Chương 2 Nghị định 116/2005/NĐ-CP : Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
Số hiệu: | 116/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/09/2005 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2005 |
Ngày công báo: | 25/09/2005 | Số công báo: | Từ số 38 đến số 39 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau đây:
a) Tính chất vật lý;
b) Tính chất hóa học;
c) Tính năng kỹ thuật;
d) Tác dụng phụ đối với người sử dụng;
đ) Khả năng hấp thụ.
3. Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó.
4. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.
5. Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;
b) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;
c) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó.
6. Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này cho kết quả chưa đủ để kết luận thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ:
a) Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác;
b) Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu;
c) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
d) Khả năng thay thế về cung theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
7. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
1. Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng.
2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.
Khả năng thay thế về cung là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối một hàng hóa, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ khác đó.
1. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo các căn cứ sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Rào cản gia nhập thị trường.
3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
1. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2. Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính.
3. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
4. Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp.
5. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
6. Tập quán của người tiêu dùng.
7. Các rào cản gia nhập thị trường khác.
1. Nhóm doanh nghiệp được coi là liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm doanh nghiệp liên kết) nếu nhóm doanh nghiệp này có cơ quan điều hành chung và được cơ quan này đầu tư vốn.
2. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu, doanh số mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của từng doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của cơ quan điều hành chung quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa cơ quan điều hành chung với doanh nghiệp thành viên, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của cơ quan điều hành chung quy định tại khoản này.
Doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm được tính bằng tổng phí bảo hiểm, phí tái bảo hiểm đã nhận của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập và có hoạt động kinh doanh chưa đủ năm tài chính, doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm được tính bằng tổng phí bảo hiểm, phí tái bảo hiểm đã nhận theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động đến thời điểm xác định thị phần theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây:
1. Thu nhập tiền lãi.
2. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ.
3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
4. Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần.
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác.
6. Thu nhập khác.
1. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật Cạnh tranh trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Thị phần trước khi tham gia tập trung kinh tế của doanh nghiệp mới thành lập và có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính là thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong thông báo tham gia tập trung kinh tế.
3. Thị phần trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ của doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính là thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó.
2. Thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
1. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
2. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
1. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan.
2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hành động dưới hình thức quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Nghị định này hoặc mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác.
3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Những hành vi khác bị pháp luật cấm.
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây:
1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2. Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp.
3. Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp.
4. Năng lực tài chính của công ty mẹ.
5. Năng lực công nghệ.
6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
7. Quy mô của mạng lưới phân phối.
1. Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:
a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
2. Các hành vi sau đây không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
a) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
d) Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;
e) Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
3. Các trường hợp hạ giá bán quy định tại khoản 2 Điều này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí trực tiếp sau đây:
1. Chi phí vật tư trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp.
3. Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên.
Chi phí lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau đây:
1. Tiền lương.
2. Các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng.
3. Hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới.
4. Tiếp thị.
5. Đóng gói.
6. Bao bì.
7. Vận chuyển.
8. Bảo quản.
9. Khấu hao tài sản cố định.
10. Vật liệu.
11. Dụng cụ, đồ dùng.
12. Bốc dỡ hàng hóa.
13. Dịch vụ mua ngoài.
14. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng theo quy định của pháp luật.
15. Chi lãi vay vốn kinh doanh.
16. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
17. Chi phí bảo hành sản phẩm.
18. Chi phí quảng cáo.
19. Các chi phí bằng tiền khác theo quy định của pháp luật.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp sau đây:
1. Tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng, ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2. Chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn doanh nghiệp sau đây:
a) Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động; các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý;
b) Chi phí y tế cho người lao động;
c) Chi phí bảo vệ môi trường;
d) Chi phí cho lao động nữ;
đ) Chi phí bảo vệ cơ sở doanh nghiệp.
3. Chi trả tiền lãi vay.
1. Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:
a) Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó;
b) Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó.
2. Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.
3. Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.
1. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp;
b) Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường;
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường.
2. Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định;
b) Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.
3. Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
b) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán háng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hoá, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.
1. Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là hành vi gắn việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây:
1. Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.
3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
1. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Cạnh tranh.
3. Thời hạn bán lại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.
1. Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của Luật Phá sản.
Báo cáo tài chính trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính được thay thế bằng các tài liệu sau đây:
1. Bản kê khai vốn điều lệ, tài sản cố định, tài sản lưu động, công nợ có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bản kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày doanh nghiệp làm báo cáo tài chính để thông báo việc tập trung kinh tế.
1. Việc trả lời thông báo tập trung kinh tế phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Văn bản trả lời thông báo tập trung kinh tế của cơ quan quản lý cạnh tranh phải được gửi đến các đối tượng sau đây:
a) Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đại diện hợp pháp của các bên tham gia tập trung kinh tế;
c) Các bên tham gia tập trung kinh tế.
Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính được thay thế bằng các tài liệu sau đây:
1. Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.
2. Kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.
1. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 thực hiện hoặc đánh giá.
2. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải chứng minh được việc một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.Bổ sung
1. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định việc cho hưởng miễn trừ trong thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều 34 của Luật Cạnh tranh.
2. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác có liên quan về trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 100 ngày.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Thương mại về trường hợp miễn trừ, các cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm nghiên cứu và gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức được yêu cầu, cơ quan quản lý cạnh tranh phải tổng hợp các ý kiến đóng góp và dự thảo văn bản thẩm định để Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Sự phù hợp của báo cáo giải trình với việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ có thời hạn.
2. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý.
3. Ý kiến đề xuất của cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc ý kiến đề xuất của Bộ trưởng Bộ Thương mại đối với trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng thời theo các hình thức sau:
1. Niêm yết tại trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những sai sót không bị coi là gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 của Luật Cạnh tranh bao gồm các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi in ấn không liên quan đến số liệu báo cáo tài chính và không làm thay đổi nội dung cơ bản của báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
CONTROL OF COMPETITION-RESTRICTING ACTS
Section 1. DEFINITION OF RELEVANT MARKETS
Article 4. Definition of relevant product markets
1. A relevant product market is a market of products or services which are interchangeable in terms of characteristics intended use and price.
2. Characteristics of a product or service shall be identified on one or more of the following grounds:
a. Physic characteristics;
b. Chemical characteristics;
c. Technical properties;
d. Side effects on users;
e. Absorbability.
3. Intended use of a product or service shall be determined as its most principal intended use.
4. The price of a product or service is the price written in its retail invoice according to the provisions of law.
5. The interchangeability of a product or service shall be defined as follows:
a. Products or services shall be regarded as interchangeable in characteristics if they have many similar physic, chemical characteristics, technical properties, side effects on users and absorbability;
b. Products or services shall be regarded as interchangeable in intended use if they have similar intended use if they have similar intended uses;
c. Products or services shall be regarded as interchangeable in price if, in case of an increase of over 10% I the prices of such products or services which is maintained for six consecutive months, over 50% of a random sample of 1,000 consumers living in a relevant geographical area switch or intend to buy other products or services with the characteristics or intended use similar to products or services which they are using or intend to use.
In case the number of consumers living in a relevant geographical market stated at this Point is less than 1,000, a random sample must include at least 50% of the number of such consumers.
6. In case of the result of definition of the interchangeability of products or services by the method defined in Clause 5 of this Article is insufficient for reaching a conclusion on the interchangeability of such products or services, the competition-managing agency or the competition case-handling panel may additionally consider one or more of the following factors for defining the interchangeability of products or services:
a. The rate of change in the demand for a product or service as a result of a change in the price of another product or service;
b. The length of time required for the supply of a product or service to the market when there is a sudden increase in demand;
c. The duration of use of a product or service;
d. The supply substitutability under the provisions of Article 6 of this Decree.
7. In case of necessity, the competition-managing agency or the competition case- handling panel may identify an additional group of consumers living the relevant geographical area who cannot switch to buy another product or service which has characteristics and intended user similar to the product or service they are using or intend to use in case of an increase of over 10% in the price of such product or service, which is maintained for six consecutive months.
Article 5. Definition of relevant product market in special cases
1. A relevant product market may be defined to be the market of a specific product or a group of specific products based on the market structure and consumer practices.
2. When defining a relevant product market in the case specified in Clause 10 of this Article, the market of products complementary to the relevant product may be taken into consideration.
Products shall be regarded as complementary to the relevant product if an increase or decrease in their price will result in a corresponding increase or decrease in the relevant product.
Article 6. Determination of supply substitutability
Supply substitutability is the capacity of an enterprise that is producing or distributing a product or service to produce or distribute another product or service, in case of a price increase of such product or service, within a short period of time without incurring significant costs.
Article 7. Definition of relevant geographical market
1. Relevant geographical market means a specific geographical area where exist products or services which are interchangeable under similar conditions of competition, and which is considerably differentiated from neighboring areas.
2. The boundaries of a geographical area defined in clause 1 of this Article shall be determined on the following grounds:
a. A geographical area where a business establishment of another enterprise participating in the distribution of the relevant product is base;
b. A business establishment of another enterprise is based in a neighboring area sufficiently close to the geographical area defined at Point a of this clause for its participation in the distribution of the relevant product in such geographical area;
c. Transportation costs in the geographical area defined in clause 1 of this Article;
d. The tome of transportation costs in the geographical area defined in clause 1 of this Article;
e. Barriers to market entry.
3. A geographical area may be considered having similar competition conditions and being significantly differentiated from neighboring geographical areas if it satisfies one of the following criteria:
a. Transportation cost and time will result in an increase of no more than 10% in the retail prices of products;
b. There exists one of the barriers to market entry as specified in Article 8 of this decree.
Article 8. Barriers to market entry
Barriers to market entry include:
1. Inventions, utility solutions, industrial designs, marks, geographical indications according to the provisions of law on industrial property.
2. Financial barriers, including costs of investment in production, distribution, trade promotion or accessibility to financing sources.
3. Administrative decisions of state management agencies.
4. Regulations on conditions on trading and use of goods or services, professional standards.
5. Import duties and import quotas.
6. Consumer practices
7. Other barriers to market entry.
Section 2. DETERMINATION OF SALES TURNOVER, PURCHASE TURNOVER, MARKET SHARES FOR CONTROL OF COMPETITION-RESTRICTING ACTS
Article 9. Sales turnover, purchase turnover for determining market shares of enterprises.
An enterprises sales turnover or purchase turnover with respect to a product or service shall be determined in accordance with the provisions of law on tax, accounting standards of Vietnam and the provisions of Article 10,11 and 12 of this Decree.
Article 10. Sales turnover, purchase turnover for determining market shares of groups of enterprises which are directly organizationally and financially associated.
1. A group of enterprise shall be regarded as directly organizationally and financially associated (hereinafter collectively referred to as group of associated enterprises) if it has a common executive body and its capital invested by this body.
2. Sales turnover, purchase turnover with respect to a product or service for determining the market share of a group of associated enterprises shall be the aggregate of sales turnovers or purchase turnovers with respect to such product or service of all member enterprises and non-business units operating according to the assignment of the common executive body defined in clause 1 of this Article.
Sales turnover or purchase turnover with respect to a product or service of a group of associated enterprises shall not include turnover from the sale of the product or the provision of the service between the common executive body and member enterprises or non-business units operating according to the assignment of the common executive body defined in this Clause.
Article 11. Turnover for determining market shares of insurance enterprises
Turnover determining the market share of an insurance enterprise shall be the aggregate of insurance premiums and re-insurance premiums received in a fiscal year, turnover for determining its market share shall be the total of insurance premium and re-insurance premiums received in a month or a quarter counting from the time the insurance enterprise starts to operate to the time of determining its market share according to the provisions of Article 13 of this Decree.
Article 12. Turnover for determining market shares of credit institutions.
Turnover for determining the market share of a credit institution shall be the aggregate of the following incomes:
1. Interests.
2. Service charges.
3. Incomes from foreign exchange dealings.
4. Profits from contributed capital and/or purchased shares.
5. Incomes from other business operations.
6. Other incomes.
Article 13. Determination of market shares of enterprises on relevant markets
1. The market share of an enterprise with respect to a certain product or service on a relevant market shall be determined under the provisions of Clause 5, Article 3 of the Competition Law, except for cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The market share of a newly established enterprise which has conducted business operations for less than one fiscal year before joining an economic concentration shall be its market share on the relevant market in a month or a quarter counting from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date indicated in the notice on its joining in the economic concentration.
3. The market share stated in the exemption application dossier of a newly established enterprise which has conducted business operations for less than one fiscal year shall be its market share on the relevant market in a month or a quarter counting from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date indicated in the exemption application.
Section 3. COMPETITION RESTRICTION AGREEMENTS
Article 14. Agreements on directly or indirectly fixing product or service prices
An agreement on directly or indirectly fixing the price of a product or service is an agreement on concerted practices in one of the following forms:
1. Application of a sing le price to some or all customers.
2. Price increase or decrease at a given level.
3. Application of a common pricing formula.
4. Maintenance of a fixed price rate of the relevant product.
5. Offer of no price discount or application of a uniform price discount.
6. Offer of credit quotas to customers.
7. No price decrease unless other parties to the agreement are notified thereof.
8. Use of a uniform price at the time when price negotiations start.
Article 15. Agreements on sharing of outlets, sources of supply of products, provision of services
1. An agreement on sharing of outlets is an agreement on the volume of products or services; place of purchases and sale of products or services, group of customers for each party to the agreement.
2. An agreement on sharing of the source of supply of products or provision of services is an agreement whereby each party may purchase products or services only from one or some given sources.
Article 15. Agreements on sharing of outlets, sources of supply of products, provision of services
Article 16. Agreements on restriction or control of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services
1. An agreement on restriction of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services is an agreement to cut or reduce the produced, purchased or sold quantity or volume of goods or services on a relevant market, compared to before.
2. An agreement on control of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services is an agreement to fix the produced, purchased or sold quantity or volume of goods of services at a level sufficient to create their scarcity on a market.
Article 17. Agreements on restriction of technical, technological developments, restriction of investments
1. An agreement on restriction of technical, technological inventions is an agreement to purchase inventions, utility solutions or industrial designs for destruction or non-use thereof.
2. An agreement on restriction of investments is an agreement not to increase capital for production expansion or improvement of the product or service quality or for other expansion or development.
Article 18. Agreements on imposition on other enterprises of conditions for signing product or service purchase or sale contracts or on forcing of other enterprises to accept obligations not directly connected with the object of such contracts
1. An agreement on imposition on other enterprises of conditions for signing a product or service purchase or sale contract is an agreement to impose one or some of the following pre-conditions before signing a contract;
a. Restriction of production or distribution of other products; purchase or provision of other services not directly related to the commitments of the agent according to the provisions of law on agency;
b. Restriction of the place for re-sale of products, except for products on the list of those subject to conditional business or restricted business according to the provisions of law;
c. Restriction of customers who can purchase products for resale, except for products stated at Point b of this Clause;
d. Restriction of the form and quantity of products to be supplied.
2. An agreement on forcing of another enterprise to accept obligations not directly connected with the object of the contract is an agreement binding another enterprise, when purchasing or selling the product or service with any enterprise being a party to the agreement, to purchase other products or services from a designated supplier or person or to perform one obligation or some obligations unnecessary for the performance of the contract.
Article 19. Agreements on prevention, restraint or prohibition of other enterprises from entering the market or developing business
1. An agreement on prevention, restraint or prohibition of another enterprise from entering a market is an agreement not to transact with an enterprise not being a party to the agreement or to take concerted practices in one of the following forms:
a. Requesting, appealing, inducing ones customers not to purchase, sell product or not to use services of an enterprise not being a party to the agreement;
b. Purchasing, selling products or services at a price sufficient for rendering an enterprise not being a party to the agreement unable to enter the relevant market.
2. an agreement on prevention, restraint or prohibition of another enterprise from developing business is an agreement not to transact with an enterprise not being a party to the agreement or to take concerted practices in one of the following forms:
a. Requesting appealing, inducing distributors or retailers that are transacting with the parties to the agreement to discriminate, when purchasing or selling products, against an enterprise not being a party to the agreement in a way that causes difficulties to this enterprises in consuming products;
b. Purchasing, selling products or services at a price sufficient for rendering an enterprise not being a party to the agreement unable to expand its business operation.
Article 20. Agreements on elimination from the market of enterprises not being parties to the agreements
Agreements on elimination from the market of enterprises not being parties to the agreement is an agreement not to enter into transactions with enterprises not being parties to the agreement while taking concerted practices in a form specified at Point a, Clause 1 and Clause 2, Article 19 of this decree, or to purchase or sell products or services at a price sufficient for rendering such enterprises to withdraw from the relevant market.
Article 21. Collusion to help one or all of the parties to an agreement to win bids for supply of products or provision of services
Collusion to help one or all of the parties to an agreement to win bids for supply of products or provision of services is an agreement to take concerted practices in one of the following forms in a biding:
1. One or more parties to an agreement withdraw from participating in the bidding or retract their bids already submitted so that one or more parties to the agreement win the bid.
2. One or more parties to an agreement cause difficulties to non-parties to the agreement which participate in a bidding, by refusing to supply raw materials or to sign subcontracts or otherwise.
3. All parties to an agreement agree to offer non-competitive bids or competitive bids accompanied with conditions unacceptable to the bid inviter so as to pre-determine one or more parties that will win the bid.
4. All parties to an agreement pre-determine the number of times each party will win the bid for a given period of time.
5. Other acts prohibited by law.
Section 4. A BUSE OF DOMINANT MARKET POSITION, ABUSE OF MONOPOLY POSITION
Article 22. Grounds for determining the capability of enterprises to significantly restrict competition on relevant markets.
The capability of an enterprise to significantly restrict competition on a relevant market shall be determined on one or some of the following major grounds:
1. Financial capability of the enterprise.
2. Financial capability of the economic organization or individual that has established the enterprise.
3. Financial capability of the organization or individual that has the right to control or dominate the operation of the enterprise according to the provisions of law or the enterprises charter.
4. Financial capability of the parent company.
5. Technological capability.
6. The right to own or use industrial property objects.
7. The scope of the distribution network.
Article 23. Sale of products, provision of services below total costs of production in order to eliminate competitors
1. Except for cases specified in Clause 2 of this Article, the sale of products or provision of services below total costs of production in order to eliminate competitors is the sale of products or provision of services at prices lower than the aggregate of the following costs:
a. Expenses constituting cost of production of products or services as provided for in Article 24 of this Decree, or prices of purchasing goods for resale;
b. Costs of circulation of products or services as provided in Article 25 of this Decree.
2. The following acts shall not be regarded as selling products below costs of production in order to eliminate competitors:
a. Reducing the prices of fresh, live products;
b. Reducing the selling prices of products in stock which are deteriorated in quality, obsolete in form and no longer suitable to consumer staste;
c. Reducing the selling prices of products on a seasonal basis;
d. Reducing the selling prices of products under promotion programs according to the provisions of law;
e. Reducing the selling prices in case of bankruptcy, dissolution, termination of production, business activities, relocation, change of production, business orientations;
f. Measures applied by the State to implement price stabilization policies in accordance with current provision of law on prices.
3. In cases of reducing selling prices specified in Clause 2 of this Article, old prices, new prices and the period when reduced prices are applied must be publicly and clearly posted up at shops and transaction places.
Article 24. Costs of production of products or services
Cost of production of products or services include the following direct expenses:
1. Direct costs of supplies, including costs of raw materials, materials, fuels and motive force directly consumed for production of products or services of the enterprise.
2. Direct costs of labor, including amounts payable to laborers personally engaged in production, such as salaries, wages and allowances of salary nature, expenses for mid-working shift meals, social insurance and medical insurance premiums, trade union dues for workers.
3. General costs of production, including general costs arising at workshops and business sections of the enterprise, such as salaries, allowances, mid-working shift meals money paid to workshop employees, costs of materials, tools and instruments of production used in workshops, depreciation of fixed assets, expenses for the lease of workshops, expenses for services for service purchased from outside, and cash expenses other than the aforesaid expenses.
Article 25. Costs of circulation of products and services
Cost of circulation of products and services shall cover the following costs arising from the the process of product consumption or service provision:
1. Salaries.
2. Allowances payable to salespersons.
3. Agent commissions, broker commission.
4. Marketing.
5. Packaging.
6. Wrapping.
7. Transportation.
8. Preservation.
9. Depreciation of fixed assets.
10. Materials.
11. Tools, utensils.
12. Loading and unloading of products.
13. Services purchased from outside.
14. Social insurance premiums, medical insurance premiums, trade union dues payable for salespersons according to the provisions of law.
15. Interests on business loans.
16. Enterprise management expenses allocated to the circulation of products, services.
17. Product warranty expenses.
18. Advertisement expenses.
19. Other cash expenses according to the provisions of law.
Article 26. Enterprise management expense.
Enterprise management expense is the sum of business management expenses, administrative management expenses and other general expenses related to activities of the whole enterprise, including:
1. Salaries and allowances, mid-working shift meal money payable to the directorate and managerial staff in different sections and units, insurance premiums and trade union dues payable for all managerial personnel of the enterprise.
2. Costs of office supplies, depreciation of fixed assets commonly used for the enterprise, taxes, fees and expenses for services purchased from outside for the enterprises office, and other cash expenses for the whole enterprise as follows:
a. Provisions for bad debts, provisions for decreases in the prices of goods in stock, audit charge, expenses for receptions, celebrations, working mission allowances, severance allowances for laborers; expenses for scientific research, research for technology renewal, expenses for innovations, expenses for training to raise job skills for workers, training in managerial capability.
b. Healthcare expenses for laborers;
c. Expenses for environmental protection;
d. Expenses for female laborers;
e. Expenses for enterprise guard.
3. Payment of loan interests.
Article 27. Imposition of irrational purchase prices, sale prices of products or services or fixing of minimum re-sale prices causing damage to customers
1. Acts of imposing purchase prices of products or services shall be regarded as irrational, causing damage to customers if purchase prices imposed on the same relevant market are lower than the cost of production of products or services under the following conditions:
a. The quality of products or services for which purchase orders are placed is not inferior than that of previously purchased products or services;
b. There was no economic crisis, natural calamity, enemy sabotage or abnormal fluctuation that caused the wholesale price of provision of the service on the relevant market to fall under the costs of production within the minimum period of 60 consecutive days, compared to before.
2. Acts of imposing sale prices of products or services shall be regarded as irrational, causing damage to customers if the demand for such products or services sees no sudden increase in excess of the design capacity or production capacity of the enterprise and the following conditions are satisfied:
a. The average retail price on the same relevant market within the minimum period of 60 consecutive days has been increased more than 5% or increase exceeding 5% compared with the actual sale price before such minimum period of time;
b. There is no abnormal fluctuation resulting in an increase of more than 5% in the costs of production of the product or service concerned within the minimum period of 60 consecutive days before the price is increased.
3. Fixing the minimum resale price, causing damage to customers, is an act of prohibiting distributors and retailers to resell products at a price lower than the pre-fixed price.
Article 28. Restriction of production, distribution of products, services, limitation of markets, obstruction of technical and technological developments, causing damage to customers
1. Restriction of the production or distribution of a product or service, causing damage to customers is an act of:
a. Cutting or reducing the volume of a product or service supplied on the relevant market compared to the previously supplied volume of the product or service while there is no significant fluctuation in the demand-supply relation; there is no economic crisis, natural calamity or enemy sabotage; there is no big technical incident; or there is no state of emergency;
b. Fixing the supplied volume of a product or service at a level sufficient for creating a scarcity on the market;
c. Stockpiling the product to destabilize the market.
2. Limitation of the market, causing damage to customers is an act of:
a. Supplying a product or service only within one or some certain geographical areas;
b. Buying a product or service only from one or some certain supplying sources, except for the case where other supplying sources fail to meet reasonable conditions imposed by the buyer in conformity with normal practices.
3. Obstruction of technological developments, causing damage to customers is an act of:
a. Buying an innovation, utility solution or industrial design for destruction or non-use;
b. Threatening or compelling those who are doing a research for technical or technological developments to stop or cancel such research.
Article 29. Imposition of different trading conditions under similar transaction conditions in order to create unfair competitions
Imposition of different trading conditions under similar transaction condition in order to create unfair competition is an act of discriminating against enterprises regarding purchase or sale conditions, price, payment deadline and quantity in transactions of purchasing or selling products or services which are similar in value or characteristics so as to place one or some enterprises in a competition position more advantageous than other enterprises.
Article 30. Imposition of conditions on other enterprises to sign contracts for purchase or sale of products or services or forcing of other enterprises to accept obligations not directly related to the objects of contracts
1. Imposition of conditions on other enterprises to sign contracts for purchase or sale of products or services is the imposition of the following pre-conditions before signing contract:
a. Restrictions on production or distribution of other products; purchase or provision of other services not directly related to the commitments of the agents according to the provisions of law on agency;
b. Restrictions on places for resale of products, except for goods on the list of those subject to business conditions, goods subject to restricted business according to the provisions of law;
c. Restrictions on customers that buy products for resale, except for goods stated at Point b of this Clause;
d. Restrictions on the form and quantity of products allowed to be supplied.
2. Forcing of other enterprises to accept obligations not directly related to the object of the contract is an act of linking the purchase or sale of a product or service being the object of the contract with the compulsory purchase of another product or service from a designated supplier or person or with the performance of one or more obligations beyond the necessary scope of performing the contract.
Article 31. Prohibition of new competitors from entering the market
Prohibition of new competitors from entering the market is an act of creating the following barriers:
1. Requesting ones customers not to enter into transactions with new competitors.
2. Threatening or forcing distributors and retail shops not to distribute products of new competitors.
3. Selling products at a price sufficient for rendering competitors unable to enter the market, which, however, does not fall into the case specified in Article 23 of this Decree.
Article 32. Imposition of unfavorable conditions on customers by enterprises having monopoly positions
Imposition of unfavorable conditions on customers by enterprises having monopoly positions is an act of forcing customers to unconditionally accept obligations causing difficulties to customers in the process of performing contracts.
Article 33. Abuse of monopoly position to unilaterally modify or cancel signed contrasts without plausible reasons
Abuse of monopoly position to unilaterally modify or cancel signed contracts without plausible reasons is an act performed by an enterprise holding a monopoly position in one of the following forms:
1. Unilaterally modifying or canceling signed contracts without having to notify in advance customers thereof and without facing any penalty.
2. Unilaterally modifying or canceling signed contracts on the basis of one or more grounds not related to the conditions necessary for the continued performance of the contract, without facing any penalty.
Section 5. ECONOMIC CONCENTRATIONS
Article 34. Control or domination of all or one of trades of other enterprises
Control or domination of all or one of trades of other enterprises as provided for in Clause 3, Article 17 of the Competition Law is the case where an enterprise (hereinafter referred to as controlling enterprise) acquires the right to own the assets of another enterprise (hereinafter referred to as controlled enterprise) which is sufficient for holding over 50% of the voting right in the shareholders congress or the management board or is at a level which, as provided for by law or the controlled enterprises charter, is sufficient for the controlling enterprise to dominate financial policies as well as the operation of the controlled enterprise for the purpose of obtaining economic benefits from business operations of the controlled enterprise.
Article 35. Acquisition of other enterprises which is not regarded as economic concentration
1. The case where an insurance enterprise or a credit institution acquires another enterprise for the purpose of resale within the maximum period of one year shall not be regarded as economic concentration if the acquiring enterprise does not exercise the right to control or dominate the acquired or only exercises this right in a compulsory manner in order to achieve the resale purpose.
2. The insurance enterprise or credit institution stated in Clause 1 of this Article must send to the competition-managing agency an acquisition notification dossier with the contents specified in Clause 1, Article 21 of the Competition Law.
3. The time limit for resale of enterprises specified in Clause 1 of this Article may be extended by the head of the competition-managing agency at the proposal of the acquiring enterprise if it proves that it cannot resell the acquired enterprise within one year.
Article 36. Enterprises in danger of dissolution or falling into bankruptcy
1. An enterprise in danger of dissolution is an enterprise which falls into the case of dissolution as provided for by law or its charter but has not yet carried out dissolution procedures but a dissolution decision has not yet been issued by a competent agency according to the provisions of law.
2. An enterprise falling into bankruptcy is an enterprise as provided for by the Bankruptcy Law.
Article 37. Financial statements in economic concentration notification dossiers for newly established enterprises which have carried out business activities for less than one fiscal year
Financial statements in an economic concentration notification dossier of an enterprise joining an economic concentration which is newly established and has carried out business activities for less than one fiscal year may be substituted with the following documents:
1. Written declaration of the charter capital, fixed assets, movable assets and amounts due to it, with the certification of an independent audit organization according to the provisions of law.
2. Written declaration of taxes paid within the period from the time the enterprise starts operation to the time one month before the enterprise is required to make financial statements for notifying the economic concentration.
Article 38. Replies to economics-concentration notifications
1. Replies to economics-concentration notifications shall be issued in writing.
2. The competition-managing agencys written replies to economic-concentration notifications must be addressed to the following:
a. The business registration agency and other agencies competent to permit merger, consolidation, acquisition or joint venture according to the provisions of law;
b. Lawful representatives of the parties to economic concentrations;
c. Parties to economic concentrations.
Section 6. PROCEDURES FOR IMPLEMENTATION OF EXEMPTIONS
Article 39. Financial statements in exemption application dossiers for newly established enterprises which have carried out business activities for less than one fiscal year
For newly established enterprise which have carried out business activities for less then one fiscal year, financial statements in their exemption application dossiers may be substituted with the following documents:
1. Documents stated in clause 1, Article 37 of this Decree.
2. Written declaration of taxes paid within the period from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date of making of the exemption application.
Article 40. Explanatory reports in exemption application dossiers.
1. Explanatory reports on the satisfaction of conditions for exemption specified in clause 1, Article 10 and Clause 2, Article 19 of the Competition Law must be expressed in the form of feasibility study schemes conducted or evaluated by scientific and technological organizations or research and development organizations established under the June 9,2000 Law on science and Technology.
2. Explanatory reports on the satisfaction of conditions for exemption specified in clause 1, article 19 of the Competition Law must prove that one or more parties to economic concentrations are in danger of dissolution of falling into bankruptcy in accordance with the provisions of article 36 of this Decree.
Article 41. Responsibility for evaluating exemption application dossiers
1. Where an economic concentration falls within the scope of the exemption-granting competence of the Trade Minister, the competition-managing agency shall have to evaluate the exemption application dossier and submit it to the Trade Minister for decision on the grant of exemption within the time limit specified in Clause 1 and 2, Article 34 of the Competition Law.
2. Where an economic concentration falls within the scope of the exemption-granting competence of the Prime Minister, the competition-managing agency shall have to evaluate the exemption application dossier and propose the Trade Minister to send a written request to concerned ministries, ministerial-level agencies, Government attached agencies, other agencies and organizations for their opinions on this case within 50 days as from the date of receipt of the complete dossier. For complicated cases, this time limit shall be 100 days.
Within 15 days as from the date of receipt of the written request from the Trade Ministry for opinions on the exemption application case, the consulted agencies and organizations shall have to study and send their opinions in writing to the competition-managing agency.
Within 15 days as from the date of receipt of the opinions of the consulted agencies and organizations, the competition-managing agency must sum up these opinions and prepare a draft evaluation document for the Trade Minister to submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 42. Principal contents of documents on evaluation of exemption application dossiers
A document on the evaluation of an exemption application dossier shall contain the following principal contents:
1. The consistency of the explanatory report with the satisfaction of conditions for exemption for a given period.
2. Issues on which opinions remain divergent and solutions.
3. Proposals of the competition-managing agency or the Trade Minister regarding the case of economic concentration falling within the exemption-granting competence of the Prime Minister.
Article 43. Publication of decisions on grant off exemptions
Within seven working days as from the date of issuance of decisions on the grant of exemptions, the competition-managing agency shall have to publicize them in all the following forms:
1. Posting them up at its head office.
2. Announcing them on the mass media.
Article 44. Errors not regarded as frauds in exemption application dossiers
Errors which shall not be regarded as frauds in exemption application stated at Point a, Clause 2, article 37 of the Competition Law shall include spelling mistakes, typing mistakes and printing mistakes which are not related to financial statement figures and do not alter the principal contents of the explanatory reports in the exemption application dossiers.