Chương 1 Nghị định 144/2007/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 144/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2007 | Ngày hiệu lực: | 07/10/2007 |
Ngày công báo: | 22/09/2007 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/10/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
a) Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ;
b) Hành vi vi phạm quy định về việc đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động;
d) Hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động;
đ) Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ và tiền dịch vụ; đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
e) Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước;
g) Hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác.
1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;
d) Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
e) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
g) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;
h) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
i) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 40.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Buộc về nước.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ba (03) tháng đến mười hai (12) tháng;
b) Tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến sáu (06) tháng;
c) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.
Doanh nghiệp, tổ chức sau khi hết thời gian bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, nếu vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra thì có thể bị đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;
d) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ hai (02) năm đến năm (05) năm.
g) Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành.
Article 1. Scope of application
1. The Decree stipulates acts of administrative violations, sanctioning forms and levels, sanction competence, remedies, procedures for sanctioning administrative violations in the sending of Vietnamese workers abroad for employment.
2. Administrative violations in the sending of Vietnamese workers abroad for employment include:
a) Acts of violating regulations on operational conditions of licensed enterprises;
b) Acts of violating regulations on contract registration, reporting on sending of Vietnamese workers abroad for employment;
c) Acts of violating regulations on selecting, signing and liquidating contracts with workers;
d) Acts of violating regulations on skill and foreign language training, necessary knowledge provision for workers;
e) Acts of violating regulations on collecting, paying, managing, using brokerage money, deposit and service money; contribution to the Fund for Overseas employment support;
f) Acts of violating regulations on organizing the sending of Vietnamese workers abroad for employment and managing workers in receiving countries;
g) Acts committed by workers under overseas employment contract and other related subjects
Article 2. Subjects of application
1. Companies, State-owned non-profit organizations, off-shore investment organizations and individuals sending Vietnamese workers abroad for employment; Vietnamese organizations, individuals involving in the sending of Vietnamese workers abroad for employment; workers under overseas employment contract intentionally or unintentionally violate regulations on sending Vietnamese workers abroad, which, however, do not constitute a criminal offence and, as stipulated by this Decree, must be administratively sanctioned.
2. Violations on the sending of Vietnamese workers abroad for employment committed by public servants in performing their duties shall be handled according to regulations on public servants; in cases where the violations have signals of criminal offence, they shall be criminally prosecuted under laws and regulations.
Article 3. Extenuating and aggravating circumstances
1. Extenuating circumstances:
a) The violators have prevented or reduced harms caused by the violations or volunteer to take remedies to compensate for damages;
b) The violators have voluntarily reported their violations, honestly repenting their mistakes;
c) Violations are committed where the violators are mentally incited by the illegal acts of the other persons;
d) Violations are committed due to being forced to or due to material or spiritual dependence;
e) The violators are pregnant women, elderly persons, persons suffering from ailment or disability which restrict their capacity to perceive or to control their acts;
f) Violations are committed due to their particularly difficult plights which were not caused by themselves;
g) Violations are committed due to backwardness.
2. Aggravating circumstances:
a) Violations are committed in an organized manner;
b) Violations are committed repeatedly or relapsed;
c) Inciting, dragging, forcing materially or spiritually dependent persons to commit violations;
d) Violations are committed in the state of being intoxicated by alcohol, beer or other stimulants;
e) Abusing one’s positions and powers to commit violations;
f) Taking advantage of war, natural disaster circumstances or other special difficulties of the society to commit violations;
g) Committing violations while serving criminal sentences or decisions on handling of administrative violations;
h) Continuing to commit administrative violations though the competent persons have requested the termination of such acts;
i) After the violations, having committed acts of fleeing or concealing the administrative violations.
Article 4. Time limits for handling of administrative violations
The time limits for sanctioning an administrative violation in the sending of Vietnamese workers abroad for employment shall be one year as from the date such administrative violation is committed; In cases of passing the above-mentioned time limits, no sanction shall be imposed but other remedies prescribed in this Decree shall still be applied.
If the persons with sanctioning competence are at fault in letting the time limits for sanctioning administrative violations expire, they shall be handled according to the provisions in Article 121 of the Ordinance on handling administrative violations.
Article 5. Forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences
1. Principle forms of sanctioning administrative violations:
For each administrative violation, the violating individuals or organizations must be subjected to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
Maximum fine for an act of administrative violation in the sending of Vietnamese workers abroad for employment is VND 40,000,000.
2. Additional sanctioning forms:
Depending on the nature and severity of their violations, individuals and/or organizations that commit administrative violations may also be subjected to the application of one or more following additional sanctioning forms:
a) Revocation of licenses for sending workers abroad (hereinafter referred to as License);
b) Confiscation of material evidences, means used to commit administrative violations.
c) Forced repatriation.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals and organizations may also be subjected to the application of one or more following remedies:
a) Suspension, with definite term, the sending of Vietnamese workers abroad for employment for the period from 03 months to 12 months;
b) Temporary suspension the implementation of labour supply contract for the period from 01 month to 06 months;
c) Suspension the implementation of labour supply contract.
After the temporary suspension of contracts ends, if companies, organizations still cannot take remedies for consequences caused by their violations, their labour supply contracts can be terminated.
d) Forcibly repatriating workers at the request of receiving country or Vietnamese competent authorities;
e) Forcibly compensating damages and bear all arising expenses due to the administrative violations;
f) Banning workers to work abroad in the period from 02 years to 05 years;
g) Forcibly contributing an adequate amount of money to the Fund for Overseas Employment Support according to the current regulations.