Chương III Nghị định 165/2018/NĐ-CP : Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 165/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 10/02/2019 |
Ngày công báo: | 02/01/2019 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Theo đó, việc chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử (CTĐT) được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
- Chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc
- Nội dung của chứng từ giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin.
CTĐT được chuyển đổi từ chứng từ giấy theo một trong các phương thức nêu trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy.
- Cá nhân, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi chứng từ giấy thành CTĐT ký số trên CTĐT sau khi được chuyển đổi hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Nghị định 165/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/02/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức hỗ trợ việc thực hiện giao dịch trên hệ thống thông tin thông qua một hoặc kết hợp hỗ trợ theo một số cách thức sau: trực tiếp, qua điện thoại, qua thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và các công nghệ khác.
3. Cung cấp thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi hệ thống thông tin của chủ quản hệ thống thông tin cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra về hoạt động tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu, xác minh thông tin trong phạm vi quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
4. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho đơn vị thành viên, chi nhánh xác nhận chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên hệ thống thông tin thuộc quản lý của chủ quản hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.
5. Giữ bí mật thông tin cá nhân, thông tin của doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức trên hệ thống thông tin thuộc quản lý của chủ quản hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, tham gia hoạt động ứng cứu sự cố, xử lý và khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và quy định của Nghị định này.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của doanh nghiệp khác để cung cấp giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải bảo đảm phối hợp với doanh nghiệp cho thuê hạ tầng kỹ thuật thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có trách nhiệm quản lý, giữ bí mật phương tiện, thông tin phục vụ việc ký số hoặc xác thực; thông báo ngay cho chủ quản hệ thống thông tin khi bị mất, lộ phương tiện, thông tin này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử với cơ quan tài chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan tài chính địa chỉ liên lạc theo phương thức điện tử và duy trì ổn định để thực hiện trao đổi thông tin trong quá trình tham gia giao dịch điện tử với cơ quan tài chính; trong trường hợp phải thay đổi địa chỉ thì tổ chức, cá nhân thông báo cho cơ quan tài chính về địa chỉ thay đổi.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả của giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có trách nhiệm công nhận, sử dụng chứng từ điện tử theo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử.
4. Tuân thủ các quy định, liên quan khác của Nghị định này.
1. Xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân với các cơ quan tài chính thuộc Bộ Tài chính; thiết lập kết nối, trao đổi thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giữa cơ quan tài chính thuộc Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, tổ chức khác theo các mục tiêu, chương trình của Chính phủ về Chính phủ điện tử, phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
1. Xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân với các cơ quan tài chính địa phương (dịch vụ công trực tuyến về tài chính tại địa phương).
2. Thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính tại địa bàn do cơ quan tài chính địa phương quản lý.
1. Doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục cung cấp dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời gian chưa được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp chứng thư số, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được sử dụng chứng thư số công cộng để thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan tài chính đối với các giao dịch áp dụng chữ ký số. Sau khi được cấp chứng thư số bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sử dụng chứng thư số này thay cho chứng thư số công cộng và thông báo cho cơ quan tài chính liên quan về việc thay đổi chứng thư số.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
2. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Article 17. Responsibilities of information system administrators
1. Comply with regulations of this Decree.
2. Assist in carrying out transactions on the information system by adopting one or a combination of the following methods: in person, over telephone, via email, through websites or web portals and other technologies.
3. Provide information about electronic financial transactions within the scope of their information system to authorities in charge of inspecting and investigating financial operations and organizations and individuals that wish to retrieve and verify information within the scope permitted by law according to Article 16 of this Decree and other relevant regulations of law.
4. Directly verify or authorize their affiliates or branches to verify physical documents converted from electronic documents at the request of participants in transactions on the information system under their management in accordance with regulations of law.
5. Preserve confidentiality of personal information and information of enterprises and organizations on the information system under their management in accordance with regulations of law.
6. Ensure security of information system and participate in responding to incidents and taking remedial actions against in accordance with regulations of the law on cyberinformation security, cybersecurity and regulations of this Decree.
7. Any organization and individual that hire other enterprises' IT infrastructure to provide electronic financial transactions must cooperate with enterprises leasing IT infrastructure in assuming all responsibilities specified in Clauses 1 - 6 of this Article.
Article 18. Responsibilities of organizations and individuals entering into or using electronic financial transactions
1. Organizations and individuals entering into electronic financial transactions shall manage and preserve confidentiality of equipment and information serving digital signature or certification; immediately notify information system administrators if such equipment and information are lost or leaked.
2. Organizations and individuals entering into e-transactions with finance authorities shall notify them the address by electronic means and maintain stability to exchange information during transactions. Change in address should be notified to finance authorities.
3. Organizations and individuals using electronic financial transaction result shall receive and use electronic documents according to its validity.
4. Other relevant regulations of this Decree shall be complied with.
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Develop and implement the road map for application of e-transactions between organizations and individuals with finance authorities affiliated to the Ministry of Finance; establish connection and exchange of information about electronic financial transactions between finance authorities affiliated to the Ministry of Finance and other Ministries and organizations according to the Government’s objectives and programs for e-Government, in conformity with current situation and regulations of law.
2. Direct and organize the dissemination of regulations of the law on electronic financial transactions.
3. Provide guidelines and inspect the implementation of regulations of the law on electronic financial transactions.
4. Settle organizations and individuals' complaints, denunciations and recommendations about electronic financial transactions.
Article 20. Responsibilities of local finance authorities
1. Develop and implement the road map for application of e-transactions between organizations and individuals with local finance authorities (online local public financial services).
2. Disseminate and cooperate with the Ministry of Finance in disseminating regulations of law on electronic financial transactions in the areas under the management of local finance authorities.
Article 21. Transitional clauses
1. Any provider providing intermediary service in electronic financial transactions before the effective date of this Decree may keep providing intermediary service in electronic financial transactions as prescribed in this Decree.
2. While the digital certificate is yet to be provide by the provider of Government specialized digital signatures authentication services, the state budget user is entitled to use the public digital certificate to carry out e-transactions with a finance authority with respect to transactions applying digital signatures. After being issued with the digital certificate, the state budget user shall use it instead of the public digital certificate and notify the finance authority.
Article 22. Implementation clause
1. This Decree comes into force from February 10, 2019.
2. The Decree No. 27/2007/ND-CP dated February 23, 2007 and Decree No. 156/2016/ND-CP dated November 21, 2016 are null and void from the effective date of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree.