Chương II: Nghị định 19/2020/NĐ-CP Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 19/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 31/03/2020 |
Ngày công báo: | 25/02/2020 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công chức vi phạm trong xử lý VPHC có thể bị buộc thôi việc
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC).
Theo đó, trong quá trình xử lý VPHC, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 31/3/2020; riêng quy định tại Chương IV về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương thức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hằng năm, khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
b) Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính;
e) Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp.
2. Phương thức kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
c) Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định;
d) Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình.
Đối với vụ việc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định này mà có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra.
Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc kiểm tra.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc kiểm tra.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc kiểm tra.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện việc kiểm tra đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ và e khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện việc kiểm tra.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Điều này.
1. Người ban hành quyết định kiểm tra có quyền:
a) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp phát hiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không đầy đủ, không thống nhất, đồng bộ, thiếu khả thi hoặc có sai trái thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý;
c) Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả, đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm:
a) Thông báo về kế hoạch, nội dung, thời gian kiểm tra; gửi kết luận kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra;
b) Kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra và sau khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về việc ban hành quyết định kiểm tra và toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
d) Ban hành kết luận kiểm tra.
1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành, trừ các trường hợp sau đây:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.
2. Đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, bao gồm:
a) Trưởng đoàn;
b) 01 Phó trưởng đoàn;
c) Các thành viên.
3. Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.
4. Thành viên của đoàn kiểm tra không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình, của vợ hoặc chồng mình là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.
1. Quyền hạn của đoàn kiểm tra:
a) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp tang vật, phương tiện vi phạm phục vụ cho công tác xác minh;
c) Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành xác minh để làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Trách nhiệm của đoàn kiểm tra:
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
b) Báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý;
c) Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
d) Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.
1. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
a) Công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra;
b) Thông báo cho đối tượng được kiểm tra về thành phần của đoàn kiểm tra;
c) Tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra;
d) Phân công công việc cụ thể cho thành viên đoàn kiểm tra;
đ) Chịu trách nhiệm trước người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
g) Lập, ký biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra;
h) Báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với người đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ kiểm tra khi kết thúc kiểm tra; trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra;
i) Thực hiện quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn kiểm tra có thể ủy quyền cho phó trưởng đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của mình.
Khi được trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn kiểm tra, người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra; thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của trưởng đoàn kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra;
b) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất;
c) Đề xuất với trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật;
d) Thực hiện quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
1. Nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính:
a) Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;
b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
c) Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;
đ) Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
e) Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;
g) Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính:
a) Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Tình hình, kết quả thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
d) Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử lý hành chính;
đ) Những dấu hiệu vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
e) Việc lưu trữ hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
d) Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
đ) Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
e) Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
g) Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định này, kế hoạch kiểm tra hằng năm phải được người có thẩm quyền ban hành trước ngày 15 tháng 3 hằng năm. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của mình và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.
Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra.
3. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch;
b) Đối tượng được kiểm tra;
c) Địa điểm kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thời gian dự kiến kiểm tra;
e) Kinh phí thực hiện kiểm tra;
g) Tổ chức thực hiện.
4. Kế hoạch kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra ngay sau khi được ban hành.
1. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra và các căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 5 Nghị định này, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xây dựng quyết định kiểm tra trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, ban hành quyết định kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
b) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
c) Đối tượng được kiểm tra;
d) Địa điểm kiểm tra;
đ) Nội dung kiểm tra;
e) Thời hạn kiểm tra;
g) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra;
h) Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra;
i) Kinh phí thực hiện kiểm tra;
k) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra quy định tại điểm e khoản 2 Điều này tối đa là 07 ngày làm việc; trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
4. Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra trước ngày tiến hành hoạt động kiểm tra ít nhất 30 ngày.
Trường hợp kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra ngay sau khi quyết định được ban hành hoặc phải giao trực tiếp cho đối tượng được kiểm tra ngay khi tiến hành hoạt động kiểm tra.
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra thực tế, xác minh các thông tin, tài liệu; kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.
2. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra phải có các nội dung cơ bản như sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Họ và tên cá nhân được kiểm tra; họ và tên, chức vụ của đại diện tổ chức được kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
e) Ý kiến của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
g) Nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra;
h) Chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền tiến hành lập biên bản và cá nhân hoặc đại diện tổ chức được kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra, đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho đối tượng được kiểm tra để lấy ý kiến đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra gửi lại đoàn kiểm tra ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra hoặc 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà không nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra ký ban hành kết luận kiểm tra trong trường hợp được người có thẩm quyền kiểm tra ủy quyền.
4. Kết luận kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành để thực hiện các nội dung nêu trong kết luận kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
5. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: Kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế; xác định rõ sai phạm, tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; kiến nghị xử lý sai phạm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; thời hạn thông báo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra.
6. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không khả thi, không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì trong kết luận kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện việc kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Quyền của đối tượng được kiểm tra:
a) Được thông báo bằng văn bản về kế hoạch, quyết định kiểm tra;
b) Kiến nghị, giải trình về kết luận kiểm tra;
c) Khiếu nại đối với kết luận kiểm tra và các hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
d) Tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra:
a) Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
b) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp; giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Chấp hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra trong kết luận kiểm tra;
d) Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm tra.
Chapter II
INSPECTION OF ENFORCEMENT OF LAWS ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 5. Inspection bases and approaches
1. Periodical, area-specific or sector-based inspection approaches shall be implemented according to annual inspection plans if one of the followings comes into existence:
a) Prime Minister issues the directive for inspection;
b) The inspection is carried out upon the request of a jurisdictional ministry, ministry-level agency, People’s Committee of a province or city;
c) The inspection is carried out according to the request of legal institutions under the control of ministries or ministry-level agencies made based on the results of the monitoring of situations of implementation of laws on handling of administrative violations;
d) The inspection is carried out upon the request of the Department of Justice or the Division of Justice made based on the results achieved from the monitoring of situations of implementation of laws on handling of administrative violations;
dd) The inspection is carried out in conformance to requirements for state management of handling of administrative violations;
e) There are a variety of difficulties, problems or issues arising from implementation of laws on handling of administrative violations under the remit of joint sectors, or there are some complicated cases related to such implementation.
2. Unscheduled inspection approach shall be conducted in compliance with managerial requirements and actual situations if one of the followings comes into existence:
a) Prime Minister issues the directive for inspection;
b) The inspection must be carried out upon receipt of requests or recommendations from individuals or entities, or complaints from mass media agencies about the fact that laws on handling of administrative violations are enforced incorrectly, about any sign of infringement on legitimate rights and benefits of individuals and entities;
c) The inspection must be carried out when detecting problems or signs of violations after considering results achieved from studying dossiers and documents sent by agencies or persons competent to handle administrative violations or being deposited or kept in safe custody according to existing regulations;
d) The inspection must be carried out if any sign of infringement on legitimate rights and benefits of individuals and entities arising from implementation of laws on handling of administrative violations is discovered.
Article 6. Inspection authority
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall inspect the implementation of law on handling of administrative violations in the cases prescribed at Points a, b, c, dd and e, Clause 1 and Clause 2, Article 5 of this Decree within their remit.
For cases specified at Point f, Clause 1, Article 5 of this Decree, which are of complicated nature and on an interdisciplinary and nationwide scale, the Minister of Justice shall report to the Prime Minister for consideration of issuance of decisions on designation of the agency responsible for presiding over the inspection.
Legal institutions affiliated to ministries and ministerial-level agencies shall be responsible for assisting ministers and heads of ministerial-level agencies in conducting inspections.
2. The Minister of Justice shall inspect the implementation of laws on handling of administrative violations according to the provisions of Clause 1 of this Article.
The Director of Department of Management of Administrative Violations and Law Enforcement under the control of the Ministry of Justice shall be responsible for assisting the Minister of Justice in carrying out inspections.
3. Presidents of provincial or district-level People's Committees shall inspect the implementation of laws on handling of administrative violations in the cases prescribed at Points a, b, c, dd and e, Clause 1 and Clause 2, Article 5 of this Decree within their remit.
Directors of Departments of Justice and Heads of Subdepartments of Justice shall be responsible for assisting Presidents of People's Committees of provinces and districts in conducting inspections.
4. Heads of agencies and units managing persons competent to sanction administrative violations shall inspect the cases specified at Points dd and e, Clause 1 and Clause 2, Article 5 of this Decree.
Legal institutions or organizations with equivalent functions and tasks under the control of agencies and units managing persons competent to sanction administrative violations shall help the heads of agencies and units managing persons competent to sanction violations administrative offenders carry out inspections.
5. The Minister of Justice shall provide specific provisions of this Article.
Article 7. Rights and responsibilities of persons competent to issue inspection decisions
1. Inspection decision makers shall have the following rights:
a) Sanction according to their competence or propose competent agencies to promptly sanction agencies, organizations and individuals that fail to comply with or correctly implement the law provisions on handling administrative violations.
b) In case of detecting that the law provisions on handling administrative violations are incomplete, inconsistent, synchronous, impractical or wrong, they shall take action according to their competence or promptly propose competent state agencies to review and handle these issues;
c) Commend and reward, according to its competence, or propose competent agencies to promptly commend and reward agencies, organizations and individuals in effectively implementing and complying with law provisions on handling administrative violations.
2. Inspection decision makers shall assume the following responsibilities:
a) Inform inspection plan, contents and time; send test conclusions to the inspectee;
b) Promptly direct and handle, according to its competence, situations arising during the inspection process and after finishing the inspection according to reports and proposals of the head of an inspection team;
c) Take responsibility to the immediate superior and before the law for promulgating the inspection decision, and for all inspection activities under the inspection decision;
d) Issue inspection conclusions.
Article 8. Inspection team
1. An inspection team shall be set up to perform inspection tasks according to inspection decisions of competent persons. An inspection team shall be established in the interdisciplinary form, except in the following cases:
a) Ministers and Heads of ministerial-level agencies set up inspection teams to inspect the implementation of the law on handling of administrative violations falling within their respective ambit.
b) Heads of agencies and units managing persons competent to sanction administrative violations set up inspection teams to inspect the enforcement of law on handling of administrative violations within their respective scope of responsibility and duty.
2. An inspection team must be composed of at least 5 members, including:
a) Team leader;
b) 1 vice team leader;
c) Other members.
3. Members of an inspection team must not be subject to any disciplinary action or temporary suspension from work in accordance with law at the presence.
4. Members of an inspection team may not join the examination team in case their spouse, natural child, parent, sibling or their spouses are subject to examination or hold leadership or managerial positions of the directly inspected entity.
Article 9. Authority and responsibilities of an inspection team
1. Authority of an inspection team:
a) Request the inspectee to work directly or send their representative to work with the inspection team;
b) Request the inspectee to provide full information, records, documents and give explanation about matters related to the inspection tasks; where necessary, request the inspectee to provide exhibits and means of violations to support verification;
c) Where necessary, an inspection team can carry out verification to clarify issues related to the inspection.
2. Responsibilities of the inspection team:
a) Conduct inspection according to the inspection decision;
b) Request the competent person to issue the inspection decision, provide inspection results and make recommendations about possible solutions;
c) Use information; use and safekeep records, documents, exhibits and means related to the inspection contents in strict compliance with law provisions; avoid damaging or losing the inspectee’s lawful property;
d) Return all documents, records, exhibits or means that the inspectee has provided.
Article 10. Responsibilities of team leader and members
1. Inspection team leader shall assume the following responsibilities:
a) Announcing inspection decisions to inspectees;
b) Informing inspectees of members of an inspection team;
c) Administering inspection activities to ensure conformity with what is mentioned in an inspection decision;
d) Assigning specific duties to an inspection team’s members;
dd) Bearing responsibility to the inspection decision issuer and before law for an inspection team’s activities;
e) Implementing the reporting regime, petitioning the person who has issued the inspection decision to give his/her direction regarding matters and issues that arise beyond the leader’s decision-making authority when performing inspection tasks;
g) Making and signing a report on inspection results immediately after completion of each inspection;
h) Reporting and making recommendations about handling of inspection results to the person who has issued the inspection decision after completion of each inspection; requesting the person accorded authority to carry out inspections to issue inspection conclusions;
i) Carrying out provisions laid down in Clause 2 Article 9 hereof.
2. The inspection team leader may authorize his/her vice leader to act on his/her behalf to perform the leader's tasks.
When being authorized by the inspection team leader to act on his/her behalf, the vice leader of inspection team shall be accountable to the team leader, the person who has issued the inspection decision, and before law for the inspection team’s performance; shall be responsible for complying with Clause 1 of this Article.
3. Inspection team members shall assume the following responsibilities:
a) Carrying out inspection tasks assigned and administered by the inspection team leader according to the inspection decision;
b) Sending a review report on results of performance of assigned inspection tasks to the inspection team leader and taking responsibility for the accuracy and truthfulness of the contents of the report or any recommendation;
c) Recommending the inspection team leader to take necessary measures to ensure effective and lawful inspection activities;
d) Implementing provisions laid down in Clause 2 of Article 9 hereof.
Article 11. Subject matters of an inspection over enforcement of laws on handling of administrative violations
1. Subject matters of the inspection over application of laws on administrative penalties:
a) Total number of violation cases; total number of violation cases subject to administrative penalties; total number of violations subject to administrative penalties in each management sector; total number of violation cases transferred to legal proceedings authorities for criminal prosecution; total number of violation cases transferred by legal proceedings authorities for imposition of administrative penalties;
b) Implementation of legal provisions on competence, procedures for issuing notices of administrative violations, decisions to impose administrative penalties, decisions on confiscation of material evidences and means of commission of administrative violations, decisions on application of remedial measures in case of failure to issue decisions to impose administrative penalties, decisions to enforce compliance with decisions to impose administrative penalties;
c) Reality and results of implementation of decisions to impose administrative penalties, decisions on confiscation of material evidences and means of commission of administrative violations, decisions on application of remedial measures in case of failure to issue decisions to impose administrative penalties, decisions to enforce compliance with decisions to impose administrative penalties;
d) Implementation of laws on explanatory statements;
dd) Implementation of laws on authority, procedures for application of preventive measures and guarantee for sanctioning of administrative violations;
e) Management of money collected from sanctioning administrative violations, documents evidencing payment and collection of fines;
g) Retention of documents on sanctioning of administrative violations.
2. Subject matters of application of laws on administrative actions:
a) Total number of violators on whom request documents for application of administrative actions are made; total number of violators subject to administrative actions;
b) Implementation of laws on preparation of request documents for application of administrative actions:
c) Reality and results of enforcement of decisions on application of administrative actions;
d) Application of preventive measures and guarantee for enforcement of decisions to take administrative actions;
dd) Signs of violations against laws committed by persons having authority over enforcement of laws regarding administrative actions and handling of complaints or accusations arising from application of administrative actions;
e) Retention of documents on application of administrative actions.
3. Subject matters of the inspection of implementation of duties to manage the tasks of enforcement of laws on handling of administrative violations:
a) Direction and administration tasks; the formulation, schedule and results of implementation of plans on management of enforcement of laws on handling of administrative violations;
b) Reality of promulgation of legislative documents related to handling of administrative violations; results of general monitoring of enforcement of laws on handling of administrative violations;
c) Conduct of propagation, training, education of and provision of instructions about services;
d) Allocation of resources and other necessities with the aim of ensuring the enforcement of the laws on handling of administrative violations; the total number of persons competent to sanction administrative violations according to the titles that they hold at host authorities and units;
dd) Implementation of statistical and reporting regimes regarding handling of administrative violations;
e) Establishment and management of databases regarding handling of administrative violations and provision of information to be integrated into the national database;
g) Implementation of responsibilities of Heads of units or authorities for leading implementation and application of laws on handling of administrative violations, and other laws related to handling of administrative violations.
Article 12. Introduction of inspection plans
1. Pursuant to clause 1 of Article 5 herein, annual inspection plans must be introduced by competent persons by March 15 each year. Where necessary, persons accorded authority to introduce inspection plans may modify inspection plans.
The Minister of Justice shall elaborate on this clause.
2. Authority to introduce inspection plans:
a) The Minister of Justice and other Ministers shall be accorded authority to draw up inspection plans under their jurisdiction and those under the Prime Minister’s command as provided in clause 1 and 2 of Article 6 herein.
The Director of the Administration for Handling of Administrative Violations and Inspection of Law Enforcement under the control of the Ministry of Justice, and legal institutions affiliated to Ministries or Ministry-level agencies, shall be responsible for assisting Ministers and Heads of Ministry-level agencies in developing inspection plans;
b) Presidents of provincial-level and district-level People’s Committees shall be responsible for drawing up inspection plans within their remit.
Directors of Departments of Justice and Heads of Subdepartments of Justice shall be responsible for assisting Presidents of provincial-level and district-level People's Committees in formulating inspection plans;
c) Heads of agencies and units supervising persons having competence in sanctioning administrative violations shall be accorded authority to formulate inspection plans within their remit and management.
Legal institutions or organizations having equivalent functions and tasks under the control of agencies and units supervising persons having competence in sanctioning administrative violations shall be authorized to assist the heads of agencies and units supervising persons having competence in sanctioning administrative violations in formulation of inspection plans.
3. An inspection plan shall be constituted by the following basic components:
a) Bases for launching the inspection plan;
b) Inspectee;
c) Inspection venue;
d) Inspection subject matters;
dd) Proposed inspection time;
e) Inspection budget;
g) Implementation.
4. Inspection plans must be sent to the inspectees immediately after being launched.
Article 13. Issuance of inspection decisions
1. Based on inspection plans and on the grounds for carrying out the inspection as prescribed in Article 5 herein, the Administration for Handling of Administrative Violations and Inspection of Law Enforcement, legal institutions under the control of ministries and ministerial-level agencies, Departments of Justice, Sub-Departments of Justice, legal institutions, or other organizations with equivalent functions and tasks under the control of agencies or units supervising persons having competence in sanctioning administrative violations, shall draft inspection decisions and submit them to persons having competence as defined in Article 6 herein to seek their approval of these inspection decisions.
2. An inspection decision shall be constituted by the following basic components:
a) Date of issuance of the inspection decision;
b) Bases for issuance of the inspection decision;
c) Inspectee;
d) Inspection venue;
dd) Subject matters of the inspection;
e) Inspection duration;
g) Full name and title of the inspection team leader, deputy team leader and members; powers and responsibilities of the inspection team;
h) Rights and responsibilities of the inspectee;
i) Inspection budget;
k) Full name and title of the inspection decision maker.
3. The maximum time limit for inspection specified at point e of clause 2 of this Article is 7 working days; where necessary, the person having competence in carrying out the inspection may grant an extension of the time limit to not more than 7 working days.
The Minister of Justice shall set out detailed regulations on this clause.
4. The inspection decision must be sent to the inspectee at least 30 days before conducting the inspection.
In case of an unexpected inspection required, the inspection decision must be sent to the inspectee right after the decision is issued, or must be delivered directly to the inspectee right after carrying out inspection activities.
Article 14. Conduct of the inspection
1. The inspection team shall examine documentation and, where necessary, may carry out the physical inspection, and the verification of information and documents, or results of enforcement of law on handling of administrative violations, before drawing conclusions about inspection subject matters.
2. During the inspection process, the leader of the inspection team or the team’s authorized representative shall make a written inspection record to certify the collection and provision of information and documents related to the inspection subject matters, and shall give their confirmatory signature through that inspection record immediately after the inspection is completed.
The inspection record must contain the following basic information:
a) Record-making date;
b) Full name and title of the inspection team leader;
c) Full name of the individual inspectee; full name and title of the representative for the institutional inspectee;
d) Inspection subject matters;
dd) Information and documents already collected and provided;
e) Opinions from the inspectee and other related entities or units;
g) Comments and remarks of the inspection team;
h) Signatures of the inspection team leader or the person authorized to make the inspection record and the individual inspectee or the representative of the institutional inspectee. In case the inspection record has multiple pages, including appendices and lists attached thereto, all of these signatures must be affixed to each page of that inspection record, enclosed annexes and lists, or all pages must bear an overlapping stamp.
Article 15. Post-inspection conclusion
1. Within 15 days after ending inspection activities, the inspection team shall draft their inspection conclusions and send them to the inspectee to get their comments on the contents of the draft inspection conclusions.
2. Within 05 working days after receipt of the draft inspection conclusions, the inspectee shall send their written opinions on the contents of the draft inspection conclusions to the inspection team.
3. Within 05 working days of receipt of the inspectee’s written opinions regarding the contents of the draft inspection conclusions, or 03 working days from the expiry of the deadline specified in clause 2 of this Article, unless the inspectee’s written opinions on the contents of the draft inspection conclusions are received, the inspection team leader shall seek the competent person’s approval of release of these inspection conclusions.
The inspection team leader can certify the release of the inspection conclusions if he/she is authorized by the competent person.
4. The inspection conclusions shall be sent to the inspectee and relevant agencies, organizations and individuals right after being released so that the comments stated in these inspection conclusions can be actualized and publicized according to the provisions of law in force.
The Minister of Justice shall provide detailed regulations on this clause.
5. The inspection conclusion must contain the following basic information: Achieved results; issues, restrictions and causes thereof; clear identification of violations, defects, nature, severity and causes thereof and responsibilities of agencies, organizations and individuals at fault; recommended actions against violations, consideration and handling of liabilities of agencies, organizations and individuals at fault; time limits for notification of results of implementation of the inspection conclusions.
6. In case of detecting legal documents on handling of administrative violations or other relevant legal documents containing illegal information or information that are not consistent with higher legal documents; information that shows conflict, overlapping, or is not feasible, or is no longer suitable to the socio-economic situation, then in their inspection conclusions, the body having competence in carrying out the inspection shall request the authorities issuing these documents to check, revise and deal with them in accordance with the Government's Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016, elaborating on a number of articles and measures regarding enforcement of the Law on Promulgation of Legal Instruments.
Article 16. Rights and responsibilities of the inspectee
1. Inspectee’s rights:
a) Receive written notifications of inspection plans or decisions;
b) Submit any recommendation or explanation about inspection conclusions;
c) File any complaint against inspection conclusions and any administrative violations of persons having competence in inspection and imposition of disciplinary actions against violations arising from enforcement of laws on handling of administrative violations in accordance with laws on complaint;
d) File any accusation of violations against law arising from inspection and imposition of disciplinary actions against violations arising from enforcement of laws on handling of administrative violations in accordance with laws on denunciation or accusations;
dd) Refuse any request for provision of information and documents not related to the inspection.
2. Inspectee’s responsibilities:
a) Cooperate with and support the inspection team in performing their inspection tasks;
b) Strictly implement the communication and reporting regime at the request of the inspection team; report on and provide information and documents in a truthful and timely manner; take responsibility before the law for the contents of provided reports, information and documents; give explanations about issues arising from the inspection;
c) Comply with inspection conclusions; handle inspection results upon the inspection team’s recommendations given in inspection conclusions;
d) Bear liability for failure to comply with, or incorrect implementation of, inspection conclusions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực