Chương 2 Nghị định 163/1999/NĐ-CP: Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Số hiệu: | 163/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/12/1999 |
Ngày công báo: | 22/12/1999 | Số công báo: | Số 47 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/11/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ được tiếp tục sử dụng ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình đang sử dụng đất lâm nghiệp vượt hạn mức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 được tiếp tục sử dụng ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Nhà nước giao cho Ban Quản lý vườn quốc gia, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, Ban Quản lý khu văn hoá - lịch sử - môi trường (sau đây gọi chung là Ban Quản lý rừng đặc dụng) quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp được quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng đặc dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Ban Quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình đang sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nhưng chưa có điều kiện chuyển họ ra khỏi vùng này theo Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.
3. Đối với phân khu phục hồi sinh thái, Ban Quản lý rừng đặc dụng giao khoán cho hộ gia đình sinh sống tại đó để bảo vệ, gây trồng rừng theo hợp đồng khoán.
4. Đối với những khu rừng đặc dụng có dự án vùng đệm, diện tích đất lâm nghiệp vùng đệm không thuộc quy hoạch của khu rừng đặc dụng đó thì việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp vùng đệm thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
1. Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn cho Ban Quản lý rừng phòng hộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý, bảo vệ, xây dựng theo quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt.
2. Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất những khu rừng phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ và các loại đất rừng phòng hộ quy định tại các điểm b, c và d, khoản 2 Điều 3 của Nghị định này cho tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân để quản lý, bảo vệ, trồng mới và được khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, như sau:
1. Đất được quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng sản xuất;
2. Đất rừng phòng hộ đầu nguồn vùng ít xung yếu và các loại đất rừng phòng hộ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
3. Đất rừng đặc dụng để kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái dưới tán rừng, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp thực hiện khoán đất lâm nghiệp theo quy định tại bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm trên đất lâm nghiệp không có rừng mà Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp, nếu phù hợp với dự án được duyệt, thì chuyển sang hình thức khoán đất lâm nghiệp theo quy định tại bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ hoặc thuê đất lâm nghiệp.
1. Quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương.
2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
4. Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức ghi trong Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đơn xin giao đất, thuê đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất lâm nghiệp xác nhận.
1. Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha.
2. Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho tổ chức theo Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hạn mức đất lâm nghiệp cho tổ chức thuê theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hạn mức đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân.
4. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất lấn biển thì mức đất giao cho hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, bảo đảm thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác sử dụng các loại đất này vào mục đích lâm nghiệp.
1. Thời hạn giao đất lâm nghiệp quy định như sau:
a) Thời hạn giao đất cho tổ chức quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 4 của Nghị định này theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thời hạn giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức quy định tại khoản 5, Điều 4 của Nghị định này được quy định đến hết thời hạn đã được Nhà nước giao;
c) Thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp chấp hành đúng pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giao đất đó để tiếp tục sử dụng. Nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết thời hạn này vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng.
2. Thời hạn giao đất lâm nghiệp được tính như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về trước, thì được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được tính từ ngày giao.
3. Thời hạn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp được xác định theo dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng không quá 50 năm.
Trường hợp dự án có nhu cầu thuê đất lâm nghiệp trên 50 năm, phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm.
Hết thời hạn này, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu thuê đất lâm nghiệp đó và sử dụng đất được thuê đúng mục đích thì được Nhà nước xem xét cho thuê tiếp.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 7, khoản 2 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng cây nông nghiệp lâu năm có tác dụng phòng hộ môi trường bền vững hoặc xây dựng các công trình du lịch cảnh quan dưới tán rừng theo từng dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân;
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định tại Điều 16 của Nghị định này cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Trong trường hợp Chính phủ quyết định giao đất lâm nghiệp thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lâm nghiệp chưa được giao hoặc chưa được thuê trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Cơ quan Địa chính giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
ASSIGNING LAND, LEASING LAND, GRANTING FORESTRY LAND USE-RIGHT CERTIFICATES
Article 6.- Assigning forestry land to households and individuals
1. Households and individuals that have been assigned forestry land by the State under the Government’s Decree No. 02/CP of January 15, 1994 may continue to use such land in a stable and long-term manner and shall be granted land-use right certificates.
2. Households currently using forestry land in excess of the quota prescribed in Clause 1, Article 13 of this Decree before January 1st, 1999 may continue to use such land in a stable and long-term manner and shall be granted land-use right certificates.
Article 7.- Assigning forestry land planned for building and developing special-use forests
1. The State shall assign to the Board of Management of National Parks, the Board of Management of Nature Conservation Parks, the Board of Management of Cultural, Historical Areas and the Environment (hereinafter collectively referred to as the Boards of Management of Special-Use Forests) for management and use the forestry land planned for building and developing special-use forests under decisions of the Prime Minister or the presidents of the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities.
2. The Boards of Management of Special-Use Forests shall assign forestry land through contracts to households currently living in the strictly-protected zones where there are not enough conditions to move them out of these zones, according to the Regulation on the contractual assignment of land by State enterprises for agricultural, forestrial and aquacultural purposes issued together with the Government’s Decree No. 01/CP of January 4, 1995.
3. For ecological rehabilitation zones, the Boards of Management of Special-Use Forests shall assign through contracts to households living in such zones for protection and afforestation.
4. For special-use forests with buffer zone projects but the area of the buffer forestry land is not incorporated in the planning of such special-use forests, the assignment or leasing of such buffer forestry land shall comply with the provisions in Clause 2, Article 8, and Article 9 of this Decree.
Article 8.- Assigning forestry land planned for building and developing protection forests
1. The State shall assign forestry land planned for building and developing headwater protection forests to the Boards of Management of Protection Forests under decisions of the Prime Minister or the presidents of the provincial People’s Committees for management, protection and building according to the approved planning and plan.
2. The State shall assign forestry land planned for building and developing less important protection forests, land of scattered headwater protection forests where there are not enough conditions for setting up a Board of Management of Protection Forests and various types of protection forest land prescribed at Points b, c and d, Clause 2, Article 3 of this Decree to other organizations, households and individuals for management, protection, afforestation and exploitation according to the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Organizations, households and individuals using protection forest land must observe the provisions of the land legislation and forest protection and development legislation.
Article 9.- Assigning forestry land planned for building and developing production forests
The State shall assign forestry land planned for building and developing production forests to households, individuals and domestic organizations prescribed in Clauses 1, 3, 4, 5 and 6, Article 4, and Article 6 of this Decree for use in forestrial production.
Article 10.- Leasing forestry land
The State shall lease forestry land to Vietnamese organizations, households and individuals and foreign organizations and individuals for forestrial uses as follows:
1. Land planned for building and developing production forests;
2. Headwater protection forest land in less important regions and various types of protection forest land prescribed at Points b, c and d, Clause 2, Article 3 of this Decree.
3. Special-use forestry land for dealing in landscapes, ecological tourism under the forest canopy according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 11.- Contracting forestry land
1. The Boards of Management of Special-Use Forests, the Boards of Management of Protection Forests and State enterprises which are assigned or leased forestry land by the State shall contract forestry land according to the Regulation on contractual assignment of land by State enterprises for agricultural, forestrial and aquacultural purposes, issued together with the Government’s Decree No. 01/CP of January 4, 1995 and the Prime Minister’s Decision No. 187/1999/QD-TTg of September 16, 1999 regarding the renewal of organization and managerial mechanism in State-run forestry farms.
2. Organizations, households and individuals that have planted agricultural perennial trees on forestry land without forests which is now assigned by the State to enterprises, if suited to the approved projects, shall shift to the forestry land-contracting form in accordance with the Regulation on contractual assignment of land by State enterprises for agricultural, forestrial and aquacultural purposes, issued together with the Government’s Decree No. 01/CP of January 4, 1995 or to the forestry land-leasing form.
Article 12.- Bases for assignment and leasing of forestry land
1. The forestry land fund of each locality
2. The present situation of the management and use of forestry land by organizations, households and individuals.
3. The assigned or leased forestry land quotas prescribed in Article 13 of this Decree.
4. The organizations’ forestry land use demand written in the projects approved by the competent State agencies; the households’ and individuals’ applications for land assignment or leasing certified by the commune-level People’s Committees of the localities where forestry land is located.
Article 13.- Quotas of assigned and leased forestry land
1. Quotas of forestry land assigned to households shall be decided by the provincial People’s Committees but must not exceed 30 hectares.
2. Quotas of forestry land assigned to organizations according to projects shall be approved by the competent State agency(ies).
3. Quotas of forestry land leased to organizations according to projects shall be approved by the competent State agency(ies); Quotas of forestry land leased to households and individuals shall depend on their land-leasing applications .
4. For uncultivated land, bare hills, coastal sand land and sea-encroaching land, the quotas of land assigned to households for forestrial use shall be decided by the provincial People’s Committees, depending on the local land fund and their production capacity, ensuring the implementation of the policy to encourage and create favorable conditions for the exploitation and use of these types of land for forestrial purposes.
Article 14.- Forestry land assignment and leasing durations
1. The forestry land assignment duration is prescribed as follows:
a/ The land assignment duration applicable to organizations prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 6, Article 4 of this Decree shall conform to the projects approved by the competent State agency;
b/ The land assignment duration applicable to organizations prescribed in Clause 5, Article 4 of this Decree shall last until the expiry of the duration already assigned by the State;
c/ The land assignment duration applicable to households and individuals for stable and long-term use shall be 50 years. Upon the expiry of this duration, if the land users wish to continue using such forestry land and during the course of using such land they have strictly observed the land legislation and the forest protection and development legislation, they shall be considered and assigned such land by the competent State agency for continued use. If they plant trees with a cycle of over 30 years, after the expiry of this duration they shall still be assigned land for use.
2. The forestry land assignment duration is calculated as follows:
a/ For organizations, households or individuals that were assigned forestry land by the State from October 15, 1993 backwards, their forestry land assignment duration shall be uniformly calculated from October 15. 1993;
b/ For organizations, households or individuals that were assigned forestry land after October 15, 1993, their forestry land assignment duration shall be calculated from the date of assignment;
3. The forestry land-leasing duration for organizations, households and individuals shall be determined on the basis of the projects approved by the competent State agencies or the land-leasing applications of households or individuals but must not exceed 50 years.
Where a project needs to lease forestry land for a duration of more than 50 years, it must be decided by the Prime Minister but not exceed 70 years.
Upon the expiry of this duration, if the organization, household or individual still needs to lease such forestry land and has used such land for the right purpose, the State shall consider and continue to lease the land to such organization, household or individual.
Article 15.- Combined agro-forestrial production
Organizations, households and individuals that are assigned or leased forestry land by the State as prescribed in Clause 4, Article 7, Clause 2, Article 8 and Article 9 of this Decree may use the area of land without forests for growing agricultural perennial trees which can help protect the environment in a sustainable manner or constructing facilities in service of landscape tourism under the forest canopy according to each project approved by the competent State agency.
Article 16.- Competence to assign or lease forestry land
1. The district-level People’s Committees shall decide the assignment and leasing of forestry land to households and individuals.
2. The provincial People’s Committees shall decide the assignment and leasing of forestry land to organizations.
Article 17.- Granting of forestry land use right certificates
1. The State agencies competent to assign and lease forestry land prescribed in Article 16 of this Decree shall be also the agencies competent to grant forestry land use right certificates. In cases where the Government makes forestry land assignment decisions, the provincial People’s Committees shall grant the forestry land use certificates.
2. Organizations, households and individuals that have been assigned or leased forestry land by the State shall be granted land use right certificates.
3. Organizations, households and individuals currently using forestry land which has neither been assigned nor leased before the effective date of this Decree, if no dispute arises and they have used such land for the right purpose, they shall be considered and assigned or leased land and granted land use right certificates.
4. The land administration agencies shall assist the People’s Committees of the same level in processing the procedures for land assignment, land leasing and granting forestry land use right certificates.