Chương III Nghị định 119/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 119/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2017 |
Ngày công báo: | 11/11/2017 | Số công báo: | Từ số 821 đến số 822 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới trong xử phạt về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, một số nội dung mới về xử phạt vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo nếu lợi dụng giải thưởng chất lượng quốc gia được trao tặng để gây hại đến uy tín của giải thưởng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn khi chưa được cấp giấy phép.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện sản xuất hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, pha chế khí, xăng dầu khi chưa được cấp GCN hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
Nghị định 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2017, đồng thời thay thế Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ e, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này,
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và 3.000.000 đồng đối với tổ chức;
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 45.000.000 đồng đối với cá nhân và 90.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục và tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 37 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Nghị định này phát hiện được tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động buôn bán quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động buôn bán quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Các chức danh nêu tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Trưởng đoàn kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
POWER TO MAKE REPORTS AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 34. Power to impose penalties of inspectors and entities responsible for conducting scientific and technological inspections
1. Inspectors and entities responsible for conducting scientific and technological inspections in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a Clause 3 Article 2 herein.
2. Chief inspectors of provincial Departments of Science and Technology; Chiefs of inspectorates of provincial Departments of Science and Technology; Directors of Departments of Standards, Metrology and Quality of districts/cities; Chiefs of inspectorates of Departments of Standards, Metrology and Quality of districts/cities and Chief of inspectorate of the Directorate for Standards, Metrology and Quality are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
3. Chief of inspectorate of the Ministry of Science and Technology is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 70,000,000 upon an individual and VND 140,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 105,000,000 upon an individual and VND 210,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
4. Chief inspector of the Ministry of Science and Technology and Director of the Directorate for Standards, Metrology and Quality are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
Article 35. Power to impose penalties of Chairpersons of People’s Committees
1. Chairpersons of People’s Committees of communes are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 5,000,000 upon an individual and VND 10,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a Clause 3 Article 2 herein.
2. Chairpersons of People’s Committees of districts are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, decisions, licenses or certificates granted by competent authorities;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a, c, dd, e, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
3. Chairpersons of People’s Committees of provinces are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Suspend violators’ operation, decisions, licenses or certificates granted by competent authorities;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
Article 36. Power to impose penalties of the police
1. Police officers in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
2. Captains of police stations of the police officers specified in Clause 1 this Article are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 1,500,000 upon an individual and VND 3,000,000 upon an organization.
3. Chiefs of police departments of communes, police stations of border checkpoints and export-processing zones are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 2,500,000 upon an individual and VND 5,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a Clause 3 Article 2 herein.
4. Chiefs of police departments of districts; managers of Social Order Department, Corruption Department, Road and Rail Transport Department, Internal Waterways Department, Environmental Crime Department, Fire and Rescue Police Department, Economic Security Department, Cultural and Politic Security Department and Information Security Department are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, decisions, licenses or certificates granted by competent authorities;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
5. Directors of provincial Police Departments are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, decisions, licenses or certificates granted by competent authorities;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
6. Directors of Internal Security Department, Economic Security Department, Cultural - Information - Communications Security Department, Corruption Department, Social Order Department, Drug Enforcement Department, High Technology Crime Department, Traffic Police Department, Environmental Crime Department and Fire and Rescue Police Department are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Suspend violators’ operation, decisions, licenses or certificates granted by competent authorities;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
Article 37. Power to impose penalties of the customs
1. Customs officials in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
2. Team leaders of Sub-department of Customs and Sub-departments of Post-Clearance Inspection are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 5,000,000 upon an individual and VND 10,000,000 upon an organization;
3. Directors of Sub-departments of Customs, Sub-departments of Post-clearance Inspection, team leaders of provincial Customs Departments, smuggling prevention team leaders, customs procedures team leaders, leaders of customs control teams at sea and leaders of intellectual property right protection teams of the Smuggling Investigation and Prevention Department of the General Department of Customs are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
4. Director of the Smuggling Investigation Department, Director of the Post-clearance Inspection Department affiliated to the General Department of Customs, Director of provincial Customs Departments are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
5. Director of General Department of Customs is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, d, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
Article 38. Power to impose penalties of the market surveillance authorities
1. Market surveillance officials in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
2. Leaders of market surveillance teams are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, c, d, dd, e, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
3. Directors of Market Surveillance Departments of Provincial Departments of Industry and Trade, managers of departments affiliated to Market Surveillance Agency are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
4. Director of the Market Surveillance Agency is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
d) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
Article 39. Power to impose penalties of the border guard
1. Border guard soldiers in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
2. Team leaders of the border guard soldiers specified in Clause 1 this Article are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 2,500,000 upon an individual and VND 5,000,000 upon an organization.
3. Captains of border guard stations, leaders of coastal guard teams, commanders of border guard at checkpoints and holders of equivalent positions are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 20,000,000 upon an individual and VND 40,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
4. Captains of provincial border guard command centers, commanders of coastal guard fleets affiliated to the Border Guard Headquarters are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, dd, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
Article 40. Power to impose penalties of the coastguard
1. Coastguard officers in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 1,500,000 upon an individual and VND 3,000,000 upon an organization;
2. Coastguard team leaders are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 5,000,000 upon an individual and VND 10,000,000 upon an organization;
3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 10,000,000 upon an individual and VND 20,000,000 upon an organization;
c) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a Clause 3 Article 2 herein.
4. Commanders of coastguard platoons are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 20,000,000 upon an individual and VND 40,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 25,000,000 upon an individual and VND 50,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
5. Commanders of coastguard fleets are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 30,000,000 upon an individual and VND 60,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 45,000,000 upon an individual and VND 90,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
6. Commander of Regional Coastguard is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 75,000,000 upon an individual and VND 150,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
7. Commander of Coastguard Headquarters is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fines for corresponding fields under the provisions of Article 24 herein;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Points a, b, g, h and i Clause 3 Article 2 herein.
Article 41. Power to impose penalties of inspectors and entities responsible for conducting other inspections
1. Inspectors and entities responsible for conducting other inspections in the performance of their duties are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 500,000 upon an individual and VND 1,000,000 upon an organization;
c) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
d) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Point a Clause 3 Article 2 herein.
2. Chief Inspector of Provincial Departments, Directors of Provincial Food Safety and Hygiene Authorities, Directors of Provincial Crop Production and Plant Protection Authorities, Directors of Provincial Departments of Livestock Production and Veterinary Medicine, Directors of Provincial Departments of Fisheries, Directors of Provincial Farm Produce and Aquatic Product Quality Control Authorities and holders of equivalent positions are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 upon an individual and VND 100,000,000 upon an organization;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
3. Chiefs of inspectorates of provincial authorities and other regulatory bodies have the power to impose penalties specified in Clause 2 this Article.
4. Chiefs of inspectorates of ministries are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose a maximum fine of VND 70,000,000 upon an individual and VND 140,000,000 upon an organization for committing a measurement-related violation; VND 105,000,000 upon an individual and VND 210,000,000 upon an organization for committing a product quality-related violation;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission whose value does not exceed the fine specified in Point b this Clause;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
5. Chief Inspectors of Ministries, ministerial agencies, Director of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality, Director of Directorate of Fisheries, Director of Vietnam Environment Administration, Director of Vietnam Chemicals Agency, Director of Industrial Safety Techniques and Environment Agency; Director of Department of Animal Health, Director of Plant Protection Agency, Director of Crop Production Authority, Director of Department of Livestock production, Director of National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department, Director of Agro - Forestry - Fishery processing and Salt Production Agency, Director of Drug Administration of Vietnam, Director of Health Environment Management Agency, Director of General Department of Preventive Medicine, Director of the Department food safety and hygiene and holders of equivalent positions are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose the maximum fine under provisions stated herein;
c) Suspend violators’ operation, licenses or certificates;
d) Confiscate exhibits and equipment used for administrative violation commission;
dd) Impose remedial measures in case of the administrative violation specified in Clause 3 Article 2 herein.
Article 42. Distribution of power of inspectors, entities responsible for conducting scientific and technological inspections, Chairpersons of People’s Committees, the police, customs, market surveillance authorities, border guard, coastguard, inspectors and entities responsible for conducting other inspections
1. Inspectors have the power to impose penalties and entities responsible for conducting scientific and technological inspections have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for all administrative violations specified herein within the power stated in Article 34 herein and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.
2. Chairpersons of People’s Committees have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for all administrative violations specified herein within the power stated in Article 35 herein and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.
3. Police officers have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for all administrative violations specified herein within the power stated in Article 36 herein and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.
4. Customs officials specified in Article 37 herein have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for violations against regulations on standards, measurement and quality of goods stated herein and found in the areas under their management that the Government's Decree on penalties for administrative violations against regulations on customs has not regulated.
5. Market surveillance officials have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for administrative violations specified in Article 5, Article 6, Article 7, Article 9, Article 10, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 24, Article 27, Article 28, Article 29, Article 30, Article 31 and Article 32 herein within the power stipulated in Article 38 herein and the scope of their functions, tasks and entitlements.
6. Border guard officers have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for administrative violations related to the sale specified in Article 5, Article 7, Article 9, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 24, Article 27, Article 29, Article 30, Article 31 and Article 32 herein within the power stipulated in Article 39 herein and the scope of their functions, tasks and entitlements.
7. Coastguard officers have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for administrative violations related to the sale specified in Article 5, Article 7, Article 9, Article 10, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19, Article 20, Article 24, Article 27, Article 29, Article 30, Article 31 and Article 32 herein within the power stipulated in Article 40 herein and the scope of their functions, tasks and entitlements.
8. Inspectors and entities responsible for conducting other inspections have the power to make reports, impose penalties and remedial measures for administrative violations specified herein within the power stipulated in Article 41 herein and the scope of their functions, tasks and entitlements.
Article 43. Entities having the power to make reports on administrative violations
1. Holders of the positions mentioned in Article 34, Article 35, Article 36, Article 37, Article 38, Article 39, Article 40 and Article 41 herein and officials and public employees in the performance of their duties when detecting administrative violations against regulations on standards, measurement and quality of goods have the power to make reports on such administrative violations.
2. Chiefs of inspectorates of standards, measurement and quality of goods have the power to make reports on administrative violations and transfer the documents thereon to competent authorities for imposing penalties.