Chương V Nghị định 19/2016/NĐ-CP: Quản lý kinh doanh khí
Số hiệu: | 19/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2016 |
Ngày công báo: | 31/03/2016 | Số công báo: | Từ số 263 đến số 264 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí quy định điều kiện kinh doanh khí, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh khí; kinh doanh dịch vụ khí; trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí; quản lý kinh doanh khí;…
1. Kinh doanh khí
Nghị định số 19 quy định thương nhân sản xuất, chế biến khí là doanh nghiệp được thành lập theo quy định và đáp ứng các Điều kiện sau:
- Có cơ sở sản xuất, chế biến khí theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo pháp luật đầu tư;
- Có phòng thử nghiệm chất lượng thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 năm có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí.
2. Kinh doanh dịch vụ khí
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí theo Nghị định 19/2016:
- Chỉ ký hợp đồng cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận khí với thương nhân kinh doanh khí đầu mối; thương nhân là Tổng đại lý kinh doanh LPG.
- Không ký hợp đồng cho thuê kho chứa khí nhập lậu, khí không có nguồn gốc xuất xứ.
- Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản khí tại kho của thương nhân.
3. Trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí
Các loại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí theo Nghị định số 19 năm 2016:
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG; LNG; CNG.
- GCN đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LPG; LNG; CNG.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào chai.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG; CNG; LPG vào phương tiện vận tải.
- GCN đủ Điều kiện cấp LPG; LNG; CNG.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG.
- GCN đủ Điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG.
- GCN đủ Điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai.
Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thương nhân kinh doanh khí đầu mối có trách nhiệm sau đây:
1. Không để thiếu nguồn khí cung ứng cho hệ thống phân phối thuộc mình quản lý, bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn hiện hành, góp phần chống gian lận thương mại, ổn định sản xuất và tiêu dùng trong nước.
2. Khi Điều chỉnh giá bán các loại khí phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi có hệ thống phân phối của thương nhân đang hoạt động; thực hiện đăng ký giá khi nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá và thực hiện kê khai giá LPG khi nhà nước không áp dụng bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Ghi nhãn hàng hóa và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, quản lý đo lường theo quy định.
4. Quy định thống nhất việc ghi tên giao dịch, biểu tượng trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý, biển hiệu phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho tất cả các loại khí bán cho khách hàng.
6. Kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh khí, hệ thống phân phối khí thuộc thương nhân quản lý trong việc tuân thủ các Điều kiện quy định tại Nghị định này, quy định về chất lượng, đo lường và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh khí; phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh khí trực thuộc; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
7. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
8. Các thiết bị phụ trợ liên quan đến vận hành và sử dụng khí được bán tại cơ sở kinh doanh khí phải bảo đảm chất lượng, quy chuẩn an toàn kỹ thuật, có nguồn gốc xuất xứ.
9. Phát triển cơ sở vật chất kinh doanh, hệ thống phân phối khí theo quy định, phù hợp quy mô kinh doanh của thương nhân.
10. Phát hiện, thu hồi hoặc tiêu hủy theo quy định chai LPG không đủ Điều kiện lưu thông trên thị trường và thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để loại ra khỏi danh Mục những chai LPG không được phép lưu thông trên thị trường; lắp đặt, hướng dẫn khách hàng về an toàn sử dụng khí.
11. Có trách nhiệm đăng ký lưu hành, kiểm định và tái kiểm định chai thuộc sở hữu của thương nhân; nộp thuế, lệ phí (nếu có) và quản lý chai LPG theo quy định.
12. Có trách nhiệm hoàn trả tiền ký cược chai LPG cho khách hàng khi không còn sử dụng.
13. Tổng đại lý kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh LPG khi thanh lý hợp đồng với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối phải trả lại chai LPG (kể cả hồ sơ chai LPG) thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đã cho ký cược.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Danh sách thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; danh sách thương nhân phân phối khí.
2. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí và thương nhân phân phối khí có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý giá và công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về: Giá bán lẻ trong hệ thống phân phối thương nhân quản lý; hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý.
3. Tổng đại lý kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh LPG có trách nhiệm thông báo giá bán lẻ tới Sở Tài chính và Sở Công Thương nơi có các cơ sở kinh doanh LPG hoạt động theo quy định pháp luật về giá.
1. Chỉ thương nhân kinh doanh khí đầu mối đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Nghị định này được kinh doanh tạm nhập tái xuất và xuất khẩu khí; việc kinh doanh tạm nhập tái xuất và xuất khẩu khí phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Xuất khẩu khí, kinh doanh tạm nhập tái xuất khí phải được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng. Thương nhân kinh doanh khí đầu mối khi thực hiện xuất khẩu khí và kinh doanh tạm nhập tái xuất khí phải thực hiện quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành và quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Hoạt động chuyển khẩu khí thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển khẩu hàng hóa hiện hành.
4. Hoạt động quá cảnh khí thực hiện theo quy định của pháp luật về quá cảnh hàng hóa hiện hành và các Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước.
1. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối và thương nhân kinh doanh LNG đầu mối phải bảo đảm duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu bằng 15 (mười lăm) ngày cung ứng cho hệ thống phân phối thuộc mình quản lý.
2. Thương nhân là tổng đại lý, đại lý LPG phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông LPG tối thiểu 03 (ba) ngày cung ứng.
Áp dụng theo cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước do thương nhân kinh doanh khí đầu mối quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh khí chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ các loại khí có chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành và tiêu chuẩn công bố áp dụng; cấm nhập khẩu, lưu thông tiêu thụ các loại khí không bảo đảm chất lượng gây tác hại đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Thương nhân kinh doanh khí phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đo lường, chất lượng khí trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tồn trữ, giao nhận, vận chuyển và lưu thông khí trên thị trường; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí thuộc hệ thống phân phối thương nhân quản lý.
3. Đối với các loại khí chưa có quy chuẩn, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến khí bảo đảm chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế).
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra về đo lường, chất lượng khí lưu thông tại địa bàn thuộc địa phương quản lý; xử lý theo quy định của pháp luật đối với thương nhân, tổ chức và cá nhân kinh doanh khí không tuân thủ quy định về đo lường, chất lượng khí và các hành vi gian lận khác gây bất ổn thị trường.
Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các Điều, Khoản nêu trên, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
1. Bộ Công Thương:
a) Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh LPG, chế độ báo cáo hệ thống phân phối và nhãn hiệu hàng hóa của thương nhân kinh doanh LPG; hướng dẫn cụ thể về chi tiết thành phần hồ sơ cấp mới, hồ sơ cấp lại, cấp Điều chỉnh, gia hạn các loại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cho các thương nhân kinh doanh khí; quy định chế độ đăng ký đối với thương nhân thực hiện nhập khẩu, sản xuất và chế biến khí chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát các loại hình thương nhân kinh doanh khí tuân thủ các Điều kiện quy định tại Nghị định này.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh khí trong phạm vi toàn quốc trong việc tuân thủ các Điều kiện kinh doanh, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, quy định về an toàn, vệ sinh và lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh khí theo đúng các quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan khác.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành Quy chuẩn an toàn kỹ thuật về trạm nạp, trạm cấp các loại khí, các thiết bị phụ trợ dùng LPG bao gồm: Bếp LPG, ống dẫn LPG, van chai LPG, van Điều áp LPG; các thiết bị phụ trợ dùng CNG.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, chất lượng đối với các loại khí, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước; quản lý, thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng khí sản xuất, chế biến, nhập khẩu, pha chế, giao nhận, vận chuyển và lưu thông trên thị trường.
b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị đo lường trong kinh doanh khí theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.
c) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng khí lần đầu đưa ra lưu thông trên thị trường của thương nhân sản xuất, chế biến khí.
d) Quy định việc sử dụng phụ gia để pha chế khí; quy định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm; hướng dẫn thương nhân kinh doanh khí đầu mối đăng ký cơ sở pha chế khí.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh khí đầu mối tuân thủ các quy định pháp luật về giá.
b) Quy định thống nhất mức tiền ký cược, thời hạn khấu hao phù hợp với từng loại chai LPG.
c) Quy định và hướng dẫn phương pháp định giá khí theo quy định của pháp luật về giá.
4. Bộ Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cảng xuất nhập, phương tiện vận chuyển các loại khí.
5. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh các loại khí theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
6. Bộ Công an:
a) Có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khí trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khí theo quy định hiện hành.
b) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí về việc tuân thủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 40, Khoản 3 Điều 41 Nghị định này.
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh khí về công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chỉ đạo và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động đối với cơ sở kinh doanh khí theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh khí tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các Cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương nhân hoạt động tại địa bàn thuộc địa phương về đo lường, chất lượng các loại khí lưu thông trên thị trường; phòng cháy và chữa cháy; an toàn môi trường theo quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo đảm ổn định thị trường.
b) Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước tại địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai trên cơ sở bảo đảm khả năng thẩm tra, đánh giá các quy định về Điều kiện đối với cửa hàng bán LPG chai; xây dựng lộ trình chuyển đổi cửa hàng bán LPG chai sang cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai.
Chapter V
GAS BUSINESS MANAGEMENT
Article 46. Responsibilities of gas traders
Gas wholesalers shall:
1. Ensure the sufficiency of gas within the distribution channel; guarantee that gas quality satisfying the current regulations; contribute to stability of domestic production and consumption and against commercial frauds.
2. Notify the adjusted selling prices to competent authorities where the distribution channel is located; go through price registration and announce LPG prices as the State stabilizes gas prices under provisions of Price Law and relevant legal documents.
3. Label and announce goods quality standards; comply with regulations on quality and measuring control.
4. Decide the distribution channel transaction name and logo; get the nameplate conformable to provisions of laws.
5. Buy liability insurances for all types of gases sold to customers
6. Supervise and inspect the compliance with provisions of this Decree and regulation on quality and measurement and other relevant laws on gas business by their distribution channel; equip workers and officers with individual protective equipment; undergo the inspection and supervision of competent authorities.
7. Formulate and apply quality control systems.
8. Guarantee that gas auxiliary associated equipment that operates and is used at gas business facilities satisfies quality standards and origin and technical regulations.
9. Develop business facilities and distribution channels in accordance with the trader’s business model and regulations of laws.
10. Detect, recall or destroy LPG bottles that fail to satisfy requirements for being on the market under provisions of laws and report the competent authority about LPG bottles that are banned from the market; install and provide customers with instructions on gas safety.
11. Register for free sales, test and re-test gas bottles; pay taxes or fees (if any) and manage LPG management under provisions of laws.
12. Refund deposits on LPG bottles to customers if they no longer use LPG bottles.
13. LPG general agents/agents shall return LPG bottles (including the LPG bottle records) to LPG wholesalers as the contract is settled.
Article 47. Transparency of gas trading
1. The Ministry of Industry and Trade shall publish the list of gas importers and exporters; and list of gas distributors on their portal website.
2. Gas importers/exporters/distributors shall comply with laws on prices management and publish the retail price and gas distributional channel on their website or on means of mass media
3. LPG general agents and LPG agents shall submit the schedule of retail prices to the Department of Finance and Department of Industry and Trade where the LPG business facility is located under laws on prices.
Article 48. Gas temporarily import, gas export and transit of gas
1. Only gas wholesalers satisfying requirements set in this Decree are allowed to temporarily import gas for re-export and export gas; gas shall be temporarily imported or exported in accordance current provisions of laws.
2. Gas export or import for re-export shall be paid in any kind of foreign currency that may be exchanged at banks. Wholesalers temporarily importing gas or exporting gas shall comply with laws on import-export tax and other relevant laws.
3. The transit of gas from a foreign country to another foreign country shall be made in compliance with relevant current laws.
4. The transit of gas from a foreign country to Vietnam shall be made in accordance with current relevant laws and Treaties of goods transit between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and other countries.
Article 49. Gas Reservation
1. Every LPG and LNG wholesaler shall maintain the LPG/LNG reserve equal to the volume of LPG/LNG distributed for at least 15 days to their distribution channel.
2. Every LPG general agent and agent shall reserve a volume of LPG equal to that distributed for at least 03 days.
Article 50. Gas selling prices
The gas selling price shall be decided by gas wholesalers after paying all taxes and fees (if any) under the State-controlled market price regulation in accordance with provisions of laws. The gas wholesalers shall follow price stability strategies announced by competent authorities under current regulations of laws.
Article 51. Gas quality and gas measurement control
1. Gas trader are allowed to sell and purchase only gases whose quality is conformable to current national technical regulations and applicable standards; and do not allowed to import or sell gases that may negatively affect environment and human health.
2. Gas traders shall comply with current regulations on gas quality control and gas measurement during the importation, producing, processing , storage, delivery, carriage and selling; and be responsible for gas quality and volume and weight of the distribution channel.
3. Where any type of gases is not governed by regulations of laws, gas importers, exporters, producing and processing entities shall guarantee that it is conformable to applicable standards (baseline standards, Vietnam standards or international standards)
4. People’s Committees of provinces shall direct and inspect the measurement and quality of gases within the province; deal with violations against regulations on gas measurement and gas quality and other types of frauds affecting the market in accordance provisions of laws.
Article 52. Responsibilities of regulatory bodies and People’s Committees of provinces
In addition to responsibilities specified above, every regulatory body and People’s Committee of province, within the jurisdiction, shall take responsibilities as follows:
1. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) Promulgate regulations on LPG agents, distribution channel and label reports; provide instructions on application for grant re-grant adjustment and extension of Certificates of Eligibility; release regulations on registration of specialized gas import, producing and processing; cooperate with the People’s Committees of provinces to inspect and supervise the compliance with this Decree by gas traders.
b) Inspect and supervise the compliance with provisions of gas trading of nationwide gas business facilities, set up distribution channels under laws on HSE; inspect the issue of Certificate of Eligibility under provisions hereof and other legal documents.
c) Take charge of and cooperate with relevant agencies to issue technical regulations on gas filling stations, gas distribution stations and LPG auxiliary equipments including LPG cooking, hoses, pipelines, LPG pressure regulator, LPG bottle valves and CNG auxiliary equipment.
2. The Ministry of Science and Technology shall:
a) Take charge of and cooperate with relevant agencies to formulate, amend and complete the national gas technical regulations and standards; complete the legislative documents on gas quality and gas measurement; manage and inspect the measurement and quality control of gas producing, processing, import, blending, delivery, carriage and selling in the market.
b) Provide instructions on testing and calibration of gas measuring instruments under current laws on measurement
c) Inspect and certify gas quality for gases initially launched into the market by gas producing and processing entities.
d) Release regulations on addition of substances to blend gases; and the application of gas quality control and gas testing laboratory management; provide gas wholesalers with instructions on gas blending registration.
3. The Ministry of Finance shall:
Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade to inspect and supervise the compliance with laws on prices by gas wholesalers.
b) Decide the fixed deposit and depreciation period for each type of LPG bottles.
c) Stipulate and provide instruction on gas pricing under laws on prices.
4. The Ministry of Transport shall:
Take charge of and cooperate with relevant agencies to formulate, amend and complete the national technical regulations and standards on gas import/export ports and vehicles for transport of gas.
5. The Ministry of Construction shall:
Take charge of and cooperate with relevant agencies to instruct and inspect the construction of gas works by People’s committees of provinces under current Laws on Construction and guidance documents.
6. The Ministry of Public Security shall:
a) Be responsible for the State management of security, community order and fire protection of gas production facilities and gas business facilities nationwide. Instruct Police authorities to inspect the compliance of regulations on community security and order and fire protection by gas production and business facilities under current provisions of laws.
b) Inspect and supervision the compliance with requirements prescribed in clause 2, article 40 and Clause 3 of Article 41 hereof by the gas carriers.
c) Provide training in fire protection for officers and workers of gas production and business facilities.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
Direct and inspect the HSE of gas business facilities under current provisions of laws.
8. The Ministry of Environment and Natural Resources shall:
Take charge of and cooperate with relevant agencies to inspect and supervise the compliance with laws on environmental protection by gas production and business facilities.
9. People’s Committees of provinces shall:
a) Direct and inspect gas quality and measurement, fire protection and environmental protection of gas production and business facilities within the province under provisions of laws; prevent the commercial frauds and stabilize gas market.
b) According to the socio-economic development and requirements for State management in the provinces, the People’s Committees of province shall authorize the People’s Committees of districts to issue Certificates of Eligibility for liquefied petroleum gas trading to bottled LPG business facilities according to the competence of assessment and verification of requirements for bottled PLG business facilities; develop the route map for conversion of bottled LPG shops to dedicated LPG business facilities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực