Chương I Nghị định 165/2017/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 165/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 29/01/2018 | Số công báo: | Từ số 223 đến số 224 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương và địa phương.
Các nội dung về quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Đảng.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và điều lệ doanh nghiệp.
1. Văn phòng Trung ương Đảng; cơ quan của Đảng ở trung ương là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
2. Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Văn phòng tỉnh ủy); cơ quan của Đảng ở tỉnh ủy, thành ủy và Văn phòng huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố và tương đương (sau đây gọi là Văn phòng huyện ủy) là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy.
3. Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.
4. Đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương và địa phương.
5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước.
2. Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ quỹ dự trữ của ngân sách Đảng và các nguồn kinh phí khác của Đảng.
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Đảng (sau đây gọi là tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng).
5. Tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Mọi tài sản được hình thành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này đều được giao cho cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng.
2. Việc hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng, tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục theo quy định; tài sản phải được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc các công cụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được sử dụng đúng công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, được khai thác bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
4. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.
1. Văn phòng Trung ương Đảng:
a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền của Đảng ban hành quy định về chế độ quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng;
b) Ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy, văn phòng cấp ủy thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng;
c) Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương;
d) Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Tổng hợp, gửi Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng trên phạm vi cả nước;
e) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Văn phòng tỉnh ủy:
a) Tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy cấp dưới, văn phòng cấp ủy cấp dưới thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương; tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành quyết định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương;
b) Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở cấp tỉnh và cấp huyện là đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
c) Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Tổng hợp, gửi Sở Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng và Ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương thuộc phạm vi quản lý;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban Kiểm tra thuộc cấp ủy các cấp thực hiện việc giám sát, kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1. Cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản được giao theo chế độ quy định;
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ, sử dụng tài sản đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
b) Lập quản lý hồ sơ tài sản, kế toán tài sản, kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định này và pháp luật về kế toán;
c) Báo cáo và công khai tài sản theo quy định;
d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Giao lại tài sản cho cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Chịu sự giám sát, kiểm tra của Ủy ban kiểm tra thuộc cấp ủy và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.
2. Người đứng đầu cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản được giao;
b) Chấp hành các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của Đảng về việc quản lý, sử dụng tài sản được giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực