Chương 2 Nghị định 144/2007/NĐ-CP: Hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt
Số hiệu: | 144/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2007 | Ngày hiệu lực: | 07/10/2007 |
Ngày công báo: | 22/09/2007 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/10/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố Giấy phép theo quy định;
b) Không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo về việc doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ từ đại học trở lên;
d) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
đ) Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người mà trong thời gian người đó quản lý một doanh nghiệp khác bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
e) Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện trái quy định một trong các hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi đã nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép hoặc đã bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Không bảo đảm mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3; điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định;
b) Không thanh lý hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không trực tiếp tuyển chọn lao động;
b) Không nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính của các bên trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
b) Nội dung hợp đồng doanh nghiệp ký với người lao động, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
c) Nội dung hợp đồng tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến ba (03) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
d) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
c) Không tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến ba (03) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi không đóng góp hoặc đóng góp không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu phí tuyển chọn của người lao động;
b) Thu, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
c) Không nộp bổ sung đủ và đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định đối với doanh nghiệp dịch vụ;
d) Thu, quản lý, sử dụng tiền môi giới không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
e) Không hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Thu hồi Giấy phép trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo, phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
c) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động;
d) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ nếu có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
b) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai (02) năm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn năm (05) năm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION AND SANCTIONING FORMS
Article 6. Acts of violating conditions for operation of service companies
1. A caution or a fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to publicize the License for sending workers abroad as regulated;
b) Failing to post publicly the Decision of licensed enterprise on assigning tasks to its branch and a copy of its License at its branch’s office.
2. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,00 shall be applied to the act of not publicizing the enterprise’s assignment to its branch on performing numbers of activities in the overseas employment service provision as stipulated;
3. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Within 30 days from the issuance of the License for sending workers abroad, a licensed enterprise does not implement the plan on organizing its apparatus for sending Vietnamese workers abroad for employment as stipulated;
b) Within 90 days from the issuance of the License for sending workers abroad, a licensed enterprise does not implement the plan on organizing its apparatus for pre-departure orientation for workers;
c) The leader of the licensed enterprise in charge of administering the dispatch of Vietnamese workers for overseas employment does not have university degree or above;
d) The leader of a licensed enterprise in charge of administering the sending Vietnamese workers abroad for employment does not have at least 3 years of experience in the field of sending Vietnamese workers abroad for employment or international relations and cooperation;
e) A licensed enterprise delegates the execution of the dispatch of workers for abroad employment to those who used to be managers of companies whose License were revoked, or those who are in punishment from a caution or higher levels due to their violations on the legal regulations on sending Vietnamese workers abroad for employment
f) A licensed enterprise violates regulations in assigning tasks to its branch.
4. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Continuing to perform, in violation of the regulation, one of the activities in dispatching Vietnamese workers for overseas employment after receiving a notice on refusal to renew its license or on termination of its service provision.
b) Failings to acquire adequate legal capital as stipulated
c) Failing to directly perform overseas employment service provision
d) The licensed enterprise’s branch exceeding its authority in performing the assigned task
5. Additional sanctioning forms: Revoking License of licensed enterprises which commit one of the violations prescribed at point a, b, c, d and e of Clause 3; b and c of Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to enterprise who commit one of the acts prescribed at point e Clause 3 of this Article, except the case of being applied additional sanctioning forms prescribed at Clause 5 of this Article;
b) The violated licensed enterprise shall be forcibly requested to compensate damages and bearing all arising expenses due to its administrative violation to one of the acts prescribed at Point e, Clause 3 and 4 of this Article.
Article 7. Acts of violating regulations on contract registration, reporting on the sending of workers abroad for employment
1. A caution or a fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to report, on a periodical or irregular basis, on the sending of workers abroad for employment at the request of competent authorities;
b) Number of dispatched workers exceeds the number approved by competent authorities in labour supply contract and intern acceptance contract;
2. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Sending workers abroad without registering labour supply contract or intern acceptance contract with competent authorities or register but not yet approved by competent authorities;
b) Contract winning or receiving companies, off shore investing companies and individuals sending workers abroad without reporting to competent authorities or report but not yet approved by competent authorities.
3. Additional sanctioning forms: Revoking license of enterprise who commits one of the acts prescribed at point a Clause 2 of this Article.
4. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to a licensed enterprise which commits acts prescribed at point a Clause 2 this Article, except for cases where the enterprise is being applied additional sanctioning form prescribed at Clause 3 of this Article;
b) The violated licensed enterprise shall be forcibly requested to compensate damages and bear all arising expenses due to its administrative violation to one of the acts prescribed at point b Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 8. Violations on selection of workers, signing and liquidating contracts with workers
1. A caution or a fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to publicly notice, provide workers with adequate information on quantity, selection criteria and conditions of the contracts as stipulated;
b) Failing to liquidate contracts with workers as stipulated.
2. A fine from VND15,000,000 to VND 20,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to directly select workers;
b) Failing to state clearly financial rights and responsibilities of parties in contracts signed with workers as stipulated;
3. A fine from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to sign contracts with workers as stipulated;
b) The content of contracts for sending workers for overseas employment signed between enterprises and workers, employment contract, skill-improvement internship contract are not in conformity with approved labour supply contracts and intern acceptance contracts
c) Content of the contract signed between workers and state owned non-profit organisations, contract winning or receiving companies, off shore investing organizations and individuals and the employment contracts are not in conformity with reports on sending workers abroad for employment as stipulated;
4. Remedies;
a) A temporary suspension of labour supply contract from one (1) month to three (03) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violating acts prescribed in Clause 2 of this Article;
b) A temporary suspension of labour supply contract from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violating acts prescribed at Clause 3 this Article;
c) A suspension of the implementation of labour supply contract in cases where after the temporary suspension of labor supply contract ends as prescribed at Point b this Clause, the remedies have not been taken.
d) A forcible repatriation of workers at the request of receiving country or Vietnamese competent authority shall be applied to one of the violations prescribed at Point a Clause 3 this Article;
e) A forcible compensation for damages and bearing all arising expenses due to administrative violation shall be applied to one of the violations prescribed at Clause 1,2 and 3 of this Article.
Article 9. Acts of violations to the regulations on skills and foreign language training, necessary knowledge provision.
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to perform or fully perform pre departure orientation provision for workers as stipulated;
b) Failing to perform or fully perform the testing and issuing certificates of attendance for workers after attending pre departure orientation provision course;
c) Failing to organize or coordinate with vocational training centers, education centers to train skills and foreign language for workers on overseas employment in order to meet requirements of the contract.
2. Remedies:
a) A temporary suspension of labour supply contract from one (01) month to three (03) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violations prescribed at Clause 1 of this Article;
b) A suspension of labour supply contract in cases where after the labor supply contract suspension period ends, the licensed enterprise does not overcome consequences caused by its violations;
c) A forcible compensation of damage and bearing all arising expenses due to the administrative violation shall be applied to one of the violations prescribed Clause 1 of this Article.
Article 10. Acts of violations to the regulations on collecting, paying, managing, using brokerage money, deposit and service money; contribution to the Fund for Overseas Employment Support
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to licensed enterprises which fail to contribute or fully contribute to the Fund for Overseas Employment Support as stipulated.
2. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Collect recruitment fee from workers;
b) Failing to abide by regulations on collecting, managing and using deposit of workers;
c) Failing to make supplement payment, in an adequate and timely manner, the deposit of licensed enterprise in conformity with regulations on deposit of licensed enterprise;
d) Failing to abide by regulations on collecting, managing, using brokerage money;
e) Failing to pay the worker the remaining of service charge equivalent to the remaining time of the contract for sending workers for overseas employment in cases where the worker had paid service charge for the whole contractual period and had to prematurely return not due to the worker’s fault.
3. Additional sanctioning forms:
a) Revoking License in the case prescribed at Point c Clause 2 this Article;
b) A confiscation of means and evidence used for the violation shall be applied to one of the violations prescribed at point a, b, d and e Clause 2 of this Article
4. Remedies:
a) A temporary suspension of labour supply contract from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commits violating acts prescribed at point a Clause 2 this Article;
b) A suspension of labour supply contract in cases where after labor supply contract temporary suspension period ends as prescribed at point a this Article but the service companies fail to take remedies due to their violations;
c) A suspension of overseas employment service provision from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commit one of the violating acts prescribed at point b and c Clause 2 this Article, except the cases where the licensed enterprise has been applied additional sanctioning forms prescribed at point a Clause 3 this Article;
d) A forcible contribution of due amount to the Fund for Overseas Employment Support according to current regulations for the violation prescribed at Clause 1 this Article;
e) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses for the violation prescribed at Clause 2 this Article.
Article 11. Acts of violation to the regulations on the sending workers abroad for employment and management of workers abroad
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to acts of not reporting, coordinating with Vietnamese diplomatic mission, consular in managing and protecting legitimate rights and interests of Vietnamese workers during their overseas employment.
2. A fine from VND 25,000,000 to VND 40,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Failing to organize the management and protection of legitimate rights and interests of workers dispatched as stipulated;
b) Failing to timely solve arising problems in cases the workers die, having had occupational accidents or risks, occupational diseases, or have their life, health, honor, dignity or property abused and settle of disputes relating to workers which affects legitimate rights and interests of the workers;
c) Abusing the sending workers abroad for employment in order to select, train and collect money from workers;
d) Abusing the sending workers abroad for employment in order to bring Vietnamese citizen to foreign countries, which, however, does not constitute a criminal offense to be prosecuted;
e) Sending workers to work in zones, business lines prohibited by Vietnamese Government or by receiving countries.
3. Additional sanctioning forms:
a) Revoking License of service companies who commit one of the violations prescribed at point c, d and e Clause 2 of this Article;
b) Confiscating means and evidences used for administrative violations prescribed at point c, d, e Clause 2 of this Article;
4. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to a licensed enterprise if it commits one of the violations prescribed at point c, d and e Clause 2 of this Article, except the cases where the licensed enterprise is being applied additional sanctioning measures prescribed at point a Clause 3 of this Article;
b) A forcibly repatriation of workers at the request of the receiving country or Vietnamese competent authority for one of the violations prescribed at Clause 2 this Article;
c) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses due to administrative violations to one of the violation acts prescribed at Clause 1 and 2 this Article.
Article 12. Violations of workers under overseas employment contracts and other relating subjects
1. A caution or a fine from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be applied to the acts of not registering individual contracts to competent authority as stipulated
2. A caution or a fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Staying illegally at receiving country after the expiration of labor contract;
b) Running away from the workplace;
3. A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Not going to the work place under employment contract after entering receiving country
b) Dragging, seducing, forcing, cheating Vietnamese workers to stay illegally at receiving country, which does not constitute a criminal offense to be prosecuted.
4. Additional sanctioning form: A forcibly repatriation shall be applied to one of the acts prescribed at Clause 2 and 3 of this Article.
5. Remedies:
a) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses due to violations prescribed at Clause 2 and Clause 3 this Article;
b) A ban on going to work abroad during the period of two (02) years shall be applied to violations prescribed at Clause 2 this Article;
c) A ban on going to work abroad for the period of five (05) years shall be applied to violations prescribed at Clause 3 this Article.