Chương III Nghị định 116/2013/NĐ-CP: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền
Số hiệu: | 116/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2013 |
Ngày công báo: | 19/10/2013 | Số công báo: | Từ số 665 đến số 666 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật Phòng chống rừa tiền, theo đó các đối tượng báo cáo sẽ phải thực hiện phân loại khách hàng theo các nội dung sau:
- Loại khách hàng: cư trú hay không cư trú, tổ chức hay cá nhân, có thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo không, lĩnh vực hoạt động.
- Loại sản phẩm sử dụng, dự kiến sử dụng: dịch vụ tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán, chuyển tiền, đổi tiền, môi giới, ủy thác, ủy quyển, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
- Nơi cư trú, đặt trụ sở: có thuộc các nước trong “danh sách đen” của LHQ, lực lượng đặc nhiệm tài chính hay không, khu vực có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền không.
Các đối tượng báo cáo cũng có thể xác định thêm các tiêu chí khác theo thực tế phát sinh.
Việc phân loại này là một trong các cơ sở để xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo.
Nghị định có hiệu lực từ 10/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền thông qua các biện pháp sau:
a) Phối hợp với Bộ Tư pháp trình Chính phủ chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống rửa tiền;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền tại Việt Nam; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch quốc gia về phòng, chống rửa tiền;
c) Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác rà soát, tổng hợp, báo cáo và đề xuất phương án, biện pháp đảm bảo cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật cho các đơn vị có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền;
d) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
3. Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
4. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong nước theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định này.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của mình; xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
6. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền:
a) Đề xuất cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, bộ ngành liên quan đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
b) Đầu mối đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
c) Đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
d) Đầu mối trong nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.
7. Thực hiện trách nhiệm khác được quy định tại Điều 37 Luật phòng, chống rửa tiền.
1. Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin do cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao, thông tin do đối tượng báo cáo cung cấp theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định này; thông báo kết quả xử lý có liên quan cho cơ quan phòng, chống rửa tiền.
2. Hàng năm, tổng kết các vụ án liên quan đến rửa tiền và trao đổi kết quả với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng tài liệu để phổ biến, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn, hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong và ngoài nước.
3. Định kỳ hàng năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo tổng kết thực hiện trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam để tổng hợp, trình Chính phủ.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan kiến nghị xây dựng, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về rửa tiền.
5. Thực hiện trách nhiệm khác được quy định tại Điều 38 Luật phòng, chống rửa tiền.
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền:
a) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực quản lý của mình;
b) Định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực quản lý của mình;
c) Chỉ định và đảm bảo cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật cho đơn vị đầu mối và đơn vị có trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền thuộc bộ, ngành mình.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị trong hệ thống và đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý của mình triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền.
3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý của mình:
a) Định kỳ thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra với cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Thông báo cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao dịch đáng ngờ nhận được hoặc phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra;
c) Xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
4. Phối hợp, trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, đơn vị liên quan:
a) Tổng hợp gửi và thông báo ngay khi có sự thay đổi danh sách đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành mình cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Phối hợp, trao đổi và xử lý các thông tin theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Phối hợp, trao đổi, cung cấp, xử lý thông tin trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến hoạt động rửa tiền.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo tổng kết thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, trình Chính phủ.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.
7. Các Bộ, ngành khác quy định tại Điều này là các Bộ, ngành quản lý các đối tượng báo cáo được nêu tại Khoản 3, 4 Điều 4 của Luật phòng, chống rửa tiền, bao gồm:
a) Bộ Tài chính quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán; quản lý danh mục vốn đầu tư; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ; cung ứng dịch vụ kế toán; kinh doanh trò chơi có thưởng, casino;
b) Bộ Xây dựng quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ môi giới bất động sản; kinh doanh sàn giao dịch bất động sản;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Kinh doanh dịch vụ quản lý đất đai, môi giới mua bán, chuyển giao quyền sử dụng đất;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký của doanh nghiệp cho bên thứ ba;
đ) Bộ Tư pháp quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện một hoặc một số hoạt động sau: Cung ứng dịch vụ công chứng; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
e) Bộ Công Thương quản lý các đối tượng báo cáo thực hiện hoạt động kinh doanh kim loại quý và đá quý.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR ANTI MONEY LAUNDERING WORKS
Article 24. Responsibilities of the State bank of Vietnam
1. To be responsible before Government to execute state management on anti money laundering through the following measures:
a) To coordinate with the Ministry of Justice in submitting the program on elaborating legal documents about anti money laundering to Government;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in, periodically assessing risks of money laundering in Vietnam; formulating and submitting to competent authorities for approving and promulgating strategies, national plans on the anti money laundering;
c) To coordinate with Ministry of Internal Affairs, the Ministry of Finance and relevant Ministries and sectors in, reviewing, summing up, reporting and proposing plans, measures to ensure organizational structure, human, financial and technical resources for units in charge of anti money laundering;
d) To assist the Prime Minister in directing ministries and sectors to coordinate with the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in taking actions against money laundering and terrorism financing.
2. To promulgate documents guiding implementation of legal provisions on anti money laundering.
3. To timely notify competent agencies of anti-terrorism information about act of money laundering with the aim to finance terrorism as prescribed in Clause 3 Article 20 of this Decree and anti-terrorism laws .
4. To cooperative, exchange, provide information with domestic competent agencies as prescribed in Article 20 and Article 21 of this Decree.
5. To inspect, examine, supervise activities of anti money laundering in respect to the reporting entities under its state management responsibility; handle or propose competent authorities for handling for violations of law on anti money laundering.
6. International cooperation in anti money laundering:
a) To propose competent authorities; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries and sectors in, negotiating, signing and organizing implementation of International treaties, international agreements on anti money laundering;
b) To act as focal agency in negotiating, signing international agreements on exchanging information about anti money laundering; exchanging information with foreign agencies for anti money laundering, and other foreign agencies and organizations as prescribed in Article 27 of this Decree;
c) To act as focal agency in participating in implementation, carrying out Vietnam’s obligations with role as member of international organizations for anti money laundering;
d) To act as focal agency in researching, training, supporting information, techniques and exchanging experiences in anti money laundering.
7. To perform other responsibilities specified in Article 37 of Law on anti money laundering.
Article 25. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To receive, collect and handle information which is transferred by Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam, information which is provided by the reporting entities as prescribed in Law on anti money laundering and this Decree; notify relevant result of handling to Agency for anti money laundering.
2. Annually, to sum up criminal cases involving money laundering and exchange result with the State bank of Vietnam; coordinate with the State bank of Vietnam in elaborating documents for popularization and warning about new methods, tricks, and activities of domestic and foreign money laundering offenders.
3. Annually, to send reports on summing up implementation of responsibilities of the Ministry of Public Security in anti money laundering in Vietnam’s territory to the State bank for summing up and submitting to Government.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in proposing elaboration, promulgation or promulgating, under its competence, legal documents in activities of fight, anti money laundering.
5. To perform other responsibilities specified in Article 38 of Law on anti money laundering.
Article 26. Responsibilities of other Ministries and sectors
1. To coordinate with the State bank of Vietnam in performing state management of anti money laundering:
a) Researching, proposing completion of legal framework on anti money laundering in their management fields;
b) Periodically assessing and proposing measures to handle risks of money laundering in their management fields;
c) Appointing and ensuring the organizational structure, human, financial and technical resources for focal units and units in charge of on anti money laundering under their ministries, sectors.
2. Guiding, directing units in system and the reporting entities under their management competence in carrying out anti money laundering measures.
3. Conducting inspections and examination over activities of anti money laundering in respect to the reporting entities under their management competence.
a) Periodically conducting inspections and examinations or conducting inspections and examinations at the request of Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam; notifying result of inspections and examinations to Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam;
b) Notifying Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam about doubtful transactions which they have received or detected during the course of inspection and examination;
c) Handling and proposing competent authorities for handling, in respect to violations of law on anti money laundering.
4. Coordinating and exchanging information with The State bank of Vietnam and relevant Ministries, sectors and units:
a) To sum up to send and notify immediately when there is change in list of the reporting entities under management responsibility of their ministries and sectors to the agency for anti money laundering, under the State bank of Vietnam;
b) To coordinate in exchanging and handling information as prescribed in Article 21 of this Decree;
c) To coordinate, exchange, supply, handle information in the course of inspection, investigation, prosecution, adjudication involving activities of money laundering.
5. Annually, to make summing reports about implementation of anti money laundering and send them to the State Bank of Vietnam for summing up and submitting to Government.
6. To perform other responsibilities specified in Law on anti money laundering.
7. Other Ministries and sectors specified in this Article mean Ministries and sectors managing the reporting entities stated in Clauses 3, 4 Article 4 of Law on anti money laundering, including:
a) The Ministry of Finance manages the reporting entities which perform one or some following activities: Consultancy, guarantee for securities issue, agent of securities distribution; management of investment capital list; management of cash or securities for other organizations or individuals; provision of insurance and investment services related to life insurance; provision of accounting service; trading in games with prizes, casino;
b) The Ministry of Finance manages the reporting entities which perform one or some following activities: Trading in service of real estate management, service of real estate brokerage; trading in real estate transaction floor;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment manages the reporting entities which perform one or some following activities: Trading in service of land management, purchase and sale brokerage, transfer of land use right;
d) The Ministry of Planning and Investment manages the reporting entities which perform one or some following activities: Service of investment entrustment; service of establishment, management, administration of enterprises; service of provision of directors, clerks of enterprises to the third party;
dd) The Ministry of Justice manages the reporting entities which perform one or some following activities: Provision of notarization service, legal services of lawyers, law-practice organizations;
e) The Ministry of Industry and Trade manages the reporting entities which perform activities of trading in precious metals and gems.