Chương 1 Nghị định 174/1999/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 174/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 24/12/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/2000 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/05/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng, không bao gồm hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.
2. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.
3. Việc kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Trong Nghị định này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Hoạt động kinh doanh vàng" là hoạt động sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán; xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật.
2. "Vàng trang sức" là các sản phẩm vàng có gắn hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang sức của con người như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng và các loại khác.
3. "Vàng mỹ nghệ" là các sản phẩm vàng có gắn đá quý hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang trí mỹ thuật như các loại: khung ảnh, tượng và các loại khác.
4. "Vàng miếng" là vàng đã được dập thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất.
5. "Vàng nguyên liệu" là vàng dưới các dạng: khối, thỏi, lá, hạt, dây, dung dịch, bột, bán thành phẩm trang sức và các loại khác nhưng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng;
a) Sản xuất vàng miếng;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định này;
c) Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
3. Kiểm tra, thanh tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình;
4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, có thể thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia.
Việc thành lập Hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, trong quá trình hoạt động của mình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định của giấy phép đầu tư và các quy định của Nghị định này.
Việc điều chỉnh mức vốn pháp định quy định tại các Điều 8, 9 và 12 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Subjects and scope of regulation
1. Subjects to be governed by this Decree shall include organizations and individuals conducting gold business activities, excluding gold mining and refining activities of gold mining enterprises.
2. This Decree’s scope of regulation covers activities of dealing in gold other than gold of international standard, including: gold jewelry, gold fine art items, ingot gold and raw material gold.
3. Dealing in gold of international standard shall comply with the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on the management of foreign exchange.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree the following phrases shall be construed as follows:
1. "Gold business activities" mean activities of producing, processing gold products; gold purchase and sale, export and import in accordance with the provisions of law.
2. "Gold jewelry" means gold products whether or not set with gemstone, precious metals or other materials to meet people’s adornment needs, such as rings, necklaces, bracelets, earrings, pins, statues and other kinds.
3. "Gold fine art items" mean gold products whether or not set with gemstone, precious metals, or other materials to meet the artistic decoration needs, such as picture frames, statues, and other kinds.
4. "Ingot gold" mean gold beaten in ingots with various forms, stamped with figures indicating weight, quality and the manufacturer’s symbol and sign.
5. "Raw material gold" means gold in the forms of: pieces, bars, leaves, granules, wires, solution, powder, ornamental semi-finished products and other kinds, which are not gold of international standard.
Article 3.- Management of gold business activities
1. The Vietnam State Bank (hereinafter referred to as the State Bank) is the agency exercising the State management over gold business activities according to the provisions in this Decree.
2. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the responsibility to exercise State management over gold business activities within the ambit of their respective functions, tasks and powers.
Article 4.- Tasks and powers of the State Bank
1. To elaborate legal documents on gold business activities and submit them to the competent authorities for promulgation or promulgate them according to its competence;
2. To grant and withdraw licenses for:
a/ Production of ingot gold;
b/ Gold export and import as prescribed in this Decree;
c/ Individuals to carry extra-quota gold upon entry or exit.
3. To supervise, inspect or coordinate with the functional agencies in supervising and inspecting the observance of law provisions on the management of gold business activities within the ambit of its functions and powers.
4. To discharge other tasks and powers related to gold business activities under the Prime Minister’s decisions.
Article 5.- The gold business association
Gold business organizations and individuals may establish a gold business association for coordinating and raising the quality of gold production and business activities, ensuring its members’ legitimate rights and interests as well as the national interests.
The establishment of the gold business association and its charter must be approved by the State Bank before submission to the competent authorities for decision.
Article 6.- Activities of foreign-invested enterprises
Foreign-invested enterprises licensed by the competent State agencies to operate in the field of production and processing of gold jewelry and fine art items shall, in the process of operation, have to strictly observe the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the provisions of their investment licenses and the provisions of this Decree.
Article 7.- Competence to adjust the level of legal capital
The adjustment of the level of legal capital prescribed in Articles 8, 9 and 12 of this Decree shall be decided by the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực