Chương I Nghị định 13/2023/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 13/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 17/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 30/04/2023 | Số công báo: | Từ số 685 đến số 686 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân trong đó quy định về quyền của chủ thể dữ liệu trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Quyền của chủ thể dữ liệu trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân
Theo đó, quyền của chủ thể dữ liệu trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Thứ nhất, quyền được biết:
Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ hai, quyền đồng ý:
Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP .
- Thứ ba, quyền truy cập:
Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ tư, quyền rút lại sự đồng ý:
Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thứ năm, quyền xóa dữ liệu:
Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ sáu, quyền hạn chế xử lý dữ liệu:
+ Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
+ Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ bảy, quyền cung cấp dữ liệu:
Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ tám, quyền phản đối xử lý dữ liệu:
+ Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác.
+ Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thứ chín, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện:
Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Tiếp theo, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Cuối cùng, quyền tự bảo vệ:
Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định 13/2023/NĐ-CP , hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
2. Thông tin giúp xác định một con người cụ thể là thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.
3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
đ) Quốc tịch;
e) Hình ảnh của cá nhân;
g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
h) Tình trạng hôn nhân;
i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
5. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Chủ thể dữ liệu là cá nhân được dữ liệu cá nhân phản ánh.
7. Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
8. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.
9. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.
10. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.
11. Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.
12. Bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ngoài Chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được phép xử lý dữ liệu cá nhân.
13. Xử lý dữ liệu cá nhân tự động là hình thức xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện bằng phương tiện điện tử nhằm đánh giá, phân tích, dự đoán hoạt động của một con người cụ thể, như: thói quen, sở thích, mức độ tin cậy, hành vi, địa điểm, xu hướng, năng lực và các trường hợp khác.
14. Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài là hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài để xử lý phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý;
b) Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.
1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:
1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo quy định các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định khác của Luật có liên quan và Nghị định này.
1. Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thực thi pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
4. Tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Chuyển giao công nghệ phục vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân.
1. Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
5. Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides for personal data protection and responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals for protection of personal data.
2. This Decree applies to:
a) Vietnamese agencies, organizations and individuals;
b) Foreign authorities, entities and individuals in Vietnam;
c) Vietnamese agencies, organizations and individuals that operate in foreign countries;
d) Foreign agencies, organizations and individuals that directly process or are involved in processing personal data in Vietnam.
Article 2. Definition of terms
For the purpose of this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. “Personal data” refers to electronic information in the form of symbols, letters, numbers, images, sounds, or equivalences associated with an individual or used to identify an individual. The personal data includes general personal data and sensitive personal data.
2. “Information used for identification of an individual" refers to information that results from an individual's activities and may identify an individual when it is combined with other stored information and data.
3. General personal data includes:
a) Last name, middle name and first name, other names (if any);
b) Date of birth; date of death or going missing;
c) Gender;
d) Place of birth, registered place of birth; place of permanent residence; place of temporary residence; current place of residence; hometown; contact address;
dd) Nationality;
e) Personal image;
e) Phone number; ID Card number, personal identification number, passport number, driver’s license number, license plate, taxpayer identification number, social security number and health insurance card number;
h) Marital status;
i) Information about the individual’s family relationship (parents, children);
k) Digital account information; personal data that reflects activities and activity history in cyberspace;
l) Information associated with an individual or used to identify an individual other than that specified in Clause 4 of this Article.
4. “Sensitive personal data” refers to personal data in association with individual privacy which, when being infringed, will directly affect an individual's legal rights and interests, including:
a) Political and religious opinions;
b) Health condition and personal information stated in health record, excluding information on blood group;
c) Information about racial or ethnic origin;
d) Information about genetic data related to an individual's inherited or acquired genetic characteristics;
dd) Information about an individual’s own biometric or biological characteristics;
e) Information about an individual’s sex life or sexual orientation.
g) Data on crimes and criminal activities collected and stored by law enforcement agencies;
h) Information on customers of credit institutions, foreign bank branches, payment service providers and other licensed institutions, including: customer identification as prescribed by law, accounts, deposits, deposited assets, transactions, organizations and individuals that are guarantors at credit institutions, bank branches, and payment service providers;
i) Personal location identified via location services;
k) Other specific personal data as prescribed by law that requires special protection.
5. “Personal data protection” refers to an act of preventing, detecting and handling violations related to personal data in accordance with the law.
6. “Data subject” refers to an individual to whom the data relates.
7. “Personal data processing” refers to one or multiple activities that impact on personal data, including collection, recording, analysis, confirmation, storage, rectification, disclosure, combination, access, traceability, retrieval, encryption, decryption, copying, sharing, transmission, provision, transfer, deletion, destruction or other relevant activities.
8. “Consent” of a data subject refers to an act that the data subject permits the processing of his/her personal data in a clear, voluntary and affirmative manner.
9. “Personal Data Controller” refers to an organization or individual that decides purposes and means of processing personal data.
10. “Personal Data Processor” refers to an organization or individual that processes data on behalf of the Personal Data Controller via a contract or agreement with the Personal Data Controller.
11. “Personal Data Controller-cum-Processor” refers to an organization or individual that jointly decides purposes and means, and directly processes personal data.
12. “Third Party” refers to an organization or individual other than the data subject, Personal Data Controller, Personal Data Processor, and Personal Data Controller-cum-Processor that is permitted to process personal data.
13. "Automated processing of personal data” refers to a form of personal data processing performed by electronic devices with a view to assessing, analyzing and predicting an individual’s activities, including habits, preference, reliability, behavior, location, trends, capability and other circumstances.
14. “Outbound transfer of personal data” refers to an act of using cyberspace, electronic devices, equipment, or other forms to transfer personal data of a Vietnamese citizen to a location outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam or using a location outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam to process personal data of a Vietnamese citizen. To be specific:
a) An organization, enterprise or individual transfers personal data of a Vietnamese citizen to an overseas organization, enterprise or management department in order to process the data for the purposes agreed upon by the data subject;
b) The personal data of a Vietnamese citizen is processed by automatic systems outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam of the Personal Data Controller, Personal Data Controller-cum-Processor, Personal Data Processor for the purposes agreed upon by the data subject.
Article 3. Rules for protection of personal data
1. The personal data shall be processed as prescribed by law.
2. The data subject shall be entitled to receive information related to the processing of his/her personal data, unless otherwise provided for by law.
3. The personal data shall be processed for the purposes that have been registered and declared by the Personal Data Controller, the Personal Data Processor, the Personal Data Controller-cum-Processor and the Third Party.
4. The collected personal data shall be appropriate for the scope and purposes of processing. The purchase or sale of personal data shall be prohibited in any form, unless otherwise provided for by law.
5. The personal data shall be updated and added for the processing purposes.
6. The personal data shall be protected and secured throughout the processing. To be specific, the personal data shall be protected from violations against regulations on protection of personal data and prevention of loss, destruction or damage caused by incidents and use of technical measures.
7. The personal data shall be stored within a period of time that is appropriate for the processing purposes, unless otherwise provided for by law.
8. The Personal Data Controller and the Personal Data Controller-cum-Processor shall comply with the rules for data processing specified in Clauses 1 through 7 of this Article and prove their compliance.
Article 4. Handling violations against regulations on protection of personal data
Agencies, organizations and individuals that commit violations against regulations on protection of personal data, depending on the severity of their violations, may be disciplined, or face administrative penalties or criminal prosecution according to regulations.
Article 5. State management of personal data protection
The Government shall ensure uniform state management of personal data protection.
Contents of state management include:
1. Requesting competent authorities to promulgate or promulgate within its jurisdiction legal documents, and directing and organizing the implementation of legal documents on protection of personal data.
2. Formulating and organizing the implementation of strategies, policies, schemes, projects, programs and plans for protection of personal data.
3. Providing guidance on measures, procedures and standards of protection of personal data for agencies, organizations and individuals in accordance with law.
4. Disseminating and educating the law on protection of personal data; communicating and disseminating skills and knowledge about protection of personal data.
5. Developing and providing training and refresher training for officials, public employees and persons assigned to protect personal data.
6. Inspecting the observance of law on protection of personal data; handling complaints, denunciations and violations against regulations on protection of personal data as prescribed by law.
7. Compiling statistics, and giving information and reports on protection of personal data and the observance of law on personal data protection to competent authorities.
8. Encouraging international cooperation in protection of personal data.
Article 6. Application of Decree on protection of personal data, relevant laws and international treaties
The personal data protection shall comply with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, relevant laws and this Decree.
Article 7. International cooperation in protection of personal data.
1. Developing mechanisms for international cooperation in order to facilitate the effective enforcement of laws on protection of personal data.
2. Engaging in judicial assistance in protecting personal data by other countries, including notification, complaints, assistance in investigating and exchanging information, and appropriate measures for protecting personal data.
3. Organizing conferences and seminars, conducting scientific research and promoting international cooperation in enforcement of the law on protection of personal data.
4. Organizing bilateral and multilateral meetings to exchange experience in drafting legislation and having the practice of protection of personal data.
5. Transferring technology serving protection of personal data.
1. Processing personal data in contravention of regulations of law on protection of personal data.
2. Processing personal data in order to provide information and data against regulations of the Socialist Republic of Vietnam
3. Processing personal data in order to provide information and data that affect national security, social order and safety, and legitimate rights and interests of other organizations and individuals.
4. Obstructing protection of personal data by competent authorities.
5. Taking advantage of protection of personal data to commit violations of law.