Chương II Nghị định 116/2014/NĐ-CP: Công bố dịch hại thực vật, kinh phí chống dịch
Số hiệu: | 116/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 18/01/2015 |
Ngày công báo: | 18/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1065 đến số 1066 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 04/12 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Theo đó, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị tạm ngưng nhập khẩu khi nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có các yếu tố nguy cơ sau:
- Có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để;
- Bị phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương đã có thông báo về việc không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
- Có thông tin chính thức về sự bùng phát đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Vật thể đã bị tạm ngừng nhập khẩu nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng được các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì bị cấm nhập khẩu.
Nghị định 116 có hiệu lực từ ngày 18/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:
a) Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;
b) Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.
2. Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ
Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.
1. Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật
a) Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Nghị định này, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch;
c) Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.
2. Quyết định công bố dịch hại thực vật
a) Nội dung của quyết định công bố dịch bao gồm: Sinh vật gây hại thực vật, đối tượng bị hại, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch, hiệu lực của quyết định;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.
1. Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Nội dung của báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch bao gồm: Tình hình diễn biến dịch và dự báo xu hướng phát triển của sinh vật gây hại; các biện pháp khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại bền vững; cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn của việc đề xuất công bố hết dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hết dịch.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người có thẩm quyền ký Quyết định công bố hết dịch, Quyết định phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương.
1. Nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành;
b) Kinh phí của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý chủ thực vật;
c) Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
2. Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chống dịch hại thực vật:
a) Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại do dịch hại gây ra hoặc buộc phải áp dụng biện pháp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Người tham gia chống dịch hại thực vật.
3. Nội dung được hỗ trợ chống dịch hại thực vật
a) Tuyên truyền, tập huấn, tổ chức chống dịch;
b) Phương tiện, trang thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật để chống dịch;
c) Thiệt hại do dịch hại gây ra;
d) Thiệt hại do phải áp dụng biện pháp xử lý thực vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chi phí xử lý.
4. Mức hỗ trợ chống dịch hại thực vật
a) Đối với các nội dung hỗ trợ đã có định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định thì chi theo quy định hiện hành;
b) Đối với những nội dung hỗ trợ chưa có quy định về định mức, tiêu chuẩn, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
5. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật từ ngân sách nhà nước
a) Kinh phí chống dịch tại địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường hợp kinh phí chống dịch hại thực vật phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Kinh phí chi cho các hoạt động chống dịch của các cơ quan trung ương bố trí từ nguồn ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật của chủ thực vật
Các chi phí để chống dịch khác ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế (nếu có).
7. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật do đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
a) Đối với nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Đối với các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác được thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.
PLANT PEST AND DISEASE ANNOUNCEMENT, PEST CONTROL EXPENDITURE
Article 4. Conditions for announcement of plant pests and diseases
1. As regards plant harmful creatures that are neither quarantined subjects nor alien harmful creatures on plants, such announcement shall be made if:
a) Harmful creatures on plants have shown a sharp increase in the amount, extent and degree as against those reported in the past 02 (two) years immediately ahead of the time when plant pests and diseases are announced and forecast by the specialized agency for plant protection and quarantine at the provincial or higher level(s); have posed the risk of being rapidly spread on a large scale and a vast area, and caused tremendous impacts on production, environment, human lives, which is beyond the control of plant owners.
b) All necessary controlling measures against harmful creatures that have been applied by plant owners in accordance with guidelines from the specialized agency for plant protection and quarantine have not been effective as expected, which results in the application of urgent measures and forces plant owners, interested organizations and individuals at affected areas to strictly follow these measures for a definite period of time with the aim of quickly suppressing, containing and eradicating those harmful creatures.
2. As regards plant harmful creatures that are either quarantined subjects or alien harmful creatures on plants, such announcement shall be made if:
Such quarantined subjects or alien harmful creatures have been introduced into the territory of Vietnam, and posed the risk of establishing a pest population and spreading on a vast area, which requires urgent measures to be taken, or forces plant owners, interested organizations and individuals at affected areas to strictly follow these measures with the aim of quickly suppressing, containing and eradicating those harmful creatures.
Article 5. Process and procedure for announcement of plant pests and diseases
1. Process and procedure for announcement of plant pest and disease
a) Pursuant to the regulations laid down in Article 4 hereof, the centrally-governed specialized agency for plant protection and quarantine shall file a report to the Ministry of Agriculture and Rural Development; the specialized agency for plant protection and quarantine at the provincial level shall request the Director of Department of Agriculture and Rural Development to send a report to the President of the provincial People’s Committee on the current status of plant pests and diseases, facts or figures as evidence for the sufficient condition for announcement of plant pests and diseases, necessity for this announcement, proposed affected areas that should be announced as well as pest control measures;
b) The Minister of Agriculture and Rural Development shall rely on the report submitted by the Head of the centrally-governed specialized agency for plant protection and quarantine; the President of the People's Committee at the provincial level shall rely on the report submitted by the Director of Department of Agriculture and Rural development to make their decision on plant pest and disease announcement;
c) When necessary, the person who is authorized to announce plant pests and diseases is entitled to establish and consult with an advisory council. The Council shall be chaired by that person or his/her deputy, and vice-chaired by the Head of the centrally-governed specialized agency for plant protection and quarantine, or the Director of Department of Agriculture and Rural Development, and membered by representatives for relevant bodies or organizations as well as experienced experts in plant protection sector.
The advisory council shall be responsible for considering the report sent by specialized agencies for plant protection and quarantine, submit the proposal for announcement of plant pests and diseases, affected areas that should be announced as well as pest control measures to the competent person.
2. Decision on plant pest and disease announcement
a) Contents of the decision on plant pest and disease announcement consist of: Harmful creatures on plants, affected subjects, areas, pest control measures and validity of the decision;
b) Within a period of 24 hours from the date on which the announcement is made, such decision must be publicly announced through central and local mass media; the local authority of the affected area must inform plant owners, interested organizations and individuals throughout that area for the purpose of raising their awareness and enforcing the decision.
Article 6. Process and procedure for announcement of successful pest control
1. Whenever plant pests have been successfully suppressed and have posed no risk of causing serious harm any longer, the centrally-governed specialized agency for plant protection and quarantine shall send a report on the result of pest control and a request for an announcement of successful pest control to the Minister of Agriculture and Rural Development; the specialized agency for plant protection and quarantine at the provincial level shall submit the result of pest control and a request for an announcement of successful pest control to the President of the provincial People's Committee.
2. Contents of the report on the result of pest control and the request for announcement of successful pest control shall comprise: Overview of plant pest and disease status, forecast of tendency for the growth of harmful creatures on plants; remedial measures to be applied to mitigate harmful effects caused by plant pests, stabilize human lives and restore production to normal condition; sustainable pest control measures; legal, scientific and practical foundations for the request for announcement of successful pest control.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall rely on the report submitted by the Head of the centrally-governed specialized agency for plant protection and quarantine; the President of the People's Committee at the provincial level shall rely on the report submitted by the Director of Department of Agriculture and Rural development to make their decision to make the announcement of successful pest control.
4. Within a period of 24 hours from the date on which the competent person grants the Decision to make the announcement of successful pest control, this Decision shall be publicly announced through central and local mass media.
Article 7. Pest control expenditure
1. Pest control shall be funded by
a) State budget allocated at current decentralized levels;
b) Organizations or individuals who hold the right to own, use or directly manage plant owners;
c) Contributions, aids from domestic or overseas organizations, individuals, or international organizations as well as other legal financial sources.
2. Beneficiaries of the financial support from the state budget for their pest control shall include:
a) Those whose plants are harmed by pests or diseases, or those who are forced to apply pest control measures requested by the competent authority;
b) Those who get involved in the pest control activities.
3. The following expenses incurred from the pest control shall be covered:
a) Communication, training and pest control preparation;
b) Equipment, devices and plant protection products;
c) Losses incurred by plant pests or diseases;
d) Losses incurred by the application of plant disinfection measures in accordance with the request made by the competent authority and any costs incurred.
4. Grants for plant pest control
a) With regard to grants within regulated amounts or limits, expenditures shall be paid under applicable laws;
b) With regard to grants without regulated amounts or limits, the Minister of Finance shall take charge of cooperating with the Minister of Agriculture and Rural Development in sending a request to the Prime Minister for his decision on the permitted amount of grants allocated from the central budget; the President of the People's Committee at the provincial level shall decide to determine the permitted amount of grants allocated from the local government’s budget.
5. Use of the state expenditures for plant pest and disease control
a) Expenditure for plant pest and disease control at localities shall be decided by the People’s Committee at all administrative levels, which is derived from the reserve fund of each locality in accordance with the Law on State Budget.
In case the expenditure on plant pest and disease control is higher than or exceeds the local budget, the People’s Committee at the provincial level shall submit a report to the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development for the purpose of requesting the Prime Minister to consider and make his decision;
b) Expenditures for the pest control task of the central bodies, allocated from the central budget, shall conform to the Law on State Budget.
6. Use of plant owners’ expenditures for the plant pest and disease control
Different expenditures on the plant pest and disease control other than those derived from the state budget, aids from domestic or overseas organizations, individuals and international institutions (if any).
7. c) Use of pest control expenditures coming from contributions and aids from domestic or overseas organizations, individuals, or international organizations as well as other legal financial sources.
a) The state expenditures coming from contributions, aids from domestic or overseas organizations for the purpose of plant pest and disease control shall conform to the regulations laid down in the Law on State Budget;
b) As regards other legal contributions and aids, all of requirements set out by the sponsors shall be followed.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực