Chương 1 Nghị định 163/1999/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 163/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/12/1999 |
Ngày công báo: | 22/12/1999 | Số công báo: | Số 47 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/11/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đất lâm nghiệp quy định trong Nghị định này gồm:
1. Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng.
2. Đất chưa có rừng được quy hoạch để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm lâm nghiệp.
Nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, gồm các loại đất lâm nghiệp sau:
1. Đất rừng đặc dụng là vùng đất lâm nghiệp quy hoạch xây dựng, phát triển rừng để bảo tồn thiên nhiên; mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia; nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu rừng bảo tồn thiên nhiên;
c) Khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường (bảo vệ cảnh quan).
2. Đất rừng phòng hộ là vùng đất lâm nghiệp quy hoạch xây dựng, phát triển rừng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bao gồm:
a) Phòng hộ đầu nguồn được phân thành vùng phòng hộ rất xung yếu, vùng phòng hộ xung yếu, vùng phòng hộ ít xung yếu;
b) Phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đất rừng sản xuất là vùng đất lâm nghiệp quy hoạch chủ yếu để sản xuất kinh doanh cây rừng, các loại lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhà nước giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lâm nghiệp xác nhận;
2. Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
3. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất lâm nghiệp do Nhà nước giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999;
4. Trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dạy nghề;
5. Tổ chức khác thuộc các thành phần kinh tế đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn giao đất. Khi hết thời hạn đã giao phải chuyển sang thuê đất lâm nghiệp;
6. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất lâm nghiệp kết hợp với quốc phòng.
Nhà nước cho các đối tượng sau đây thuê đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp:
1. Hộ gia đình, cá nhân, kể cả hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, có nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh;
2. Tổ chức trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế;
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Article 1.- Scope of regulation
This Decree provides for the assignment of forestry land by the State to organizations, households and individuals for stable and long-term use in the form of land assignment without collecting land use levy, and the leasing of forestry land by the State.
Forestry land prescribed in this Decree includes:
1. Land with natural forests, land with planted forests.
2. Land with no forests but planned to be used for forestrial purposes such as afforestation, marked off for tendering and protection for nature rehabilitation, forestry research and experimentation.
Article 3.- Use purposes of forestry land
The State shall assign and lease forestry land to organizations, households and individuals for stable and long-term use for forestrial purposes, which includes the following types:
1. Special-use forest land, which is the forestry land area planned for building and developing forests to preserve the nature; specimens of the national forest ecology, gene pools of forest flora and fauna; scientific research, protection of historical and cultural relics and scenic places, serving rest and recreation and tourism, protection of the ecological environment, including:
a/ National parks,
b/ Nature conservation forests;
c/ Cultural, historical, environment (landscape protection) forests.
2. Protection forest land, which is the forestry land area planned for building and developing forests mainly to protect water sources and soil, prevent erosion, reduce natural calamities, regulate the climate and contribute to the protection of the ecological environment, including:
a/ Headwater protection forest land, classified into very important protection areas, important protection areas and less important protection areas;
b/ Wind- or sand-shielding protection forest land;
c/ Sea wave-shielding or sea-encroaching protection forest land;
d/ Protection forest land to protect the ecological environment.
3. Production forest land, which is the forestry land area planned mainly for producing and dealing in forest trees, other forest products, forest specialties, forest fauna, in combination with protecting the ecological environment.
Article 4.- Objects to be assigned forestry land by the State
The State shall assign forestry land without collecting land use levy to the following objects:
1. Households and individuals directly engaged in forestry, agriculture, fishery and salt-making activities that yield the major source of income for their livelihood, which is certified by People’s Committees of the commune, ward or township where exists the forestry land;
2. The boards of management of special-use or protection forests;
3. State enterprises currently using forestry land assigned by the State prior to January 1st, 1999;
4. Forestry breeding stations, farms and enterprises, schools, vocational training schools;
5. Other organizations of different economic sectors that were assigned forestry land by the State prior to January 1st, 1999 under the Government’s Decree No. 02/CP of January 15, 1994 may continue to use such land until the expiry of the land assignment duration. Upon the expiry of the land assignment duration, they must shift to the forestry land-leasing form.
6. Units of the people’s armed forces using forestry land in combination with defense.
Article 5.- Objects to be leased forestry land by the State
The State shall lease land to the following objects for forestrial use:
1. Households and individuals, including those prescribed in Clause 1, Article 4 of this Decree, that have a demand and are capable of using forestry land for production and business;
2. Domestic organizations of all economic sectors;
3. Foreign organizations and individuals.