. The Minister of Agriculture and Rural development shall specify the requirements for manufacturing organic fertilizers and other fertilizers mentioned in Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article.
Article 9. Application for License for fertilizer manufacture
1. An application for License for fertilizer manufacture consists of:
a) An application form;
b) A photocopy of the Certificate of Business registration, Certificate of investment, or Certificate of Business registration;
c) Documents proving the fulfillment of the requirements in Clause 2 and Clause 3 Article 8 of this Decree.
2. The Minister of Industry and Trade shall specify the documents proving the fulfillment of requirements for manufacturing inorganic fertilizers mentioned in Clause 1 of this Article. The Minister of Agriculture and Rural development shall specify the documents proving the fulfillment of requirements for manufacturing organic fertilizers and other fertilizers mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 10. Procedure for issuance of License for fertilizer manufacture
1. Every applicant for the License for fertilizer manufacture shall send a package of application to the issuing authority, whether directly or by post.
2. Within 20 working days from the day on which sufficient and valid documents are received according to Clause 1 Article 9 of this Decree, the issuing authority shall verify the application and issue the License for fertilizer manufacture if the applicant is eligible. If the application is rejected, the issuing authority shall make a written response specifying the explanation.
Article 11. Contents of License for fertilizer manufacture
1. Each License for fertilizer manufacture must specify:
a) The name and address of the head office of the fertilizer manufacturer;
b) The location of fertilizer manufacturing;
c) The categories of fertilizers and manufacturing capacity;
d) Obligations of the licensed entity.
2. The Minister of Industry and Trade shall provide the form of the License for manufacture of inorganic fertilizers, the Minister of Agriculture and Rural development shall provide the form of the License for manufacture of organic fertilizers and other fertilizers.
Article 12. Procedures for reissuing or adjusting License for fertilizer manufacture
1. The License shall be reissued if it is lost, incorrect, or damaged.
2. The License shall be adjusted when:
a) The business registration, location, operating conditions, or information about the applicant is changed;
b) The manufacturing capacity, categories, or names of fertilizers are changed, or a fertilizer is removed from the market.
3. An application for reissuance of or adjustment to the License for fertilizer manufacture consists of:
a) An application form specifying the reasons for reissuance of adjustment;
b) The documents proving the changes and the fulfillment of manufacturing requirements mentioned in Clause 2 Article 8 of this Decree. This is also applied to license adjustment;
c) The License for fertilizer manufacture (unless it is lost).
4. Within 10 working days from the day on which sufficient documents are received according to Clause 3 of this Article, the issuing authority shall verify the application and reissue or adjust the License for fertilizer manufacture. If the application is rejected, the issuing authority shall make a written response specifying the explanation.
5. The Minister of Industry and Trade shall provide the form of the application for reissuance of or adjustment to the License for manufacture of inorganic fertilizers. The Minister of Agriculture and Rural development shall provide the form of the application for reissuance of or adjustment to the License for manufacture of organic fertilizers and other fertilizers.
Article 13. Revocation of License for fertilizer manufacture
1. Cases of revocation:
a) Any of the requirements for fertilizer manufacture in Article 8 of this Decree is not satisfied;
b) The License is falsified or changed without permission;
c) False documentation or false information is provided in the application package;
d) The license holder fails to commence the manufacture of fertilizers within 06 months from the issuance date of the License;
dd) The license holder terminates the operation or goes bankrupt.
2. The License shall be revoked by the issuing authority. The entity that has their License revoked must send the License to the issuing authority within 07 days from the day on which the decision on revocation is made.
Article 14. Issuing authorities
The Minister of Industry and Trade shall issue License for manufacture of inorganic fertilizers; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue License for manufacture of organic fertilizers and other fertilizers. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in issuing licenses to the entities that manufacture not only inorganic fertilizers but also organic fertilizers and other fertilizers.
SECTION 2. REQUIREMENTS FOR SELLING, EXPORTING, AND IMPORTING FERTILIZERS
Article 15. Requirements for selling fertilizers
1. A Certificate of Business registration, Certificate of investment, or Certificate of Business registration that includes fertilizer manufacture is issued by a competent authority.
2. The store or the business location where fertilizers are displayed for sale is able to maintain their quality as prescribed by the laws on goods quality.
3. The fertilizer containers are satisfactory in terms of quality and environmental hygiene; fertilizers are transported by appropriate vehicles (whether owned or leased under contracts).
4. Fertilizers are stored in separate warehouses (whether owned or leased under contracts) where the conditions for storing fertilizers are satisfactory throughout the span of the business. In the fertilizer retail outlets where warehouses are not available, fertilizers are kept in appropriate containers.
5. Legal documents proving the manufacturers, importers, or suppliers of the fertilizers being sold are presented.
6. All requirements for fire safety, environment protection, occupational hygiene and safety are satisfied.
7. The Minister of Industry and Trade shall specify the requirements for selling inorganic fertilizers Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Article. The Minister of Agriculture and Rural development shall specify the requirements for selling organic fertilizers and other fertilizers mentioned in Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Article.
8. Any entity that manufactures not only inorganic fertilizers but also organic fertilizers and other fertilizers must satisfy the requirements mentioned in this Article and additional instructions from the Minister of Industry and Trade and the Minister of Agriculture and Rural development.
Article 16. Requirements for exporting fertilizers
1. Any entity that manufactures, sells fertilizers, and any entity that engages in activities related fertilizers may export fertilizers when all of the following requirements are satisfied:
a) A Certificate of Business registration, Certificate of investment, or Certificate of Business registration that includes fertilizer manufacture is issued by a competent authority.
b) Corresponding National Technical Regulations are complied with throughout the manufacturing process or quality control systems are established in order to ensure the quality of the products meant for export;
c) Exported fertilizers are conformable with regulations of the importing countries, contracts, international treaties, and mutual recognition agreements with regard to conformity assessments with relevant countries and territories.
2. The Minister of Industry and Trade shall specify the documents must be presented to the customs by fertilizer exporters to complete the procedure for exporting inorganic fertilizers; the Minister of Agriculture and Rural development shall specify the documents must be presented to the customs by fertilizer exporters to complete the procedure for exporting organic fertilizers and other fertilizers.
Article 17. Requirements for importing fertilizers
1. Fertilizers may be imported when all of the following requirements are satisfied:
a) A Certificate of Business registration, Certificate of investment, or Certificate of Business registration that includes fertilizer manufacture is issued by a competent authority.
b) The imported consignment has a certificate of conformity issued by an appointed certification body;
c) The labels of imported fertilizers are conformable with the laws on goods labels and the laws on goods quality; the imported fertilizers are safe for the environment.
2. The Minister of Industry and Trade shall specify the documents must be presented to the customs by fertilizer exporters to complete the procedure for importing inorganic fertilizers; the Minister of Agriculture and Rural development shall specify the documents must be presented to the customs by fertilizer exporters to complete the procedure for importing organic fertilizers and other fertilizers.
QUALITY CONTROL, TESTING, TRIAL, AND NAMING OF FERTILIZER
Article 18. Fertilizer quality control
1. The quality of fertilizers in the list of Group 2 goods shall be controlled in accordance with the laws on goods quality, technical standards and norms adopted by competent authorities, and the standards applied by manufacturers.
2. The fertilizers without corresponding technical norms for quality must bear the text “SAMPLE” or “EXPERIMENTAL PRODUCT” on their labels, and must not be sold.
3. The Ministry of Industry and Trade shall establish technical norms for quality of inorganic fertilizers; impose regulations on declaration of conformity of inorganic fertilizers, whether imported or manufactured at home; compile and announce a list of inorganic fertilizers that have declarations of conformity.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish technical norms for quality of organic fertilizers and other fertilizers; impose regulations on declaration of conformity of organic fertilizers and other fertilizers, whether imported or manufactured at home; compile and announce a list of inorganic fertilizers that have declarations of conformity; impose limits on fertilizers manufactured or imported for trial according to Clause 2 of this Article.
Article 19. Sampling and testing fertilizers
1. Sampling fertilizers
a) Fertilizers shall be sampled by the persons that possess certificates of training in fertilizer sampling;
b) The sampling method must comply with national standards or technical norms for fertilizer sampling;
c) If a fertilizer does not have corresponding national standards or technical norms for sampling, the sampling method announced by the manufacturer or importer shall be used.
2. Quality testing
a) The testing of quality of fertilizers serving conformity assessment or state management must be carried out by accredited or appointed laboratories.
b) The quality criteria must be analyzed using the methods provided in corresponding national standards or technical norms;
c) If a fertilizer does not have a testing method in any corresponding national standards or technical norms for sampling, the testing method announced by manufacturer or importer shall be used. The fertilizer importer or manufacturer must announce the methods for testing the quality criteria of the fertilizers they manufacture or import.
3. The Minister of Industry and Trade shall introduce regulations on accrediting, appointing, and managing the operation of laboratories, tolerances of the tests; settling complaints against testing results, the disparity between the quality testing results produced by different laboratories or certification bodies that are appointed, and appointment of laboratories with regard to inorganic fertilizers.
The Minister of Agriculture and Rural development shall introduce regulations on providing training issuance of certificates, and managing the persons in charge of fertilizer sampling; accrediting, appointing, and managing the operation of laboratories; tolerances of the tests; settling complaints against testing results, the disparity between the quality testing results produced by different laboratories or certification bodies that are appointed, and appointment of laboratories with regard to organic fertilizers and other fertilizers.
1. Capable entities shall conduct the trials themselves or sign contracts with capable organizations to conduct trials within their competence, and are responsible for the trial results.
2. The fertilizers that are not enumerated in the List of permissible fertilizers in Vietnam before this Decree takes effect must undergo trials before issuing declarations of conformity.
3. The Minister of Agriculture and Rural development shall introduce specific regulations on fertilizer trials.
Article 21. Naming fertilizers
1. Fertilizers must be named in accordance with current laws on goods labels.
2. The names of fertilizers must not contravene moral values, contain only numbers; coincide or confusingly approximate the names of registered fertilizers; causing confusion over the nature and effects of fertilizers.
1. Within 02 years from the effective date of this Decree, every fertilizer manufacturer or trader must satisfy all of the requirements in this Decree. Any fertilizer manufacturer or trader that fails to do so must suspend their operation until all requirements are satisfied.
2. The manufacturers and importers of the fertilizers enumerated in the List of permissible fertilizers in Vietnam before this Decree takes effect must issue declarations of conformity within 01 year from the effective date of this Decree.
3. Holders of the fertilizers under trials before this Decree takes effect must sign contracts with the organizations capable of conducting fertilizer trials to provide instructions and safety warnings before fertilizers are sold or used.
1. This Decree takes effect on February 01, 2014.
2. This Decree supersedes the Government's Decree No. 113/2003/ND-CP dated October 07, 2003 on management of manufacture and sale of fertilizers, and the Government's Decree No. 191/2007/ND-CP dated December 31, 2007 on amendments to the Decree No. 113/2003/ND-CP.
Article 24. Organization of implementation
1. The Minister of Industry and Trade and the Minister of Agriculture and Rural development shall introduce regulations and provide instructions on the implementation of the regulations of this Decree.
2. Other Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, and relevant entities are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực