Chương II Nghị định 142/2016/NĐ-CP: Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Số hiệu: | 142/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 23/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1199 đến số 1200 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng, xác định nguồn và loại trừ xung đột thông tin mạng, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin mạng tại Việt Nam.
1. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
2. Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng theo Nghị định 142/2016
3. Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng
4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.
2. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
3. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
4. Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
3. Việc xử lý xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ thực hiện để không làm gia tăng mức độ xung đột và ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh dưới mọi hình thức.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một đầu mối tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong việc cung cấp thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.
Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.
1. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng là các tài liệu, bằng chứng, chứng cứ được các cơ quan nghiệp vụ thu thập bảo đảm tính khách quan, chính xác và khoa học.
2. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được sử dụng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
1. Xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.
2. Xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.
3. Chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch, trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.
Chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:
a) Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
b) Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
c) Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.
1. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm xây dựng các phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ.
3. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin khắc phục xung đột thông tin liên quan tới quốc phòng, an ninh quốc gia và cơ quan nhà nước theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
1. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
3. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:
a) Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
b) Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;
c) Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;
d) Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
đ) Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
g) Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục
a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;
d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, Internet; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin, điện tử viễn thông và những địa bàn thường xảy ra nhiều vụ việc gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
1. Hợp tác quốc tế thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng cường lực lượng cho cơ quan nghiệp vụ.
2. Hợp tác quốc tế nhằm loại trừ nguy cơ xung đột thông tin mạng trên lãnh thổ của một nước nhằm vào nước khác; phối hợp điều tra khi có yêu cầu ngăn chặn xung đột thông tin mạng từ quốc tế, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tham vấn về các hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các quốc gia.
Cơ quan nghiệp vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối hợp tác đối với các yêu cầu hợp tác có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
CONTENT OF ONLINE INFORMATION CONFLICT PREVENTION
Part 1. SUPERVISION, DETECTION AND WARNING OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS
Article 8. Supervision, detection and warning of online information conflicts
1. Specialized agencies and information system administrators shall regularly and continuously supervise, detect and notify online information conflicts.
2. National vital information systems and international gateways shall incorporate solutions that supervise, detect and notify online information conflicts.
3. Administrators of national vital information systems and international gateways shall be responsible for cooperating with specialized agencies in constructing, deploying and maintaining the system for supervision, detection and warning of online information conflicts and providing training thereof.
4. Specialized agencies shall collect, analyze and process supervisory information then give warnings to relevant organizations and individuals.
Article 9. Recognition and settlement of online information conflicts
1. Information system administrators shall be responsible for recognizing and settling online information conflicts and cooperating with specialized agencies in responding to incidents and precluding online information conflicts.
2. Specialized agencies shall be responsible for recognizing, analyzing and resolving online information conflicts among domestic and foreign entities and individuals as stated in Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.
3. Specialized agencies shall be in charge of settling online information conflicts to prevent increase in conflict intensity and to avert all forms of warfare.
4. Ministry of National defense shall lead and cooperate with Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications in unifying the point of contact for recognition and settlement of online information conflicts in order to facilitate the people’s and enterprises’ notification of online information conflicts.
Part 2. TRACING OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS
Article 10. Content of online information conflict tracing
The tracing of online information conflicts is the ascertainment of packets, data, source and destination addresses, gateways and artifices that inflict online information conflicts, perpetrators, purposes and degree of such conflicts.
Article 11. Conclusion of online information conflict tracing
1. The output of online information conflict tracing includes written materials, evidences and proofs that specialized agencies have collected in an objective, precise and scientific manner.
2. The output of online information conflict tracing shall be legally used for countering and preventing online information conflicts.
Article 12. Role and responsibility for tracing online information conflicts
1. The tracing of online information conflicts is to detect, gather, analyze and use information as evidence.
2. Specialized agencies shall trace online information conflicts and expose artifices and losses thereof to seek proper remedial measures.
3. The administrator of an information system involved in online information conflicts shall be responsible for cooperating with specialized agencies in tracing the precise source(s) of such conflicts.
4. Entities and individuals shall intra vires be responsible for furnishing specialized agencies with tracing information and evidences in full and in time.
5. Entities and individuals involved in or related to an online information conflict shall be held liable for providing accurate information and be subjected to criminal or administrative proceedings accordingly if intentionally giving specious information to incite warfare or national hatred.
Part 3. FILTERING, RECTIFICATION AND ERADICATION OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS
Article 13. Filtering of online information
Telecommunications and Internet service providers shall filter data upon one of the following events:
a) The source(s) of online information adverse to national defense and security and to state sovereignty in cyberspace is (are) clarified;
b) The relevant request of the entities entangled in online information conflicts is validated;
c) A relevant request is made by specialized agencies.
Article 14. Rectification of online information conflicts
1. Information system administrators shall be responsible for organizing the rectification of conflicts in online information under their management and be subjected to specialized agencies’ coordination thereof.
2. Information system administrators shall be responsible for formulating the plans for rectifying conflicts in online information under their management and for summarizing and reporting the progress and result thereof to specialized agencies.
3. Specialized agencies shall be responsible for cooperating with information system administrators in rectifying online information conflicts concerning national defense, national security and governmental bodies according to Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.
Article 15. Eradication of online information conflicts
1. Specialized agencies shall be responsible for eradicating online information conflicts.
2. Telecommunications and Internet service providers shall be responsible for cooperating with specialized agencies in eradicating online information conflicts.
3. Online information conflicts shall be eradicated upon:
a) The clarification of the source(s) of online information conflicts;
b) The sufficiency of personnel, technologies, technical solutions and diplomacy for eradicating online information conflicts;
c) The delivery of notification(s) to the entities and individuals in connection with the source(s) of online information conflicts directly or indirectly by phone, email or mass media.
Part 4. PROPAGANDA, EDUCATION AND INTERNATIONAL COOPERATION IN PREVENTING ONLINE INFORMATION CONFLICTS
Article 16. Propaganda and education for preventing online information conflicts
1. Content of propaganda and education
a) Legal regulations on the prevention of online information conflicts;
b) Position, role and importance of the prevention of online information conflicts;
c) Methods, artifices and menaces that provoke online information conflicts;
d) Knowledge and skills to prevent online information conflicts actively;
dd) Measures and experience in preventing online information conflicts;
e) Responsibilities of the authorities, organizations, enterprises and individuals for preventing online information conflicts;
g) Other matters regarding the prevention of online information conflicts.
2. Manner of propaganda and education
a) Direct discussions and conversations;
b) Mass media;
c) Operations of educational institutions and information safety societies;
d) Competitions and public activities for legal education;
dd) Other manners in conformity to the laws.
3. Propaganda and education shall be strengthened for administrators of national vital information systems; providers of network infrastructure, telecommunications and Internet services; societies and clubs on information technology and telecommunications engineering; and in regions where online information conflicts frequently occur.
4. Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Information and Communications shall be responsible for cooperating with the Ministry of Education and Training, relevant ministries and bodies in propagandizing and educating on the prevention of online information conflicts intra vires according to Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree with the aim of heightening awareness, responsibility and efficiency in preventing online information conflicts.
Article 17. International cooperation in preventing online information conflicts
1. Cooperate internationally in aggregating, studying and exchanging information and experience in preventing online information conflicts; coordinate in educating and training in the prevention of online information conflicts; hold international seminars and symposia pertinent to the prevention of online information conflicts; provide supportive facilities, technologies and techniques to strengthen specialized agencies.
2. Cooperate internationally in eliminating risks of online information conflicts that occur in a nation but aim at another; coordinate investigations upon international request for prevention of online information conflicts in conformity to the laws of Vietnam and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Provide counsels on activities of preventing online information conflicts and cooperate with other countries in handling matters thereof.
Article 18. Refusal of international cooperation in preventing online information conflicts
Specialized agencies and relevant organizations of Vietnam are entitled to refuse demands for cooperation adverse to sovereignty, national defense, national security, governmental interests or legal regulations of Vietnam and to international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.