Nghị định 16/2006/NĐ-CP về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
Số hiệu: | 16/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 25/01/2006 | Ngày hiệu lực: | 22/02/2006 |
Ngày công báo: | 07/02/2006 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đền bù thiệt hại - Ngày 25/01/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2006/NĐ-CP quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. Theo đó, đối tượng bị tổn hại về danh dự có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia liên quan nơi mình cư trú, đề nghị được khôi phục danh dự. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc, kèm theo giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) để làm căn cứ xem xét, giải quyết. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, quyết định khôi phục danh dự thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn đối tượng bị tổn hại về danh dự thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung... Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi, nếu không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, trừ đi phần khấu hao tài sản... Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết... Người bị thiệt hại về sức khoẻ tối đa không vượt quá 50 triệu đồng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2006 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KHÔI PHỤC DANH DỰ, ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP CHO CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BỊ THIỆT HẠI DO THAM GIA BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định việc khôi phục danh dự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự; đền bù thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản; chế độ trợ cấp đối với cá nhân bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế bị tổn hại về danh dự, thiệt hại tài sản; người nước ngoài bị thương tích, bị tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia dưới sự quản lý, hướng dẫn, theo dõi của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc cá nhân tự giác tham gia.
2. Tổn hại về danh dự là bị làm giảm hoặc làm mất đi sự coi trọng, đánh giá tốt đẹp của xã hội đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Đền bù vật chất là đền bù bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
4. Trợ cấp vật chất là trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật.
1. Việc khôi phục danh dự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự (sau đây gọi chung là đối tượng bị tổn hại về danh dự) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện là thông báo cải chính, xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo cải chính, xin lỗi trực tiếp đối tượng bị tổn hại về danh dự trong trường hợp cần giữ bí mật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc đền bù thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản (sau đây gọi chung là đối tượng bị thiệt hại về tài sản) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia nhưng không phải do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia trực tiếp gây ra; trường hợp thiệt hại về tài sản do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia gây ra thì được giải quyết theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Chế độ trợ cấp thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trợ cấp cho người bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại về sức khỏe), bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định kịp thời việc khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia phải chủ động rà soát, thống kê các trường hợp cần khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản, cần trợ cấp để xem xét, quyết định thực hiện việc khôi phục danh dự, đền bù và trợ cấp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và trợ cấp thiệt hại phải do cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản. Những trường hợp đền bù thiệt hại, trợ cấp (bằng tiền hoặc bằng hiện vật) từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên phải lập Hội đồng Tư vấn để xem xét và quyết định.
1. Việc khôi phục danh dự được thực hiện đối với đối tượng bị tổn hại về danh dự.
2. Việc cải chính công khai, xin lỗi được tiến hành bằng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương trong hai số báo hoặc hai lần trên phương tiện nghe, nhìn liên tiếp.
3. Việc cải chính, xin lỗi bí mật được thông báo cho đối tượng bị tổn hại về danh dự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan và thông báo trực tiếp cho lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân được khôi phục danh dự.
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý. Trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý thì xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm xem xét, quyết định khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị tổn hại về danh dự có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia liên quan nơi mình cư trú, đề nghị được khôi phục danh dự. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc, kèm theo giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) để làm căn cứ xem xét, giải quyết. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, quyết định khôi phục danh dự thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn đối tượng bị tổn hại về danh dự thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn phải có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị tổn hại về danh dự để xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú để xem xét, quyết định khôi phục danh dự (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan mình quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị khôi phục danh dự biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị thiệt hại về danh dự thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
1. Thiệt hại về tài sản được đền bù bao gồm:
a) Tài sản bị mất;
b) Tài sản bị hủy hoại, bị hư hỏng mà không có khả năng khôi phục nguyên trạng;
c) Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, trừ đi phần khấu hao tài sản.
3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi, nếu không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
6. Trường hợp đền bù thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Đối tượng bị thiệt hại về tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo thẩm quyền quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 10 của Nghị định này quyết định mức đền bù.
1. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do đơn vị mình quản lý:
a) Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ an ninh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện phụ trách an ninh;
c) Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh quân đội thuộc các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân.
2. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý:
a) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an;
b) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Tình báo - Bộ Công an;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách an ninh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng;
e) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội thuộc Tổng cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý.
5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp người bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Người bị thiệt hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
4. Trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thực hiện hình thức trợ cấp thường xuyên. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này.
Trợ cấp một lần cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
3. Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
1. Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng cho một trường hợp.
2. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, nhưng tối đa không được vượt quá 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
1. Người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình của người thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí, giấy tờ chứng tử trong trường hợp chết và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
2. Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người bị thiệt hại sức khỏe cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý);
d) Thu thập tài liệu, điều tra xác minh, kết luận, đề nghị hoặc chuyển cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trực tiếp quản lý người bị thiệt hại về tính mạng để xác minh kết luận đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định trợ cấp;
đ) Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị trợ cấp biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc trợ cấp cho người bị thiệt hại thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người bị thiệt hại đó biết.
3. Trường hợp mức trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định việc trợ cấp thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét, quyết định việc trợ cấp. Hội đồng Tư vấn bao gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định trợ cấp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan y tế, lao động - thương binh và xã hội.
Người bị thiệt hại về sức khoẻ, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng và người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng. Đánh giá thiệt hại căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp. Hội đồng Tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 khoản 5 Điều 10 hoặc khoản 2 Điều 14 Nghị định này quyết định mức trợ cấp.
1. Kinh phí để đền bù thiệt hại và trợ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 16/2006/ND-CP |
Hanoi, January 25, 2006 |
PROVIDING THE HONOR RESTORATION, COMPENSATIONS, SUPPORTS FOR AGENCIES, ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS SUFFERING DAMAGE DUE TO THEIR PARTICIPATION IN NATIONAL SECURITY PROTECTION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government,
Pursuant to the December 3, 2004 Law on National Security;
At the proposals of the Minister of Public Security and the Minister of Defense,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree provides the honor restoration for agencies, organizations or individuals suffering honor damage; the compensations for agencies, organizations or individuals suffering from property damage; the regime of supports for individuals who have got injured, health damage or loss of lives due to their participation in national security protection.
Foreign individuals, agencies and organizations, international organizations, that suffer honor damage, property damage; foreigners who get injured, health damage or loss of lives due to their participation in national security protection in the Vietnamese territory shall have their honor restored, be compensated for damage and rendered supports by the State of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with the provisions of this Decree.
In cases where a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides, such treaty shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Participation in national security protection mean activities of agencies, organizations or individuals in preventing, detecting, fighting infringements upon the national security, which are carried out under management, guidance and monitoring of specialized national security protection agencies or individuals who voluntarily participate therein.
2. Honor damage means the decrease in or loss of respect and/or fine valuation of the society for agencies, organizations or individuals.
3. Material compensation means compensation in cash or in kind.
4. Material support means support in cash or in kind.
Article 3.- Honor restoration, compensation, support
1. The honor restoration for agencies, organizations or individuals suffering from honor damage (hereinafter referred to collectively as honor damage sufferers) due to their participation in national security protection, which is carried out by competent state bodies means a public correction or apology on the mass media or a direct correction notice or apology to a honor damage sufferer in case of necessity to keep secret for agencies, organizations or individuals.
2. The damage compensation shall be carried out by competent state bodies for agencies, organizations or individuals suffering property damage (hereinafter referred to collectively as property damage sufferers) due to their participation in national security protection, which is, however, not caused directly by persons who commit crimes of infringing upon the national security; in cases where the property damage is caused by persons who commit crimes of infringing upon the national security, it shall be settled in accordance with the provisions of the Penal Code and the Criminal Procedure Code.
3. The damage supports shall be rendered by competent state bodies to persons who get injured, health damage (hereinafter referred to collectively as health damage sufferers) or loss of lives due to participation in national security protection.
Article 4.- Rights of damage-suffering agencies, organizations and individuals
1. Agencies, organizations and individuals suffering damage due to participation in national security protection shall have the right to personally or through their lawful representatives request competent state bodies to restore their honor, compensate for property damage, provide supports for persons who suffer the loss of lives or health damage.
2. Where participants in national security protection record outstanding achievements and suffer the loss of lives or health damage, they themselves or their families shall enjoy the preferential treatment regime applicable to people with meritorious services and be commended according to the provisions of law.
Article 5.- Responsibility to consider and settle the honor restoration, compensations, supports
1. Competent state bodies shall have to consider and decide in time on the honor restoration, damage compensation and/or supports for subjects suffering damage due to participation in national security protection according to the provisions of this Decree and other relevant legal provisions.
2. Specialized national security protection agencies must take initiative in reviewing and making statistics on cases which require honor restoration, property damage compensations or supports so as to consider and decide on the honor restoration, damage compensations and/or supports according to competence or propose competent authorities to consider and decide thereon.
3. The honor restoration, damage compensation and support must be decided in writing by competent authorities. For cases of damage compensation or support (in cash or in kind) at the level of VND 10,000,000 (ten million) or more, Advisory Councils must be set up for consideration and decision.
Article 6.- Forms of honor restoration
1. The honor restoration shall be carried out for honor damage sufferers.
2. The public correction or apology shall be made through announcement on central or local mass media for two consecutive issues, for papers, or two consecutive times, for audio or visual media.
3. The secret correction or apology shall be notified to honor damage sufferers, heads of concerned agencies, organizations or local administrations and directly to competent leaders of the agencies or organizations or individuals, whose honor is restored.
Article 7.- Competence to decide on and procedures for settlement of honor restoration
1. Specialized national security protection agencies at all levels shall have to consider and decide on the honor restoration for honor damage sufferers under their respective management. Where the honor damage sufferers are not under their management, they shall consider and propose competent bodies to consider and decide thereon.
2. People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or towns (hereinafter referred to collectively as district-level People's Committees) shall have to consider and decide on the honor restoration for honor damage sufferers residing in their respective localities at the proposals of specialized national security protection agencies (for cases where honor damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
3. The honor damage sufferers shall have the right to personally request or send their written applications to concerned specialized national security protection agencies in the localities where they reside to request the honor restoration. The requests should clearly present the case contents, be enclosed with papers, documents and/or evidence (if any) for use as grounds for consideration and settlement. In case of necessity to supplement documents used as grounds for consideration and decisions on honor restoration, the request-receiving agencies shall guide the honor damage sufferers to gather, supply, supplement documents or gather, supplement documents by themselves.
4. Within 15 days after receiving requests or applications of subjects suffering honor damage due to participation in national security protection, specialized national security protection agencies shall have to settle them as follows:
a/ Deciding on the honor restoration for honor damage sufferers under their respective management;
b/ Transferring requests or applications and relevant documents (if any) to specialized national security protection agencies which manage the honor damage sufferers, for consideration and decision on the honor restoration;
c/ Considering, concluding on, and proposing district-level People's Committees of the localities where the honor damage sufferers reside to consider and decide on the honor restoration (in cases where honor damage sufferers are not under their respective management).
5. Specialized national security protection agencies which have received the requests or applications shall have to notify the honor restoration requesters of the handling thereof according to provisions of Points a, b and c, Clause 4 of this Article. If deeming that there are not enough grounds to restore honor for honor damage sufferers, they must notify them in writing the reasons therefor.
COMPENSATION FOR PROPERTY DAMAGE
Article 8.- Property damage eligible for compensation
1. The compensation-eligible property damage shall cover:
a/ Lost property;
b/ Property which is destroyed or damaged beyond restoration to status quo;
c/ Reasonable expenses for damage prevention, limitation and overcoming.
2. The value of damaged property shall be determined at the market price of such property in the localities at the time the property is damaged, minus the property depreciation.
3. If damaged property can be restored to status quo, it shall be restored; if not, compensations shall be made.
Article 9.- Procedures for property damage compensation
1. Specialized national security protection agencies at all levels shall have to consider and decide on compensations for property damage to sufferers under their respective management. Where the cases or matters are detected by other agencies or organizations, such agencies or organizations shall have to transfer to the specialized national security protection agencies all documents related to the incidents causing property damage for consideration and decision on compensation.
2. District-level People's Committees or provincial/municipal People's Committees (hereinafter referred to collectively as provincial-level People's Committees) shall have to consider and decide on compensation for property damage for sufferers in their respective localities at the proposal of the specialized national security protection agencies (for cases where property damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
3. Property damage sufferers shall have the right to personally request or send their applications to the concerned specialized national security protection agencies to request compensation for damage. The requests should clearly present contents of incidents causing the damage, the damaged property, the damage value and compensation levels, enclosed with papers, documents and evidence proving the value of property, value of damaged property and other relevant documents (if any) for use as grounds to assist responsible agencies in considering and deciding on the compensation. In case of necessity to supplement the documents used as grounds for compensation consideration and decision, the request-receiving agencies must guide the property damage sufferers to gather, supply, supplement documents or do so by themselves.
4. Within 15 days after receiving requests or applications of subjects suffering property damage due to participation national security protection, specialized national security protection agencies shall have to settle them as follows:
a/ Considering, deciding or proposing competent bodies to decide on compensation for property damage for sufferers under their respective management;
b/ Transferring the requests or applications and relevant documents (if any) to specialized national security protection agencies which manage the property damage sufferers for considering and deciding on the damage compensation;
c/ Considering, concluding on and proposing district-level or provincial-level People's Committees of the localities where the property damage sufferers reside for considering and deciding on damage compensation (for cases where the property damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
5. Specialized national security protection agencies shall have to notify the property damage compensation requesters of the handling thereof according to the provisions of Points a, b and c, Clause 4 of this Article. If deeming that there are not enough grounds to pay damages to property damage sufferers, they must notify such damage sufferers in writing of the reasons therefor.
6. Where damage compensations amount to VND 10,000,000 (ten million) or more, heads of the agencies responsible for damage compensation shall decide to set up Advisory Councils for consideration. An Advisory Council shall be composed of the head of the damage-compensating agency as its president, a representative of the local administration or the specialized national security protection agency, representatives of finance agency, relevant science-technology agency.
Property damage sufferers or their lawful representatives shall be invited to attend the meetings of Advisory Councils to present their opinions which shall be recorded in the meeting minutes.
The Advisory Councils shall have to consider, examine and assess the damage, propose the compensation levels and make conclusions by majority; minutes of meetings of the Advisory Councils shall serve as documents for heads of the agencies responsible for damage compensation to decide, according to their competence defined in Clauses 4 and 5, Article 10 of this Decree, on the compensation levels.
Article 10.- Competence to decide on compensation for property damage
1. The following persons are competent to decide on property damage compensations with a value of under VND 5,000,000 (five million) for property damage sufferers under their respective management:
a/ Heads, deputy-heads of security sections of provincial/municipal police departments;
b/ District-level police chiefs or deputy-chiefs in charge of security;
c/ Commanders, deputy-commanders of provincial/municipal Border Guard Commands; heads, deputy-heads of army security protection sections of general departments, military zones, army corps, army services, arms in the People's Army.
2. The following persons are competent to decide on property damage compensations with a value of less than VND 10,000,000 (ten million) for property damage sufferers under their respective management:
a/ Head, deputy-heads of the General Department of Security; heads, deputy-heads of the General Department of Intelligence; commander, deputy-commanders of the Guard Command, of the Ministry of Public Security;
b/ Head, deputy-heads of the General Department of Intelligence; commander, deputy-commanders of the Border Guard Command, of the Ministry of Defense;
c/ Heads, deputy-heads of Professional Departments of the General Department of Security, the General Department of Intelligence, the Ministry of Public Security;
d/ Provincial/municipal police chiefs or deputy-chiefs;
e/ Heads, deputy-heads of Professional Departments of the General Department of Intelligence of the Ministry of Defense;
f/ Head, deputy-heads of the Coast Guard Department; head, deputy-heads of the Army Security Protection Department of the General Political Department; head, deputy-heads of the Scout Department of the Border Guard Command, of the Ministry of Defense.
3. District-level People's Committee presidents shall decide on property damage compensations with a value of under VND 10,000,000 (ten million) for property damage sufferers residing in their respective localities (for cases where property damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
4. The Minister of Public Security, the Minister of Defense shall decide on property damage compensations with a value of VND 10,000,000 (ten million) or more for property damage sufferers managed by specialized national security protection agencies.
5. Provincial-level People's Committee presidents shall decide on property damage compensations with a value of VND 10,000,000 (ten million) or more for property damage sufferers residing in their respective localities (for cases where property damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
REGIME OF SUPPORTS FOR PERSONS SUFFERING LOSS OF LIVES OR HEALTH DAMAGE
Article 11.- Supports for health damage sufferers
Supports for health damage sufferers shall cover:
1. Reasonable expenses for cure and treatment, fostering, restoration of health, rehabilitation of lost or reduced functions of damage sufferers.
2. In cases where the damage sufferers' incomes are lost, reduced, unstable due to their injuries or health damage, which cannot be determined, the minimum wage level set by the State shall apply to provide supports.
Article 12.- Competence to decide on supports for health damage sufferers
1. Specialized national security protection agencies shall have to consider and decide on the provision of supports for health damage sufferers under their respective management. Where the cases or matters are detected by other agencies or organizations, such agencies or organizations shall have to transfer to the concerned specialized national security protection agencies all documents relating to the incidents that cause the damage for considering and deciding on the provision of supports.
2. District-level People's Committees or provincial-level People's Committees shall have to consider and decide on the provision of supports for health damage sufferers residing in their respective localities at the proposal of specialized national security protection agencies (for cases where the damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies).
3. The health damage sufferers shall be considered for lump-sum supports in cash under decisions of competent persons defined in Article 10 of this Decree; the support level shall cover the expenses specified in Article 11 of this Decree but shall not exceed VND 50,000,000 (fifty million) for a case.
4. Where health damage sufferers have lost their working capacity, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the provincial-level People's Committees shall propose the implementation of regular support regime. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, guiding the implementation of this provision.
Article 13.- Supports for persons suffering the loss of lives
The lump-sum support for persons suffering the loss of lives shall cover:
1. Reasonable expenses for cure and treatment, fostering, tending of sufferers before they die.
2. Reasonable expenses for funeral.
3. Supports for their families or lawful representatives.
Article 14.- Competence to decide on supports for cases of persons who have lost their lives
1. At the proposal of the heads of specialized national security protection agencies, directors of provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of the localities where persons suffering the loss of lives reside shall consider and provide supports of no more than VND 10,000,000 (ten million) for a case.
2. At the proposal of the Minister of Public Security or the Minister of Defense, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide to provide supports of between VND 10,000,000 (ten million) or more, but not more than VND 60,000,000 (sixty million) for a case.
Article 15.- Procedures for provision of supports for persons suffering health damage or loss of lives
1. Persons suffering health damage, families of persons suffering the loss of lives due to participation in national security protection or their lawful representatives shall have the right to request personally or send their applications to the specialized national security protection agencies of the localities where they reside to request supports. The requests must clearly present contents of the incidents which have caused the damage, the injuries, health damage, loss of lives, enclosed with papers, invoices evidencing the expenses, the death certificates in case of death, and other relevant papers for use as grounds for responsible agencies to consider and decide on supports. In case of necessity to supplement documents used as grounds for considering, deciding on supports, the request-receiving agencies shall have to guide the damage sufferers to gather, supply, supplement documents or gather, supplement documents by themselves.
2. Within 15 days after receiving personal requests or applications of request for supports of health damage sufferers or families of persons suffering the loss of lives due to participation in national security protection or their lawful representatives, the specialized national security protection agencies shall have to settle them as follows:
a/ Considering, deciding on or proposing competent superior authorities to consider and decide on the provision of supports for health damage sufferers under their direct management;
b/ Transferring the requests or applications and other relevant papers (if any) to the specialized national security protection agencies which manage the health damage sufferers for considering and deciding on supports;
c/ Considering, concluding on and proposing the district-level or provincial-level People's Committees of the localities where the health damage sufferers reside to consider and decide on damage compensations (for cases where the health damage sufferers are not managed by specialized national security protection agencies);
d/ Gathering documents, investigating for verification, concluding on or transferring the cases to the specialized national security protection agencies which directly manage the persons suffering the loss of lives for verification and conclusion and proposing the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs to consider and decide on supports;
e/ Specialized national security protection agencies which receive the requests shall have to notify the support requesters of the handling thereof according to the provisions of Points a, b, c and d, Clause 2 of this Article. If deeming that there are not enough grounds for provision of supports for damage sufferers, they must notify such damage sufferers in writing of the reasons therefor.
3. Where the support level for persons suffering the loss of lives or health damage is VND 10,000,000 (ten million) or more, the heads of the agencies responsible for providing supports shall set up Advisory Councils to consider and decide thereon. An Advisory Council shall be composed of the head of the agency responsible for deciding on supports as its president, the representative of the local administration or the specialized national security protection agency, the representatives of the finance body, the health body, the labor, war invalids and social affairs office.
The heath damage sufferers, the families of the persons suffering the loss of lives or their lawful representatives shall be invited to attend meetings of the Advisory Councils to present their opinions which shall be recorded in minutes of the meetings.
The Advisory Councils shall have to assess the extent of health damage, the loss of lives. The damage assessment shall be based on conclusions of medical expertise, mental examination conclusion, injury examination conclusion, other relevant papers and documents and regulations of competent bodies on injury norms to assess damage and propose the support levels. The Advisory Councils shall discuss and make conclusions by majority; the minutes of meetings of the Advisory Councils shall serve as documents for the heads of competent agencies defined in Clauses 4 and 5, Article 10 or Clause 2, Article 14 of this Decree to decide on the support levels.
Article 16.- Funding for damage compensations and supports
1. The funding for damage compensations and supports shall be supplied by the state budget.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and relevant agencies in, guiding the implementation of the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 17.- Settlement of complaints, denunciations
The settlement of complaints, denunciations about acts of violating the provisions of this Decree and other relevant provisions of law shall comply with the legislation on complaints and denunciations.
Article 18.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 19.- Implementation responsibilities
The Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide, inspect and urge the implementation of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực