Chương III Nghị định 165/2017/NĐ-CP: Quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của đảng
Số hiệu: | 165/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 29/01/2018 | Số công báo: | Từ số 223 đến số 224 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp (thông tin truyền thông, nhà in, nhà xuất bản, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng,...).
2. Quyền sử dụng đất thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp.
3. Phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các tài sản hữu hình khác.
4. Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các tài sản vô hình khác.
1. Việc giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng được áp dụng trong trường hợp đơn vị thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao cho cơ quan Đảng;
b) Tài sản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng đầu tư xây dựng, mua sắm, thu hồi, xác lập quyền sở hữu;
c) Đất được giao, được thuê để xây dựng công trình sự nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sang Văn phòng Trung ương Đảng quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định giao tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Văn phòng Trung ương Đảng đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý và tài sản quy định tại điểm a khoản này cho đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho Văn phòng tỉnh ủy quản lý;
d) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Văn phòng tỉnh ủy đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý và tài sản quy định tại điểm c khoản này cho đơn vị sự nghiệp của Đảng thuộc phạm vi quản lý;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao, cho thuê tài sản công quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý tài sản thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này.
1. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp của Đảng để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này.
3. Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
1. Việc mua sắm tài sản được áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp của Đảng chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Việc mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
1. Việc sử dụng tài sản phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Không được cho mượn tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân.
3. Việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp của Đảng không được sử dụng tài sản để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được cơ quan có thẩm quyền của Đảng giao quản lý, sử dụng;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
c) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ của ngân sách Đảng sau khi được Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho phép đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương, Ban thường vụ tỉnh ủy cho phép đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng thuộc phạm vi quản lý.
5. Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan của Đảng quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này.
1. Việc sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo chế độ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại các Điều 55, 56, 57, 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Mục 2 Chương III Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng vào mục đích kinh doanh, cho thuê:
a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phê duyệt đề án đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản;
b) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt đề án đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng thuộc phạm vi quản lý là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản;
c) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Đảng phê duyệt đề án đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp vào mục đích liên doanh, liên kết:
a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phê duyệt đề án đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; trường hợp tài sản được Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, việc phê duyệt được thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính;
b) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt đề án đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng thuộc phạm vi quản lý là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; trường hợp tài sản được Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước việc phê duyệt được thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
c) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phê duyệt đề án đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
4. Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải hạch toán và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Chi trả các chi phí có liên quan;
b) Trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có);
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
d) Nộp một phần vào quỹ dự trữ của ngân sách Đảng theo Quy chế quản lý tài chính, tài sản của đơn vị sự nghiệp do cấp có thẩm quyền của Đảng ban hành;
đ) Phần còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Quy chế quản lý tài chính, tài sản của đơn vị sự nghiệp do cấp có thẩm quyền của Đảng ban hành.
1. Chuyển đổi công năng sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng là việc thay đổi mục đích sử dụng của tài sản. Việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của tài sản, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng
a) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản trong trường hợp không thay đổi đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản trong trường hợp thay đổi đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản.
3. Thủ tục quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Hình thức xử lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng bao gồm:
a) Hình thức xử lý quy định tại Điều 23 Nghị định này;
b) Xử lý tài sản trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp.
2. Việc xử lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng theo hình thức quy định tại Điều 23 Nghị định này thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Việc xử lý tài sản trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng được thực hiện như sau:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng do Nhà nước đảm bảo toàn bộ, chi thường xuyên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, số tiền thu được từ xử lý tài sản, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; phần còn lại được bổ sung vào kinh phí hoạt động sự nghiệp, quỹ dự trữ ngân sách Đảng.
4. Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, phần còn lại được xử lý như sau:
a) Nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Trường hợp đơn vị sự nghiệp của Đảng có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp thì được cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi đầu tư phát triển để thực hiện;
b) Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự trữ ngân sách Đảng trong trường hợp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
5. Việc sử dụng số tiền đã nộp quỹ dự trữ ngân sách Đảng thực hiện theo quy định của Đảng.