Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Số hiệu: | 174/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/12/1999 | Ngày hiệu lực: | 24/12/1999 |
Ngày công báo: | 15/01/2000 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/05/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 1999 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 174 /1999/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng, không bao gồm hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.
2. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.
3. Việc kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Trong Nghị định này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Hoạt động kinh doanh vàng" là hoạt động sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán; xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật.
2. "Vàng trang sức" là các sản phẩm vàng có gắn hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang sức của con người như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng và các loại khác.
3. "Vàng mỹ nghệ" là các sản phẩm vàng có gắn đá quý hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang trí mỹ thuật như các loại: khung ảnh, tượng và các loại khác.
4. "Vàng miếng" là vàng đã được dập thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất.
5. "Vàng nguyên liệu" là vàng dưới các dạng: khối, thỏi, lá, hạt, dây, dung dịch, bột, bán thành phẩm trang sức và các loại khác nhưng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng;
a) Sản xuất vàng miếng;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định này;
c) Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
3. Kiểm tra, thanh tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình;
4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, có thể thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia.
Việc thành lập Hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, trong quá trình hoạt động của mình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định của giấy phép đầu tư và các quy định của Nghị định này.
Việc điều chỉnh mức vốn pháp định quy định tại các Điều 8, 9 và 12 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động mua, bán vàng; gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động mua - bán, gia công vàng;
c) Có thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh vàng.
Cá nhân là thợ kim hoàn từ bậc 5 trở lên có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất đơn chiếc các sản phẩm trang sức, mỹ nghệ thì thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân muốn hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Có cán bộ quản lý và thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
d) Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam; đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 (một) tỷ đồng Việt Nam.
3. Đối với các hoạt động sau đây phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép:
a) Sản xuất vàng miếng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3 (ba) kg trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, có vốn pháp định từ 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam trở lên;
2. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất vàng miếng;
3. Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động sản xuất vàng miếng.
1. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
2. Niêm yết công khai tại nơi giao dịch về chất lượng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm bán ra;
3. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
4. Các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng đều phải đăng ký ký mã hiệu với Ngân hàng Nhà nước và phải đóng ký mã hiệu doanh nghiệp, chất lượng trên sản phẩm. Riêng đối với sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp còn phải đăng ký chất lượng sản phẩm với Ngân hàng Nhà nước.
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng dưới 3 (ba) kg thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3 kg trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm thương mại.
1. Căn cứ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây, bột khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn pháp định tối thiểu 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh có lãi trong năm gần nhất.
2. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng không cần phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nhưng phải tái xuất khẩu sản phẩm.
4. Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu, xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để xem xét cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng chuyến.
Cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh được mang theo vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức Nhà nước nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn, không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Định kỳ quý, năm hoặc khi cần thiết, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh vàng, tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh vàng phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn vàng Việt Nam và phương pháp thử.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 174/1999/ND-CP |
Hanoi, December 9, 1999 |
DECREE
ON THE MANAGEMENT OF GOLD BUSINESS ACTIVITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Vietnam State Bank Law No. 01/1997/QH10 of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of the Vietnam State Bank,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Subjects and scope of regulation
1. Subjects to be governed by this Decree shall include organizations and individuals conducting gold business activities, excluding gold mining and refining activities of gold mining enterprises.
2. This Decree’s scope of regulation covers activities of dealing in gold other than gold of international standard, including: gold jewelry, gold fine art items, ingot gold and raw material gold.
3. Dealing in gold of international standard shall comply with the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on the management of foreign exchange.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree the following phrases shall be construed as follows:
1. "Gold business activities" mean activities of producing, processing gold products; gold purchase and sale, export and import in accordance with the provisions of law.
2. "Gold jewelry" means gold products whether or not set with gemstone, precious metals or other materials to meet people’s adornment needs, such as rings, necklaces, bracelets, earrings, pins, statues and other kinds.
3. "Gold fine art items" mean gold products whether or not set with gemstone, precious metals, or other materials to meet the artistic decoration needs, such as picture frames, statues, and other kinds.
4. "Ingot gold" mean gold beaten in ingots with various forms, stamped with figures indicating weight, quality and the manufacturer’s symbol and sign.
5. "Raw material gold" means gold in the forms of: pieces, bars, leaves, granules, wires, solution, powder, ornamental semi-finished products and other kinds, which are not gold of international standard.
Article 3.- Management of gold business activities
1. The Vietnam State Bank (hereinafter referred to as the State Bank) is the agency exercising the State management over gold business activities according to the provisions in this Decree.
2. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the responsibility to exercise State management over gold business activities within the ambit of their respective functions, tasks and powers.
Article 4.- Tasks and powers of the State Bank
1. To elaborate legal documents on gold business activities and submit them to the competent authorities for promulgation or promulgate them according to its competence;
2. To grant and withdraw licenses for:
a/ Production of ingot gold;
b/ Gold export and import as prescribed in this Decree;
c/ Individuals to carry extra-quota gold upon entry or exit.
3. To supervise, inspect or coordinate with the functional agencies in supervising and inspecting the observance of law provisions on the management of gold business activities within the ambit of its functions and powers.
4. To discharge other tasks and powers related to gold business activities under the Prime Minister’s decisions.
Article 5.- The gold business association
Gold business organizations and individuals may establish a gold business association for coordinating and raising the quality of gold production and business activities, ensuring its members’ legitimate rights and interests as well as the national interests.
The establishment of the gold business association and its charter must be approved by the State Bank before submission to the competent authorities for decision.
Article 6.- Activities of foreign-invested enterprises
Foreign-invested enterprises licensed by the competent State agencies to operate in the field of production and processing of gold jewelry and fine art items shall, in the process of operation, have to strictly observe the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the provisions of their investment licenses and the provisions of this Decree.
Article 7.- Competence to adjust the level of legal capital
The adjustment of the level of legal capital prescribed in Articles 8, 9 and 12 of this Decree shall be decided by the Prime Minister.
Chapter II
GOLD BUSINESS ACTIVITIES
Article 8.- Conditions for and scope of gold business activities
1. If organizations and individuals wish to carry out activities of gold purchase and sale and/or processing of gold jewelry and fine art items, they must fully meet the following conditions:
a/ Making business registration as prescribed by law;
b/ Having the technical and material base as well as equipment, which satisfy the requirements of gold purchase and sale and processing activities;
c/ Employing skilled workers who satisfy the requirements of gold business activities.
For individuals who are goldsmiths of professional grade 5 (five) or higher and have registered for processing gold jewelry and fine art items and/or producing single jewelry and fine art items, the regulations of the State Bank shall apply.
2. If organizations or individuals wish to carry out the production of gold jewelry and fine art objects, they must fully meet the following conditions:
a/ They must be enterprises established and making business registration under the provisions of law;
b/ Having the technical and material base as well as equipment, which satisfy the requirements of gold jewelry and fine art items production activities;
c/ Employing qualified managerial personnel and skilled workers, who meet the requirements of gold jewelry and fine art items production activities;
d/ For enterprises operating in Hanoi and Ho Chi Minh city, they must have a minimum legal capital of 5 (five) billion Vietnam dong; for enterprises operating in other provinces and cities, they must have a minimum legal capital of 1 (one) billion Vietnam dong.
3. For the following activities, the State Bank’s permission is required:
a/ Producing ingot gold as prescribed in Article 9 of this Decree;
b/ Exporting and importing gold fine art items of three or more kilograms in weight as prescribed in Clause 3, Article 11 of this Decree;
c/ Exporting and importing raw material gold and ingot gold as prescribed in Article 12 of this Decree.
Article 9.- Ingot gold production
Basing itself on the monetary policy objectives in each period of time, the State Bank shall consider and grant ingot gold production licenses to a number of gold business enterprises which meet the following conditions:
1. Having made business registration for gold jewelry and fine art items production and having a legal capital of 50 (fifty) billion Vietnam dong or more;
2. Having the technical and material base as well as equipment, which meet the requirements of ingot gold production;
3. Employing managerial personnel, technicians and skilled workers fully qualified for ingot gold production activities.
Article 10.- Responsibilities of gold business organizations and individuals
1. To strictly observe the provisions of this Decree and other relevant law provisions;
2. To publicly put up at the transaction place the quality, buying and selling prices of various kinds of gold products and take responsibility before law for their sold products;
3. Having a plan to ensure security in their business activities, to protect the environment and prevent and fight fires and explosions;
4. All enterprises that produce gold jewelry, gold fine art items and ingot gold shall have to register their signs and symbols with the State Bank and stamp their signs and symbols and the quality on their products. Particularly for the production of ingot gold, enterprises shall have to register their product quality with the State Bank.
Chapter III
GOLD IMPORT AND EXPORT
Article 11.- Import and export of gold jewelry and fine art items
1. The import and export of gold jewelry shall comply with the enterprises’ business registration certificates and the Prime Minister’s regulations on the import and export management;
2. The import and export of gold fine art items of less than three kilograms in weight shall comply with the enterprises’ business registration certificates and the Prime Minister’s regulations on the import and export management;
3. The import and export of gold fine art items of three kilograms or more in weight must be permitted by the State Bank;
4. The import and export of gold jewelry and fine art items for exhibitions and fairs shall comply with the Government’s regulations on trade exhibitions and fairs.
Article 12.- Import and export of raw material gold and ingot gold
1. Basing itself on the demands for raw materials for the production of gold jewelry and fine art items and ingot gold as well as the monetary policy objectives in each period of time, the State Bank shall consider and permit enterprises which have made gold business registration to import and export ingot gold and raw material gold in the forms of pieces, bars, leaves, granules, wires and powder if they fully meet the following conditions:
a/ Having a minimum legal capital of 5 (five) billion Vietnam dong;
b/ Conducting business with profit in the latest year.
2. Enterprises that have made gold business registration may import and export various kinds of gold jewelry in the form of semi-finished products, solution, soldering flakes and gold salt without having to apply for the State Bank’s permit.
3. Gold business organizations and individuals which have gold-processing contracts with a foreign country(ies) shall be permitted by the State Bank to import raw material gold on condition that their products must be re-exported.
4. Enterprises with gold mining licenses shall be considered and permitted by the State Bank to export raw material gold.
Article 13.- Gold import and export by foreign-invested enterprises
Annually, the State Bank shall base itself on the concerned foreign-invested enterprises’ production capacity and demands to import raw material gold and export gold jewelry and fine art items to consider and grant gold import and export quotas to these enterprises. Foreign-invested enterprises shall not have to apply for permits for import or export of gold in separate shipments.
Article 14.- Individuals carrying gold upon entry and exit
Upon entry and exit, Vietnamese individuals and foreigners shall be allowed to carry gold according to the State Bank’s regulations.
Chapter IV
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 15.- Handling of violations of gold business organizations and individuals
Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
Article 16.- Handling of violations committed by State officials and employees
State officials and employees who abuse their positions, powers or fail to comply with the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Quarterly, annually or when necessary, gold business organizations and individuals shall have to report the situation of their gold business activities and the situation of gold import and export according to the regulations of the State Bank and the competent State agencies.
1. This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces the Government’s Decree No. 63/CP of September 24, 1993 on the State management over gold business activities
2. Within 90 days after the effective date of this Decree, organizations and individuals that are carrying gold business activities must adjust their gold business activities in accordance with the provisions of this Decree.
Article 19.- Implementation of the Decree
1. The State Bank Governor shall have to guide the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the State Bank in defining the Vietnam’s gold standard and testing methods.
3. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực