Chương II Nghị định 119/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt
Số hiệu: | 119/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2017 |
Ngày công báo: | 11/11/2017 | Số công báo: | Từ số 821 đến số 822 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới trong xử phạt về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, một số nội dung mới về xử phạt vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo nếu lợi dụng giải thưởng chất lượng quốc gia được trao tặng để gây hại đến uy tín của giải thưởng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn khi chưa được cấp giấy phép.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện sản xuất hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, pha chế khí, xăng dầu khi chưa được cấp GCN hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
Nghị định 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2017, đồng thời thay thế Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;
b) Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia theo quy định với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;
c) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
d) Không duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
b) Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc chứng chỉ so sánh đã thực hiện đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường theo quy định với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn theo quy định của pháp luật trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng;
b) Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi và tiêu hủy chất chuẩn, chuẩn đo lường đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở nhập khẩu hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 2 không đúng với mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai số của phương tiện đo quá phạm vi sai số cho phép hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng nội dung quy định;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 2.000,000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa kiểm định hoặc hiệu chuẩn;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):
a) Không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực;
c) Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo;
d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định;
đ) Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):
a) Làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
b) Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;
c) Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kiểm định viên đo lường:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định của cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Thực hiện kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường hoặc quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định; niêm phong, kẹp chì không đúng quy định;
d) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Cung cấp dịch vụ kiểm định khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định;
b) Thực hiện kiểm định ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định của cơ quan có thẩm quyền ban hành;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức kiểm định được chỉ định:
a) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc quyết định chỉ định hết hiệu lực;
b) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;
c) Sử dụng chuẩn đo lường có chứng chỉ hiệu chuẩn đã hết hiệu lực để kiểm định phương tiện đo nhóm 2;
d) Sử dụng chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 hoặc quyết định này đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 1.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1, các khoản 4 và 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của tổ chức kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên hiệu chuẩn:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Sử dụng chứng chỉ hiệu chuẩn không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn;
b) Thực hiện hiệu chuẩn ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền ban hành;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định:
a) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
b) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 1.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn cho chuẩn đo lường hoặc phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của tổ chức hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm a và b khoản 3, các khoản 4 và 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên thử nghiệm:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố hoặc quy trình thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ thử nghiệm không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ thử nghiệm, phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Cung cấp dịch vụ thử nghiệm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ thử nghiệm;
b) Thực hiện thử nghiệm ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức thử nghiệm được chỉ định:
a) Thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
b) Tiến hành thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thử nghiệm mà cấp kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của tổ chức thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi kết quả thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm a và b khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Không tuân thủ hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định khi thực hiện phép đo.
2. Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch quá phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu đối với hàng đóng gói sẵn:
a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa không phù hợp với tài liệu đi kèm, hoặc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan có thẩm quyền quy định;
c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;
d) Thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa không đúng theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000,000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán hàng đóng gói sẵn không ghi lượng trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; ghi, khắc đơn vị đo không đúng đơn vị đo lường pháp định;
b) Buôn bán hàng đóng gói sẵn có lượng ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với tài liệu đi kèm hoặc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định;
c) Buôn bán hàng đóng gói sẵn nhóm 2 không thể hiện dấu định lượng trên hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
4. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, nhưng tiêu chuẩn công bố áp dụng có nội dung trái với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đã công bố áp dụng;
b) Không xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Không áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý nhưng công bố áp dụng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng và thực hiện lại việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc áp dụng đúng tiêu chuẩn đã công bố đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố hợp chuẩn được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 300.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vi phạm về công bố hợp chuẩn:
a) Công bố hợp chuẩn khi chưa đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn;
c) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định;
d) Sử dụng dấu hợp chuẩn không đúng quy định;
đ) Không thực hiện lại việc công bố hợp chuẩn khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì liên tục sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký công bố hợp chuẩn; không duy trì liên tục việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại nơi sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
b) Không tạm dừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng; không dừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố hợp chuẩn hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm đ khoản 2, các điểm b và c khoản 3, khoản 4 Điều này.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 140.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 220.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 320.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;
b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;
b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;
c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
d) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
e) Sử dụng chất phụ gia, hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa;
g) Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực;
h) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Chứng nhận hoặc giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau:
a) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được sử dụng để công bố hợp chuẩn;
c) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy, dấu hợp quy không đúng quy định.
5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.
6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
7. Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất hoặc có chất gây mất an toàn cho người, động vật, tài sản, môi trường hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để tái chế sản phẩm, hàng hóa hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp ngoài lĩnh vực đã đăng ký;
c) Không thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng ký;
d) Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước ngoài lĩnh vực đã được chỉ định;
c) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không tuân thủ các quy trình, thủ tục đánh giá sự phù hợp đã được phê duyệt hoặc đã đăng ký theo quy định;
d) Không thực hiện đánh giá giám sát định kỳ đối với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp;
e) Sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm chưa được đăng ký hoạt động theo quy định;
g) Cử chuyên gia thực hiện đánh giá sự phù hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp sai;
b) Thực hiện đánh giá không đảm bảo tính độc lập, khách quan.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp;
b) Thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Không thực hiện khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1, các điểm c, đ, e và g khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp đã cấp đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1, các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1, các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2, khoản 3 và các điểm a, b và c khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động hoặc chưa tiếp nhận thông báo đủ năng lực đào tạo theo quy định;
b) Thực hiện đào tạo, tư vấn ngoài lĩnh vực đã đăng ký, công bố theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì bộ máy tổ chức đã đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng hoặc công bố đủ năng lực đào tạo theo quy định;
b) Không tuân thủ các quy trình đào tạo, tư vấn đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định;
c) Không báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, tư vấn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn hoặc chưa được tiếp nhận đủ năng lực đào tạo theo quy định.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a và b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo đã cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động công nhận khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện hoạt động công nhận ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận theo quy định;
b) Không công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động công nhận;
c) Tiến hành đánh giá, công nhận không theo quy trình, thủ tục đã công bố, không theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sử dụng để đánh giá, công nhận hoặc thực hiện không đầy đủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên;
d) Không thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động công nhận đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện giám sát định kỳ đối với tổ chức được công nhận;
b) Thực hiện đánh giá công nhận không đảm bảo tính độc lập, khách quan;
c) Thực hiện hoạt động tư vấn về công nhận cho tổ chức đề nghị công nhận;
d) Không khắc phục vi phạm sau khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi các chứng chỉ công nhận đã cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và c khoản 2, các điểm b và c khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và c khoản 2, các điểm b và c khoản 3, khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai sự thật về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, dấu định lượng hàng đóng gói sẵn hoặc giấy chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai sự thật về chứng chỉ chứng nhận, chứng chỉ thử nghiệm, chứng chỉ giám định, chứng chỉ kiểm định, chứng chỉ công nhận, kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm tra, kết quả giám định, kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
d) Sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường hoặc đề nghị chỉ định cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, công nhận, đào tạo, tư vấn, xét tặng giải thưởng hoặc đề nghị chỉ định hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định; đề nghị cấp chứng nhận chuẩn đo lường, chứng nhận kiểm định viên đo lường; đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, khí; đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm, giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn, giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
đ) Tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; quyết định chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, công nhận, đào tạo, tư vấn, xét tặng giải thưởng; quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định; quyết định chứng nhận chuẩn đo lường, quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường; giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, khí; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm, giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm, hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy chứng nhận hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy, dấu định lượng hàng đóng gói sẵn; chứng chỉ chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, công nhận, kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng; tem, dấu, giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn; giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; quyết định chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, công nhận, đào tạo, tư vấn, xét tặng giải thưởng; quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định; quyết định chứng nhận chuẩn đo lường, quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường; giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, khí; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm, giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phương tiện thông tin đại chúng đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngoài giải thưởng đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Việc xét thưởng và trao giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa không thực hiện theo đúng quy chế xét thưởng đã đăng ký;
b) Sử dụng chuyên gia xét thưởng không đáp ứng năng lực theo quy định thực hiện hoạt động xét tặng giải thưởng;
c) Không cung cấp hồ sơ xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không báo cáo kết quả hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thực hiện hành động khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tước quyền sử dụng giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng đối với vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi, hủy bỏ hiệu lực giải thưởng đã cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng các tiêu chí xét thưởng trong thời gian quy định doanh nghiệp đạt giải phải thực hiện;
b) Lợi dụng giải thưởng chất lượng quốc gia đã được trao tặng để gây tổn hại đến uy tín của giải thưởng chất lượng quốc gia.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên tài liệu giao dịch, quảng cáo hoặc các hình thức giới thiệu khác đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Sử dụng giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã hết hiệu lực;
c) Vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài nội dung giấy phép đã được cấp;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển, đóng gói, ghi nhãn hàng nguy hiểm không đúng quy định;
đ) Không cung cấp tài liệu có liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
e) Không thông báo bằng văn bản cho người tham gia vận chuyển (chủ phương tiện, người điều khiển, người áp tải) các nội dung liên quan đến quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm (danh mục hàng nguy hiểm được vận chuyển, phiếu an toàn hóa chất, phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất);
g) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để phối hợp xử lý khi xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;
h) Không báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định;
i) Không thực hiện hành động khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền,
Tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm c, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm;
b) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đã hết hiệu lực.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, pha chế khí, xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
b) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế khí, xăng dầu đã hết hiệu lực.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế khí, xăng dầu đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; kinh doanh hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đông;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
n) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, và m khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú ý, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
k) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản này đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
6. Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả.
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn vi phạm đối với vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;
e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;
g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;
b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;
c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền;
b) Sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES AND FINES
Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON MEASUREMENT
Article 4. Violations against regulation on maintenance of national standards committed by appointed organizations
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to comply with regulations on maintenance and use of national standards;
b) Failure to carry out regular calibration or comparison of national standards to international ones or national standards of a foreign country that have been calibrated or compared to international standards;
c) Failure to calibrate or compare national standards to transmit accuracy thereof to measurement standards having lower accuracy;
d) Failure to maintain the management system to carry out maintenance and use of national standards.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Using false national standards to carry out calibration or comparison thereof to international standards or national standards of a foreign country; using false national standards for calibration or comparison to transmit accuracy thereof to measurement standards having lower accuracy;
b) Failure to report falsification of national standards, request suspension of a decision on approval for national standards or appoint an organization to maintain national standards.
3. Remedial measures:
a) Enforced suspension of the certificate of calibration/comparison in case of the violation specified in Point a Clause 2 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violation specified in Point a Clause 2 this Article to state budget.
Article 5. Violations against regulations on production, sale and use of reference substances or measurement standards
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production, import or sale of reference substances/measurement standards without labels or with labels not specifying measurement units in accordance with those regulated by law;
b) Production, import or sale of reference substances/measurement standards not satisfying technical measurement requirements declared by the entity or imposed by a competent measuring authority.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to calibrate or compare measurement standards to national standards or measurement standards having higher accuracy before being put into use;
b) Failure to carry out tests or comparison of reference substances before putting them into use.
3. Remedial measures:
Enforced suspension and destruction of reference substances/measurement standards in case of the violations specified in Points a and b Clause 1 this Article.
Article 6. Violations against regulations on production of measuring instruments
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production of measuring instruments without labels or with improper labels;
b) Production of group 1 measuring instruments not satisfying technical measurement requirements declared by the entity;
c) Failure to specify measurement units in accordance with those regulated by law.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to carry out inspections or calibration for group 2 measuring instruments before putting them into use.
3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production of group 2 measuring instruments whose samples have not been approved;
b) Production of group 2 measuring instruments approved but the decision on approval for samples thereof expires.
4. A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production of group 2 measuring instruments whose samples are not satisfactory to those approved by a competent authority;
b) Failure to take preventive measures or make response to the change of specifications of measurement instruments declared by the producer or regulated by a competent authority.
5. Additional penalties:
The decision on approval for measurement instrument samples shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violation specified in Clause 4 this Article.
6. Remedial measures:
a) Enforced suspension of the decision on approval for measuring instrument samples in case of the violation specified in Point b Clause 3 this Article;
b) Enforced confiscation of sold measuring instruments; enforced repair of measuring instruments before putting them into use; enforced destruction of measuring instruments that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Point b Clause 1 and Point a Clause 4 this Article.
Article 7. Violations against regulations on import of measuring instruments
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Import of measuring instruments without labels or with improper labels;
b) Import of group 1 measuring instruments not satisfying technical measurement requirements declared by the entity;
c) Import of group 2 measuring instruments not specifying measurement units in accordance with those regulated by law.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to carry out inspections or calibration for group 2 measuring instruments before putting them into use.
3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Import of group 2 measuring instruments whose samples have not been approved;
b) Import of group 2 measuring instruments approved but the decision on approval for samples thereof expires.
4. A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Import of group 2 measuring instruments whose samples are not satisfactory to those approved by a competent authority;
b) Failure to take preventive measures or make response to the change of specifications of measurement instruments declared by the importer or regulated by a competent authority.
5. Additional penalties:
The decision on approval for measurement instrument samples shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violation specified in Clause 4 this Article.
6. Remedial measures:
a) Enforced revocation of the decision on approval for measuring instruments in case of the violation specified in Point b Clause 3 this Article;
b) Enforced confiscation of sold measuring instruments; enforced destruction of measuring instruments that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Clauses 1 and 4 this Article.
Article 8. Violations against regulations on repair of measuring instruments
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any act of affecting, adjusting, installing, withdrawing or replacing technical functions or structures that makes group 1 measuring instruments no longer satisfy technical measurement requirements declared by the entity.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to carry out inspections or calibration for repaired group 2 measuring instruments before putting them into use.
3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any act of affecting, adjusting, installing, withdrawing or replacing technical functions or structures that makes group 2 measuring instruments no longer satisfy technical measurement requirements approved by a competent authority.
4. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any act of affecting, adjusting, installing, withdrawing or replacing technical functions or structures that makes errors of measuring instruments exceed the permitted ones or makes changes in specifications of measurement instruments.
5. Remedial measure:
Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violation specified in Clause 4 this Article to state budget.
Article 9. Violations against regulations on sale of measuring instruments
1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Sale of measuring instruments without labels or with improper labels;
b) Sale of group 1 measuring instruments not satisfying technical measurement requirements declared by the seller;
c) Sale of group 2 measuring instruments not specifying measurement units in accordance with those regulated by law.
2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Sale of group 2 measuring instruments that have not been inspected or calibrated;
b) Sale of group 2 measuring instruments whose samples have not been approved;
c) Sale of group 2 measuring instruments whose samples are not satisfactory to those approved by a competent authority.
3. Remedial measures:
a) Enforced destruction of measuring instruments that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Point b Clauses 1 and Points b and c Clause 2 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Point b Clause 1 and Points b and c Clause 2 this Article to state budget.
Article 10. Violations against regulations on use of group 2 measuring instruments
1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations if one or some measuring instruments is/are not exceeding VND 1,000,000 (according to the value of new measuring instruments with the same types or those having equivalent specifications from the day on which the administrative violation is committed):
a) Failure to obtain the certificate of inspection/calibration (stamp, marking, certificate);
b) Expiry of the certificate of the inspection/calibration;
c) Breaking of the seal, lead seal or removal of certificate of inspection/calibration on the measuring instrument;
d) Failure to carry out regular inspections;
dd) Failure to fulfill requirements for transportation, storage and use of measuring instruments under guidelines provided by the product owner thereof or regulations of a competent authority.
2. The fines for the violation specified in Clause 1 this Article if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 1,000,000:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 1,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
dd) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 70,000,000.
3. The fines for using improper or defective measuring instruments (according to the value of new measuring instruments with the same types or those having equivalent specifications from the day on which the administrative violation is committed):
a) A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if one or some measuring instruments is/are not exceeding VND 5,000,000;
b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 5,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
c) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
d) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
dd) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
e) A fine of from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 70,000,000.
4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations if one or some measuring instruments is/are not exceeding VND 1,000,000 (according to the value of new measuring instruments with the same types or those having equivalent specifications from the day on which the administrative violation is committed):
a) Change of structures or specifications of measuring instruments;
b) Affecting, adjusting, installing, withdrawing or replacing technical functions or structures that causes falsification of measuring instrument results or using other equipment to adjust errors of measuring instruments exceeding the permitted ones;
c) Failure to carry out inspections/calibration of measuring instruments within the prescribed duration at the request of a competent authority.
5. The fines for the violation specified in Clause 4 this Article if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 1,000,000 (according to the value of new measuring instruments with the same types or those having equivalent specifications from the day on which the administrative violation is committed):
a) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 1,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
c) A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
d) A fine of from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
dd) A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 if one or some measuring instruments is/are exceeding VND 70,000,000.
6. Additional penalties:
a) Exhibits and equipment used for violation commission specified in Clause 4 this Article shall be confiscated;
b) The certificate of eligibility for business shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Clauses 3 and 4 this Article.
7. Remedial measures:
a) Enforced suspension of the expired certificate of inspection/calibration in case of the violation specified in Point b Clause 1 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clause 3 and Points b and c Clause 4 this Article to state budget.
Article 11. Violations committed by inspectors and inspecting authorities
1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an inspector that:
a) fails to follow inspection procedures declared or those established by a competent authority;
b) carries out inspections on group 2 measuring instruments when the decision on certification of inspector has not been given or expires;
c) uses the certificate of inspector illegally; or the certificate having improper seal/lead seal; or
d) conducts inspections of group 2 measuring instruments whose samples are incorrect or have not been approved.
2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an inspecting authority that:
a) provides inspection services without the certificate of registration of providing inspection services;
b) conducts inspections beyond the scope of operation registered;
c) fails to follow inspection procedures declared or those established by a competent authority; or
d) fails to satisfy requirements for provision of inspection services registered.
3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an appointed inspecting authority that:
a) conducts inspections of group 2 measuring instruments when not being appointed by a competent authority or the decision on appointment expires;
b) conducts inspections of group 2 measuring instruments beyond the appointed scope;
c) uses measurement standards with an expired certificate of calibration to conduct inspections of group 2 measuring instruments; or
d) uses measurement standards to carry out inspections on group 2 measuring instruments when the decision on certification thereof has not been given or expires.
4. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for failure to carry out inspections but granting the certificate of inspection for the group 1 measuring instrument.
5. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for failure to carry out inspections but granting the certificate of inspection for the group 2 measuring instrument.
6. Additional penalties:
b) The decision on certification of inspector shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Points a, c and d Clause 1, Clauses 4 and 5 this Article.
b) The decision on appointment of inspection shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Point b Clause 3 and Clause 5 this Article;
b) Operation of the inspecting authority shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Points a, b, c and d Clause 2, Clauses 3, 4 and 5 this Article.
7. Remedial measures:
a) Enforced revocation of the certificate of inspection in case of the violations specified in Clauses 4 and 5 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 this Article to state budget.
Article 12. Violations committed by calibration technicians and calibration authorities
1. A fine of from VND 4,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon a calibration technician that:
a) fails to follow calibration procedures declared or those established by a competent authority; or
b) uses the certificate of calibration illegally.
2. A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed upon a calibration authority that:
a) provides calibration services without the certificate of registration of providing calibration services;
b) carries out calibration beyond the scope of operation registered;
c) fails to follow calibration procedures declared or those established by a competent authority; or
d) fails to satisfy requirements for carrying out calibration registered.
3. A fine of from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed upon an appointed calibration authority that:
a) calibrates measurement standards to carry out inspection/calibration of group 2 measuring instruments or calibrates group 2 measuring instruments when the decision on appointment has not been given or expires;
b) calibrates measurement standards to carry out inspection/calibration of group 2 measuring instruments or calibrates group 2 measuring instruments beyond the scope appointed; or
c) fails to satisfy requirements for carrying out calibration appointed.
4. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for failure to carry out calibration but granting the certificate of calibration for the group 1 measuring instrument.
5. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for failure to carry out calibration but granting the certificate of calibration for the group 2 measuring instrument.
6. Additional penalties:
a) The certificate of eligibility for registration of providing calibration services shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Points b and d Clause 2 this Article;
b) The decision on appointment of calibration shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Point b Clause 3 and Clause 5 this Article;
c) Operation of the calibration authority shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Clauses 3, 4 and 5 this Article.
7. Remedial measures:
a) Enforced revocation of the certificate of calibration in case of the violation specified in Point b Clause 1, Points a, b and c Clause 2, Points a and b Clause 3, Clauses 4 and 5 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 this Article to state budget.
Article 13. Violations committed by test technicians and testing authorities
1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon a test technician that:
a) fails to follow testing procedures declared or those established by a competent authority; or
b) uses the certificate of testing illegally.
2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon a testing authority that:
a) provides testing services without the certificate of registration of providing testing services;
b) carries out tests beyond the scope of operation registered;
c) fails to follow declared testing procedures; or
d) fails to satisfy requirements for carrying out tests registered.
3. A fine of from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be imposed upon an appointed testing authority that:
a) conducts tests on group 2 measuring instruments when not being appointed or the decision on appointment expires;
b) conducts tests on group 2 measuring instruments beyond the appointed scope;
c) fails to satisfy requirements for carrying out tests appointed.
4. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for failure to carry out tests but granting test results for the group 2 measuring instrument.
5. Additional penalties:
a) The certificate of eligibility for registration of providing testing services shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Points b and d Clause 2 this Article;
b) The decision on appointment of testing shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Point b Clause 3 and Clause 4 this Article;
c) Operation of the testing authority shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Point c Clauses 3 and Clause 4 this Article.
6. Remedial measures:
a) Enforced revocation of test results in case of the violations specified in Point b Clause 1, Points a, b and c Clause 2, Points a and b Clause 3 and Clauses 4 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clauses 2, 3 and 4 this Article to state budget.
Article 14. Violations against regulations on measurement of group 2 measurement process
1. A fine of from VND 4,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to facilitate supervision and inspection of measurement process and methods, measuring instruments, quantity of goods and services carried out by the entity in charge;
b) Failure to comply with technical measurement requirements during the measurement process.
2. The fines for the violation against regulations on measurement process during sale and purchase of goods or provision of services that the quantity of such goods or services having errors exceeding the prescribed errors according to technical measurement requirements for measurement process declared by the entity or regulated by a competent authority for illegal profit:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal profit is not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 100,000,000 but not exceeding VND 200,000,000;
dd) A fine equal to 1 - 2 times the illegal profit if it is exceeding VND 200,000,000 but not exceeding VND 300,000,000;
e) A fine equal to 2 - 3 times the illegal profit if it is exceeding VND 300,000,000 but not exceeding VND 400,000,000;
g) A fine equal to 3 - 4 times the illegal profit if it is exceeding VND 400,000,000 but not exceeding VND 500,000,000;
h) A fine equal to 4 - 5 times the illegal profit if it is exceeding VND 500,000,000.
3. Remedial measure:
Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Points a, b, c and d Clause 2 this Article to state budget.
Article 15. Violations against regulations on quantity of pre-packaged goods in production or import thereof
1. A fine of from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed if:
a) The product owner fails to specify the quantity of pre-packaged goods on goods labels; fails to specify measurement units in accordance with those regulated by law;
b) The quantity of pre-packaged goods specified on goods labels is not satisfactory to enclosed documents, technical measurement requirements declared by the product owner or technical measurement requirements regulated by a competent authority;
c) The product owner fails to have the certificate of eligibility for using quantity markings to specify on goods labels or packages of group 2 pre-packaged goods or such certificate expires;
d) Quantity markings on goods labels or packages of goods are not specified properly.
2. The fines for the violation against regulations on production or import of pre-packaged goods whose quantity has average value lower than that prescribed in technical measurement requirements declared by the product owner or regulated by a competent authority for illegal profit:
a) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal profit is not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 100,000,000 but not exceeding VND 200,000,000;
dd) A fine equal to 1 - 2 times the illegal profit if it is exceeding VND 200,000,000 but not exceeding VND 300,000,000;
e) A fine equal to 2 - 3 times the illegal profit if it is exceeding VND 300,000,000 but not exceeding VND 400,000,000;
g) A fine equal to 3 - 4 times the illegal profit if it is exceeding VND 400,000,000 but not exceeding VND 500,000,000;
h) A fine equal to 4 - 5 times the illegal profit if it is exceeding VND 500,000,000.
3. Remedial measure:
Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Points a, b, c and d Clause 2 this Article to state budget.
Article 16. Violations against regulations on measurement of quantity of pre-packaged goods for sale
1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Sale of pre-packaged goods not specifying the quantity on goods labels or specifying measurement units not satisfactory to those regulated by law;
b) Sale of pre-packaged goods specifying the quantity on goods labels not satisfactory to enclosed documents, technical measurement requirements declared by the seller or technical measurement requirements regulated by a competent authority;
c) Sale of group 2 pre-packaged goods not specifying quantity markings on labels or packages of goods.
2. The fines for the violation against regulations on sale of pre-packaged goods whose quantity has average value lower than that prescribed in technical measurement requirements declared by the seller or regulated by a competent authority for illegal profit:
a) A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal profit is not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
c) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
d) A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal profit is exceeding VND 100,000,000 but not exceeding VND 200,000,000;
dd) A fine equal to 1 - 2 times the illegal profit if it is exceeding VND 200,000,000 but not exceeding VND 300,000,000;
e) A fine equal to 2 - 3 times the illegal profit if it is exceeding VND 300,000,000 but not exceeding VND 400,000,000;
g) A fine equal to 3 - 4 times the illegal profit if it is exceeding VND 400,000,000 but not exceeding VND 500,000,000;
h) A fine equal to 4 - 5 times the illegal profit if it is exceeding VND 500,000,000.
3. Remedial measure:
Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Points a, b, c and d Clause 2 this Article to state budget.
Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON TECHNICAL STANDARDS AND REGULATIONS; QUALITY OF GOODS
Article 17. Violations against regulations on declaration of applicable standards
1. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failure to make a declaration about applicable standards in production or import of goods.
2. A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed if:
a) Produced or imported goods have quality not reaching the declared standards;
b) Contents of declared standards are not satisfactory to corresponding technical regulations or regulations of a competent authority.
3. A fine equal to 1 – 2 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if the produced/imported goods have quality not reaching the declared standards.
4. A fine equal to 2 – 3 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if the declared standards of produced/imported goods are against corresponding technical regulations or regulations of the competent authority.
5. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to fulfill requirements for declared management system standards;
b) Failure to develop, apply and maintain the quality management system;
c) Failure to apply management system standards but declare the application.
6. Remedial measures:
a) Enforced repurposing or recycling of goods not satisfactory to declared standards; or enforced destruction of goods that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 this Article;
b) Enforced revision of declared standards and re-compliance with declaration of applicable standards in case of the violation specified in Point b Clause 2 this Article;
c) Enforced correction of false or misunderstanding information through the mass media or enforced compliance with declared standards in case of the violation specified in Clause 5 this Article.
Article 18. Violations against regulations on standard conformity
1. The fines for the act of production or import of goods having quality not reaching the declared standards:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the illegal goods are not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
c) A fine of from VND 4,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 40,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 25,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 40,000,000 but not exceeding VND 80,000,000;
dd) A fine of from VND 25,000,000 to VND 50,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 80,000,000 but not exceeding VND 150,000,000;
e) A fine of from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 150,000,000 but not exceeding VND 300,000,000;
g) A fine of from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 200,000,000 but not exceeding VND 300,000,000;
h) A fine of from VND 150,000,000 to VND 200,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 300,000,000.
2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Declaration of standard conformity that is not registered with a competent authority;
b) Failure to follow procedures for declaration of standard conformity;
c) Failure to retain documents on declaration of standard conformity;
d) Using the conformity marking illegally;
dd) Failure to re-declare standard conformity when there is any change to contents of documents on registered declaration of standard conformity or change to utility and characteristics of goods or services whose declaration of standard conformity has been registered.
3. A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to maintain constantly the compliance with goods/services whose declaration of standard conformity has been registered; failure to maintain regularly control, testing and supervision at the producer’s factory or trader’s store;
b) Failure to suspend production finish and recall unqualified goods being sold on the market that are likely to cause unsafety to consumers; failure to cease operation of relevant process, services and environment when required;
c) Failure to take remedial measures when goods/services not satisfying declaration of standard conformity are found;
d) Failure to notify a competent authority in writing of remedial measure results before selling goods or providing services.
4. A fine equal to 1 – 2 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if the produced/imported goods have quality not satisfying the documents on declaration of standard conformity.
5. Remedial measures:
Enforced recall of goods to repurpose or recycle goods not satisfying declared standards or destruction of goods that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Clause 1, Point dd Clause 2, Points b and c Clause 3 and Clause 4 this Article.
Article 19. Violations against regulations on regulation conformity
1. The fines for the act of production or import of goods having quality not satisfying the corresponding technical regulations:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the illegal goods are not exceeding VND 5,000,000;
b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 5,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 40,000,000;
dd) A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 40,000,000 but not exceeding VND 80,000,000;
e) A fine of from VND 40,000,000 to VND 80,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 80,000,000 but not exceeding VND 140,000,000;
g) A fine of from VND 80,000,000 to VND 140,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 140,000,000 but not exceeding VND 220,000,000;
h) A fine of from VND 140,000,000 to VND 220,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 220,000,000 but not exceeding VND 320,000,000;
i) A fine of from VND 220,000,000 to VND 300,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 320,000,000.
2. A fine of from VND 15,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to prepare and retain documents on declaration of regulation conformity;
b) Failure to carry out regular quality control, testing and supervision.
3. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to make a declaration of regulation conformity for the goods whose declaration of conformity must be registered;
b) Failure to register documents on declaration of conformity with a competent authority;
c) Failure to use conformity markings or using those illegally for the goods whose declaration of conformity has been registered when they are sold on the market;
d) Failure to take preventive measures promptly when the goods for sale/use having quality not satisfying declaration of conformity or corresponding technical regulations;
dd) Failure to re-declare when there is any change to contents of documents on registered declaration of conformity with regulations or change to utility and characteristics of goods or services whose declaration of regulation conformity has been registered;
e) Using banned additives, chemicals or antibiotics in production of goods;
g) Failure to carry out certification of regulation conformity in production or import of goods or using the expired certificate of regulation conformity or conformity marking;
h) Failure to assess the compliance of technical regulations with imported goods subject to one of the following measures: certification or assessment carried out by a certification authority or assessment authority that has been registered or acknowledged by regulations of law; self-assessment of compliance carried out by the importer.
4. A fine equal to 2 – 3 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if the production or import of goods does not satisfy corresponding technical regulations or regulations of the competent authority.
5. Additional penalty:
The certificate of regulation conformity or conformity marking shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Clauses 2 this Article.
6. Remedial measures:
Enforced repurposing or recycling of goods not satisfying technical requirements; or enforced destruction of goods that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 this Article;
Article 20. Violations against regulations on quality of goods for sale
1. The following provisions shall apply to impose penalties for violations against regulations on quality of goods of the seller when they are sold on the market:
a) Clause 1 Article 17 herein in case of the violation against regulations on goods whose applicable standards are not declared; Point a Clause 2 Article 17 herein in case of the violation against regulations on goods having quality not satisfying declared standards;
b) Clause 1 Article 18 herein in case of the violation against regulations on goods having quality not satisfying used standards in order to declare standard conformity;
c) Clause 1 Article 19 herein in case of the violation against regulations on goods having quality not satisfying corresponding technical standards.
2. The Government’s regulations on penalties for administrative violations against regulations on trade in case of the violation against regulations on production or trade in counterfeit goods.
3. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for failure to make a declaration about applicable standards in sale of goods.
4. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure to have the conformity marking in sale of goods.
5. A fine equal to 1 – 2 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if the sold goods have quality not satisfying the declared standards or applicable standards declared standard conformity.
6. A fine equal to 2 – 3 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if replacing, adding or removing ingredients or additives, mixing impurities to reduce the quality of goods compared to declared applicable standards.
7. A fine equal to 3 – 5 times the total value of illegal goods consumed shall be imposed if:
a) The sold goods have quality not satisfying corresponding technical regulations or regulations of a competent authority;
b) The goods are replaced, have ingredients or additives added or removed, impurities mixed or contain substances that affect safety of human, animals, property and the environment or fail to satisfy corresponding technical regulations or regulations of the competent authority.
8. Additional penalty:
The certificate of eligibility for business shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violation specified in Clauses 7 this Article.
9. Remedial measures:
Enforced recall of goods for recycling or destruction of goods that affect human’s health, livestock, plants and the environment in case of the violations specified in Clauses 5, 6 and 7 this Article.
Article 21. Violations against regulations on assessment of conformity
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Carrying out assessment of conformity without registration thereof granted by a competent authority;
b) Carrying out assessment of conformity beyond the registered scope;
c) Failure to make regular or ad hoc reports at the request of a competent authority on assessment results of conformity registered;
d) Failure to notify through mass media of issuance, reissue, expansion or reduction the scope of suspension or revocation of the certificate of conformity and rights to use conformity marking.
2. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Carrying out assessment of conformity serving state management without the decision on appointment or such decision expires;
b) Carrying out assessment of conformity serving state management beyond the appointed scope;
c) Failure to ensure the maintenance of organizational structures and capacity registered in accordance with corresponding standards or regulations of the competent authority;
d) Failure to comply with procedures for assessment of conformity approved or registered;
dd) Failure to carry out regular supervision assessment for a requesting entity;
e) Using test results of the testing authority that has not been registered;
g) Appointment of unqualified experts responsible for assessment of conformity.
3. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Providing false assessment results of conformity;
b) Carrying out assessment that is not independent and objective.
4. A fine of from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to carry out assessment of conformity but still giving assessment results thereof;
b) Providing consulting services for the requesting entity;
c) Failure to take remedial measures for violations required by a competent authority.
5. Additional penalties:
a) The certificate of conformity assessment registration shall be suspended for 3 – 6 months in case of the violations specified in Points a and b Clause 1, Points c, dd, e and g Clause 2, Clauses 3 and 4 this Article;
b) The decision on appointment shall be suspended for 3 - 6 months in case of the violations specified in Points a and b Clause 2 and Clause 4 this Article.
6. Remedial measures:
a) Enforced revocation of assessment results of conformity in case of the violations specified in Point a and b Clause 1, Points a, b, c, d, e and g Clause 2, Clauses 3 and 4 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Points a and b Clause 1, Points a, b, c, d, e and g Clause 2, Clause 3 and Points a, b and c Clause 4 this Article to state budget.
Article 22. Violations against regulations on provision of training and consulting services in management of quality measurement standards
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Providing training or consulting services without registration thereof granted or reception of notification of training qualifications;
b) Providing training or consulting services beyond the registered or declared scope.
2. A fine of from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to maintain the registered organizational structure in accordance with corresponding standards or to declare training qualifications;
b) Failure to comply with training or consulting process approved or registered;
c) Failure to report results of providing training or consulting services.
3. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for providing part of or the entire training or consulting services that have not been registered or have inadequate capacity for providing training.
4. Additional penalties:
The certificate of eligibility for providing training/consulting services shall be suspended for 3 – 6 months in case of the violations specified in Point b Clause 1, Points a and b Clause 2 and Clauses 3 this Article.
5. Remedial measures:
a) Enforced revocation of the certificate of eligibility for providing training in case of the violations specified in Clause 1 and Point b Clause 2 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clause 1, Points a and b Clause 2 and Clause 3 this Article to state budget.
Article 23. Violations against regulations on accreditation
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Carrying out accreditation without the certificate of accreditation registration granted by a competent authority;
b) Carrying out accreditation beyond the registered scope.
2. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to maintain the organizational structure, management system and capacity of the accredited organization;
b) Failure to declare process and procedures for assessment, accreditation and other relevant requirements therefor;
c) Carrying out assessment or accreditation not following declared process or procedures, not satisfying corresponding technical standards and regulations used for assessment or accreditation or not following all of the aforesaid process, procedures technical standards and regulations;
d) Failure to make regular or ad hoc reports at the request of a competent authority on accreditation results registered.
3. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to carry out regular supervision of the accredited organization;
b) Carrying out accreditation that is not independent and objective;
c) Providing consulting services for the accredited organization;
d) Failure to take remedial measures after receiving a notification from a competent authority of organizing assessment of conformity violated regulations.
4. A fine of from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to take remedial measures for violations required by a competent authority.
b) Issuing or maintaining the certificate of accreditation for the conformity assessment organization that violates requirements therefor stated in relevant legislative documents.
5. Additional penalties:
The certificate of eligibility for accreditation shall be suspended for 3 – 6 months in case of the violations specified in Point b Clause 1, Points a, b and c Clause 2, Points a, b and c Clause 3 and Clause 4 this Article.
6. Remedial measures:
a) Enforced revocation of the certificate of accreditation in case of the violations specified in Clause 1, Points a and c Clause 2, Points b and c Clause 3 and Clause 4 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clause 1, Points a and c Clause 2, Points b and c Clause 3 and Clause 4 this Article to state budget.
Article 24. Violations against regulations on providing false information about documents related to technical standards and regulations, measurement and quality of goods
1. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for provision of false information about technical standards and regulations, measurement and quality of goods for consumers or through mass media.
2. A fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Falsification of conformity marking, quantity marking of pre-packaged goods or the certificate of conformity with standards/regulations, declaration of conformity with standards/regulations and specifying or attaching to goods or enclosed documents;
b) Falsification of the certificate of certification/testing/assessment/inspection/accreditation, test/inspection/supervision/assessment results of goods;
c) Falsification of the certificate, inspection/calibration/test results of measuring instruments or measurement standards;
d) Using false documents to register provision of inspection/calibration/testing of measuring instrument or measurement standard services or apply for provision thereof; register certification/testing/assessment/inspection/accreditation/training/consulting/prize consideration or apply for certification/testing/assessment/inspection; apply for the certificate of measurement standards or certificate of measurement inspector; apply for the certificate of petrol and oil/gas preparation registration; apply for the certificate of eligibility for helmet production, certificate of eligibility for use of quantity marking on pre-packaged goods labels, license for transportation of dangerous goods or certificate of barcode use rights;
dd) Falsifying contents of the certificate of registration of providing inspection/calibration/testing of measuring instrument or measurement standard services; decision on appointment of inspection/calibration/testing of measuring instruments/measurement standards; certificate of certification/testing/assessment/inspection/accreditation/training/consulting/prize consideration registration; decision on appointment of certification/testing/assessment/inspection organization; decision on certification of measurement standards, decision on certification of measurement inspector; certificate of petrol and oil/gas preparation registration; certificate of eligibility for helmet production, certificate of eligibility for use of quantity marking on pre-packaged goods labels; license for transportation of dangerous goods or certificate of barcode use rights.
3. Additional penalties:
a) Production, import or sale of goods shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violation specified in Point a Clause 2 this Article;
b) Revocation of the certificate of standard conformity; certificate of regulation conformity; conformity marking; quantity marking on pre-packaged goods; certificate of certification/testing/assessment/inspection/accreditation, test/inspection/assessment results of quality; stamp, marking or certificate of inspection/calibration; certificate of registration of providing inspection/calibration/testing of measuring instrument or measurement standard services; decision on appointment of inspection/calibration/testing of measuring instruments/measurement standards; certificate of certification/testing/assessment/inspection/accreditation/training/consulting/prize consideration registration; decision on appointment of certification/testing/assessment/inspection organization; decision on certification of measurement standards, decision on certification of measurement inspector; certificate of petrol and oil/gas preparation registration; certificate of eligibility for helmet production, certificate of eligibility for use of quantity marking on pre-packaged goods labels; license for transportation of dangerous goods or certificate of barcode use rights in case of the violation specified in Clause 2 this Article.
4. Remedial measures:
a) Enforced correction of false information about quality of goods through the mass media in case of the violation specified in Clause 1 this Article;
b) Enforced recall and removal of illegal elements attached to goods, measuring instruments, measurement standards or enclosed documents; or enforced destruction of goods, measuring instruments or measurement standards violating the provisions stated in Points a and c Clause 2 this Article if the aforesaid elements fail to be removed.
Article 25. Violations against regulations on rewards for quality of goods
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Considering rewards for quality of goods when registration thereof has not been granted by a competent authority;
b) Considering rewards for quality of goods not included in the registered rewards.
2. A fine of from VND 40,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Considering and giving rewards for quality of goods not in compliance with the registered regulations on rewards;
b) Lack of prescribed qualifications for consideration of rewards of relevant experts;
c) Failure to provide documents on consideration of rewards for quality of goods when required by a competent authority;
d) Failure to report results of consideration of rewards for quality of goods when required by a competent authority.
3. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for failure to make reports on remedial measures for violations required by a competent authority.
4. Additional penalty:
The written confirmation of reward registration shall be suspended for 1 – 3 months in case of the violations specified in Point b Clause 1, Points a, b and c Clause 2 this Article.
5. Remedial measures:
a) Enforced revocation or removal of the decision on giving rewards in case of the violations specified in Clause 1, Points a, b and c Clause 2 and Claus 3 this Article;
b) Enforced revocation or removal of the reward in case of the violations specified in Clause 1, Points a, b and c Clause 2 and Claus 3 this Article;
c) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violations specified in Clause 1, Points a, b and c Clause 2 and Clause 3 this Article to state budget.
Article 26. Violations against regulations on national quality awards
1. A warning shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to comply with criteria for consideration of rewards of the rewarded enterprise within prescribed time limit;
b) Taking advantage of national quality awards to damage the prestige thereof.
2. Remedial measure:
Enforced correction of false information through transaction documents, commercials or in other manners in case of the violation specified in Clause 1 this Article.
Article 27. Violations against regulations on transportation of dangerous goods that are oxidizing agents, organic oxide compounds and corrosives
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Transportation of dangerous goods without a license granted by a competent authority;
b) Using the expired license for transportation of dangerous goods;
c) Transportation of dangerous goods not included in the license;
d) Using vehicles to transport, packaging or labeling dangerous goods illegally;
dd) Failure to provide documents related to transportation of dangerous goods at the request of a competent authority;
e) Failure to notify vehicle users (vehicle owner/driver/escort) in writing of contents related to the process of transporting dangerous goods, such as: the list of dangerous goods for transport, safety data sheet and response to chemical emergencies;
g) Failure to request an environmental authority to cooperate in taking actions against chemical emergencies during the transportation of dangerous goods;
h) Failure to report the process of transporting dangerous goods;
i) Failure to take remedial measures for violations required by a competent authority.
2. Additional penalty:
The license for transportation of dangerous goods shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in Points c, dd and e Clause 1 this Article.
3. Remedial measure:
The license for transportation of dangerous goods shall be revoked in case of the violation specified in Point g this Article.
Article 28. Violations against regulations on production of helmets
1. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production of helmets without the certificate of eligibility for production of helmets granted by a competent authority;
b) Using the expired certificate of eligibility for production of helmets.
2. Remedial measures:
a) The certificate of eligibility for production of helmets shall be revoked in case of the violation specified in Point b Clause 1 this Article;
b) Enforced transfer of illegal profit earned from committing the violation specified in Clause 1 this Article to state budget.
Article 29. Violations against regulations on production and preparation of gas or petrol and oil
1. A fine of from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Production or preparation of gas or petrol and oil without a certificate granted by a competent authority;
b) Using the expired certificate of petrol and oil/gas preparation registration.
2. Remedial measures:
a) The certificate of petrol and oil/gas preparation registration shall be revoked in case of the violation specified in Point b Clause 1 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violation specified in Clause 1 this Article to state budget.
Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON GOODS LABELS AND BARCODES
Article 30. Violations against regulations on goods labeling
1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations if the illegal goods are not exceeding VND 5,000,000:
a) The goods have labels that are obscured, torn, translucent or illegible or make it unable to read all compulsory contents on goods labels;
b) The goods have labels specifying false letter and number sizes, language, quantity and measurement units prescribed in regulations of law on goods labeling.
2. The fines for the violation specified in Clause 1 this Article if the illegal goods are exceeding VND 5,000,000:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 5,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
d) A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
dd) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
e) A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 70,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
g) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 100,000,000.
3. Remedial measure:
Enforced recall of goods in case of the violations specified in Clauses 1 and 2 this Article.
Article 31. Violations against regulations on compulsory contents specified on goods labels
1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations if the illegal goods are not exceeding VND 3,000,000:
a) The goods have labels (including stamps or auxiliary labels) or enclosed documents not specifying compulsory contents on the goods labels in accordance with regulations of law on goods labeling;
b) Imported goods have original labels in a foreign language but do not have auxiliary labels in Vietnamese.
2. The fines for the violation specified in Clause 1 this Article if the illegal goods are exceeding VND 3,000,000:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 4,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 3,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 4,000,000 to VND 7,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
c) A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
dd) A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
e) A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 70,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
g) A fine of from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 100,000,000.
3. The fines for trade in goods whose labels display images, drawings, writings, signs, symbols, medals, prizes and other information that are not true to nature or fact of such goods; labels displaying images or contents related to the sovereignty disputes and other sensitive contents that may affect security, politics, economy, society, diplomatic relations and Vietnamese custom; trade in labeled goods including original labels or auxiliary ones of imported goods that are falsified; trade in goods having fraudulent use duration on goods labels; or trade in expired goods:
a) A fine of from VND 200,000 to VND 400,000 if the illegal goods are not exceeding VND 1,000,000;
b) A fine of from VND 400,000 to VND 600,000 if the illegal goods are exceeding VND 1,000,000 but not exceeding VND 2,000,000;
c) A fine of from VND 600,000 to VND 1,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 2,000,000 but not exceeding VND 3,000,000;
d) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 3,000,000 but not exceeding VND 5,000,000;
dd) A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 5,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
e) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
g) A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
h) A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 40,000,000;
i) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 40,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
k) A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
l) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 70,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
m) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 100,000,000;
n) A fine of twice as much as the fine prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l and m this Clause shall be imposed for the following illegal goods: food, food additives, food processing aids, food preservatives, preventive and curative medicines for humans, functional foods and cosmetics; detergents, insecticides, veterinary drugs, fertilizers, cement, feedstuff, pesticides, growth promoters, crop varieties and breeds of livestock; restricted or conditional goods.
4. The fines for trading in goods without compulsory labels; without original labels or with falsified original labels:
a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 if the illegal goods are not exceeding VND 5,000,000;
b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 5,000,000 but not exceeding VND 10,000,000;
c) A fine of from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
dd) A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
e) A fine of from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
g) A fine of from VND 35,000,000 to VND 50,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 70,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
h) A fine of from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 100,000,000.
5. The fines for trade in goods attaching counterfeit labels including goods having labels or packages under another trader’s name or address; counterfeiting trade names or trade item names of goods; falsifying registration identification numbers, barcodes or packages of another trader; goods whose labels or packages showing counterfeit origins of goods, places of production, packaging or assembly of goods:
a) A fine of from VND 200,000 to VND 500,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are under VND 1,000,000;
b) A fine of from VND 500,000 to VND 2,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 1,000,000 to less than VND 3,000,000;
c) A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 3,000,000 to less than VND 5,000,000;
d) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;
dd) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;
e) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 20,000,000 to less than VND 30,000,000;
g) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 30,000,000 to less than VND 40,000,000;
h) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are from VND 40,000,000 to less than VND 50,000,000;
i) A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 if the illegal goods equivalent to the quantity of the genuine ones are assessed at VND 50,000,000 or over.
k) A fine of twice as much as the fine specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i this Clause shall be imposed for any of the following violations of trade in goods having counterfeit labels if:
- The goods are food, medicines and preventive medicines for humans without facing criminal prosecution;
- The goods are feedstuff, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, crop varieties and breeds of livestock without facing criminal prosecution;
- The goods are food additives, food preservatives, food processing aids, functional foods, cosmetics, detergents, insecticides, medical equipment, cement, construction steels and helmets.
6. A fine of twice as much as the fine specified in Clause 5 this Article shall be imposed for production of goods whose labels are counterfeit.
7. Additional penalties:
a) Exhibits used for administrative violation commission mentioned in Clauses 5 and 6 this Article shall be confiscated;
b) The license or certificate to operate shall be suspended for 1 - 3 months in case of the violations specified in this Clause if such same violations are committed for multiple times or re-committed.
8. Remedial measures: Enforced destruction of illegal labels or goods having illegal labels in case of the violations specified in Clauses 5 and 6 this Article.
Article 32. Violations against regulations on use of barcodes
1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Failure to re-register with a competent authority when there is a change in the transaction name or address on the business license or failure to notify in writing when the certificate of barcode use rights is lost or damaged;
b) Failure to follow procedures for renewal of the certificate of barcode use rights when it expires;
c) Failure to present legal documents proving rights to use barcodes when required by a competent authority;
d) Failure to declare and update the list of used Global Trade Item Numbers (GTINs) and Global Location Numbers (GLNs) to the competent authority;
dd) Failure to notify in writing together with documents proving the rights to use foreign identification numbers with the competent authority when they are used for production or processing domestic goods;
e) Failure to declare information on the national identification number database; declare information thereon not in line with real information about the trade item using the GTIN or location using the GLN;
g) Failure to pay for the maintenance cost of using barcodes.
2. A fine of from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Use of the barcode using Vietnam code (893) without grant of rights to use barcodes;
b) Use of revoked barcodes;
c) Sale or transfer of granted barcodes.
3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Use of foreign barcodes to print on produced/processed/packaged/extracted goods in Vietnam without a written permission given by a foreign competent authority or an organization possessing such barcodes;
b) Use of signs that make it difficult to distinguish from barcodes of a competent state authority and the GS1.
4. A fine of from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Providing or using source of data on barcodes not in line with those of the competent state authority and the GS1;
b) Provide false information about the owner or user of legal GS1 barcodes;
c) Developing and providing services, solutions and applications based on barcodes of the competent state management.
5. The fines for trade in goods violating regulations on barcodes:
a) A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 if the illegal goods are not exceeding VND 10,000,000;
b) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 10,000,000 but not exceeding VND 20,000,000;
c) A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 20,000,000 but not exceeding VND 30,000,000;
d) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 30,000,000 but not exceeding VND 50,000,000;
dd) A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 50,000,000 but not exceeding VND 70,000,000;
e) A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 70,000,000 but not exceeding VND 100,000,000;
g) A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the illegal goods are exceeding VND 100,000,000.
6. Remedial measures:
a) Enforced recall of goods and destruction of illegal barcodes on goods, packages or vehicles in case of the violations specified in Clauses 2 and 3 this Article;
b) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing the violation specified in Clause 4 this Article to state budget.
Article 33. Violations against regulations on use and issuance of certificates of barcode use rights
1. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Issuing the certificate of barcode use rights illegally;
b) Using the certificate of barcode use rights not issued by a competent authority.
2. Remedial measure:
The certificate of barcode use rights shall be revoked in case of the violation specified in Clause 1 this Article.