Chương XII Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 120/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/12/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2012 |
Ngày công báo: | 05/01/2012 | Số công báo: | Từ số 53 đến số 54 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Miễn đăng ký nhượng quyền thương mại trong nước
Ngày 16/12/2011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.
Trong Nghị định mới đã có một sửa đổi rất nổi bật, quy định 2 trường hợp không cần phải đăng ký nhượng quyền thương mại, mà chỉ cần thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương, đó là: nhượng quyền trong nước, và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đồng thời, Nghị định cũng giải thích rõ thế nào là bản sao được chấp thuận trong hồ sơ thành lập Sở giao dịch hàng hóa, Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh, bao gồm: Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính), Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
b) Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
c) Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
d) Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
e) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
g) Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ;
h) Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
i) Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;
k) Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
3. Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cho đến khi giấy phép hết hạn. Các trường hợp gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép thì thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.
5. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do các văn bản pháp luật khác quy định; trường hợp các văn bản pháp luật khác không quy định thì áp dụng các quy định tại Chương VII của Nghị định này.
6. Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang trong thời gian bổ nhiệm thì tiếp tục làm hòa giải viên lao động cho đến hết thời hạn được bổ nhiệm, trừ trường hợp thuộc diện miễn nhiệm quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 94 Nghị định này.
7. Trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Chapter XI
IMPLEMENTATION CLAUSES
1. This Decree comes into force from February 01, 2021.
2. The following Decrees cease to have effect from the aforementioned effective date of this Decree:
a) The Government’s Decree No. 03/2014/ND-CP dated January 16, 2014 elaborating some Articles of the Labor Code on employments;
b) The Government’s Decree No. 44/2013/ND-CP dated may 09, 2013 elaborating some Articles of the Labor Code on employment contracts; Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 elaborating some contents of the Labor Code; Decree No. 148/2018/ND-CP dated October 24, 2018 amending some Articles of the Government’s Decree No. 05/2015/ND-CP;
c) The Government’s Decree No. 29/2019/ND-CP dated March 20, 2019 elaborating Clause 3 Article 54 of the Labor Code on licensing outsource services, deposit payment, and list of permissible outsourced jobs;
d) The Government’s Decree No. 149/2018/ND-CP dated November 07, 2018 elaborating Clause 3 Article 63 of the Labor Code on application of workplace democracy;
d) The Government’s Decree No. 49/2013/ND-CP dated May 14, 2013 elaborating some Articles of the Labor Code on salaries; Decree No. 121/2018/ND-CP dated September 13, 2019 amending some Articles of Decree No. 49/2013/ND-CP;
e) The Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 elaborating some Articles of the Labor Code on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene;
g) The Government’s Decree No. 85/2015/ND-CP dated October 01, 2015 elaborating some Articles of the Labor Code on policies for female employees;
h) The Government’s Decree No. 27/2014/ND-CP dated April 07, 2014 elaborating some Articles of the Labor Code on domestic servants;
i) The Government’s Decree No. 46/2013/ND-CP dated May 10, 2013 elaborating some Articles of the Labor Code on labor disputes;
k) The Government’s Decree No. 41/2013/ND-CP dated May 08, 2013 elaborating Article 220 of the Labor Code promulgating the list of employers whose employees may not go on strike and handling of collective requests of these employees.
3. Outsourcers whose licenses for provision of outsource services are granted before the effective date of this Decree may keep providing outsourcing services until their licenses expire. Renewal, reissuance and revocation of licenses shall comply with Article 26, Article 27 and Article 28 of this Decree.
4. An employer that has fewer than 10 employees is not required to organize the employee conference and promulgate workplace democracy regulations according to Article 47 and Article 48 of this Decree. Employers that are state administrative agencies or public service providers that hire/employ workers under employment contracts according to the Government’s Decree No. 68/2000/ND-CP dated November 17, 200 on execution of contracts for some types of work in state administrative agencies and public service providers, Decree No. 161/2018/ND-CP dated November 29, 2019 amending some regulations on recruitment and promotion of officials and public employees and execution of contracts for certain jobs that are regulated by Decree No. 04/2015/ND-CP dated January 09, 2015 on democracy in operation of state administrative agencies and public service providers are not required to hold dialogues and implement workplace democracy regulations as prescribed in Chapter V of this Decree.
5. Hours of work and hours of rest of officials and public employees, personnel of military and police forces shall be regulated by other legislative documents. Otherwise, regulations of Chapter VII of this Decree shall apply.
6. Labor conciliators that are designated before the effective date of this Decree may continue working as labor conciliators until expiration of their designation period, unless they are discharged from duty according to Points a, c, d, dd Clause 1 Article 94 of this Decree.
7. In case the legislative documents referred to in this Decree are amended or replaced, the newer documents shall apply.
Article 115. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies and Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations, enterprises and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Điều 47. Hội nghị người lao động
Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
Noi dung cap nhat ...