Chương II Nghị định 116/2013/NĐ-CP: Các biện pháp phòng, chống rửa tiền
Số hiệu: | 116/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2013 |
Ngày công báo: | 19/10/2013 | Số công báo: | Từ số 665 đến số 666 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật Phòng chống rừa tiền, theo đó các đối tượng báo cáo sẽ phải thực hiện phân loại khách hàng theo các nội dung sau:
- Loại khách hàng: cư trú hay không cư trú, tổ chức hay cá nhân, có thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo không, lĩnh vực hoạt động.
- Loại sản phẩm sử dụng, dự kiến sử dụng: dịch vụ tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán, chuyển tiền, đổi tiền, môi giới, ủy thác, ủy quyển, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
- Nơi cư trú, đặt trụ sở: có thuộc các nước trong “danh sách đen” của LHQ, lực lượng đặc nhiệm tài chính hay không, khu vực có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền không.
Các đối tượng báo cáo cũng có thể xác định thêm các tiêu chí khác theo thực tế phát sinh.
Việc phân loại này là một trong các cơ sở để xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo.
Nghị định có hiệu lực từ 10/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác;
b) Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
c) Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn. Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày;
d) Khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo;
đ) Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
e) Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, casino phải tiến hành các biện pháp nhận biết khách hàng đối với khách hàng có giao dịch tài chính với tổng giá trị từ 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng trở lên trong một ngày.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản và sàn giao dịch bất động sản phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong việc cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim loại quý và đá quý phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng có giao dịch bằng tiền mặt mua, bán kim loại quý, đá quý có giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; dịch vụ quản lý tiền, chúng khoán hoặc các tài sản khác của khách hàng; dịch vụ quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; dịch vụ điều hành, quản lý hoạt động công ty của khách hàng; tham gia vào hoạt động mua, bán các tổ chức kinh doanh.
6. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư là tổ chức, cá nhân nhận tiền hoặc tài sản từ một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân ủy thác để thực hiện giao dịch liên quan đến tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân ủy thác. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên ủy thác.
7. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp văn phòng đăng ký, địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh; cung cấp dịch vụ đại diện cho doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu các dịch vụ đó.
8. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký giám đốc đó.
9. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cung cấp người đại diện cho cổ đông phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối với cổ đông và người đại diện cho cổ đông đó.
1. Thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch, thông tin nhận dạng bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam.
3. Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngoài những thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, đối tượng báo cáo phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch.
4. Đối tượng báo cáo xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống rửa tiền.
1. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi theo các tiêu chí sau:
a) Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài khoản, giao dịch đó;
b) Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác thực tế chi phối pháp nhân đó;
c) Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.
2. Nhận dạng và xác minh thông tin nhận dạng chủ sở hữu hưởng lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. Đối với khách hàng là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức có một hoặc nhiều bên tham gia góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngoài, đối tượng báo cáo phải xác minh bổ sung thông tin nhận biết cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đó bằng cách sử dụng các tài liệu, dữ liệu do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Đối tượng báo cáo phải xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro rửa tiền dựa vào các yếu tố sau:
1. Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.
2. Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền; dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.
3. Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; các nước trong danh sách công khai không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố định kỳ; quốc gia hoặc vùng, lãnh thổ được, nhận định có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền.
4. Yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế phát sinh.
1. Khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, đối tượng báo cáo phải thu thập thông tin về ngân hàng đối tác theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền và các thông tin sau: Mục đích và lý do thiết lập mối quan hệ; tên cơ quan quản lý của ngân hàng đối tác và đánh giá, xếp loại uy tín của cơ quan có thẩm quyền hoặc của tổ chức chuyên môn đối với ngân hàng đối tác.
2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác thông qua:
a) Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;
b) Hệ thống quản lý rủi ro về rửa tiền;
c) Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
1. Giao dịch liên quan tới công nghệ mới là giao dịch sử dụng công nghệ cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp nhân viên của đối tượng báo cáo.
2. Đối tượng báo cáo khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro về rửa tiền khi cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ mới. Quy trình này tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau: Xác định và mô phỏng các rủi ro về rửa tiền có thể phát sinh đối với các giao dịch áp dụng công nghệ mới; đưa ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật phòng, chống rửa tiền là các giao dịch sau:
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo;
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch được thực hiện thông qua phương thức không phù hợp với bản chất của giao dịch như: Giao dịch được thực hiện thông qua nhiều bên trung gian, nhiều tài khoản không cần thiết; giao dịch được thực hiện giữa nhiều tài khoản khác nhau của cùng một chủ tài khoản tại các khu vực địa lý khác nhau; bất kỳ giao dịch nào do đối tượng báo cáo nhận định không bình thường và cần có sự giám sát chặt chẽ.
1. Theo yêu cầu của đối tượng báo cáo, bên trung gian phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp bên trung gian là tổ chức Việt Nam thì tổ chức này phải là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền và yêu cầu về lưu trữ hồ sơ báo cáo, tài liệu theo quy định tại Điều 27 Luật phòng, chống rửa tiền.
3. Trường hợp bên trung gian là tổ chức nước ngoài thì tổ chức này phải là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, phải áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và lưu giữ hồ sơ theo quy định của luật pháp nước nơi tổ chức nước ngoài đó có trụ sở chính hoặc có hoạt động kinh doanh chính. Trong trường hợp luật pháp nước này chưa đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần yêu cầu các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính, đối tượng báo cáo cần cân nhắc đến yếu tố rủi ro quốc gia để quyết định có dựa vào bên trung gian hay không.
4. Trường hợp bên trung gian là một bộ phận trực thuộc tập đoàn tài chính mà tập đoàn này đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này thì bên trung gian đó được coi là đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu theo quy định.
1. Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm lưu giữ và cập nhật thông tin sau đây về doanh nghiệp niêm yết:
a) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp niêm yết: Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt, địa chỉ đặt trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, số fax, lĩnh vực hoạt động kinh doanh;
b) Vốn điều lệ;
c) Danh sách người sáng lập, cổ đông lớn;
d) Người đại diện theo pháp luật;
đ) Chủ sở hữu hưởng lợi;
e) Thông tin khác.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật phòng, chống rửa tiền là Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập và lưu giữ các thông tin sau đây về các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố:
a) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt, địa chỉ đặt trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, số fax, lĩnh vực hoạt động kinh doanh;
b) Vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn đăng ký;
c) Danh sách người sáng lập, cổ đông lớn;
d) Người đại diện theo pháp luật;
đ) Chủ sở hữu hưởng lợi;
e) Thông tin khác.
3. Tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật phòng, chống rửa tiền phải lưu giữ, cập nhật các thông tin sau đây về khách hàng:
a) Thông tin về người ủy quyền, người được ủy quyền: Phải bao gồm các thông tin quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định này;
b) Nội dung ủy quyền;
c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức phi lợi nhuận phải duy trì, cập nhật:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, ít nhất bao gồm: Tên đầy đủ; địa chỉ; số tiền tài trợ;
b) Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ ít nhất bao gồm: Tên đầy đủ; địa chỉ; số tiền tài trợ; phương thức tài trợ và mục đích sử dụng tiền tài trợ.
3. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật phòng, chống rửa tiền gồm:
a) Thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Chứng từ, tài liệu liên quan tới việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
4. Hồ sơ nêu tại Khoản 3 Điều này phải được tổ chức phi lợi nhuận lưu giữ ít nhất 05 (năm) năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.
5. Trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, hồ sơ nêu tại Khoản 3 Điều này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập hoặc hoạt động đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.
6. Tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm cung cấp hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Cơ quản quản lý tổ chức phi lợi nhuận trong hoạt động thanh tra, giám sát; cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, truy tố, xét xử.
7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận được quy định tại Khoản 5, 6 Điều này bao gồm: Bộ Nội vụ (đối với tổ chức phi lợi nhuận trong nước); Bộ Ngoại giao (đối với tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài).
Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống rửa tiền phải bao gồm những nội dung sau:
1. Chính sách chấp nhận khách hàng: Theo mức độ rủi ro, cấp phê duyệt, yêu cầu về hồ sơ mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch.
2. Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng: Phân cấp trách nhiệm nhận biết, định kỳ cập nhật thông tin và đánh giá khách hàng theo mức độ rủi ro; phân cấp truy cập, khai thác thông tin chung trong hệ thống; quy định về việc nhận biết khách hàng có tài khoản hoặc giao dịch tại nhiều chi nhánh trong hệ thống.
3. Hướng dẫn quy trình báo cáo các giao dịch gồm: Giao dịch có giá trị lớn; giao dịch chuyển tiền điện tử; giao dịch đáng ngờ; giao dịch liên quan tới rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố; giao dịch liên quan tới hoạt động phạm tội; giao dịch liên quan tới các danh sách cá nhân, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; danh sách đen; danh sách cảnh báo.
4. Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý giao dịch đáng ngờ: Rà soát và phân tích khách hàng và các giao dịch liên quan tới khách hàng khi có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 8 và báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền; phân định trách nhiệm theo từng cấp; việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ phải trên cơ sở phân tích, xử lý thông tin trên toàn hệ thống; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ đảm bảo không tiết lộ thông tin.
5. Lưu giữ và bảo mật thông tin: Cách thức lưu giữ, phương thức khai thác; cấp độ lưu giữ.
6. Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch: cần quy định các trường hợp cụ thể áp dụng biện pháp tạm thời; quy định cụ thể trách nhiệm các cấp áp dụng, phê chuẩn thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng.
7. Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cách thức, quy trình báo cáo, cung cấp thông tin nhằm đảm bảo thời hạn và nội dung báo cáo theo yêu cầu.
8. Bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền: Xây dựng chương trình, tần suất đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng (cấp quản lý, cấp chính sách, cấp thực thi), quy mô, tổ chức (hội sở chính, chi nhánh, khu vực) và lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
9. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền: Cơ cấu, tổ chức, cách thức tiến hành kiểm soát và kiểm toán; thủ tục báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo thời hạn và nội dung báo cáo; quy định về xử lý, khắc phục sai phạm được phát hiện.
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền:
a) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có bao gồm: Giao dịch được yêu cầu thực hiện bởi bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tài sản trong giao dịch là tài sản hoặc có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc của cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó, trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;
b) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được rút ra từ việc xem xét và phân tích các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm phát hiện và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các dấu hiệu đáng ngờ khác ngoài các dấu hiệu nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm cập nhật, rà soát và phát hiện theo các dấu hiệu đáng ngờ được Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung theo Khoản 8 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền.
3. Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ không phụ thuộc vào lượng tiền giao dịch của khách hàng, giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa hay mới có ý định thực hiện.
4. Luật sư, công chứng viên, kế toán viên và chuyên gia pháp lý độc lập chỉ phải báo cáo giao dịch đáng ngờ khi:
a) Thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu doanh nghiệp;
b) Quản lý tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác cho khách hàng;
c) Giao dịch hoặc quản lý tài khoản cho khách hàng tại các tổ chức tài chính;
d) Điều hành, quản lý hoạt động công ty cho khách hàng.
1. Cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và các công cụ chuyển nhượng khác) trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành mẫu và hướng dẫn cá nhân khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Định kỳ hàng tháng thông tin được khai báo theo Khoản 1 Điều này theo các tiêu chí: Tên đầy đủ của cá nhân xuất, nhập cảnh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất, nhập cảnh hợp lệ; quốc tịch; thời gian xuất, nhập cảnh; tên cửa khẩu xuất, nhập cảnh; nơi đến (đối với người xuất cảnh) hoặc nơi đi (đối với người nhập cảnh); địa chỉ tại Việt Nam; giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý hoặc công cụ chuyển nhượng khai báo;
b) Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
1. Thời hạn báo cáo được tính như sau:
a) Báo cáo hàng ngày đối với hình thức báo cáo gửi tệp dữ liệu điện tử được tính theo ngày phát sinh giao dịch;
b) Thời hạn báo cáo theo hình thức báo cáo bằng văn bản hoặc các hình thức khác, bao gồm cả báo cáo giao dịch đáng ngờ, được tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày in trên bì báo cáo do tổ chức phát chuyển thư tín đóng đấu hoặc ngày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được báo cáo trực tiếp từ đối tượng báo cáo.
2. Đối tượng báo cáo có thể lựa chọn hình thức báo cáo giao dịch có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử theo 1 trong 2 hình thức được quy định tại Điểm a hoặc Điểm b, Khoản 1, Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền.
3. Đối tượng báo cáo lựa chọn hình thức báo cáo ngoài tệp dữ liệu điện tử có trách nhiệm đăng ký hình thức này với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc thay đổi hình thức báo cáo giao dịch giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử phải được thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời điểm thông báo được tính theo ngày trên bì báo cáo do tổ chức phát chuyển thư tín đóng dấu thông báo hoặc tính theo ngày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được thông báo trực tiếp. Thời hạn gửi báo cáo theo quy định được tính bắt đầu từ ngày tiếp ngay sau ngày thông báo.
4. Thời hạn gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền được tính từ thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp đối tượng báo cáo phát hiện dấu hiệu đáng ngờ của giao dịch nhưng giao dịch đã được thực hiện trước thời hạn phải báo cáo theo quy định thì vẫn phải gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ ngay trong ngày phát hiện dấu hiệu đáng ngờ đó. Ngày phát hiện dấu hiệu đáng ngờ được tính là ngày đối tượng báo cáo chủ động phát hiện hoặc buộc phải phát hiện được dấu hiệu đáng ngờ xét theo hoàn cảnh thực tế khách quan diễn ra giao dịch đáng ngờ.
5. Báo cáo giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm phải đồng thời gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện trở lên nơi giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm được phát hiện.
6. Tội phạm được đề cập trong Điều này là tội phạm bị kết án theo phán quyết của Tòa án nhân dân các cấp. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp, cung cấp và cập nhật định kỳ 6 tháng (trong vòng 10 ngày cuối tháng 6 và tháng 12 hàng năm) danh sách tội phạm đang thi hành án vào thời điểm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cảnh báo tới các đối tượng báo cáo theo Luật phòng, chống rửa tiền. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận danh sách tội phạm, thiết kế phương án thông báo và cập nhật danh sách này; đồng thời hướng dẫn chi tiết truy cập danh sách cho các đối tượng báo cáo.
7. Thời hạn gửi báo cáo giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm được tính theo ngày làm việc khi đối tượng báo cáo phát hiện hoặc buộc phải phát hiện được dấu hiệu liên quan đến tội phạm xét theo hoàn cảnh thực tế khách quan diễn ra giao dịch đó.
1. Đối tượng báo cáo phải cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan theo đúng thời hạn yêu cầu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xác định thời hạn khi yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền. Thời hạn yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan cần phải được xác định phù hợp với mức độ cấp thiết của vấn đề, hoàn cảnh thực tế khách quan và khả năng cung cấp của đối tượng được yêu cầu cung cấp.
2. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền yêu cầu tất cả các đối tượng báo cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.
3. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ và thông tin liên quan chỉ được cung cấp trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
a) Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện trở lên nếu giao dịch liên quan tới tội phạm được báo cáo theo Khoản 2 Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền;
b) Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân các cấp nếu giao dịch liên quan tới vụ việc và khách hàng đã có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can. Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng các cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin liên quan;
c) Cơ quan an ninh điều tra nếu giao dịch liên quan tới các đối tượng bị nghi ngờ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin liên quan;
d) Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu ký;
đ) Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ theo các quyết định thanh tra, kiểm tra do cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu giữ và thông tin liên quan được thực hiện một lần theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, việc cung cấp này được thực hiện nhiều lần nhưng phải được nêu rõ trong yêu cầu cung cấp thông tin. Khi đã yêu cầu cung cấp nhiều lần, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc ngừng cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin đối với tổ chức, cá nhân không còn nằm trong diện cần cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu nữa.
1. Hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có để tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ cho hành vi khủng bố.
2. Căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố gồm:
a) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách trong các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
b) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách những tổ chức, cá nhân khủng bố và tài trợ cho khủng bố do tổ chức quốc tế khác hoặc quốc gia khác trên thế giới lập ra và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo;
c) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân đã từng bị kết án về các tội khủng bố, tội tài trợ cho khủng bố tại Việt Nam;
d) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ khủng bố mà đối tượng báo cáo biết được từ các nguồn thông tin khác.
3. Báo cáo kịp thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống rửa tiền là báo cáo ngay sau khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch nằm trong danh sách đen hoặc ngay sau khi có căn cứ nêu tại Khoản 2 Điều này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng báo cáo thực hiện Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống rửa tiền theo pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
5. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp phòng ngừa nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 10, Điều 13, Điều 14 Nghị định này để đảm bảo báo cáo kịp thời theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan (đối tượng báo cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giao dịch và các bên liên quan đến giao dịch) cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và các thông tin khác cần thiết cho việc phân tích, chuyển giao thông tin về rửa tiền.
1. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
2. Cơ sở để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền được coi là hợp lý khi:
a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen;
b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới;
c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới;
d) Giao dịch liên quan đến người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
đ) Giao dịch được thực hiện trong thời gian rất ngắn liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nhưng không có cơ sở kinh tế hoặc không đủ chứng từ giao dịch;
e) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quốc tế nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội.
3. Cơ sở xác định hành vi có liên quan đến rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố:
a) Quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
b) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quốc tế, nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Cơ quan có thẩm quyền điều tra ban đầu.
5. Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều này khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ vụ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và phản hồi ngay khi có kết quả xử lý cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin theo quy định tại Điều 32 Luật phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền;
b) Theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Theo yêu cầu của Tòa án nhân dân các cấp; Tòa án quân sự các cấp.
2. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và thông báo kết quả xử lý có liên quan cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động và có trách nhiệm trao đổi với các bộ, ngành, đơn vị liên quan thông tin sau:
a) Thông tin về giao dịch, tổ chức, cá nhân nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền;
b) Thông tin về những bất cập trong cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều này và bộ, ngành liên quan có thể ký kết quy chế phối hợp, trao đổi thông tin để tạo điều kiện cho việc phối hợp, trao đổi thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
1. Trì hoãn giao dịch theo quy định tại Điều 33 Luật phòng, chống rửa tiền là việc không thực hiện giao dịch nhiều nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp này và là hình thức phong tỏa tạm thời trước khi có quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch mà đối tượng báo cáo không nhận được văn bản phản hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền thực hiện giao dịch.
2. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch ngay khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch nằm trong danh sách đen.
3. Lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, gồm:
a) Giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch đó có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc tài sản của tổ chức mà cá nhân đó có quyền sở hữu hoặc kiểm soát trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;
b) Giao dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay bằng văn bản và thông báo ngay bằng điện thoại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phối hợp.
5. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan điều tra các cấp;
b) Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Tòa án nhân dân các cấp, Tòa án quân sự các cấp.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm kịp thời xử lý báo cáo về việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
7. Đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Điều này.
1. Đối tượng báo cáo thực hiện phong tỏa tài khoản khi có quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chánh án tòa án nhân dân, Chánh án tòa án quân sự, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát quân sự, Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản và chịu trách nhiệm về quyết định này.
3. Quyết định phong tỏa tài khoản phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Số tài khoản hoặc tên tổ chức, cá nhân liên quan; tên đối tượng báo cáo phải thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản; thời điểm, thời hạn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản; lý do yêu cầu thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản.
4. Đối tượng báo cáo phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngay khi thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý tài khoản bị phong tỏa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
ANTI MONEY LAUNDERING MEASURES
SECTION 1. IDENTIFYING, REPORTING AND KEEPING INFORMATION OF CLIENTS
Article 3. Identifying clients
1. Financial organizations must apply measures to identify clients in the following cases:
a) Clients open accounts for the first time, including payment account, saving account, card account and other account types;
b) Clients set up relationship with financial organizations for the first time aiming to use products and services provided by financial organizations;
c) Clients conduct irregular transactions with big value. Irregular transactions with big value are transactions of clients possessing no account or possessing payment account but having no transaction within 6 months or more with total value of 300,000,000 (three hundred million) VND or more in a day;
d) When conduct electronic remittance but information is lack about name, address or account number of the originator;
dd) Having doubts that transactions or parties related to transactions are related to activities of money laundering;
e) Having doubts about accuracy or sufficiency of information to identify clients already collected before.
2. Organizations and individuals trading in games with prizes, casino must conduct measures to identify clients for clients conducting financial transactions with total value of 60,000,000 (sixty million) VND or more within a day.
3. Organizations and individuals trading in real estate management, brokerage services, and real estate transaction floors must apply measures to identify clients for the buyer and the seller in activities of brokerage for real estate purchase and sale; for assets owners in providing real estate management service.
4. Organizations and individuals trading in precious metals and gems must apply measures to identify clients in case where clients conduct transactions in cash to buy, sell precious metals and gems with value of 300,000,000 (three hundred million) VND or more within a day.
5. Organizations and individuals providing notarization or accounting services; legal service of lawyers, law-practicing organizations must apply measures to identify clients when they on behalf of clients prepare conditions to conduct transactions or on behalf of clients conduct transactions of transferring land use right, house ownership; service of managing money, securities or other assets of clients; service of managing accounts of clients at banks, securities companies; provide service of administration and management over company operation of clients; participate in activities of purchase and sale of business organizations.
6. Organizations and individuals providing investment entrustment service being organizations and individuals receiving money or assets from one or more entrustment organizations and individuals so as to conduct transactions related to money or assets for the entrustment organizations and individuals. Organizations and individuals providing investment entrustment service must apply measures to identify clients in respect to the entrustment party.
7. Organizations and individuals providing services of enterprise establishment, management, administration; providing registration offices, business addresses or locations; providing enterprise representative service must apply measures to identify clients using or requesting for such services.
8. Organizations and individuals providing service of providing directors, director’s clerks of enterprises for the third party must apply measures to identify clients in respect to the third party and such directors or clerks.
9. Organizations and individuals providing service of providing representatives for shareholders must apply measures to identify clients in respect to the shareholders and representatives of such shareholders.
Article 4. Information of identification and verification of information used to identify clients
1. Information used to identify clients being Vietnamese organizations and individuals or foreigners must include information specified in Clause 1 Article 9 of Law on anti money laundering.
2. For clients being individuals who are stateless, information used to identify will include: Full name; date of birth; occupation, position; visa book; agency issuing visa for immigration; address of resident registration place in foreign country and in Vietnam.
3. For clients being individuals who have two (02) or more nationalities, apart from information defined in Clause 1 of this Article, the reporting entities must collect additional information about nationalities, addresses of resident registration at countries where clients bearing nationalities.
4. The reporting entities must verify information used to identify clients as prescribed in Article 11 of Law on anti money laundering.
Article 5. The beneficial owners
1. The reporting entities must define the beneficial owners according to the following criteria:
a) Individuals owning in reality for an account or a transaction: Account owners, account co-owners or any person who controls operation or enjoyment of such account or transaction;
b) Individuals who have right to control juridical persons: Individuals holding 10% or more of charter capital of such juridical person; individuals holding 20% or more of charter capital of organization which contribute more 10% of capital of such juridical person; owners of private enterprises; other individuals controlling such juridical person in reality;
c) Individuals have right to control an investment entrustment, authorization agreement: The entrustment or authorization individuals; individuals having right to control individuals, juridical persons or entrustment or authorization organizations.
2. Identifying and verifying information used to identify the beneficial owners will comply with provisions in Article 4 of this Decree. For clients being foreign organizations or organizations with one or many parties, which join in the capital contribution, being foreign individuals or organizations, the reporting entities must verify additionally information used to identify such foreign individuals or organizations by using documents, data issued by the foreign competent agencies.
Article 6. Classification of clients according to the risky extent
The reporting entities must elaborate regulation on classification of clients on the basis of the money laundering risk based on the following elements:
1. Client type: Residents or non-residents; organizations or individuals; clients in or out black list, warning list; fields and methods of operation and trading.
2. Type of products or services which clients use including those anticipated using: Cash or remittance services; payment service or service of money transfer or exchange; brokerage, entrustment or authorization services; life-insurance or non-life insurance services.
3. Geographical positions where clients reside or locate their head offices: Countries in embargo list stated in Resolutions of United Nations Security Council; countries in list of publicizing non-compliance, or insufficient compliance with recommendations about preventing money laundering and preventing donation for terrorism which is announced periodically by the Financial Action Task Force; countries, or regions, territories which are defined to have many activities involving heroin, corruption and money laundering.
4. Other elements which the reporting entities may self-define and classify in conformity with the arising reality.
Article 7. Agent bank relationship
1. When set up an agent bank relationship, the reporting entity must collect information about partner banks as prescribed in point b Clause 1 Article 9 of Law on anti money laundering and the following information: Purpose and reason of setting up relationship; name of agencies managing the partner banks and assessments, credit ranking of competent agencies or specialized organizations in respect to the partner banks.
2. Assessment about implementation of anti money laundering measures conducted by the partner banks through:
a) Internal regulations on anti money laundering;
b) The money-laundering risk management system;
c) System of internal control and audit for anti money laundering;
Article 8. Transactions related to new technologies
1. Transactions related to new technologies are transactions using technologies which allow clients to conduct transaction without directly facing officials of the reporting entities.
2. The reporting entities, upon providing services as prescribed in Clause 1 of this Article must implement the following requirements:
a) Directly facing clients upon setting up relationship at the first time and requesting clients for providing information as prescribed in Article 4 of this Decree;
b) Elaborating a process of assessing risks involving money laundering upon providing services using new technologies. This process must include minimally the following contents: Determination and simulation of risks involving money laundering which may arise, for transactions applying new technologies; putting out suitable measures to prevent and minimize risks may arise.
Article 9. Transactions with abnormal big value, complicated transactions
Transactions with abnormal big value or complicated transactions as prescribed in point a Clause 1 Article 16 of Law on anti money laundering are the following transactions:
1. Transactions with abnormal big value are transactions which are clearly not proportional with income or not conformable with level of regular transaction value of clients with the reporting entities;
2. Complicated transactions are transactions which are performed through methods not conformable with nature of transaction such as:
Transactions performed through many intermediate parties, many accounts in an unnecessary way; transactions performed among various accounts of a same account holder, at the various geographical regions; any transaction which the reporting entities assume that it is abnormal and need to have strict supervision
Article 10. Trading activities through introduction
1. At the request the reporting entities, the intermediate parties must ensure to provide timely and sufficiently information to identify clients as prescribed in Article 4 of this Decree.
2. In case where intermediate party is a Vietnam organization, this organization must be object suffering management and supervision of Vietnamese competent agencies and must apply measures to identify and updated information of clients as prescribed in Article 3 of this Decree, Article 10 of Law on anti money laundering and requirements on archival of dossiers, reports, documents as prescribed in Article 27 of Law on anti money laundering.
3. In case where intermediate party is a foreign organization, this organization must be object suffering management and supervision of competent agencies and must apply measures to identify and updated information of clients and archive dossiers in accordance with law of country where such foreign organization locates its head office or conduct its key business operations. In case where law of this country has not yet satisfy or just satisfy partly requirements in recommendations of the Financial Action Task Force, the reporting entity should consider the national risk element to decide that it may base on the intermediate party or not.
4. In case the intermediate party is a part affiliated a financial group and this financial group has performed fully requirements as prescribed in Clauses 2, 3 of this Article, such intermediate party will be considered as it has complied fully with requirements in accordance with regulations.
Article 11. To ensure transparency of juridical persons and authorization agreements
1. The Stock Exchange, as prescribed in Clause 1 Article 18 of Law on anti money laundering shall store and update the following information about the listing enterprises:
a) Basic information about a listing enterprise: Full trading name and abbreviated name, address of head office, tax code number, telephone number, facsimile number, fields of business operation;
b) Charter capital;
c) List of founders, major shareholders;
d) The legal representative;
dd) The beneficial owner;
e) Other information.
2. The business registration agencies, as prescribed in Clause 2 Article 18 of Law on anti money laundering, being the provincial Departments of Planning and Investment, shall collect and store the following information about enterprises established and operating in their provinces and cities:
a) Basic information about an enterprise: Full trading name and abbreviated name, address of head office, tax code number, telephone number, facsimile number, fields of business operation;
b) Legal capital, charter capital, registered capital;
c) List of founders, major shareholders;
d) The legal representative;
dd) The beneficial owner;
e) Other information.
3. Organizations and individuals as prescribed in Clause 3 Article 18 of Law on anti money laundering must store and update the following information about clients:
a) Information about the authorizing person, the authorized person: It must include information specified in Clauses 1, 2, 3 Article 4 of this Decree;
b) Content of authorization;
c) Information about the beneficial owner as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Decree.
Article 12. To ensure the transparency in activities of non-profit organizations
1. Non-profit organizations which are juridical persons or organizations with key operation being mobilization or distribution of capital for the charitable, religious, cultural, educational and social purposes or similar purposes, not for profit purpose, include: Foreign non-governmental organizations, social funds, charity funds established and operate in accordance with Vietnamese law.
2. Non-profit organizations must maintain and update:
a) Information about organizations and individuals donating, at least including: Full name; address; the donation amounts;
b) Information about organizations and individuals receiving donations, at least including: Full name; address; the donation amounts; method of donation and purpose of using donation.
3. Dossier as prescribed in Clause 1 Article 19 of Law on anti money laundering include:
a) Information defined in Clause 2 of this Article;
b) Vouchers, documents involving donation and receipt of donation.
4. Dossiers stated in Clause 3 of this Article must be archived by non-profit organizations at least 05 (five) years after ending activities of donation or receipt of donation.
5. If a non-profit organization dissolves or end its operation, dossiers stated in Clause 3 of this Article must be handed over agencies competent to license for establishment and operation in respect to such non-profit organizations.
6. Non-profit organizations shall provide dossiers as prescribed in Clause 3 of this Article to the competent state agencies, including: Agencies managing non-profit organizations in activities of inspection and supervision; agencies for anti money laundering under the State bank of Vietnam; competent agencies in investigation, prosecution and judgment.
7. State agencies competent to manage non-profit organizations specified in Clauses 5, 6 of this Article include: Ministry of Internal Affairs (for domestic non-profit organizations); the Ministry of Foreign Affairs (for foreign non-profit organizations).
Article 13. To elaborate internal regulations about anti money laundering
An internal regulation about anti money laundering as prescribed in Article 20 of Law on anti money laundering include the following contents:
1. Policy of client acceptance: According to the risky extent, levels of the approval, and requirements about dossier of opening account or setting up transaction.
2. Process, orders to identify clients, verify and update information of clients: Decentralization of responsibility for identification, periodically updating information and assessing clients according to the risky extent; decentralization to access, use general information in system; regulations on identification of clients with accounts or transactions at many branches in system.
3. To guide the reporting process of transactions including: Transactions with big value; transaction of electronic remittance; doubtful transactions; transactions related to money laundering with the aim to finance for terrorism; transactions related to crime activities; transactions related to list of the terrorism individuals and organizations, and terrorist donation according to Resolution of United Nations Security Council; black list; warning list.
4. Process to review, detect and handle doubtful transactions: To review and analyze clients and transactions related to clients upon having doubtful signs as prescribed in Clause 2, Clause 8 and report as prescribed in Clause 1 Article 22 of Law on anti money laundering; to define responsibility according to each level; handling of reports on the doubtful transactions must be conducted on the basis of analyzing, handling information on whole system; method to act with clients conducting the doubtful transactions, so as to ensure that information is not revealed.
5. To store and keep information in secret: Method of storage, method of exploitation; level of storage.
6. Application of temporary measures, principles in handling cases of postponing implementation of transaction: It is required to provide for specific cases to apply temporary measures; specify responsibility of levels in application of and approval for implementing requests of functional agencies.
7. The regime of report and information provision to the State bank of Vietnam and competent state agencies: Method, process of report and information provision aiming to ensure time limit and content of report in accordance with requirements.
8. Re-training professional operation of anti money laundering: To elaborate programs, training frequency, training content to be suitable with objects (management level, policy level, and execution level), scale, organization (head office, branch, or region) and operational field or the provided products and services.
9. To control and audit internally about compliance with policies, regulations, processes and procedures involving activities of anti money laundering: Structure, organization, method to conduct control and audit; procedures for reporting to competent state agencies, assurance of report time limit and content; regulations on handling, remedying the detected violations.
Article 14. Report on doubtful transactions
1. The reporting entities shall report on doubtful transactions when they have doubts or rational basis to doubt that assets in transactions acquired from criminal activity or related to money laundering:
a) The rational basis to doubt that assets in transactions acquired from criminal activity includes: Transaction is requested for implementation by accused, defendants, or convicted person as prescribed by law on criminal procedures and assets in transaction are assets or originated from assets belonging to ownership or control of such individual or of individuals, organizations related to such individual, during or after time of conducting the criminal act;
b) The rational basis to doubt that assets in transaction related to money laundering is resulted from consideration and analysis of doubtful signs as prescribed in Clauses 2, , 3, 4, 5, 6, 7 Article 22 of Law on anti money laundering.
2. The reporting entities shall detect and report to the State bank of Vietnam about other doubtful signs apart from signs stated in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 Article 22 of Law on anti money laundering. The reporting entities shall update, review and detect according to doubtful signs which are prescribed additionally by the Prime Minister according to Clause 8 Article 22 of Law on anti money laundering.
3. Report on doubtful transaction does not depend on the transaction amounts of clients, such transactions have finished or nor or just intend implementation.
4. Independent lawyers, notaries, accountants and legal experts just must report doubtful transactions when:
a) On behalf of clients, conducting the transactions to transfer land use rights, house ownerships, enterprise ownership;
b) Managing money, securities or other assets for clients;
c) Conducting the transaction or managing accounts for clients at financial institutions;
d) Executing, managing activities of company for clients.
Article 15. Performing declaration, providing information of transporting the cash, precious metals, gems and negotiable instruments crossing border
1. Individuals carry foreign currency in cash, Vietnam dong in cash, precious metals, gems and negotiable instruments (bills of exchange, promissory notes, cheques and other negotiable instruments) of more than the provided level must declare customs when they enter or exit country.
2. The General Department of Customs shall promulgate the set form and guide individuals to perform declaration in accordance with Clause 1 of this Article.
3. The General Department of Customs shall provide for the State bank of Vietnam:
a) Monthly provide information which have been made declaration according to Clause 1 of this article according to the criteria: Full name of individuals enter and exit country; passport number or valid papers for entering and exiting country; nationality, time of entering and exiting; name of border gate for entering and exiting; destination (for the exit persons) or departure place (for the entry persons); address in Vietnam; value of foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, precious metals, gems or negotiable instruments which have been declared;
b) Other information as prescribed by law.
Article 16. Time limit of report
1. Time limit of report is calculated as follows:
a) Daily report for form of report by sending electronic data file is calculated according to day of arising transaction;
b) Time limit of report in form of written report or other forms, including report on doubtful transaction, is calculated from the day of arising transaction till day printed on envelop of report which are affixed seal by postal delivery organization or the day when the State Bank of Vietnam receive direct report from the reporting entities.
2. The reporting entities may select forms to report on transactions with big value and electronic remittance transactions according to 1 in 2 forms specified in point a or point b, clause 1, Article 26 of the Law on anti money laundering.
3. The reporting entities who select form of report other than electronic data file shall register such form to the State bank of Vietnam. The State bank of Vietnam must be notified about change of form to report on transaction with big value and electronic remittance transaction. Time of notification is calculated according to day printed on envelop of report which are affixed seal of notification by postal delivery organization or the day when the State Bank of Vietnam receive direct report. Time limit to send report in accordance with regulation is calculated from the day following day of notification.
4. Time limit to send report on doubtful transaction as prescribed in clause 2, Article 26 of the Law on anti money laundering is calculated from time of arising transaction. If a reporting entity detects doubtful signs of a transaction but such transaction has been performed before time limit of report as prescribed, the subject still must send report on doubtful transaction in day of detecting such doubtful signs. Day of detecting doubtful signs is defined on day when the reporting entity proactively detect or compulsorily detect doubtful signs as considered according to actual and objective circumstance happening such doubtful transaction.
5. Report on transactions with signs related to crimes must concurrently send to the State bank of Vietnam and competent state agencies. The competent state agencies include Public Security agencies or the People’s Procuracy at district level or higher where transaction with signs related to crimes is detected.
6. Crimes mentioned in this Article are the convicted crimes under judgment of People’s Court at all levels. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Supreme People’s Procuracy and the Supreme People’s Court in summing up, providing and updating biannually (within 10 last days of June and December every year) list of offenders serving a sentence at time of providing to the State Bank of Vietnam so as to warn to the reporting entities according to Law on anti money laundering. The State bank of Vietnam shall receive list of offenders, design the plans, notify and update this list; concurrently guide in details of access into list for the reporting entities.
7. Time limit to send report on transactions with signs related to crimes is calculated according to working days when the reporting entities detect or compulsorily detect the signs related to crimes as considered according to actual and objective circumstance when such transactions happen.
Article 17. Responsibilities for report and information provision
1. The reporting entities must provide dossiers, documents already archived and relevant information in accordance with the requested time limit. The State bank of Vietnam and other competent state agencies must define time limit when they request for providing dossiers, documents already archived and relevant information as prescribed in Law on anti money laundering. Time limit to request for providing dossiers, documents and relevant information should be defined in conformity with the urgent extent of problems, actual and objective circumstances and ability to provide of objects requested for provision.
2. Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam has right to request all the reporting entities and relevant agencies, organizations and individuals for providing dossiers, documents already archived and information related to transactions reported as prescribed in Law on anti money laundering.
3. Dossiers, documents already archived and relevant information are only provided directly to the following competent state agencies:
a) Public Security agencies or the People’s Procuracy at district level or higher, for transactions related to crimes already reported according to Clause 2 Article 26 of Law on anti money laundering;
b) Investigation agencies or the People’s Procuracy at all levels, for transactions related to criminal cases and clients have had decision on prosecuting a case and decision on prosecuting a person as the accused. Heads or Deputy Heads of these agencies will be persons signing on requests for providing dossiers, documents and relevant information;
c) Agencies of investigation security if transactions related to objects that are doubted on crimes infringing national security. Heads or Deputy Heads of these agencies will be persons signing on requests for providing dossiers, documents and relevant information;
d) Taxation agencies, agencies with function of initial investigation, if transaction related to individuals or organizations which are doubted on violation of law on tax, law on customs or other relevant laws. Requests for information provision must be signed by heads, deputy heads of taxation agencies, agencies with function of initial investigation;
dd) Agencies of State Inspectorate, agencies assigned implementation of specialized inspectorate function, when they perform tasks according to decisions on inspection, examination promulgated by competent authorities.
4. Provision of dossiers, documents already archived and relevant information is performed once at request of competent agencies. In necessary case, such provision may be performed many times but it must be clarified in request for information provision. When having requested for provision for many times, the competent agencies shall notify about stopping the provision of dossiers, documents and information for organizations and individuals which no longer lay in cases subject to provision of information, dossiers and documents.
Article 18. Report on money laundering with the aim to finance for terrorism
1. Act of money laundering with the aim to finance terrorism is act of organization or individual aiming to perform origin legalization of assets acquired from criminal activity in order to finance terrorist organizations and individuals or to finance terrorist act.
2. Grounds to assume that organization or individual conducting act related to crime of money laundering with the aim to finance terrorism include:
a) Conducting or intending implementation of transactions related to organizations and individuals according to list in relevant Resolutions of United Nations Security Council;
b) Conducting or intending implementation of transactions related to organizations and individuals according to list of organizations and individuals involving terrorism and financing to terrorists which are set out by other international organizations or other countries and being warned by the State bank of Vietnam;
c) Conducting or intending implementation of transactions related to organizations and individuals which have been convicted about crimes involving terrorism and financing to terrorists in Vietnam;
d) Conducting or intending implementation of transactions related to organizations and individuals involving terrorism and financing to terrorists which the reporting entities have known from other information sources.
3. Timely report as prescribed in clause 1, Article 30 of the Law on anti money laundering is report as soon as detecting that organizations or individuals conducting transactions lay in black list or as soon as having grounds stated in Clause 2 of this Article.
4. The State Bank of Vietnam shall guide the reporting entities to perform Clause 1 Article 30 of Law on anti money laundering in accordance with law on anti money laundering and anti-terrorism laws.
5. The reporting entities must apply the prevention measures stated in Article 3, Article 4, Article 5, Article 6, Article 8, Article 10, Article 13, and Article 14 of this Decree so as to ensure timely report as prescribed in Clause 3 of this Article.
SECTION 2. COLLECTION, HANDLING AND TRANSFER OF INFORMATION ABOUT ANTI MONEY LAUNDERING
Article 19. Collection, handling of information
1. Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam shall be responsible for receipt, collection of information, documents and dossiers related to the reported transaction as prescribed in Law on anti money laundering.
2. Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam has right to request the relevant organizations and individuals (the reporting entities, agencies, organizations and individuals storing dossiers, documents related to transactions and parties related to transactions), for providing information, documents, dossiers and other information, which are necessary for analysis, transfer of information about money laundering.
Article 20. Information transfer
1. Agency for anti money laundering under The State bank of Vietnam shall be responsible for transfer of information or dossiers of cases to the competent investigation agencies when there are rational grounds to doubt that transactions stated in information and report related to money laundering or conducted for money laundering which aims to finance terrorism.
2. Grounds to doubt that transactions stated in information and report related to money laundering will be considered as rational grounds when:
a) Transactions related to organizations and individuals laying in back list;
b) Transactions related to organizations and individuals which are objects subject to investigation, prosecution and adjudication of functional agencies of Vietnam and other countries, territorial regions in the world;
c) Transactions related to organizations and individuals which lay in warning list of the State bank of Vietnam and other countries, territories in the world;
d) Transactions related to convicted persons as prescribed by law on criminal procedures;
dd) Transactions performed in very short duration related to many organizations and individuals in many various countries and territories without economic basis or with insufficient vouchers of transaction;
e) Other transactions which agency for anti money laundering, under the State bank of Vietnam, based on actual experiences and international experiences to realize that they may relate to the criminal activities.
3. Grounds to define an act relating to money laundering with the aim to finance terrorism:
a) Provision in Clause 2 Article 18 of this Decree;
b) Other transactions which agency for anti money laundering, under the State bank of Vietnam, based on actual experiences and international experiences to realize that they may relate to activities of money laundering with the aim to finance terrorism.
4. The competent investigation agencies stated in Clause 1 of this Article include:
a) Investigation agencies under the Ministry of Public Security;
b) Investigation agencies under the Ministry of National Defense;
c) Investigation agencies under the Supreme People’s Procuracy;
d) Agencies competent to initial investigation.
5. The competent investigation agencies as prescribed in Clause 4 of this Article, when receive information or dossiers of cases as prescribed in Clause 1 of this Article, shall classify, solve as prescribed by law on criminal procedures involving receipt and settlement of report or denouncement of crimes and store information, reports, documents already received according to the secret regime, and have feedback to agency for anti money laundering, under the State bank of Vietnam, as soon as having result of handling.
Article 21. Information exchange
1. The State Bank of Vietnam shall coordinate and exchange information with competent agencies, as prescribed in Article 32 of Law on anti money laundering, in the following cases:
a) At the requests of competent investigation agencies;
b) At the requests of the People’s Procuracies at all levels; Military Procuracies at all levels;
c) At the requests of People’s Courts at all levels; Military Courts at all levels.
2. Competent agencies as prescribed in Clause 1 of this Article shall archive information, reports and documents received in according to the secret regime and notify relevant result of handling to the agency for anti money laundering, under the State bank of Vietnam as prescribed by law.
3. The State bank of Vietnam shall take the initiative in and exchange with relevant Ministries, sectors and units the following information:
a) Information of transaction, organizations and individuals which are doubtful to have violations of law with the aim to prevent and combat money laundering;
b) Information about inadequacy in mechanism, policy, activities of state management with the aim to prevent and combat money laundering.
4. The State bank of Vietnam, competent agencies as prescribed in this Article and relevant Ministries and sectors may sign regulations of coordination and information exchange so as to create conditions for fast and effective coordination and information exchange.
SECTION 3. APPLICATION OF TEMPORARY MEASURES
Article 22. Postponement in transaction
1. Postponement in transaction as prescribed in Article 33 of Law on anti money laundering is refusal for implementation of transaction not more than 3 working days from the day beginning application of this measure and it is form of temporary blockade before the competent state agencies issue a formal decision. If passing 3 working days as from the day beginning application of transaction postponement measure, the reporting entities fail to receive any feedback from the competent state agencies; they are entitled to conduct transaction.
2. The reporting entities must apply the transaction postponement measure as soon as detecting that the relevant parties lay in black list.
3. Reasons to believe that a transaction requested for implementation relates to criminal activities include:
a) Transactions are requested for implementation by a convicted person as prescribed by law on criminal procedures and assets in such transactions are originated from assets belonging to ownership or control of such individual or assets of organization in which such individual has ownership or control right during or after time of conducting criminal activity;
b) Transactions as prescribed in Clause 2 Article 18 of this Decree.
4. When applying the transaction postponement measure, the reporting entities must report immediately in writing and notify immediately by telephone to competent state agencies, concurrently report to the State bank of Vietnam for coordination.
5. In necessary case, the State bank of Vietnam and competent state agencies have right to request the reporting entities for performing the transaction postponement measure.
6. The competent state agencies specified in Clause 1, Clause 4, Clause 5 of this Article include:
a) Investigation agencies at all levels;
b) The People’s Procuracies at all levels; Military Procuracies at all levels;
c) The People’s Courts at all levels; Military Courts at all levels.
The competent state agencies mentioned above shall timely handle reports about application of transaction postponement measure as prescribed by law on anti money laundering and anti-terrorism laws.
7. The reporting entities shall not bear legal liability about consequences arising when applying transaction postponement measure in accordance with this Article.
Article 23. Blockade of accounts
1. The reporting entities shall conduct blockade of accounts when the competent state agencies issue decisions on blockade of accounts.
2. The Chief Justices of the Peoples’ Courts, Chief Justices of the Military Courts, and Directors of the People’s Procuracies, Directors of Military Procuracies, and heads of investigation agencies have competence to issue decision on requesting the reporting entities for application of account blockade and take responsibility for such decisions.
3. A decision on account blockade must be presented in writing, and minimally include the following content: Account number or name of relevant organization, individual; name of the reporting entity who must conduct measure of account blockade; time, time limit to apply measure of account blockade; reason of requesting for conducting measure of account blockade.
4. The reporting entities must report to the State bank of Vietnam as soon as conducting measure of account blockade as prescribed in Clause 1 of this Article.
5. The State bank of Vietnam shall coordinate with relevant agencies in handling the blocked accounts as prescribed in Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực