Chương I Nghị định 19/2016/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 19/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2016 |
Ngày công báo: | 31/03/2016 | Số công báo: | Từ số 263 đến số 264 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí quy định điều kiện kinh doanh khí, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh khí; kinh doanh dịch vụ khí; trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí; quản lý kinh doanh khí;…
1. Kinh doanh khí
Nghị định số 19 quy định thương nhân sản xuất, chế biến khí là doanh nghiệp được thành lập theo quy định và đáp ứng các Điều kiện sau:
- Có cơ sở sản xuất, chế biến khí theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo pháp luật đầu tư;
- Có phòng thử nghiệm chất lượng thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 năm có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí.
2. Kinh doanh dịch vụ khí
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí theo Nghị định 19/2016:
- Chỉ ký hợp đồng cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận khí với thương nhân kinh doanh khí đầu mối; thương nhân là Tổng đại lý kinh doanh LPG.
- Không ký hợp đồng cho thuê kho chứa khí nhập lậu, khí không có nguồn gốc xuất xứ.
- Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản khí tại kho của thương nhân.
3. Trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí
Các loại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí theo Nghị định số 19 năm 2016:
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG; LNG; CNG.
- GCN đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LPG; LNG; CNG.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào chai.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG; CNG; LPG vào phương tiện vận tải.
- GCN đủ Điều kiện cấp LPG; LNG; CNG.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG.
- GCN đủ Điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG.
- GCN đủ Điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai.
Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kinh doanh khí và Điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam.
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.
2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và chế biến khí chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường theo đăng ký với Bộ Công Thương.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí quy định tại Nghị định này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
3. Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
4. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
5. Khách hàng công nghiệp là thương nhân trực tiếp mua khí từ các thương nhân kinh doanh khí để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.
6. Trạm nạp khí vào phương tiện vận tải là nơi sử dụng thiết bị chuyên dùng để nạp trực tiếp khí vào phương tiện vận tải có sử dụng nhiên liệu khí cho động cơ.
7. Trạm cấp khí là nơi sử dụng thiết bị chuyên dùng và đường ống dẫn khí đến khách hàng.
8. Kinh doanh khí là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động trong chuỗi kinh doanh khí: Sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa, nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển nhằm Mục đích sinh lời.
9. Sản xuất, chế biến khí là quá trình xử lý, chuyển hóa các nguyên liệu khí đồng hành, khí tự nhiên thành các sản phẩm khí.
10. Pha chế khí là quá trình phối trộn sản phẩm, bán thành phẩm khí có bổ sung phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm khí.
11. Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến khí; cảng xuất, nhập khí; kho tồn chứa khí, kho bảo quản chai LPG và LPG chai; cửa hàng bán LPG chai (bao gồm cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai); trạm nạp LPG vào chai; trạm nạp CNG, trạm nạp LNG, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải; trạm cấp LPG, trạm cấp LNG, trạm cấp CNG; vận chuyển khí và cho thuê phương tiện vận chuyển khí.
12. LPG chai là LPG đã được nạp vào chai LPG tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.
13. Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn.
14. Chai LPG mini là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG, dung tích chứa tối đa 1.000 ml (một nghìn mili lít) một chai.
15. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân kinh doanh LPG đầu mối. Chai LPG phải có đủ hồ sơ do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp, có nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký theo quy định.
16. Nạp LPG vào chai là việc sử dụng thiết bị chuyên dùng nạp LPG từ bồn chứa cố định vào chai tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.
17. Trạm nạp LPG vào chai là nơi sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai LPG hoặc xe bồn để bán cho khách hàng.
18. Cửa hàng bán LPG chai là cửa hàng bán các loại LPG chai cho khách hàng.
19. Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai là cửa hàng chỉ sử dụng vào việc bán các loại LPG chai và thiết bị phụ trợ sử dụng LPG, được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
20. Thiết bị phụ trợ sử dụng LPG là các thiết bị dân dụng dùng để đốt cháy LPG bao gồm: Bếp LPG, ống dẫn LPG, van chai LPG, van Điều áp LPG.
21. Ký cược chai LPG là việc khách hàng (tổng đại lý kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh LPG và người sử dụng LPG) giao một Khoản tiền cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả chai LPG mượn theo thỏa thuận để phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.
22. Tiền ký cược chai LPG là Khoản tiền của khách hàng có nhu cầu sử dụng chai LPG giao cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG đó để được chuyển quyền sử dụng chai LPG vào Mục đích phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.
23. Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG; thương nhân sản xuất, chế biến LPG và thương nhân phân phối LPG.
24. Thương nhân kinh doanh LNG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG; thương nhân sản xuất, chế biến LNG và thương nhân phân phối LNG.
25. Thương nhân kinh doanh CNG đầu mối bao gồm: Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu CNG; thương nhân sản xuất, chế biến CNG và thương nhân phân phối CNG.
26. Thương nhân kinh doanh khí đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, thương nhân kinh doanh LNG đầu mối và thương nhân kinh doanh CNG đầu mối.
1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khí tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Thương nhân kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Cơ sở kinh doanh khí quy định tại Khoản 11 Điều 3 (trừ vận chuyển, cho thuê phương tiện vận chuyển khí) Nghị định này phải được phát triển theo quy hoạch, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định, Công tác quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí phải tuân thủ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch và công bố quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trong phạm vi cả nước, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến khí; kho khí với tổng dung tích các bồn chứa từ 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) trở lên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bao gồm: Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai, trạm cấp khí, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm nạp LPG vào chai, kho khí với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của cả nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
1. Cơ sở kinh doanh khí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí, kinh doanh dịch vụ khí, kể cả người Điều khiển phương tiện vận chuyển khí phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, phòng cháy, chữa cháy và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree stipulates regulations on gas business and requirements for gas trading in Vietnam.
Article. Regulated entities
1. This Decree applies to traders specified in the Law on Commerce and entities engaging in gas business.
2. Gas importers, producing and processing entities whose gas products serve their own interests and are not sold on the market according to the registration with the Ministry of Industry and Trade shall not be governed by this Decree.
Article 3. Interpretation
For the purpose of this Decree, terms herein shall be construed as follows:
1. Gas herein refers to liquefied petroleum gas, liquefied natural gas and compressed natural gas.
2. Liquefied petroleum gas (hereinafter referred to as “LPG”) is a mixture of hydrocarbon gases derived from petroleum, containing 2 major compositions called propane (C3H8) or butane (C4H10) or the mixture of both propane and butane. LPG presents in form of vaporized gas at the normal temperature and pressure; and may turn into liquid at a limited temperature and pressure.
3. Liquefied natural gas (hereinafter referred to as “LNG”) is a liquid hydrocarbon product, derived from natural gases, mainly containing Methane (CH4). LNG presents in form of vaporized gas at the normal temperature and pressure; and may turn into liquid form at a limited temperature and pressure.
4. Compressed natural gas (hereinafter referred to as “CNG”) is a vaporized hydrocarbon product that is made by compressing natural gas which mainly contains Methane (CH4) at high pressure.
5. Industrial customer refers to any trader who buys gas from gas traders for the purpose of their own production.
6. Gas filling station for vehicles refers to any facility that uses tools and instrument to directly fuel vehicles that run on fuel gas.
7. Gas distribution station refers to any facility that uses tool and gas pipeline networks to distribute gas to their customers.
8. Gas business refers to the continual performance of at least one of following activities: gas producing, processing, export, import, storage, filling, and distribution, gas import for re-export storehouse or port for lease, delivery or transport of gas for making profits.
9. Gas producing and processing is a complex process designed to treat and convert associated gases and natural gas into gas products.
10. Gas blending refers to a process of mixing gases, semi-finished gas products, substances and preparations into gas products.
11. Gas business facility refers to any gas-producing and gas-processing facility; ports for gas import or export; storehouse; LPG bottle storehouse, LPG bottle supplier; LPG bottling station; CNG, LNG and LPG filling station.
12. Bottled LPG refers to LPG that has been pumped into a LPG bottle at a designed volume in accordance with applicable standards.
13. LPG bottle refers to any high-pressure gas bottle that is made in accordance with technical regulations for storing or refilling LPG, also known as standard the gas bottle.
14. Mini-sized LPG bottle refers to any high-pressure gas bottle that is made in accordance with technical regulations on LPG storage and has the maximum bottle capacity of 1,000 ml per bottle.
15. LPG bottle owner is also known as the LPG wholesaler. LPG bottles shall be recorded in documents provided by LPG bottle producers or importers and shall be labeled as registered under provisions of laws.
16. LPG bottling refers to the process of pumping LPG into LPG bottles from fixed LPG storage tanks at a designed volume by using tools.
17. LPG bottling stations refers to any facility specialized in bottling LPG into LPG bottles or tank trucks to sell to customers by using bottling tools.
18. Bottled LPG shop refers to any store that sells bottled LPG to customers.
19. Dedicated bottled LPG shop refers to any store that solely provides bottled LPG and LPG auxiliary equipment and is constructed in accordance with applicable technical regulations.
20. LPG auxiliary equipment includes LPG cookers, LPG pipes and hoses, PLG bottle valves, LPG pressure regulators.
21. Payment of deposit on LPG bottles means the transfer of a sum of money by a customer (LPG general agent or agent or LPG customer) to a LPG bottle owner as a guarantee of the return of LPG bottle the customer borrows as agreed.
22. Deposit on LPG bottle means a sum of money that a customer (LPG general agent or agent or LPG customer) gives to a LPG bottle owner to use the LPG bottle.
23. LPG wholesaler refers to any LPG importer/exporter; distributor and LPG producing and processing entity;
24. LNG wholesaler refers to any LNG importer/exporter; distributors and producing and processing facilities;
25. CNG wholesaler refers to any CNG importer/exporter; distributor and producing and processing facility;
26. Gas wholesaler refers to any LPG/CNG/LNG wholesaler.
Article 4. Application of relevant laws and international agreements
1. Foreign-invested enterprises or foreign investors engaging in Vietnam’s gas business shall comply with provisions hereof; where any difference between provisions hereof and international agreements exists, the international agreements shall prevail.
2. Gas traders in Vietnam market shall comply with both provisions hereof and provisions prescribed in other relevant laws.
Article 5.Gas business development planning
1. Gas business facilities specified in clause 11, article 3 hereof (except for carriage companies and tank truck rental enterprises) shall be constructed in accordance with technical regulations and the development planning; the planning shall be conformable to provisions of relevant legislative documents.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge of and cooperate with relevant regulatory authorities and People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as “People’s Committee of province”) to draw up and announce gas business development planning nationwide, within their jurisdiction, including: gas-producing and gas-processing facilities, storehouses with the total capacity of at least 5,000 m3 and shall supervise and inspect the approved planning execution.
3. Every People’s Committees of the province shall aggregate their gas business development plan into the province’s socio-economic development master plan in accordance with the national master plan, including: plans for development of dedicated bottled LPG shops, gas filling stations for vehicles, gas distribution stations, LPG bottling stations, storehouses with the total storage tanker capacity of under 5,000 m3; and People’s Committees of provinces shall supervise and inspect of the approved planning execution.
Article 6. Fire protection and HSE
1. Gas business facilities shall comply with laws on fire protection and HSE during the operation.
2. Officers and workers working for gas business facilities or gas services, including drivers of gas tank trucks, must complete training courses in HSE and fire protection and obtain Certificate of completion of such training course under provisions of laws.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực