Chương I Nghị định 119/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường: Những quy định chung
Số hiệu: | 119/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2017 |
Ngày công báo: | 11/11/2017 | Số công báo: | Từ số 821 đến số 822 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới trong xử phạt về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, một số nội dung mới về xử phạt vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo nếu lợi dụng giải thưởng chất lượng quốc gia được trao tặng để gây hại đến uy tín của giải thưởng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn khi chưa được cấp giấy phép.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện sản xuất hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, pha chế khí, xăng dầu khi chưa được cấp GCN hoặc sử dụng GCN đã hết hiệu lực.
Nghị định 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2017, đồng thời thay thế Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa được thông quan thì áp dụng nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để xử phạt đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định); giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận; chứng chỉ công nhận; giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường; quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; quyết định chỉ định chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, khí; giấy chứng nhận hệ thống quản lý; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
b) Buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chất chuẩn, chuẩn đo lường vi phạm đã lưu thông;
g) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý, chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc chứng chỉ so sánh chuẩn đo lường, chất chuẩn;
h) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, thử nghiệm, kiểm định, giám định; giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm; chứng chỉ công nhận phòng kiểm định, hiệu chuẩn, chứng chỉ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng, hủy bỏ hiệu lực giải thưởng; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo;
i) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này.
3. Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, power to impose penalties for and power to make reports on administrative violations against regulations on technical standards and regulations; measurement; quality of goods (hereinafter referred to as “standards, measurement and quality of goods").
2. Other administrative violations against regulations on standards, measurement and quality of goods not specified herein shall apply regulations stated in other Government's decrees on penalties for administrative violations against regulations on state management. Goods that have not been cleared shall apply the Government’s decree on penalties for administrative violations against regulations on customs for violations against regulations on standards, measurement and quality of goods.
Article 2. Penalties and remedial measures
1. A warning or fine shall be the primary penalty for each administrative violation specified in this document that is committed by an organization or individual.
2. The following additional penalties may be imposed depending on the nature and seriousness of the violations:
a) Suspension of the certificate of conformity assessment registration (certificate of certification/testing/assessment/inspection registration); certificate of standard conformity; certificate of regulation conformity; conformity marking; certificate of accreditation registration; certificate of accreditation; certificate of registration of providing inspection/calibration/testing of measuring instrument/measurement standard services; certificate (stamp, marking, certificate) of inspection/calibration/testing; decision on certification of eligible measurement inspector; decision on appointment of inspection/calibration/testing of measuring instrument/measurement standard service provider; decision on appointment of measurement standard for inspection/calibration of measuring instruments; decision on appointment of conformity assessment organization; decision on approval for measuring instrument samples; certificate of identification number and/or barcode use rights; certificate of eligibility for use of quantity marking on pre-packaged goods labels; certificate of eligibility for helmet production; certificate of transportation of dangerous goods; certificate of petrol and oil/gas preparation registration; certificate of management system; certificate of eligibility for business; certificate of barcode use rights for 1 – 6 months;
b) Suspension of operation for 1 – 3 months according to Clause 2 Article 25 of the Law on Actions against administrative violations;
c) Confiscation of exhibits and equipment serving the violation.
3. Apart from primary and additional penalties, depending on the nature and seriousness of the violation, entities committing violations shall take one of or some of the following remedial measures:
a) Enforced destruction of goods, measuring instruments or measurement standards that affect human’s health, livestock, plants and environment;
b) Enforced re-export of goods or equipment used for violation commission;
c) Enforced correction of false or misleading information;
d) Enforced removal of unconformable elements of goods, packages thereof and business instruments;
dd) Enforced transfer of the illegal profit earned from committing an administrative violation to state budget;
e) Enforced recall of sold goods, measuring instruments, reference substances or measurement standards used for violation commission;
g) Enforced revocation of the certificate of management system, certificate of inspection/calibration/testing or certificate of comparison of measurement standards/reference substances;
h) Enforced revocation of the certificate of provision of training/testing/inspection/assessment; certificate of conformity with standards/regulations, certificate of eligible inspection/calibration department, certificate of eligible conformity assessment organization; enforced revocation or removal of the decision on grant of prizes, termination of effect of prizes; decision on approval for measuring instrument samples;
i) Enforced repurposing or recycling of unqualified goods; enforced revision of declared standards; enforced repair of measuring instruments before being put into use.
Article 3. Maximum fines and organizations carrying penalties for administrative violations
1. The maximum fine for a measurement-related violation committed by an individual and an organization shall be VND 100,000,000 and VND 200,000,000 respectively; the maximum fine for a product quality-related violation committed by an individual and an organization shall be VND 150,000,000 and VND 300,000,000 respectively, except for the provisions stated in Point dd, e, g and h Clause 2 Article 14; Points dd, e, g and h Clause 2 Article 15; Points dd, e, g and h Clause 2 Article 16; Clauses 3 and 4 Article 17; Clause 4 Article 18; Clause 4 Article 19 and Clauses 5, 6 and 7 Article 20 herein.
2. The fines specified herein are imposed for administration violations committed by organizations. The fine for the same violation committed by an individual shall be 50% of that imposed upon an organization, except for the provisions stated in Articles 11, 12 and 13 herein.
3. Organizations committing violations against regulations on standards, measurement and quality of goods may include:
a) Business entities established in accordance with provisions of the Law on Enterprises including sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies and partnerships;
b) Business entities established in compliance with provisions of the Law on Cooperatives including cooperatives and cooperative unions.
c) Business entities established in conformity with provisions of the Law on Investment including domestic investors, foreign investors and foreign-invested business entities;
d) Public service providers and other organizations.