Chương I Nghị định 165/2018/NĐ-CP : Quy định chung
Số hiệu: | 165/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 10/02/2019 |
Ngày công báo: | 02/01/2019 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Theo đó, việc chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử (CTĐT) được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
- Chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc
- Nội dung của chứng từ giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin.
CTĐT được chuyển đổi từ chứng từ giấy theo một trong các phương thức nêu trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy.
- Cá nhân, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi chứng từ giấy thành CTĐT ký số trên CTĐT sau khi được chuyển đổi hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Nghị định 165/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/02/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu, xác minh thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” là giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp vụ: ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản công, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã, hải quan, kế toán, quản lý nhà nước về giá, chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. “Pháp luật chuyên ngành” là pháp luật về ngân sách nhà nước; thuế; phí và lệ phí; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý nợ công; hải quan; dự trữ nhà nước; tài sản công; kế toán; giá; chứng khoán; kiểm toán độc lập; kinh doanh bảo hiểm và pháp luật tài chính khác.
3. “Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “chứng từ điện tử”) là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử” là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một chứng từ điện tử trước khi chứng từ điện tử đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển chứng từ điện tử. Việc xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật giao dịch điện tử.
5. “Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” (sau đây gọi tắt là “chủ quản hệ thống thông tin”) là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
6. “Cơ quan tài chính” là một trong các cơ quan sau:
a) Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ có chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính;
b) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan tài chính địa phương).
7. “Dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” là dịch vụ đại diện (một phần hoặc toàn bộ) cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi; nhận; lưu trữ; hỗ trợ khởi tạo, xử lý chứng từ điện tử; xác nhận việc thực hiện giao dịch điện tử của các bên tham gia giao dịch điện tử.
8. “Hủy hiệu lực của chứng từ điện tử” là biện pháp làm cho chứng từ điện tử không còn giá trị sử dụng trên hệ thống thông tin.
9. “Tiêu hủy chứng từ điện tử” là biện pháp làm cho chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin đã được chứa trong chứng từ điện tử.
10. “Niêm phong chứng từ điện tử” là biện pháp bảo đảm toàn vẹn của thông tin chứa trên chứng từ điện tử, không thể sửa đổi, sao chép, di chuyển trái phép, hủy hiệu lực hay tiêu hủy từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc quá trình niêm phong.
11. “Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “hệ thống thông tin”) là hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật giao dịch điện tử được cung cấp, sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
12. “Xác thực” là việc xác minh trên hệ thống thông tin nhằm bảo đảm người đang thực hiện giao dịch điện tử là người được thực hiện giao dịch này hoặc thực hiện việc kiểm tra chữ ký số trên chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về chứng thực chữ ký số.
13. “Mã xác thực” là chuỗi ký tự (chữ số, chữ cái, dấu, ký tự đặc biệt) được hệ thống thông tin tạo ra hoặc ghi nhận để gắn với người thực hiện giao dịch điện tử tại mỗi lần thực hiện giao dịch nhằm phục vụ việc xác thực.
14. “Xác thực bằng sinh trắc học” là việc xác thực được thực hiện bằng cách sử dụng các đặc điểm sinh học của con người có tỷ lệ trùng nhau rất thấp (theo sự công nhận của khoa học kỹ thuật tại thời điểm áp dụng biện pháp này).
15. “Mã định danh của chứng từ điện tử” là mã vạch hoặc chuỗi số, chữ cái gắn với chứng từ điện tử để xác định duy nhất chứng từ điện tử trên hệ thống thông tin, phục vụ cho việc truy vấn thông tin về chứng từ điện tử.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử; quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật liên quan.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.
3. Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
This Decree provides for e-transactions in financial operations.
1. Organizations and individuals that are administrators of information systems serving e-transactions in financial operations.
2. Participants in e-transactions in financial operations.
3. Organizations and individuals that wish to retrieve and verify information about e-transactions in financial operations by other organizations and individuals within the scope permitted by the law.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “e-transaction in financial operations” (hereinafter referred to as “electronic financial transaction”) means a transaction between organizations or individuals in professional operations related to state budget, state fund, tax, fees, charges and other revenues of the state budget, state reserves, public property, state financial fund, financial investment, corporate finance, cooperative finance, customs, accounting, state management of prices, securities, financial services, accounting services, audit services, insurance business and other financial services under the management of the Ministry of Finance. Those professional operations shall be carried out as prescribed by specialized law.
2. “specialized law” means the law on state budget, tax, fees and charges, management and use of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations, public debt management, customs, state reserves, public property, accounting, prices, securities, independent audit, insurance business and other laws on finance.
3. “electronic document in financial operations” (hereinafter referred to as “electronic document”) means the information, which is created, sent, received and stored by electronic means upon carrying out electronic financial transactions, including documents, reports, contracts, agreements, transaction information, information serving administrative procedures and other types of information and data prescribed by law.
4. “electronic document originator” means an organization or individual that generates or sends an electronic document prior to storage, but does not include an intermediary that sends the electronic document. The electronic document originator shall be identified as prescribed in Clause 2 Article 16 of the Law on E-Transactions.
5. “administrator of an information system serving electronic financial transactions” (hereinafter referred to as “information system administrator”) means an organization or individual that has the power to directly manage information system serving electronic financial transactions.
6. “finance authority” is one of the following authorities:
a) The Ministry of Finance and its affiliates that are licensed to perform state management of fields and sectors under the management of the Ministry of Finance;
b) Specialized authorities in charge of providing counseling on state management of finance, which are affiliated to People’s Committees at all levels (local finance authorities).
7. “intermediary service in electronic financial transactions” means a service that represents (partially or totally) another organization or individual to send, receive, store or aid in generating and processing an electronic document, and verify e-transactions between parties entering into e-transactions (hereinafter referred to as “parties”).
8. “invalidation of an electronic document” means a method of making an electronic document no longer usable on the information system.
9. “deletion of an electronic document” means a method of making an electronic document vanish from the information system and information contained in such document inaccessible and unusable for reference.
10. “sealing of electronic document” means a method of ensuring integrity of information contained in an electronic document. It is impossible to correct, copy, illegally move, invalidate or delete the document during the sealing process.
11. “information system serving electronic financial transactions” (hereinafter referred to as “information system”) means an information system specified in Clause 8 Article 4 of the Law on E-Transactions that is provided and used to carry out electronic financial transactions.
12. “authentication” means a verification process that initiated on the information system to ensure the person who is conducting an e-transaction is the one who is allowed to conduct such e-transaction or to check digital signature on an electronic document as prescribed by the law on digital signature certification.
13. “authentication code” means a string of characters (numbers, letters, accents, special characters) created or recorded by the information system to be associated with a person every time he/she conducts an e-transaction to serve the authentication.
14. “biometric authentication” means a process of verifying a person's identity using his/her unique biological characteristics which are rarely same as those of another (as recognized by scientists at the time of application of this method).
15. “identification code for an electronic document” means a barcode or series of numbers and letters attached to an electronic document to uniquely identify the electronic document on the information system, thereby serving querying of information about the electronic document.
Article 4. Rules for carrying out electronic financial transactions
1. Participants in electronic financial transactions must adhere to the rules specified in Article 5 of the Law on E-Transactions and regulations of specialized law and relevant regulations of law.
2. Administrative procedures initiated through electronic transactions must comply with regulations of the law on administrative procedures and online public services.
3. The use of digital certificates and digital signatures in electronic financial transactions must comply with regulations of the law on digital signatures and digital signature certification.