Chương II Nghị định 174/2016/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 174/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 15/01/2017 | Số công báo: | Từ số 51 đến số 52 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán về chứng từ kế toán, tài liệu kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
1. Chứng từ kế toán, sao chụp, lưu giữ tài liệu kế toán
- Thay vì chỉ được tự xây dựng mẫu chứng từ kế toán khi chưa có quy định về mẫu đó, thì theo Nghị định 174, đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
- Các tài liệu kế toán sau phải được lưu trữ: Chứng từ kế toán, Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và tài liệu khác.
- Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính và có giá trị như bản chính.
- Nghị định 174/2016 còn quy định cụ thể việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán phải do người có thẩm quyền thành lập đơn vị kế toán quyết định, trường hợp không có người có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật quyết định. Bộ máy kế toán đơn vị cấp dưới do người đại diện theo pháp luật quyết định.
- Người đã làm kế toán trưởng trong kế toán nhà nước từ 10 năm trở thì theo Nghị định 174 năm 2016 vẫn được bổ nhiệm làm kế toán trưởng đơn vị kế toán nhà nước mà không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp tài chính, kế toán, kiểm toán.
3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
- Tỷ lệ vốn góp tối đa tại công ty TNHH2TV trở lên của một hoặc các thành viên là tổ chức là 35%. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề phải trên 50% và phải có ít nhất 2 thành viên hành nghề tại mỗi công ty dịch vụ kế toán.
Theo Nghị định số 174, kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán này không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị dịch vụ kế toán khác.
- Cũng theo Nghị định 174/2016, công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì được kinh doanh dịch vụ kế toán.
Kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán thì được hành nghề dịch vụ kế toán.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
4. Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài
Nghị định 174/CP quy định các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các nước thành viên WTO hoặc các nước có điều ước uốc tế về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam thì được cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.
5. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
Tổ chức nghề nghiệp kế toán, theo Nghị định 174 của Chính phủ, được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kế toán; soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán; tổ chức thi chứng chỉ kế toán viên và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán.
Nghị định 174/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Trong vòng 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người phụ trách kế toán và các Công ty TNHH 2TV trở lên kinh doanh dịch vụ kế toán được bố trí, thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực, phải có chứng chỉ kế toán trưởng và phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp theo quy định tại Nghị định này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.
2. Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật kế toán.
4. Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật kế toán thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính. Tài liệu kế toán sao chụp có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán. Đơn vị kế toán chỉ được sao chụp tài liệu kế toán trong các trường hợp quy định tài khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài theo cam kết phải nộp chứng từ kế toán bản chính cho nhà tài trợ nước ngoài thì chứng từ kế toán sao chụp sử dụng tại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế toán.
3. Trường hợp dự án, chương trình, đề tài do một cơ quan, đơn vị chủ trì nhưng được triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì chứng từ kế toán được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí dự án, chương trình, đề tài. Trường hợp có quy định phải gửi chứng từ về cơ quan, đơn vị chủ trì thì cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện sao chụp chứng từ kế toán và gửi bản sao chụp có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị cho cơ quan, đơn vị chủ trì.
4. Trường hợp tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính thì tài liệu kế toán sao chụp để lại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
5. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác thì đơn vị kế toán phải đến đơn vị mua, đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đơn vị có liên quan khác để xin sao chụp tài liệu kế toán. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị mua, đơn vị bán hoặc các đơn vị có liên quan khác.
6. Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để sao chụp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải thành lập hội đồng và lập "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được" đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định đó.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định niêm phong tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật thì đơn vị kế toán và người đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ niêm phong tài liệu kế toán phải lập "Biên bản niêm phong tài liệu kế toán". "Biên bản niêm phong tài nêu kế toán" phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của tài liệu kế toán bị niêm phong. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền niêm phong tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào "Biên bản niêm phong tài liệu kế toán".
2. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán thì đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải lập "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán". "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của từng loại tài liệu bị tạm giữ hoặc bị tịch thu; nếu tạm giữ thì ghi rõ thời gian sử dụng, thời gian trả lại tài liệu kế toán.
Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán", đồng thời đơn vị kế toán phải sao chụp tài liệu kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
Đối với tài liệu kế toán lập trên phương tiện điện tử thì đơn vị kế toán phải in ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm:
1. Chứng từ kế toán.
2. Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
3. Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách.
4. Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng; báo cáo kế toán quản trị; hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán; quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị; tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ; tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác.
1. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây:
a) Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định này chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính, các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp.
b) Trong thời gian tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp kèm theo "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
c) Tài liệu kế toán bị mất, bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài - liệu kế toán là bản sao chụp. Trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị phải lưu trữ "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được".
2. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không bắt buộc phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán nhưng vẫn phải có trách nhiệm bảo quản đầy đủ, an toàn tài liệu kế toán theo quy định. Đơn vị kế toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bằng giấy hay trên phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, bảo mật và cung cấp được thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
5. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.
1. Chứng từ kế toán và sổ kế toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào lưu trữ phải được in ra giấy để lưu trữ theo quy định trừ trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước (trừ đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp) nếu lựa chọn lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để lưu trữ theo quy định. Việc in ra giấy chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết và các tài liệu kế toán khác do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định. Các đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán theo quy định, đơn vị kế toán phải có trách nhiệm in ra giấy các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tài liệu kế toán của đơn vị nào được lưu trữ tại kho của đơn vị đó. Đơn vị kế toán phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đơn vị không tổ chức bộ phận hoặc kho lưu trữ tại đơn vị thì có thể thuê tổ chức, cơ quan lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong thời gian hoạt động tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp phải được lưu trữ tại đơn vị kế toán ở Việt Nam hoặc thuê tổ chức lưu trữ tại Việt Nam thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán. Khi kết thúc hoạt động tại việt Nam, người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định nơi lưu trữ tài liệu kế toán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc các dự án kết thúc hoạt động bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể phá sản, chấm dứt, kết thúc hoạt động được lưu trữ tại nơi do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động hoặc kết thúc dự án.
4. Tài liệu kế toán của đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình đơn vị bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị được lưu trữ tại đơn vị kế toán mới hoặc tại nơi do cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị quyết định.
5. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các đơn vị được chia, tách: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì lưu trữ tại đơn vị mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc tại nơi do cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách đơn vị quyết định. Tài liệu kế toán liên quan đến chia đơn vị kế toán thì lưu trữ tại các đơn vị kế toán mới. Tài liệu kế toán liên quan đến tách đơn vị kế toán thì được lưu trữ tại nơi đơn vị bị tách, đơn vị kế toán mới.
6. Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến hợp nhất, sáp nhập các đơn vị kế toán thì lưu trữ tại đơn vị nhận sáp nhập hoặc đơn vị kế toán hợp nhất.
7. Tài liệu kế toán về an ninh, quốc phòng phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.
2. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
3. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.
7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
1. Đối với đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Việc xác định tài liệu kế toán khác phải lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, do ngành hoặc địa phương quyết định trên cơ sở xác định tính chất sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
2. Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác.
3. Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên.
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:
1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12 khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
1. Tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ của đơn vị kế toán nào thì đơn vị kế toán đó thực hiện tiêu hủy.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
1. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định thành lập "Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ". Thành phần Hội đồng gồm: Lãnh đạo đơn vị kế toán, kế toán trưởng, đại diện của bộ phận lưu trữ và các thành phần khác do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chỉ định.
2. Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại tài liệu kế toán theo từng loại, lập "Danh mục tài liệu kế toán tiêu hủy" và "Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ".
3. "Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ" phải lập ngay sau khi tiêu hủy tài liệu kế toán và phải ghi rõ các nội dung: Loại tài liệu kế toán đã tiêu hủy, thời hạn lưu trữ của mỗi loại, hình thức tiêu hủy, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.
1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.
2. Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị kế toán do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định. Trường hợp tổ chức, đơn vị không có cơ quan có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định.
Việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán hoặc đơn vị trực thuộc không phải là đơn vị kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước không được bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị không phải là đơn vị kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải bao gồm thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới và đơn vị trực thuộc.
3. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp đơn vị kế toán ở cấp tỉnh không có đơn vị dự toán trực thuộc vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị kế toán ở cấp huyện vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách thì được bố trí chung một bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị.
5. Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.
6. Đối với người đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm là kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước và đã có thời gian thực tế làm kế toán trưởng trong các đơn vị này từ 10 năm trở lên tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được xem xét, bổ nhiệm làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nếu đủ các điều kiện khác theo quy định đối với kế toán trưởng mà không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán như quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Đối với người không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nhưng đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên, kế toán viên chính tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì vẫn tiếp tục được làm kế toán nhưng không được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cho đến khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán trưởng theo quy định đối với kế toán trưởng, trừ những người vẫn được làm kế toán trưởng quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.
5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
1. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị kế toán khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này được thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có thể thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định.
2. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán cho khách hàng phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 51, Điều 56, Điều 58 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định này.
3. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho khách hàng phải đảm bảo quy định tại Điều 56, 58 Luật kế toán, Điều 21 Nghị định này và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định này.
4. Người được thuê làm dịch vụ kế toán có quyền và trách nhiệm của người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật kế toán. Người được thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán có quyền và trách nhiệm của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật kế toán.
5. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê dịch vụ làm kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
1. Việc bố trí người làm kế toán của văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hộ kinh doanh, tổ hợp tác do trưởng văn phòng đại diện, người đại diện hộ kinh doanh hoặc tổ hợp tác quyết định.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hộ kinh doanh, tổ hợp tác được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán phục vụ việc theo dõi, ghi chép và xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
3. Nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú này không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thì cơ sở thường trú hoặc cư trú này được lựa chọn áp dụng đầy đủ hoặc một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán.
1. Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì được kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp kiểm toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì được hành nghề dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên hành nghề không được hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề chịu sự kiểm soát của Bộ Tài chính về chất lượng dịch vụ kế toán đã thực hiện.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.
3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian.
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kế toán viên hành nghề phải được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kế toán viên hành nghề được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị.
Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
3. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm để đảm bảo nếu xảy ra thiệt hại thì mức độ bồi thường theo mức trách nhiệm trong hợp đồng/thỏa thuận giữa các bên nhưng tối thiểu không được thấp hơn mức phí dịch vụ mà đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán thu được của khách hàng.
1. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Việc thực hiện công việc kế toán tập trung theo chính sách chung trong Tập đoàn của doanh nghiệp nước ngoài cho công ty mẹ và các công ty con khác trong cùng tập đoàn hoạt động tại Việt Nam không được coi là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Trong trường hợp này, đơn vị kế toán tại Việt Nam không được coi là thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo quy định tại Nghị định này và kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ về số liệu và thông tin tài chính kế toán của đơn vị tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới:
a) Được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có văn bản của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán (cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức nghề nghiệp) nơi doanh nghiệp nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới;
c) Có ít nhất 02 người được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
d) Có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kế toán viên hành nghề tại Việt Nam;
đ) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam sau khi đã đăng ký và được Bộ Tài chính Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải thực hiện theo quy định tại
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải luôn duy trì các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này trong suốt thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam. Khi không đảm bảo một trong các điều kiện đó, đi kèm với các văn bản hết hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày không còn đủ điều kiện theo quy định.
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 60 Luật kế toán và Nghị định này, đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán mới được liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ qua biên giới.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam phải lập Hợp đồng liên danh về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Hợp đồng liên danh phải phân định rõ trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới.
4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi liên danh để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải giao kết Hợp đồng dịch vụ kế toán với đơn vị thuê dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng dịch vụ kế toán phải có đầy đủ chữ ký người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam và đơn vị thuê dịch vụ kế toán.
5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam tham gia hợp đồng liên danh cung cấp dịch vụ kế toán phải cử một kế toán viên hành nghề phụ trách phần dịch vụ kế toán thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mình trong hợp đồng dịch vụ kế toán.
6. Hợp đồng dịch vụ kế toán, hợp đồng liên danh, hồ sơ dịch vụ kế toán phải lập đồng thời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
7. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến phí cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
1. Bố trí nhân sự để bảo đảm chất lượng dịch vụ kế toán. Tuân thủ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán tại Điều 25 Nghị định này và các quy định khác có liên quan tại Luật kế toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế của Việt Nam.
4. Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam theo mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
5. Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam về hợp đồng dịch vụ kế toán, hồ sơ dịch vụ kế toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
6. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm và văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác.
7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định tại Luật kế toán và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.
1. Lưu trữ toàn bộ hồ sơ cung cấp dịch vụ kế toán đã thực hiện liên danh để cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả cung cấp dịch vụ kế toán và có trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng về kết quả cung cấp dịch vụ kế toán, hồ sơ cung cấp dịch vụ kế toán và các vấn đề khác phát sinh từ việc liên danh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán.
3. Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ theo mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
4. Chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về việc không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính cấp cho các kế toán viên hành nghề trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Tài liệu chứng minh về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kế toán viên hành nghề tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Tài chính;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ Tài chính quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới, mẫu báo cáo về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài.
1. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người làm kế toán, những người có chứng chỉ kế toán viên, kế toán viên hành nghề, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được:
a) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề;
b) Tham gia nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và đạo đức nghề nghiệp kế toán;
c) Tham gia tổ chức thi chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán khi có yêu cầu.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về điều kiện, cách thức, chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kế toán quy định tại khoản 2 Điều này.
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1. CONTENTS OF ACCOUNTING WORKS
Article 5. Accounting documents
1. Accounting records must be made in a clear, complete, timely, and accurate manner in accordance with Article 16 of the Law on Accounting.
2. A business accounting unit may design its own accounting records as long as they are conformable with provisions of Clause 1 Article 16 of the Law on Accounting and suitable for its operation, unless otherwise prescribed by law.
3. In the cases where a person suffering from complete vision loss has to sign an accounting record, the signing must be witness by a sighted person assigned by the accounting unit that issued such record. A person suffering from partial vision loss shall sign accounting records in accordance with provisions of the Law on Accounting.
4. Accounting units using electronic documents as prescribed in Article 17 of the Law on Accounting may use digital signatures in accounting. Digital signatures and the use thereof shall comply with provisions of the Law on Electronic transaction.
5. Primary contents of accounting records in foreign languages used for recording accounting books and preparing financial statements in Vietnam must be translated into Vietnamese language in accordance with Clause 1 Article 16 of the Law on Accounting. The accounting unit is responsible for the accuracy of such Vietnamese translations. The Vietnamese translations of accounting records must be attached to the original versions.
Vietnamese translations of documents in foreign languages attached to accounting records such as contracts, project dossiers, statements, etc. are not mandatory unless required by a competent authority.
Article 6. Photocopies of accounting documents
1. Accounting documents must be photocopied from originals. Validity and retention of photocopies of accounting documents are the same as originals. Photocopies of accounting documents must bear signatures and seals (if any) of the legal representative of the accounting unit or of the competent authority that confiscates the originals. An accounting unit may only photocopy its accounting documents in the cases specified in Clause 2 through 5 of this Article.
2. In the cases where an accounting unit has a project that is granted a loan or funded by a foreign entity and has agreed to submit the original accounting records to the foreign sponsor, their photocopies retained by the accounting unit must bear the signature or seal (if any) of the legal representative (or authorized person) of the sponsor or the accounting unit.
3. In the cases where a program/project is presided over by a unit but executed at multiple units, accounting records shall be retained by those using the funding for such program/project. If accounting records have to be sent to the presiding unit, the funding user shall send photocopies bearing the signature and seal (if any) of its legal representative (or authorized representative) to the presiding unit.
4. In the cases where original copies of accounting documents of a accounting units is impounded or confiscated, their photocopies that are retained must bear the signature and seal (if any) of the legal representative (or authorized representative) of the competent authority that decide their impoundment or confiscation as prescribed in Clause 2 Article 7 hereof.
5. In the cases where accounting documents are lost or destroyed because of inevitable incidents such as natural disaster, flooding, conflagration, etc., the accounting unit must ask for their photocopies from its buyers, sellers or relevant entities. The photocopies must bear the signature and seal (if any) of the legal representative (or authorized representative) of such buyers, sellers or relevant entities.
6. In the cases where such an entity is not able to provide photocopies of accounting records because it has been dissolved, bankrupt or shut down, the legal representative of the accounting unit shall establish a council, which will issue a document certifying that photocopies of accounting documents are not obtainable and take legal responsibility for such certification.
Article 7. Sealing, impoundment and confiscation of accounting documents
1. In the cases where a regulatory body issues a decision to seal accounting documents as prescribed by law, the accounting unit and representative of such regulatory body shall issue a sealing record. The sealing record must specify the reasons for sealing, types of documents, quantity of each type, accounting period and other necessary information about the sealed documents. The sealing record must bear the signatures and seal (if any) of the legal representative of the accounting unit, the legal representative (or authorized representative) of the regulatory body.
2. In the cases where accounting documents are impounded or confiscated by a regulatory body, the accounting unit and legal representative of such regulatory body shall issue a document transfer record. The document transfer record must specify the reasons for sealing, types of documents, quantity of each type, accounting period and other necessary information about the impounded or sealed documents; time for returning accounting documents in case of impoundment.
The document transfer record must bear the signatures and seal (if any) of the legal representative of the accounting unit, the legal representative (or authorized representative) of the regulatory body; the accounting unit must make photocopies of the impounded or confiscated accounting documents. Photocopies of accounting documents must bear the signature and seal (if any) of the legal representative (or authorized representative) of the regulatory body.
Electronic accounting documents must be printed, signed and stamped in order to be impounded or confiscated.
Article 8. Accounting documents that have to be retained
The following accounting documents have to be retained:
1. Accounting records.
2. Detailed accounting books and overall accounting books.
3. Financial statements; budget statements; consolidated budget statements.
4. Other documents related to accounting works, including: contracts; administrative accounting reports; financial statements of completed projects and projects of national importance; reports on stocktaking and asset valuation; documents related to inspection and audit; records on destruction of accounting documents; decisions on addition of capital from profit, contributions to funds from profits; documents related to dissolution, bankruptcy, division, consolidation, merger, shutdown, conversion of the enterprise; documents related to receipt and use of funding or capital; documents related to taxes, fees, charges and other liabilities to the State; other documents.
Article 9. Preservation, retention and publication of accounting documents and information
1. Accounting documents retained must be original copies as prescribed by law, except:
a) Accounting documents specified in Clause 2 and Clause 3 Article 6 hereof, each which has only one original copy but has to be retained by more than one entities, in which one of them may retain the original copy while the others may retain its photocopies.
b) Impounded or confiscated accounting documents as prescribed in Clause 4 Article 6 hereof, in which case their photocopies may be retained together with the document transfer record specified in Clause 2 Article 7 hereof.
c) Accounting documents that are lost or destroyed by inevitable incidents specified in Clause 5 Article 6 hereof, in which case their photocopies may be retained. In the cases where photocopies of them are unobtainable as mentioned in Clause 6 Article 6 hereof, the accounting unit shall retain the document certifying that such photocopies are unobtainable.
2. Accounting documents must be fully and safely stored by accounting units. Each accounting unit shall establish its own rules for management, use and storage of accounting documents, which specify the responsibility and right of each department and accountants. An accounting unit that is an extra-small enterprise is not required to establish its own rules for management, use and storage of accounting documents but has to fully and safely retain them as prescribed. An accounting unit must provide adequate equipment for management and storage of accounting documents. Accountants are responsible for protection of their accounting documents.
3. The legal representative of an accounting unit shall decide whether to store its accounting documents physically or electronically. The storage of accounting documents must be safe, secured and information must be provided at the request of competent authorities.
4. Accounting documents must be fully and systematically stored and sorted by creation date.
5. The legal representative of the accounting unit shall promptly provide information and accounting documents to tax authorities and competent authorities as prescribed by law. The authorities provided with accounting documents shall protect them and return them in time and in full after use.
Article 10. Electronic accounting documents
1. Every accounting record and accounting book must be printed out for archiving. The electronic accounting documents must be stored safely and accessible.
State accounting units (except for state budget collectors and users) that use electronic accounting documents must print out the general accounting books, have them signed and stamped (if any) for archiving. The legal representative of an accounting unit shall decide whether to print out accounting records, detailed accounting books and other accounting documents. State budget collectors and users shall comply with regulations of the Minister of Finance.
2. The accounting unit shall print out the electronic accounting documents and have them signed and stamped by the legal representative or chief accountant (or acting chief accountant) whenever a competent authority needs them for inspection or audit purposes.
Article 11. Accounting document storage location
1. An accounting unit shall store its own accounting documents. Each accounting unit must have adequate equipment to safely store its accounting documents.
It may hire an external organization to store its accounting documents by concluding an archiving contract as prescribed by law.
2. Accounting documents of a foreign-invested company, branch or representative office in Vietnam of a foreign enterprise shall be stored by an accounting unit in Vietnam or an external archive in Vietnam over its operating period specified in its certificate of investment, certificate of enterprise registration, certificate of branch or representative office registration. When it ceases its operation in Vietnam, its legal representative will decide the place where the accounting documents are stored, unless otherwise prescribed by law.
3. Accounting documents of a unit that is dissolved, bankrupt, shut down or a project that is shut down include accounting documents of whose retention period is not expired, accounting documents related to the dissolution, bankruptcy or shutdown shall be stored at a place decided by the legal representative of such accounting units or the authority that decided its shutdown.
4. Accounting documents of a unit that is converted include accounting documents of whose retention period is not expired, accounting documents related to the conversion stored by the new accounting units or at a place decided by the authority that decided the conversion.
5. Accounting documents of a divided unit may be stored by the new unit or the old unit or at a place decided by the authority that decided such division. Accounting documents related to full division of an accounting unit (the transferor) shall be stored by the new accounting units (the transferees). Accounting documents related to partial division of an accounting unit (the transferor) shall be stored by both the transferor and the transferee.
6. Accounting documents whose retention period is not expired and accounting documents related to consolidation or merger of accounting units shall be held by the acquirer or the consolidated unit.
7. Accounting documents about national defense and security shall be stored in accordance with relevant regulations of law.
Article 12. Accounting documents to be retained for at least 5 years
The following accounting documents have to be retained for at least 5 years:
1. Accounting records that are not directly recorded to accounting books and financial statements such as collection notes, payment notes, which are not enclosed with accounting documents.
2. Accounting documents serving management of an accounting unit that are not directly recorded in accounting books and financial statements.
3. In the cases where other laws prescribe that the documents specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article have to be retained for more than 5 years, such law shall apply.
Article 13. Accounting documents to be retained for at least 10 years
The following accounting documents have to be retained for at least 10 years:
1. Accounting records directly recorded in accounting books and financial statements, statements, detailed accounting books, general accounting books, monthly, quarterly and annual financial statements, annual statements, internal audit reports, accounting document destruction records and other documents directly recorded in accounting books and financial statements.
2. Accounting documents related to liquidation or transfer of fixed assets; reports on stocktaking and asset valuation.
3. Accounting documents of investors, including annual accounting documents and terminal statements of completed Group B and Group C projects.
4. Accounting documents related to establishment, division, consolidation, merger, conversion of the enterprise, dissolution, bankruptcy, shutdown or termination of a project.
5. Relevant documents such as audit documents issued by State Audit Office of Vietnam, inspection documents issued by competent authorities or documents of independent audit organizations.
6. Documents other than those specified in Article 12 and Article 14 hereof.
7. In the cases where other laws prescribe that the documents specified in Clause 1 through 6 of this Article have to be retained for more than 10 years, such law shall apply.
Article 14. Accounting documents to be permanently retained
1. State accounting units shall permanently retain the following documents: annual state budget statements ratified by state budget, annual local budget statements ratified by the People’s Councils; documents and financial statements of completed Group A projects and projects of national importance; historical accounting documents or those of economic, national security, or national defense importance.
The legal representative of the accounting unit or local government shall identify accounting documents to be permanently retained.
2. Business accounting units shall permanently retain historical accounting documents or those of economic, national security, or national defense importance.
The head or legal representative of the accounting unit shall identify accounting documents to be permanently retained on a case-by-case basis and transfer them to the accounting department or another department for retention in the form of original copies or other forms.
3. Accounting documents to be permanently retained shall be retained for more than 10 years until they are naturally destroyed.
Article 15. Determination of retention period
1. For the documents specified in Article 12, Clause 1, 2, 7 Article 13 and Article 14 hereof, the retention period begins on the ending date of the fiscal year.
2. For the documents specified in Clause 3 Article 13 hereof, the retention period begins from the day on which the financial statement of the completed project is approved.
3. The retention period for accounting documents related to the unit establishment begins on the establishment date; for accounting documents related to division, consolidation, merger, conversion of an enterprise begins on the date of division, consolidation, merger or conversion; for accounting documents related to dissolution, bankruptcy, shutdown, termination of a project begins on the day on which the dissolution, bankruptcy, shutdown or termination procedures are completed; for accounting documents related to audit or inspection documents begins on the issuance date of the audit report or inspection report.
Article 16. Destruction of accounting documents
1. When the retention period expires and no directions are given by competent authorities, accounting documents may be destroyed under a decision of the accounting unit’s legal representative.
2. An accounting unit must destroy its own accounting documents.
3. The accounting unit may decide the destruction method such as burning, cutting, shredding, etc. as long as the destroyed documents can no longer be read.
Article 17. Destruction procedures
1. The legal representative of the accounting unit shall issue a decision to establish a document destruction council. The council consists of the head of the accounting unit, chief accountant, representative of the storage unit and other participants appointed by the legal representative of the accounting unit.
2. The council shall inspect, sort the accounting documents by type, compile a list and a document destruction record.
3. The document destruction record must be made right after accounting documents are destroyed, specify the types of accounting documents destroyed, retention period of each type, destruction method, conclusion and bear the signatures of the council members.
Section 2. ORGANIZATION OF ACCOUNTING APPARATUS AND ACCOUNTANTS
Article 18. Organization of accounting apparatus
1. The accounting unit must appoint accountants in accordance with the Law on Accounting; the quantity of accountants depends of the scope, requirements, functions or duties of the unit. Accountants may undertake other tasks that are not banned by accounting laws.
2. Organization of the accounting apparatus of a unit shall be decided by the regulatory body that established such unit. Organization of the accounting apparatus of a unit that is not established by a regulatory body shall be decided by the unit itself.
Organization of the accounting apparatus and accounting tasks of inferior units other than accounting units or affiliated units other than accounting units shall be decided by legal representative of the accounting unit. State accounting units must not appoint chief accountants or acting chief accountants of units other than accounting units.
Financial statements of an accounting unit shall contain financial information of its inferior units and affiliated units.
3. State budget authorities shall organize their own accounting apparatus.
4. Regulatory bodies, public service agencies using state budget shall assign accounting tasks according to state-funded units.
5. A trained accountant means a person who has an associate degree, college degree, bachelor’s degree or post-graduate degree in finance, accounting or audit granted by higher education institutions in Vietnam and overseas; a person who has the audit practitioner certificate specified in the Law on Independent audit; a person who has the accountant practitioner certificate specified in the Law on Accounting; a person who has the accounting expert certificate or accountant certificate issued by a foreign organization or foreign professional organization recognized by the Ministry of Finance Vietnam.
6. A person who was appointed as chief accountant of a state accounting unit by a competent authority and has worked as chief accountant for such units for at least 10 years by the effective date of this Decree may still be appointed as chief accountant of state accounting units if other requirements are satisfied without having to possess a degree mentioned in Clause 5 of this Article.
7. A person who does not have a degree in finance, accounting or audit but appointed as accountant of a state accounting unit before January 01, 2014 may still work as accountant but will not be appointed as chief accountant until corresponding requirements are satisfied, except for those specified in Clause 6 of this Article.
Article 19. People prohibited from practicing accounting
1. The people specified in Clause 1 and Clause 2 Article 52 of the Law on Accounting.
2. Parents, adoptive parents, spouses, children, siblings of the legal representative, head, Director, General Director, deputies of the head, Deputy Director, Deputy General Director in charge of finance – accounting, and the chief accountant of the same accounting unit, except for sole proprietorships, single-member limited liability companies owned by individuals, other types of enterprises not funded by state budget and are extra-small enterprises defined in the law on provision of assistance for small and medium enterprises.
3. People holding the position of managers, executive officers, treasurers, warehouse-keepers, buyers or sellers of assets in the same accounting unit except for sole proprietorships, single-member limited liability companies owned by individuals, and other types of enterprises not funded by state budget and are extra-small enterprises defined in the law on provision of assistance for small and medium enterprises.
Article 20. Chief accountants and acting chief accountants
1. An accounting unit must have a chief accountant, except for those specified in Clause 2 of this Article. In the cases where a unit is not able to appoint a chief accountant at the time, it may appoint an acting chief accountant or outsource chief accountant works. An acting chief accountant will hold the position for up to 12 months, after which a chief accountant shall be appointed.
2. Acting chief accountant:
a) An accounting unit that has only one accountant or part-time accountant, budget accounting and finance units of communes shall appoint only acting chief accountants, not chief accountants.
b) Extra-small enterprises defined by the law on provision of assistance for small and medium enterprises may appoint acting chief accountants without having to appoint chief accountants.
3. Time limit for appoint chief accountants of state accounting units and acting chief accountant of the unit mentioned in Clause 2a of this Article is 5 years; regulations of law on reappointment of chief accountants and acting chief accountants shall be complied with after such time.
4. When replacing a chief accountant or acting chief accountant, the legal representative or manager of the accounting unit shall transfer the tasks and accounting documents from the old chief accountant or acting chief accountant to the new one; inform relevant departments of the unit; inform the organizations where its accounts are opened of the full name and specimen signature of the new chief accountant or acting chief accountant. The new chief accountant or acting chief accountant shall take over the accounting tasks from the transfer date. The old chief accountant or acting chief accountant is still responsible for the accounting tasks they performed.
5. The Ministry of Home Affairs shall provide instructions on tasks, power of chief accountants and acting chief accountants of state accounting units, procedures for appointment, reappointment, dismissal and replacement thereof.
Article 21. Standards and requirements to be satisfied by chief accountants and acting chief accountants
1. The chief accountant or acting chief accountant must satisfy the standards specified in Points a, c, d Clause 1 Article 54 of the Law on Accounting and are not prohibited from working as accountants as prescribed in Article 19 of this Decree. The Ministry of Finance shall promulgate regulations on training and licensing chief accountants.
2. The chief accountants and acting chief accountants of the following accounting units must have at least bachelor's degrees in accounting:
a) State budget authorities;
b) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, agencies affiliated to the National Assembly, other central authorities and accounting units affiliated thereto;
c) Public service agencies of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central authorities and the People’s Committees of provinces;
d) Specialized agencies affiliated to the People’s Committees of provinces and equivalent authorities; regulatory bodies affiliated thereto;
dd) Vertically organized central authorities in provinces;
e) Central and provincial political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations funded by state budget;
g) Management boards of Group A projects and projects of national importance or that have their own accounting apparatus and are funded by state budget;
h) Level 1 state-funded unit of districts;
i) Enterprises established and operating within Vietnam’s law, except for those specified in Clause 3g of this Article;
k) Cooperatives, cooperative associations whose charter capital is at least 10 billion dongs;
l) Branches in Vietnam of foreign enterprises.
3. The chief accountants and acting chief accountants of the following accounting units must have at least a professional intermediate certificate in accounting:
a) Professional agencies affiliated to the People’s Committee of the province if they have their own accounting apparatus (except for those mentioned in Clause 2h of this Article);
b) Vertically organized central authorities in district authorities; provincial authorities in district authorities;
c) political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations of districts funded by state budget;
d) Management boards of projects having their own accounting apparatus are funded by state budget, except for those in Clause 2g of this Article;
dd) Budget accounting and finance unit of communes;
e) Public service agencies other than those specified in Clause 2c of this Article;
g) Enterprises established and operating within Vietnam’s law that are not funded by state budget and whose charter capital is smaller than 10 billion dongs;
h) Cooperatives, cooperative associations whose charter capital is smaller than 10 billion dongs.
4. Legal representatives of organizations and units other than those mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall decide the standards applied to their chief accountants or acting chief accountants in accordance with the Law on Accounting and relevant regulations of law.
5. The chief accountant or acting chief accountant of a parent company that is a wholly state-owned enterprise or an enterprise in which state capital makes up more than 50% of its charter capital has to work in accounting for at least 05 years.
6. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall specify standards applied to chief accountants and acting chief accountants of the People’s armed force units.
Article 22. Outsourcing accounting works and chief accountant’s works
1. a) Business accounting units, public service agencies not funded by state budget and other accounting units mentioned in Clause 3 Article 3 hereof may hire accounting service providers to do their accounting works or chief accountant’s works. Legal representatives of public service agencies may decide whether to hire accounting service providers to do their accounting works or chief accountant’s works.
2. When providing accounting services, the service provider must comply with provisions of Clause 1 Article 51, Article 56 and Article 58 of the Law on Accounting and is not one prohibited from doing accounting works or providing accounting services as specified in Article 19 and Article 25 of this Decree.
3. When providing chief accountant services, the service provider must comply with provisions of Article 56 and Article 58 of the Law on Accounting, Article 21 of this Decree and is not one prohibited from doing accounting works or providing accounting services as specified in Article 19 and Article 25 of this Decree.
4. The person hired to provide accounting services has the rights and responsibilities of accountants specified in Clause 2 and Clause 3 Article 51 of the Law on Accounting. The person hired to provide chief accountant services has the rights and responsibilities of chief accountants specified Article 55 of the Law on Accounting.
5. The legal representative of the accounting unit is responsible for his/her decision outsourcing the chief accountant’s works.
Article 23. Accounting works of representative offices in Vietnam of foreign enterprises, household businesses, artels and foreign contractors
1. The appointment of accountants of a representative office in Vietnam of a foreign enterprise, household business or artel shall be decided by the head of such representative office, household business or artel.
2. Representative offices in Vietnam of foreign enterprises, household businesses and artels may apply corporate accounting regulations to open accounting books serving tax accounting.
3. Foreign contractor having permanent establishments in Vietnam that are not independent legal entities may fully or partly apply Vietnam’s corporate accounting regulations and shall notify tax authorities of their choices.
A foreign contractor that fully applies Vietnam’s corporate accounting regulations must do it consistently throughout the fiscal year.
Section 3. PROVISION OF ACCOUNTING SERVICES
Article 24. Provision of accounting services of audit firms and audit practitioners
1. The audit firm that fully satisfies requirements for provision of audit services prescribed by regulations of law on independent audit may provide accounting services. An audit firm that no longer satisfies requirements for provision of audit services prescribed by regulations of law on independent audit may not provide accounting services.
2. An audit practitioner that fully satisfies requirements for audit practice prescribed by regulations of law on independent audit may provide accounting services. An audit practitioner that no longer satisfies requirements for audit practice prescribed by regulations of law on independent audit may not provide accounting services.
3. Audit firms and audit practitioners are responsible to the Ministry of Finance for their accounting service quality.
Article 25. Cases in which provision of accounting services are prohibited
Enterprises, household businesses providing accounting services and audit firms (hereinafter referred to as “accounting service providers”) must not provide accounting services in the cases where the manager, executive officer or the person that directly performs the account services is:
1. a parent, adoptive parent, spouse, child, sibling of the manager, executive officer or chief accountant of the accounting unit, unless the accounting unit is a sole proprietorship or limited liability company owned by an individual or an extra-small enterprise not funded by state budget as defined by regulations of law on assistance for small and medium enterprises.
2. any of the people specified in Clause 2 through 5 Article 68 of the Law on Accounting.
3. A person in the cases specified by Code of ethics for professional accountants and auditors and the law.
Article 26. Holdings of members that are organizations of a multi-member limited liability company
A member that is an organization may contribute up to 35% of the charter capital of a multi-member limited liability company providing accounting services. If capital is contributed by more than one organization, the total holdings of organizations must not exceed 35% of charter capital of such company.
Article 27. Holdings of accounting practitioners of a multi-member limited liability company
1. A limited liability company providing accounting services must have at least 02 capital contributors who are its accounting practitioners. Holdings of accounting practitioners of such a company must exceed 50% of its charter capital.
2. Accounting practitioners must not work for more than one accounting service providers simultaneously.
Article 28. Professional liability insurance
1. An accounting service provider must buy professional liability insurance, which is the source for paying compensation for its clients in case of damage caused by its accounting practitioners.
2. Professional liability insurance must be bought for an accounting practitioner within 60 days from the day on which he/she is granted the Certificate of Accounting Service Registration.
The cost of professional liability insurance may be aggregated with operating cost as long as it is supported by valid invoices and documents.
3. The accounting service provider and insurer may reach an agreement on the insurance premium, which must not fall below the service charges imposed by the accounting service provider.
Section 4. PROVISION OF TRANSBOUNDARY ACCOUNTING SERVICES BY FOREIGN ACCOUNTING FIRMS
Article 29. Permissible providers of transboundary accounting services for organizations in Vietnam
1. Foreign accounting firms of a WHO member state, a nation or territory that signed an international treaty on provision of transboundary accounting services with Vietnam may provide transboundary accounting services for enterprises and organizations in Vietnam.
2. The performance of accounting tasks according to common policies of a foreign corporation for the parent company and other subsidiaries operating in Vietnam of the same corporation are not considered provision of transboundary accounting services. In such cases, the accounting unit in Vietnam is not considered an accounting service provider defined by this Decree; the chief accountant and legal representative of the accounting unit in Vietnam is totally responsible for the data and financial information of the unit in Vietnam in accordance with Vietnam’s law.
Article 30. Conditions for provision of transboundary accounting services
1. Foreign accounting firms may provide transboundary accounting services if the following conditions are satisfied:
a) It is permitted to provide accounting services as prescribed by law of the nation where its headquarters are situated (home country);
b) An accounting service authority or accounting association of its home country issues a document certifying that it does not violate regulations on provision of accounting services and other laws over the last 3 years before the submission of the application for the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services.
c) At least 02 of its employees are granted the Certificate of Accounting Service Registration by the Ministry of Finance, including its legal representative;
d) It has purchased professional liability insurance for its accounting practitioners who work in Vietnam;
dd) It does not incur administrative penalties for violations against regulations on provision of transboundary accounting services in Vietnam over the last 12 months before submission of the application for the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam.
2. A foreign accounting firm may only provide transboundary accounting services in Vietnam if it has been registered and granted the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam by the Ministry of Finance of Vietnam. The methods for provision of transboundary accounting services must comply with provisions of Article 31 hereof.
3. A foreign accounting firm must maintain fulfillment of the conditions specified in Clause 1 of this Article throughout the effective period of the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam. In the cases where any of such conditions is not fulfilled, the foreign accounting firm must inform the Ministry of Finance within 20 days from such date.
Article 31. Methods for provision of transboundary accounting services
1. When providing transboundary accounting services in Vietnam, a foreign accounting firm must form a joint venture with an accounting firm in Vietnam which is qualified for provision of accounting services as prescribed by law.
2. To form a joint venture with a foreign accounting firm to provide transboundary services, the accounting firm in Vietnam must satisfy all conditions for provision of accounting services specified in Article 60 of the Law on Accounting and this Decree and obtain the certificate of eligibility to provide accounting services.
3. The foreign accounting firm and the accounting firm in Vietnam must conclude a joint venture contract for provision of transboundary accounting services. The contract must specify the obligations of each party for provision of transboundary accounting services.
4. When forming such a joint venture to provide transboundary accounting services, the foreign accounting firm and the accounting firm in Vietnam shall conclude an accounting service contract with the client in accordance with Vietnam’s law. The accounting service contract must bear the signatures of the legal representatives of the foreign accounting firm, the accounting firm in Vietnam and the client.
5. The foreign accounting firm and the accounting firm in Vietnam shall appoint an accountant to perform their services specified in the accounting service contract.
6. The accounting service contract, the joint venture contract and accounting service documents must be made in both Vietnamese and English languages.
7. The payment of service charges must be transferred through a credit institution operating under the law on foreign currency management of Vietnam.
Article 32. Responsibilities of the foreign accounting firm providing transboundary accounting services
1. Assign tasks to capable employees to assure service quality. Comply with regulations on prohibited acts and cases of prohibition from accounting service provision specified in Article 25 of this Decree and relevant provisions of the Law on Accounting.
2. Adhere to accounting standards and regulations of Vietnam when providing transboundary accounting services in Vietnam.
3. Pay taxes and fulfill other financial liabilities related to provision of transboundary accounting services in Vietnam as prescribed by Vietnam’s tax laws.
4. Submit biannual reports to the Ministry of Finance on execution of contracts for provision of transboundary accounting services over the last 6 months (using the specimen report provided by the Ministry of Finance).
5. Appoint a person responsible for reporting and providing explanation for Vietnamese authorities regarding accounting service contracts, accounting service documents and other issues relevant to provision of transboundary accounting services in Vietnam.
6. Send the Ministry of Finance an annual financial statement and a report on the foreign accounting firm’s compliance to regulations of law on accounting units and other law issued by the accounting service authority of its home country within 120 days from the end of the fiscal year.
7. Exercise the rights and perform the duties of accounting firms specified in this Decree; comply with provisions of the Law on Accounting and relevant laws of Vietnam.
Article 33. Responsibilities of accounting firm in Vietnam that forms a joint venture with a foreign accounting firm to provide transboundary accounting services
1. Retain every document about the accounting services provided by the joint venture and provide them for competent authorities at their request.
2. Take legal responsibility for the results of accounting services; provide explanation for competent authorities regarding such results, documents about provision of accounting services and other issues relevant to the establishment of such joint venture.
3. Submit biannual reports to the Ministry of Finance on provision of transboundary accounting services in cooperation with the foreign accounting firm over the last 6 months (using the specimen report provided by the Ministry of Finance).
4. Facilitate accounting service quality control by the Ministry of Finance.
Article 34. Application and procedures for issuance of the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam to a foreign accounting firm
1. An application for issuance of the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam consists of:
a) Documents proving that the foreign accounting firm is permitted to provide accounting services according to its home country’s law;
b) A document issued by the authority of the foreign accounting firm’s home country that it does not violate regulations on provision of accounting services and other laws over the last 3 years before submission of the application;
c) Copies of the Certificates of Accounting Service Registration granted by the Ministry of Finance to the foreign accounting firm’s accounting practitioners, including its legal representative;
d) Documents proving the purchase of professional liability insurance for its accounting practitioners who work in Vietnam.
2. Procedures for issuance of the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services:
a) The foreign accounting firm (the applicant) shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the Ministry of Finance;
b) Within 15 days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Finance shall consider issuing the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services. If the application is rejected, the Ministry of Finance shall make a written response and provide explanation.
3. The Ministry of Finance shall provide the templates of the certificate of eligibility to provide accounting services and the report on provision of transboundary accounting services in Vietnam by foreign accounting firm.
Section 5. ACCOUNTING ASSOCIATIONS
Article 35. Accounting associations
1. An accounting association is a socio-professional organization of accountants, holders of audit practitioner certificates, audit practitioners and accounting service providers.
2. An accounting association is entitled to:
a) receive refresh training for accountants and accounting practitioners;
b) participate in study, compilation, update of Vietnam’s account standards and professional ethics for accountants on the basis of relevant international standards;
c) take examinations for audit practitioner certificates according to regulations of the Ministry of Finance;
d) cooperate with the Ministry of Finance in accounting service quality inspection and control on request.
3. The Ministry of Finance shall specify the methods for reporting and inspection of activities of accounting associations specified in Clause 2 of this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 19. Những người không được làm kế toán
Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
Điều 22. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán
Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán