Chương 4 Nghị định 144/2007/NĐ-CP: Thủ tục xử phạt
Số hiệu: | 144/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2007 | Ngày hiệu lực: | 07/10/2007 |
Ngày công báo: | 22/09/2007 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/10/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tục lập biên bản:
a) Khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm b khoản này thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính:
- Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại về hành vi vi phạm hành chính của người lao động;
- Tố cáo, khiếu nại bằng văn bản sau khi đã được kiểm tra, xác minh;
- Thông báo của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về hành vi vi phạm hành chính của người lao động sau khi đã được kiểm tra, xác minh;
- Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
c) Nội dung biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người có hành vi vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; lời khai của người vi phạm (nếu có); xác nhận/chứng kiến của người lao động Việt Nam cùng làm việc hoặc xác nhận/chứng kiến của người sử dụng lao động trong trường hợp không có người lao động Việt Nam cùng làm việc.
Trường hợp người lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì nội dung biên bản vi phạm phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại về việc người lao động đã nhập cảnh và xác nhận của người sử dụng lao động về việc người lao động chưa đến nơi làm việc.
d) Biên bản phải được lập ít nhất thành ba bản, c� chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm (nếu có), người lao động Việt Nam cùng làm việc hoặc người sử dụng lao động; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ. Nếu người vi phạm hoặc người xác nhận hành vi vi phạm từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho người vi phạm một bản (nếu có mặt).
đ) Trường hợp người vi phạm là đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm và gửi cùng hồ sơ vụ vi phạm cho Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét ra quyết định xử phạt. Kể từ khi nhận được biên bản vi phạm hành chính cùng hồ sơ nói trên, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm xem xét tiến hành thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Quyết định xử phạt:
a) Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn chậm nhất để ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nội dung quyết định xử phạt (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này);
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
b) Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người vi phạm; hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, nếu hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì phải ghi rõ mức phạt tiền bằng tiền Việt Nam đồng; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt;
Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định xử phạt được gửi cho người có hành vi vi phạm trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định xử phạt phải được niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có), thông báo cho người sử dụng lao động cuối cùng của người lao động và gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt có hiệu lực sau mười (10) ngày, kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
3. Chấp hành quyết định xử phạt:
a) Thời hạn để người bị xử phạt tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
b) Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này mà người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này mà không xác định được nơi cư trú, không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo bằng văn bản về việc không chấp hành quyết định xử phạt (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này), niêm yết thông báo đó tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có). Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại phải gửi thông báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
c) Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt quy định tại điểm b khoản này mà người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này nhưng không xác định được nơi cư trú vẫn không chấp hành quyết định xử phạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 274 và Điều 275 của Bộ luật Hình sự.
4. Thủ tục phạt tiền:
a) Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;
b) Người lao động bị xử phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và được nhận biên lai thu tiền phạt. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức việc thu và nộp tiền phạt;
c) Tiền phạt được thu bằng đô la Mỹ (USD) hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc hoặc bằng tiền Việt Nam;
Trường hợp thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Trường hợp thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt, hoặc theo tỷ giá ngân hàng nơi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời gian sáu (06) tháng.
d) Tiền phạt thu được phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và được quản lý như sau:
- Định kỳ, chậm nhất là ngày 15 của tháng, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải nộp hết số tiền phạt của tháng trước vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước. Tiền phạt thu bằng đồng tiền nào thì phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước bằng đồng tiền đó;
- Định kỳ sáu (06) tháng và một (01) năm Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải quyết toán số tiền phạt đã thu, nộp trong kỳ, báo cáo Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao thực hiện tổng hợp, quyết toán với Bộ Tài chính số thu hàng năm.
đ) Trường hợp người lao động vi phạm không tự nguyện chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt yêu cầu doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khấu trừ tiền ký quỹ của người lao động để thi hành quyết định xử phạt (nếu có). Sau khi nhận được thông báo không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và hồ sơ vụ việc, trong thời hạn ba (03) ngày, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm quyết định việc cưỡng chế thi hành và tổ chức thực hiện, thông báo cho các cơ quan, cá nhân liên quan biết và thi hành.
5. Biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt:
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cấp giấy tờ cần thiết cho người bị xử phạt về nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, doanh nghiệp Việt Nam và gia đình người bị xử phạt mua vé máy bay cho người bị xử phạt về nước trong trường hợp người bị xử phạt không có khả năng tài chính để mua vé máy bay. Người bị xử phạt phải hoàn trả các chi phí liên quan sau khi về nước.
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 18. The procedures for sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad performed in the territory of Vietnam
Procedures for sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad for employment performed in the territory of Vietnam shall be implemented in conformity with current regulations on handling administrative violations
Article 19. The procedures for sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad performed outside the territory of Vietnam
1. Procedures for making reports:
a) In cases specified in point b of this Clause, diplomatic officers, consular officers in Vietnamese Representative missions overseas and the competent sanctioning authorities prescribed in Chapter III of this Decree are responsible for making reports of administrative violations (as Form No. 01, issued together with this Decree);
b) Foundations to make administrative violation reports:
- Written notifications of competent agencies, organizations in receiving countries on administrative violation acts of workers;
- Written denunciations and complaint which have been screened and verified;
- Notices of employers, licensed enterprises and state-owned non-profit entities on administrative violation acts of workers which have been inspected and verified;
- Inspection results of competent bodies.
c) The reports on administrative violations must clearly state the date, location of making report; the full names and positions of the report makers; the full names, addresses, passport numbers and expiry of passports, occupation of violators; the date and location when and where the administrative violations occur; acts of violations; the testimonies of the violators (if any); the attestation/witnesses of the violators’ Vietnamese colleagues or attestation/witnesses of the employers in cases where there are no Vietnamese colleagues working with.
In cases where the workers have violation acts which are prescribed in Point a, Clause 3, Article 12 of this Decree, the administrative violation report must be certified by competent authorities of the receiving countries that the workers have entered and by the employers that the workers have not yet arrived at the workplaces.
d) A report must be made into at least three copies, signed by the report makers, the violators (if any), the violators’ Vietnamese colleagues or the employers; in case the reports have several sheets, these persons must sign their names to each page of the reports. If the violators or the persons who certified violation acts refuse to sign, the report makers shall have to clearly state their reasons in the report accordingly.
A copy of the made report must be given to the violators (if present).
e) In cases where the violators are representatives of service companies, state non-profit entities committed administrative violation acts specified in this Decree outside the territory of Vietnam, the competent persons make the reports of violation acts and send with a dossier of violation to the Director General of The Department of Overseas Labor for consideration of sanctioning decisions. After receiving the reports of the administrative violations with the said above dossiers, the Director General of The Department of Overseas Labor shall be responsible for conducting sanctioning procedures and implements sanctioning decisions under the provisions of Ordinance Handling of administrative violations issued in 2002.
2. The sanction decisions:
a) The time limit for making sanctioning decisions shall be ten (10) days as from the date of making the reports on the administrative violations; in cases where administrative violations involving many complications, the time limit for the decision shall be thirty (30) days. The content of sanctioning decisions is as the Form No. 02, issued together with this Decree;
If the competent persons fail to issue sanctioning decisions, they shall be dealt with as prescribed in Article 121 of the Ordinance on Handling Administrative Violations 2002.
b) The sanctioning decision must clearly state the date, the full names and positions of the decision issuers; the full names, addresses, passport numbers and expiry of passports, occupation of the violators; acts of administrative violation; situation related to the violation settlement; articles and clauses of legal documents to be applied; the principal sanctioning forms; if these sanctions are monetary fines, the decisions must specify the fine amount in Vietnam Dong; the additional sanctioning forms, remedies; duration and places for executing the sanctioning decisions and the signatures of the sanctioning decision issuers.
The sanctioning decisions must clearly state that in case the sanctioned person fail to voluntarily abide by the decision, he/she shall be forced to execute the sanctioning decisions; the right of the sanctioned person to complain and initiate a lawsuit against the sanctioning decisions in conformity with the regulations.
c) The sanctioning decisions shall be addressed to the sanctioned persons within three (03) days from the date of issuance. In case the place of residence of the sanctioned persons cannot be determined, within three (03) days from the date of issuance, sanctioning decisions must be posted at the Vietnam Representative missions in the receiving countries, posted on the website of Vietnam Representative missions in the receiving countries (if any), notified to their latest employers and addressed to the Department of Overseas Labor to inform workers’ families or their guarantors (if any) and the Department of Labor - Invalids and Social Affairs where workers resided prior to going for overseas employment;
d) The sanctioning decisions shall take effect after their signing. In cases where the places of residence of the sanctioned persons cannot be identified, the sanctioning decisions shall take effect after ten (10) days as from the date which the sanctioning decisions are listed at Vietnam diplomatic missions in the receiving countries.
3. Abiding by the sanctioning decision
a) The sanctioned persons must execute the sanctioning decision within (30) days as from the date which sanctioning decisions take effect;
b) Within the time limit specified in point a of this paragraph, if the sanctioned persons fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, he/she shall be subject to coercive execution by competent agencies.
If the place of residence of the sanctioned persons whose violations prescribed in Clause 2 and 3, Article 12 of this Decree cannot be determined, and the mentioned violators fail to voluntarily execute the sanctioning decisions within three (03) days from the last day of the time limit for them to voluntarily execute the sanctioning decisions, the competent persons shall issue written notices of not abiding by the sanctioning decisions (Form No. 03, issued together with this Decree), list notices at the Vietnam representative missions in the receiving countries, post them on the website of Vietnam diplomatic missions in the receiving countries (if any). Within three (03) days from the date of noticing the failure to abide by the sanctioning decisions, Vietnam representative missions in the receiving countries must address the notice to the Department of Overseas Labour to inform workers’ families or their guarantors (if any) and the Department of Labor – War Invalids and Social Affairs where the workers resided prior to going for overseas employment.
c) After thirty (30) days from the date of noticing the failure to abide by the sanctioning decisions specified at Point b of this clause, if the sanctioned persons whose violations prescribed in Clause 2 and Clause 3 of Article 12 of this Decree and their place of residence cannot be determined, do not still abide by the sanctioning decisions, they may be criminally prosecuted under the provisions of Article 274 and Article 275 of the Criminal Law.
4. Fining procedures:
a) In fining, the specific fine amount for an act of administrative violation shall be the average of the fine range stipulated for such an act; in cases with extenuating circumstances, the fine amount can be reduced but not to below the minimum level of the fine range; in cases with aggravating circumstances, the fine amount may be increased but not beyond the maximum level of the fine range;
b) The workers who are fined abroad can pay at Vietnam representative missions with receipts. Vietnam diplomatic missions are responsible for collecting and remitting fines.
c) The fines are collected in American dollar (USD) or in the currencies of countries where workers are working or in Viet Nam Dong;
If the fines are collected in American dollar, the average exchange rates of the inter-bank foreign currency market of U.S. dollar against the Viet Nam Dong, announced by the State Bank at the time of fine collection is applied.
If the fines are collected in the currencies of countries where workers are working, the exchange rates between that currency against US Dollar announced by the State Bank of the receiving countries or the rate of the bank where Vietnam diplomatic missions in the receiving countries open its account for temporary keeping Fund of the State budget and the money is kept stable for a period of six (06) months.
d) The collected fines must be remitted to the temporary keeping Fund of the State budget in Vietnam diplomatic mission and are managed as follows:
- Periodically, at the latest by 15th each month, Vietnam diplomatic missions must remit the full amount of the collected fine of the previous month to the temporary keeping Fund of the State budget. The collected fines must be remitted to the Fund in the currency they had been collected.
- On biannual and annual basis, the Vietnam diplomatic missions must draw the balance sheet of the collected and remitted fines during that period, report to the Ministry of Foreign Affairs. The Ministry of Foreign Affairs shall sum up, draw the balance sheets with the Ministry of Finance on the annual collection.
e) If the violated workers do not voluntarily abide by the decisions, the sanctioning competent agencies shall require licensed enterprises to deduct the workers’ deposits to implement sanctioning decisions (if any). After receiving the notice that the sanctioned workers fail to voluntarily execute the sanctioning decisions with related dossiers, within three (03) days, the Director General of Department of Overseas Labour shall be responsible for deciding forced execution, handling and informing concerned agencies and individuals for execution.
5. Measures to ensure the handling of sanctioning decisions:
Vietnam diplomatic missions shall issue necessary papers for the sanctioned persons to return in accordance with regulations of law; in case the sanctioned workers are financially incapable to purchase air tickets themselves, the Vietnam diplomatic missions shall coordinate with the authorities of the receiving countries, licensed enterprises and the sanctioned workers’ families to purchase air tickets for their return. The sanctioned workers must refund related expenses after their return.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực