Chương I: Nghị định 19/2020/NĐ-CP Những quy định chung
Số hiệu: | 19/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 31/03/2020 |
Ngày công báo: | 25/02/2020 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công chức vi phạm trong xử lý VPHC có thể bị buộc thôi việc
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC).
Theo đó, trong quá trình xử lý VPHC, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 31/3/2020; riêng quy định tại Chương IV về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.
2. Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
2. Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.
Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
4. Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree prescribes inspection of enforcement of laws on administrative penalties, disciplinary actions imposed on jurisdictional and responsible persons for their violations arising from enforcement of laws on administrative penalties.
Article 2. Subjects of application
1. Authorities and persons having jurisdiction over inspection of enforcement of laws on administrative penalties; regulatory authorities taking control of enforcement of laws on administrative penalties.
2. Heads of host entities of persons having authority to impose administrative penalties, Heads of direct supervisory entities of persons having authority to impose administrative penalties.
3. Persons having authority to impose administrative penalties, persons having authority to issue administrative penalty notices.
4. Entities and persons related to enforcement of laws on administrative penalties.
Article 3. Purposes of inspection of and disciplinary actions against violations arising from enforcement of laws on administrative penalties
1. Review and assess the implementation of laws on handling of administrative violations; encourage and commend agencies, organizations and individuals that record achievements in the implementation of the law on handling of administrative violations; detect limitations, problems, inadequacies, errors and violations arising from the implementation of the law on handling of administrative violations in order to promptly take correctional, disciplinary and mitigative actions against them.
2. Prevent, control and combat violations arising in the implementation of laws on handling of administrative violations; strengthen administrative discipline and rules in organizing the implementation and application of laws to ensure the effectiveness and efficiency of enforcement of laws on handling of administrative violations.
3. Detect regulations that are not yet consistent, synchronous or not suitable to real situations in order to promptly amend, supplement, abolish or promulgate new legal documents on handling of administrative violations, or other legislative documents.
Article 4. Principles for inspecting and imposing disciplinary actions against violations arising from enforcement of laws on handling of administrative violations
1. Ensuring objectivity, public disclosure, transparency, correct authorization, compliance with prescribed processes and procedures.
2. Ensuring cooperation among related agencies, non-overlapping with other inspection and examination at any unit at the same time; avoid hindering or affecting the normal operation of the inspectee.
Combining self-examination of the inspectee with the inspection of competent agencies and persons.
3. Inspection conclusions must be followed in full and on time by the inspectee, concerned agencies, organizations and individuals. Violations, recommendations and requests that are integrated into inspection conclusions require prompt and strict actions that are binding upon right people and address right cases, as well as corresponding to the nature and seriousness of violation.
Inspection conclusions must be monitored, pushed for and supervised by competent persons.
4. The authorized inspector and the inspectee shall be identified according to the principles of state management applied to respective sectors, domains and geographical areas and territories.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực