Chương I Nghị định 142/2016/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 142/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 23/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1199 đến số 1200 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng, xác định nguồn và loại trừ xung đột thông tin mạng, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin mạng tại Việt Nam.
1. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
2. Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng theo Nghị định 142/2016
3. Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng
4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.
2. Tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các hoạt động gây xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.
3. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng là hoạt động nhằm xử lý sự cố gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.
5. Không gian mạng là môi trường được tạo từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của các thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.
6. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
7. Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.
3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.
2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin do các tổ chức, cá nhân thông báo về xung đột thông tin trên mạng và có trách nhiệm thông báo kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng với tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin khi được yêu cầu.
This Decree stipulates the principles, contents, solutions, international cooperation and responsibilities of the authorities, organizations and individuals for preventing online information conflicts in Vietnam.
1. Vietnamese authorities, organizations and individuals; Vietnam-based foreign entities, foreign persons and international organizations engaged in or related to the online information conflicts.
2. International organizations, foreign entities, foreigners or persons that hold no Vietnamese citizenship, do not work or reside in Vietnam but inflict online information conflicts in Vietnam.
In this Decree, the following phrases are construed as follows:
1. Prevention of online information conflicts refers to the implementation of technological and technical measures to supervise, detect, notify, trace, filter, rectify and eradicate online information conflicts.
2. Online information filtering is a technological and technical measure that screens and blocks signals, packets and data flow that cause conflicts in the information and the information system.
3. Rectification of online information conflicts is the settlement of incidents that generate online information conflicts.
4. Eradication of online information conflicts is the legitimate activity of protection and retaliation against the sources of online information conflicts.
5. Cyberspace is the environment formed by information infrastructure and social components' activities thereof to provide, convey, gather, process, store and exchange information.
6. State sovereignty in cyberspace consists of every governmental right over the network environment in conformity to international laws.
7. Online information conflict prevention units are specialized agencies of the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications. Such agencies are designated to provide counsels, organize and conduct the prevention of online information conflicts (hereinafter referred to as specialized agencies).
Article 4: Principles of the prevention of online information conflicts
1. Adhere to the requirements, procedures, formalities, manners and authority defined in the laws and to international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Proceed regularly and continuously; detect, prevent and rectify matters actively, promptly and effectively, preclude every form of information warfare and cyber warfare.
3. Respect and defend the legitimate rights and interests of entities and individuals.
1. The expenditure for prevention of online information conflicts shall be covered by the state budget and apportioned in the annual state budget estimate for the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications.
2. The estimation, actualization and finalization of the budget shall be governed by the Law of state budget and guiding documents.
Article 6. Responsibilities of specialized agencies
1. Advise the minister on the implementation of missions under the relevant ministry’s responsibility in regard to the prevention of online information conflicts and cooperation with other specialized agencies of other ministries in conducting the assignments jointly.
2. Collect information and resolve online information conflicts reported by other organizations and individuals; supervise, detect, notify, trace, filter, rectify and eradicate online information conflicts according to their functions and missions specified in Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.
3. Request other organizations and individuals to provide essential information, written materials, instruments and support for specialized agencies' prevention of online information conflicts; respond to and inform administrators of information systems of the recognition and settlement of online information conflicts.
Article 7. Provision of information
1. Organizations and individuals shall be responsible for notifying specialized agencies and information system administrators adequately of signs and acts of inflicting online information conflicts or of damage to the data and information system upon their detection.
2. Specialized agencies shall be responsible for collecting and processing information reported by other organizations and individuals on online information conflicts and for notifying the informers of the result of rectification of online information conflicts upon request.