Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh
Số hiệu: | 116/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/09/2005 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2005 |
Ngày công báo: | 25/09/2005 | Số công báo: | Từ số 38 đến số 39 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2005 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CẠNH TRANH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng, kế toán, kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc cạnh tranh, thủ tục thực hiện các trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh.
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau đây:
a) Tính chất vật lý;
b) Tính chất hóa học;
c) Tính năng kỹ thuật;
d) Tác dụng phụ đối với người sử dụng;
đ) Khả năng hấp thụ.
3. Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó.
4. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.
5. Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;
b) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;
c) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó.
6. Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này cho kết quả chưa đủ để kết luận thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ:
a) Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác;
b) Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu;
c) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
d) Khả năng thay thế về cung theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
7. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
1. Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng.
2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.
Khả năng thay thế về cung là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối một hàng hóa, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ khác đó.
1. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo các căn cứ sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Rào cản gia nhập thị trường.
3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
1. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2. Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính.
3. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
4. Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp.
5. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
6. Tập quán của người tiêu dùng.
7. Các rào cản gia nhập thị trường khác.
1. Nhóm doanh nghiệp được coi là liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm doanh nghiệp liên kết) nếu nhóm doanh nghiệp này có cơ quan điều hành chung và được cơ quan này đầu tư vốn.
2. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu, doanh số mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của từng doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của cơ quan điều hành chung quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa cơ quan điều hành chung với doanh nghiệp thành viên, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của cơ quan điều hành chung quy định tại khoản này.
Doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm được tính bằng tổng phí bảo hiểm, phí tái bảo hiểm đã nhận của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập và có hoạt động kinh doanh chưa đủ năm tài chính, doanh thu để xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm được tính bằng tổng phí bảo hiểm, phí tái bảo hiểm đã nhận theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động đến thời điểm xác định thị phần theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây:
1. Thu nhập tiền lãi.
2. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ.
3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
4. Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần.
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác.
6. Thu nhập khác.
1. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật Cạnh tranh trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Thị phần trước khi tham gia tập trung kinh tế của doanh nghiệp mới thành lập và có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính là thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong thông báo tham gia tập trung kinh tế.
3. Thị phần trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ của doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính là thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý kể từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó.
2. Thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
1. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
2. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
1. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan.
2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hành động dưới hình thức quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Nghị định này hoặc mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác.
3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Những hành vi khác bị pháp luật cấm.
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây:
1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2. Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp.
3. Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp.
4. Năng lực tài chính của công ty mẹ.
5. Năng lực công nghệ.
6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
7. Quy mô của mạng lưới phân phối.
1. Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:
a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
2. Các hành vi sau đây không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
a) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
d) Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;
e) Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
3. Các trường hợp hạ giá bán quy định tại khoản 2 Điều này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí trực tiếp sau đây:
1. Chi phí vật tư trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp.
3. Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên.
Chi phí lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau đây:
1. Tiền lương.
2. Các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng.
3. Hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới.
4. Tiếp thị.
5. Đóng gói.
6. Bao bì.
7. Vận chuyển.
8. Bảo quản.
9. Khấu hao tài sản cố định.
10. Vật liệu.
11. Dụng cụ, đồ dùng.
12. Bốc dỡ hàng hóa.
13. Dịch vụ mua ngoài.
14. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng theo quy định của pháp luật.
15. Chi lãi vay vốn kinh doanh.
16. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
17. Chi phí bảo hành sản phẩm.
18. Chi phí quảng cáo.
19. Các chi phí bằng tiền khác theo quy định của pháp luật.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp sau đây:
1. Tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng, ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2. Chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn doanh nghiệp sau đây:
a) Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động; các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý;
b) Chi phí y tế cho người lao động;
c) Chi phí bảo vệ môi trường;
d) Chi phí cho lao động nữ;
đ) Chi phí bảo vệ cơ sở doanh nghiệp.
3. Chi trả tiền lãi vay.
1. Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:
a) Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó;
b) Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó.
2. Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.
3. Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.
1. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp;
b) Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường;
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường.
2. Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định;
b) Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.
3. Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng là hành vi:
a) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
b) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán háng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hoá, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.
1. Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là hành vi gắn việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây:
1. Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.
3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
1. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Cạnh tranh.
3. Thời hạn bán lại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.
1. Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của Luật Phá sản.
Báo cáo tài chính trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính được thay thế bằng các tài liệu sau đây:
1. Bản kê khai vốn điều lệ, tài sản cố định, tài sản lưu động, công nợ có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bản kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày doanh nghiệp làm báo cáo tài chính để thông báo việc tập trung kinh tế.
1. Việc trả lời thông báo tập trung kinh tế phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Văn bản trả lời thông báo tập trung kinh tế của cơ quan quản lý cạnh tranh phải được gửi đến các đối tượng sau đây:
a) Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đại diện hợp pháp của các bên tham gia tập trung kinh tế;
c) Các bên tham gia tập trung kinh tế.
Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính được thay thế bằng các tài liệu sau đây:
1. Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.
2. Kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.
1. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 thực hiện hoặc đánh giá.
2. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải chứng minh được việc một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.Bổ sung
1. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định việc cho hưởng miễn trừ trong thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều 34 của Luật Cạnh tranh.
2. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác có liên quan về trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 100 ngày.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Thương mại về trường hợp miễn trừ, các cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm nghiên cứu và gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức được yêu cầu, cơ quan quản lý cạnh tranh phải tổng hợp các ý kiến đóng góp và dự thảo văn bản thẩm định để Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Sự phù hợp của báo cáo giải trình với việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ có thời hạn.
2. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý.
3. Ý kiến đề xuất của cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc ý kiến đề xuất của Bộ trưởng Bộ Thương mại đối với trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng thời theo các hình thức sau:
1. Niêm yết tại trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những sai sót không bị coi là gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 của Luật Cạnh tranh bao gồm các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi in ấn không liên quan đến số liệu báo cáo tài chính và không làm thay đổi nội dung cơ bản của báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
1. Đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của bên khiếu nại;
c) Tên, địa chỉ của bên bị khiếu nại;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết;
e) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Chứng cứ để chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp;
h) Các thông tin khác mà bên khiếu nại xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh;
i) Chữ ký hoặc điểm chỉ của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là cá nhân; chữ ký và dấu của đại diện hợp pháp của bên khiếu nại trong trường hợp bên khiếu nại là tổ chức.
2. Các tài liệu quy định ở các điểm g, h khoản 1 Điều này có thể được lập thành phụ lục kèm theo đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.Bổ sung
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Cạnh tranh;
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh;
c) Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bên khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh trả lại.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
1. Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh là người tuy không khiếu nại vụ việc cạnh tranh, không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Trong trường hợp việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng cùng với bên khiếu nại hoặc với bên bị điều tra theo quy định tại Điều 71 của Luật Cạnh tranh, họ có quyền yêu cầu độc lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ việc cạnh tranh đang được giải quyết;
c) Việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ trong cùng một vụ việc cạnh tranh sẽ giúp cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh được chính xác và nhanh hơn.
2. Thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo thủ tục khiếu nại vụ việc cạnh tranh quy định tại Mục 1 Chương này.
1. Luật sư có đủ điều kiện tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan uỷ quyền có quyền tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 67 của Luật Cạnh tranh.
Phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 62 của Luật Cạnh tranh bao gồm các loại phí sau đây:
1. Phí giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh theo hồ sơ khiếu nại quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh hoặc phí giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh tự mình phát hiện dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.
2. Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Toàn bộ phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thu được đều phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
2. Tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh được nộp cho cơ quan quản lý cạnh tranh để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Trường hợp người nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh nêu tại khoản 2 Điều này được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải làm thủ tục hoàn trả lại tiền cho người đã nộp.
4. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh, số tiền tạm ứng đã thu phải được chuyển nộp vào ngân sách nhà nước ngay sau khi quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành.
5. Khi thu tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải sử dụng chứng từ thu do Bộ Tài chính thống nhất phát hành.
6. Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có biến động từ 20% trở lên, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh các mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ được xác định bằng số tiền cụ thể quy định tại Nghị định này theo sát thời giá.
1. Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh được quy định như sau:
a) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10.000.000 đồng;
b) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 100.000.000 đồng;
c) Mức phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 10.000.000 đồng.
2. Trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này, bên khiếu nại theo quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ việc cạnh tranh phải nộp tiền tạm ứng chi phí giải quyết vụ việc cạnh tranh bằng 30% mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh được trả lại toàn bộ hoặc phần chênh lệch trong trường hợp họ là người không phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh nhưng ít hơn số tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh đã nộp theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Thời hạn hoàn trả toàn bộ hoặc phần chênh lệch quy định tại khoản 1 Điều này là 30 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh bị đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Cạnh tranh, tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh của bên khiếu nại, bên bị điều tra, cơ quan quản lý cạnh tranh được xác định theo quy định tại Điều 63 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp được miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với yêu cầu độc lập của họ nếu yêu cầu đó không được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
3. Trường hợp việc giải quyết vụ việc cạnh tranh bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 của Luật Cạnh tranh thì bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu 50% mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
Bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể thoả thuận với nhau về mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được, thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định.
4. Trong trường hợp có bên được miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh, thì bên khác vẫn phải nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh theo phần của mình theo quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này.
Người tiêu dùng có thu nhập thấp được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nơi người đó cư trú hoặc làm việc, chứng nhận thì có thể được cơ quan quản lý cạnh tranh cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Mức lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là 50.000.000 đồng.
Các chi phí tố tụng khác bao gồm chi phí giám định, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch và chi phí cho luật sư.
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu giám định tạm tính để tiến hành việc giám định.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc giám định và do tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp các bên liên quan cùng yêu cầu về cùng một đối tượng trưng cầu giám định thì mỗi bên phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải trả chi phí giám định thì người phải trả chi phí giám định theo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải nộp chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí giám định thực tế thì họ được hoàn trả lại phần tiền còn thừa đó.
Nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.
1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do bên mời chịu.
2. Người đề nghị cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời khai phù hợp sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị.
Trong trường hợp lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do bên có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị trả.
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thoả thuận của người mời với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của bên mời luật sư với luật sư trong phạm vi quy định của văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, cho luật sư do người mời người phiên dịch, luật sư trả, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trả.
Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nghĩa vụ cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh quy định tại Điều 66 của Nghị định này cho bên khiếu nại, bên bị điều tra, những người tham gia tố tụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật Cạnh tranh và quy định của Chương này.
Các văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo bao gồm:
1. Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh, đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng cạnh tranh.
5. Biên lai thu tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh và các chi phí khác.
6. Các văn bản khác trong tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
1. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Người tiến hành tố tụng cạnh tranh và những người khác của cơ quan ban hành văn bản tố tụng cạnh tranh được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng cạnh tranh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng cạnh tranh làm việc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh;
c) Những người khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh mà không làm đúng trách nhiệm của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
1. Cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền.
2. Niêm yết công khai.
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh có liên quan. Người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng cạnh tranh.
2. Trong trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt thì văn bản tố tụng cạnh tranh có thể được giao cho người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, ngày được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh.
Trong trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh không có người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng cạnh tranh thì có thể chuyển giao văn bản đó cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc, khối (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố), Ủy ban nhân dân, công an cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú và yêu cầu cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh.
3. Trường hợp việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh qua người thứ ba được uỷ quyền, người thực hiện phải lập biên bản ghi rõ việc người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt, văn bản tố tụng cạnh tranh đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa họ với nhau; cam kết giao lại tận tay ngay văn bản tố tụng cạnh tranh cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng cạnh tranh và người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh, người chứng kiến.
4. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh đã chuyển đến địa chỉ mới, văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ.
5. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ, người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin.
6. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh từ chối nhận văn bản tố tụng, người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, công an cấp xã về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng cạnh tranh.
1. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh là cơ quan, tổ chức, văn bản tố tụng cạnh tranh phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, cơ quan, tổ chức được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng cạnh tranh thì những người này ký nhận văn bản tố tụng cạnh tranh đó.
1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.
2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh thực hiện theo các thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
2. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do người có yêu cầu thông báo trả.
3. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp hoặc phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp.
Trường hợp người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, người đã thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải thông báo ngay kết quả cho cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh.
1. Bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Bên phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
3. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh.
Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thừa nhận.
2. Những tình tiết, sự kiện thích hợp đã được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
3. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
1. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
2. Lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và các thiết bị ghi âm, ghi hình khác kèm theo văn bản xác nhận về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó, hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần.
3. Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận được coi là chứng cứ nếu là tài liệu đọc được nội dung.
4. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
1. Các bên liên quan có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên nộp chứng cứ giữ.
1. Điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ chưa có bản giải trình hoặc nội dung bản giải trình chưa đầy đủ, rõ ràng.
Bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng không thể tự viết được thì điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh lấy lời khai của họ. Người lấy lời khai tự mình hoặc thư ký phiên điều trần ghi lại lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vào biên bản.
2. Việc lấy lời khai quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành tại trụ sở cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành ngoài trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh.
3. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.
Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
4. Việc lấy lời khai của bên khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng là người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người đó.
5. Biên bản ghi lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được coi là bộ phận không tách rời của bản giải trình của những người này.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tự mình ra quyết định trưng cầu giám định hoặc ra quyết định trưng cầu giám định theo kiến nghị của điều tra viên, đề nghị của các bên liên quan. Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc giám định lại có thể do người đã tiến hành giám định trước đó thực hiện hoặc do tổ chức chuyên môn khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 80 của Nghị định này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.
1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.
2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của bên liên quan.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền chỉ công bố và sử dụng công khai một số chứng cứ vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo cho việc điều tra và xử lý được vụ việc cạnh tranh.
4. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:
a) Tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện;
b) Đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
c) Đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết;
d) Tác động tích cực của hành vi vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;
b) Thực hiện hành vi vi phạm sau khi nhận được quyết định không chấp thuận được hưởng miễn trừ hoặc quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
d) Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.
3. Đối với các hành vi vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, ngoài các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được quy định tại Điều 8 và 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử lý vi phạm nhưng chưa hết thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử lý mà lại thực hiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực đã bị xử lý.
Để ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc để bảo đảm việc xử lý vụ việc cạnh tranh, người có thẩm quyền có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính sau đây trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh:
1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
3. Khám người.
4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật.
5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải tuân thủ các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 61, khoản 6 Điều 76, khoản 4 Điều 79, khoản 2 Điều 81 của Luật Cạnh tranh, quy định tại Mục này và quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Việc thực hiện tạm giữ người quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về tạm giữ người.
1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh;
b) Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
c) Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để xác minh các tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại Điều 91 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ và người tiến hành tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, thay đổi hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền và người chứng kiến.
5. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 2 Điều này quyết định.
7. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm một bản.
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại Điều 91 của Nghị định này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ, thì ngoài những người được quy định tại Điều 91 của Nghị định này, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại Điều 91 của Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.
Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh thực hiện theo các quy định sau đây:
1. Những người có thẩm quyền quy định tại Điều 91 của Nghị định này có quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
2. Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh là địa điểm mà tại đó người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Nếu người vi phạm cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong người thì áp dụng biện pháp khám người theo quy định tại Điều 93 của Nghị định này.
3. Trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh là nơi ở thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 91 của Nghị định này chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu.
Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình.
4. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện đều phải lập biên bản theo đúng mẫu quy định.
1. Người kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật Cạnh tranh phải làm đơn, văn bản kiến nghị gửi đến Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.
Đơn, văn bản kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ của người có kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính;
c) Tên, địa chỉ của người bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính;
d) Tóm tắt hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính;
e) Biện pháp ngăn chặn hành chính cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
Tuỳ theo kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính mà người kiến nghị phải cung cấp cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chứng cứ để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính đó.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người kiến nghị không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 97 của Nghị định này thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính; trường hợp không chấp nhận kiến nghị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh nhận đơn kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính tại phiên điều trần thì Chủ tọa phiên điều trần kiến nghị Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ngay hoặc sau khi người kiến nghị đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 97 của Nghị định này.
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh nếu không có kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính quy định tại Điều 95 của Nghị định này
Bên khiếu nại vụ việc cạnh tranh khi nộp đơn kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn hành chính phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại Kho bạc nhà nước trong một thời hạn do Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh ấn định.
Khi xét thấy biện pháp ngăn chặn hành chính đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính khác được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 95 của Nghị định này.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh phải quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Người kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính đề nghị huỷ bỏ;
b) Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã hết.
2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính, người kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính được nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá bảo đảm quy định tại Điều 97 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật Cạnh tranh.
1. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính có hiệu lực thi hành ngay.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính ngay sau khi ra quyết định cho người có kiến nghị, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Phiên điều trần phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định mở phiên điều trần hoặc trong giấy báo mở lại phiên điều trần trong trường hợp phải hoãn phiên điều trần.
2. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ việc cạnh tranh bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của các bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh tóm tắt kết luận điều tra. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được căn cứ vào kết quả của việc hỏi tại phiên điều trần, tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần.
3. Việc hỏi và tranh luận tại phiên điều trần phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải tham dự phiên điều trần từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 102 của Nghị định này.
Trong trường hợp đặc biệt do Nghị định này quy định thì phiên điều trần có thể tạm ngừng không quá 05 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, phiên điều trần được tiếp tục.
4. Mỗi phiên điều trần phải có ít nhất một thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.
1. Trong trường hợp có thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không thể tiếp tục tham gia phiên điều trần thì thành viên Hội đồng cạnh tranh tham dự phiên điều trần sẽ được thay thế cho thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đó.
2. Trong trường hợp chủ tọa phiên điều trần không thể tiếp tục tham gia phiên điều trần thì phiên điều trần được tạm ngừng không quá 01 ngày làm việc để Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cử thành viên khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thay thế.
1. Bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên điều trần.
2. Bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vẫn tiến hành phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh vắng mặt họ.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu bên khiếu nại và bên bị điều tra đều đồng ý.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vẫn tiến hành phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
1. Bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên điều trần có đơn đề nghị Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết vụ việc cạnh tranh vắng mặt họ.
2. Bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên điều trần có người đại diện hợp pháp tham gia phiên điều trần.
3. Bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Nghị định này.
1. Luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên điều trần.
2. Luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành giải quyết vụ việc cạnh tranh; trong trường hợp này, bên khiếu nại, bên bị
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ việc cạnh tranh. Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc gửi lời khai cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Chủ tọa phiên điều trần công bố lời khai đó.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần hoặc vẫn tiến hành phiên điều trần; trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên điều trần không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh thì có thể bị cơ quan công an dẫn giải đến phiên điều trần theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
1. Người giám định phải tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.
2. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần hoặc vẫn tiến hành phiên điều trần.
1. Người phiên dịch phải tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần, trừ trường hợp các bên liên quan vẫn yêu cầu tiến hành phiên điều trần.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phân công hai điều tra viên trong đó có ít nhất một điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh tham gia phiên điều trần.
2. Trường hợp vụ việc cạnh tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh mà cả hai điều tra viên không thể tiếp tục tham gia phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần và thông báo cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
1. Trong trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần theo quy định tại khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 85 của Luật Cạnh tranh và các điều 103, 105, 106, 107, 108, 109, 117 và khoản 4 Điều 123 của Nghị định này thì thời hạn hoãn phiên điều trần không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
2. Quyết định hoãn phiên điều trần phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và họ, tên những người tiến hành tố tụng khác;
c) Vụ việc cạnh tranh được đưa ra xử lý;
d) Lý do của việc hoãn phiên điều trần;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên điều trần.
3. Quyết định hoãn phiên điều trần phải được Chủ tọa phiên điều trần thay mặt Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gửi ngay cho họ quyết định đó.
4. Trường hợp sau khi hoãn phiên điều trần mà Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không thể mở lại phiên điều trần đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên điều trần ghi trong quyết định hoãn phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên điều trần.
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh ban hành nội quy phiên điều trần bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng tổ chức phiên điều trần, trừ trường hợp được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần.
2. Mọi người trong phòng tổ chức phiên điều trần phải đứng dậy khi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vào phòng tổ chức phiên điều trần, phải tôn trọng Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên điều trần.
3. Chỉ những người được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được Chủ tọa phiên điều trần cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thảo luận và thông qua tại phòng kín.
2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh, hoãn phiên điều trần phải được thảo luận, thông qua tại phòng kín và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thảo luận và thông qua tại phòng tổ chức phiên điều trần, không phải viết bằng văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên điều trần.
1. Biên bản phiên điều trần phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung chính trong quyết định mở phiên điều trần quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Cạnh tranh;
b) Mọi diễn biến tại phiên điều trần từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên điều trần;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên điều trần.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên điều trần, việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên điều trần chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Sau khi kết thúc phiên điều trần, Chủ tọa phiên điều trần phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên điều trần ký vào biên bản đó.
4. Những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên điều trần ngay sau khi kết thúc phiên điều trần, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên điều trần và ký xác nhận.
Trước khi khai mạc phiên điều trần, Thư ký phiên điều trần phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên điều trần.
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập, giấy báo của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do.
3. Ổn định trật tự trong phòng tổ chức phiên điều trần.
4. Yêu cầu mọi người trong phòng tổ chức phiên điều trần đứng dậy khi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vào phòng tổ chức phiên điều trần.
1. Chủ tọa phiên điều trần khai mạc phiên điều trần và đọc quyết định mở phiên điều trần.
2. Thư ký phiên điều trần báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập, giấy báo của phiên điều trần và lý do vắng mặt.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tọa phiên điều trần kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên điều trần theo giấy triệu tập của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Chủ tọa phiên điều trần phổ biến quyền, nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác.
5. Chủ tọa phiên điều trần giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
6. Chủ tọa phiên điều trần hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên điều trần mà không thuộc trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải hoãn phiên điều trần thì Chủ tọa phiên điều trần phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên điều trần hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật Cạnh tranh và Mục này, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.
1. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hỏi người làm chứng, Chủ tọa phiên điều trần có thể quyết định những biện pháp thích hợp để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
2. Trường hợp lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên điều trần có thể quyết định cách ly bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh bắt đầu giải quyết vụ việc cạnh tranh bằng việc nghe giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo trình tự sau đây:
a) Luật sư của bên khiếu nại trình bày khiếu nại của bên khiếu nại và chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại đó là có căn cứ và hợp pháp. Bên khiếu nại có quyền bổ sung ý kiến;
b) Luật sư của bên bị điều tra trình bày ý kiến của bên bị điều tra đối với khiếu nại của bên khiếu nại; đề nghị của bên bị điều tra và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bên bị điều tra có quyền bổ sung ý kiến;
c) Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với khiếu nại của bên khiếu nại; ý kiến, đề nghị của bên bị điều tra; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trong trường hợp bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có luật sư thì họ tự trình bày về khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
3. Tại phiên điều trần, bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và luật sư của mình có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của mình.
4. Đối với vụ việc cạnh tranh không có bên khiếu nại do cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh thì phần trình bày của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thay bằng báo cáo của điều tra viên.
Sau khi nghe xong lời trình bày của bên khiếu nại hoặc báo cáo của điều tra viên trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Chủ tọa phiên điều trần.
2. Thành viên khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Luật sư của các bên, bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Những người tham gia tố tụng khác.
1. Trong trường hợp có nhiều bên khiếu nại, bên bị điều tra, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng bên.
2. Chỉ tiến hành hỏi các bên quy định tại khoản 1 Điều này về những vấn đề mà luật sư của các bên và các bên trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của các bên còn lại và luật sư của những người này.
3. Bên khiếu nại, bên bị điều tra, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình trả lời hoặc luật sư của các bên tương ứng trả lời thay và sau đó các bên trả lời bổ sung.
1. Trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Trước khi hỏi người làm chứng, Chủ tọa phiên điều trần phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc cạnh tranh.
3. Trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên, Chủ tọa phiên điều trần có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4. Chủ tọa phiên điều trần yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ việc cạnh tranh mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với giải trình của những người tham gia tố tụng khác, luật sư của những người này.
5. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng tổ chức phiên điều trần để có thể được hỏi thêm.
6. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên điều trần nhìn thấy họ.
1. Chủ tọa phiên điều trần yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
2. Những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên điều trần có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ việc cạnh tranh.
3. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên điều trần thì Chủ tọa phiên điều trần công bố kết luận giám định.
4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên điều trần và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại; nếu chấp nhận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần.
1. Trước khi kết thúc việc hỏi tại phiên điều trần, Chủ tọa phiên điều trần hỏi bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, luật sư của những người này và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không; trường hợp có người yêu cầu, Chủ tọa phiên điều trần xem xét, quyết định tiếp tục việc hỏi.
2. Trường hợp không có yêu cầu hỏi thêm thì Chủ tọa phiên điều trần quyết định chuyển sang phần tranh luận quy định tại Điều 125 của Nghị định này.
1. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Luật sư của bên khiếu nại phát biểu. Bên khiếu nại có quyền bổ sung ý kiến;
b) Luật sư của bên bị điều tra phát biểu. Bên bị điều tra có quyền bổ sung ý kiến;
c) Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trong trường hợp bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có luật sư thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận.
3. Đối với vụ việc cạnh tranh không có bên khiếu nại do cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh, phần phát biểu của luật sư của bên khiếu
1. Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ việc cạnh tranh, người tham gia tranh luận dựa vào các căn cứ sau đây :
a) Tài liệu, chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần;
b) Kết quả việc hỏi tại phiên điều trần.
2. Chủ tọa phiên điều trần không được hạn chế thời gian tranh luận.
Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ việc cạnh tranh chưa được xem xét, xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên điều trần tuyên bố kết thúc tranh luận.
Bên bị điều tra được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bên bị điều tra nói lời sau cùng. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền yêu cầu bên bị điều tra không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ việc cạnh tranh, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bên bị điều tra.
Nếu trong lời nói sau cùng, bên bị điều tra trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ việc cạnh tranh, thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải quyết định trở lại việc xét hỏi.
1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vào phòng kín để thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Khi thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc cạnh tranh bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh.
3. Việc thảo luận quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được tiến hành căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên điều trần, kết quả việc hỏi tại phiên điều trần và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng.
4. Khi thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Biên bản thảo luận phải được các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký tên trước khi tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
5. Trong trường hợp vụ việc cạnh tranh có nhiều tình tiết phức tạp, việc thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể quyết định thời gian thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên điều trần.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải thông báo cho những người có mặt tại phiên điều trần và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên điều trần về ngày, giờ và địa điểm tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; nếu đã thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vẫn tiến hành việc tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 132 của Nghị định này.
Qua thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu xét thấy có tình tiết của vụ việc cạnh tranh chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.
1. Nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm phần mở đầu, phần tóm tắt nội dung vụ việc và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phần kết luận.
2. Phần mở đầu của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải bao gồm các nội dung sau:
a) Số, ngày thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh;
b) Số, ngày tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Tên của các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;
d) Tên của người giám định, người phiên dịch (nếu có);
đ) Tên, địa chỉ của bên khiếu nại (nếu có), bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); người đại diện hợp pháp, luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
e) Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có);
g) Số, ngày, tháng, năm của quyết định mở phiên điều trần;
h) Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức phiên điều trần.
3. Phần tóm tắt nội dung vụ việc và nhận định của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khiếu nại của bên khiếu nại hoặc của cơ quan quản lý cạnh tranh trong trường hợp vụ việc cạnh tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh tự mình phát hiện và điều tra;
b) Đề nghị của bên bị điều tra (nếu có);
c) Đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
d) Phân tích chứng cứ và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về hành vi vi phạm;
đ) Phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại, đề nghị của các bên, luật sư của các bên;
e) Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có);
g) Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (nếu có).
Nếu bên bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải ghi rõ những căn cứ xác định bên bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
4. Phần kết luận của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quyết định về từng vấn đề trong vụ việc cạnh tranh;
b) Quyết định về phí xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
5. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm ban hành mẫu quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
1. Khi tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, mọi người trong phòng tổ chức phiên điều trần phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Chủ tọa phiên điều trần. Chủ tọa phiên điều trần hoặc một thành viên khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đọc quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và giải thích về việc thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và quyền khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Trường hợp có bên liên quan không biết tiếng Việt, người phiên dịch có thể dịch lại toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sang ngôn ngữ mà họ biết, sau khi tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
1. Sau khi tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì không được sửa chữa, bổ sung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho bên khiếu nại.
2. Việc sửa chữa, bổ sung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều này phải do chủ tọa phiên điều trần đó thực hiện. Trong trường hợp chủ tọa phiên điều trần đó không còn đảm nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng cạnh tranh thì Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.
Khi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 106 của Luật Cạnh tranh thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải cấp cho người được thi hành và người phải thi hành quyết định đó có ghi “để thi hành”.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải giải thích cho người được thi hành, người phải thi hành quyết định về quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành quyết định và nghĩa vụ thi hành quyết định.
1. Người được thi hành, người phải thi hành, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền yêu cầu bằng văn bản Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải thích những điểm chưa rõ trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để thi hành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có văn bản giải thích và gửi cho người có yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Chủ tọa phiên điều trần có trách nhiệm giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong trường hợp họ không còn là thành viên Hội đồng cạnh tranh thì Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Việc giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải căn cứ vào biên bản phiên điều trần và biên bản thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 113 của Nghị định này.
Việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Vụ việc cạnh tranh có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý cạnh tranh quy định tại điểm d khoản 2 Điều 49 của Luật Cạnh tranh.
2. Chỉ được ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên nội dung điều tra chính thức quy định tại khoản 2 Điều 89, báo cáo điều tra quy định tại khoản 2 Điều 93 của Luật Cạnh tranh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 85 và các quy định khác có liên quan của Nghị định này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có các nội dung chính sau đây:
a) Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
b) Tên, địa chỉ của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp, luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
c) Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có);
d) Tóm tắt nội dung vụ việc;
đ) Phân tích vụ việc;
e) Kết luận về việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh; phân tích chứng cứ xác định hành vi vi phạm; phân tích chứng cứ xác định hành vi không vi phạm pháp luật về cạnh tranh; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ. Nếu bên bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải ghi rõ những căn cứ xác định bên bị điều tra không vi phạm pháp luật về cạnh tranh và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
g) Kết luận xử lý vụ việc phải ghi rõ các quyết định xử lý của cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hành vi vi phạm, về phí xử lý vụ việc cạnh tranh và quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm ban hành mẫu quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo quy định tại Mục 7 của Luật Cạnh tranh.
1. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật Cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
2. Hồ sơ vụ việc cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh;
b) Báo cáo điều tra quy định tại Điều 93 của Luật Cạnh tranh;
c) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 116/2005/ND-CP |
Hanoi , September 15th, 2005 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE COMPETITION LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 3,2004 Competition Law;
Pursuant to the August 28,2001 Ordinance on Charges and Fees;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Trade Minister after consulting the President of the Supreme Peoples Court,
DECREES:
Article 1. Scope and subjects of application
This Decree provides in detail for the implementation of a number of articles of the Competition Law regarding control of competition-restricting acts and competition proceedings.
Article 2. Subjects of application
This decree shall apply to business organizations and individuals (hereinafter referred to as enterprises) and professional associations operating in Vietnam, as provided for in Article 2 of the Competition Law.
Article 3. Responsibility to supply information
State agencies, financial, credit, accounting and audit institutions, other organizations and individuals involved in competition cases or procedures for implementation of exemptions shall have to supply full, truthful and accurate necessary information in a timely manner at the request of the competition-managing agency or the Competition Council.
CONTROL OF COMPETITION-RESTRICTING ACTS
Section 1. DEFINITION OF RELEVANT MARKETS
Article 4. Definition of relevant product markets
1. A relevant product market is a market of products or services which are interchangeable in terms of characteristics intended use and price.
2. Characteristics of a product or service shall be identified on one or more of the following grounds:
a. Physic characteristics;
b. Chemical characteristics;
c. Technical properties;
d. Side effects on users;
e. Absorbability.
3. Intended use of a product or service shall be determined as its most principal intended use.
4. The price of a product or service is the price written in its retail invoice according to the provisions of law.
5. The interchangeability of a product or service shall be defined as follows:
a. Products or services shall be regarded as interchangeable in characteristics if they have many similar physic, chemical characteristics, technical properties, side effects on users and absorbability;
b. Products or services shall be regarded as interchangeable in intended use if they have similar intended use if they have similar intended uses;
c. Products or services shall be regarded as interchangeable in price if, in case of an increase of over 10% I the prices of such products or services which is maintained for six consecutive months, over 50% of a random sample of 1,000 consumers living in a relevant geographical area switch or intend to buy other products or services with the characteristics or intended use similar to products or services which they are using or intend to use.
In case the number of consumers living in a relevant geographical market stated at this Point is less than 1,000, a random sample must include at least 50% of the number of such consumers.
6. In case of the result of definition of the interchangeability of products or services by the method defined in Clause 5 of this Article is insufficient for reaching a conclusion on the interchangeability of such products or services, the competition-managing agency or the competition case-handling panel may additionally consider one or more of the following factors for defining the interchangeability of products or services:
a. The rate of change in the demand for a product or service as a result of a change in the price of another product or service;
b. The length of time required for the supply of a product or service to the market when there is a sudden increase in demand;
c. The duration of use of a product or service;
d. The supply substitutability under the provisions of Article 6 of this Decree.
7. In case of necessity, the competition-managing agency or the competition case- handling panel may identify an additional group of consumers living the relevant geographical area who cannot switch to buy another product or service which has characteristics and intended user similar to the product or service they are using or intend to use in case of an increase of over 10% in the price of such product or service, which is maintained for six consecutive months.
Article 5. Definition of relevant product market in special cases
1. A relevant product market may be defined to be the market of a specific product or a group of specific products based on the market structure and consumer practices.
2. When defining a relevant product market in the case specified in Clause 10 of this Article, the market of products complementary to the relevant product may be taken into consideration.
Products shall be regarded as complementary to the relevant product if an increase or decrease in their price will result in a corresponding increase or decrease in the relevant product.
Article 6. Determination of supply substitutability
Supply substitutability is the capacity of an enterprise that is producing or distributing a product or service to produce or distribute another product or service, in case of a price increase of such product or service, within a short period of time without incurring significant costs.
Article 7. Definition of relevant geographical market
1. Relevant geographical market means a specific geographical area where exist products or services which are interchangeable under similar conditions of competition, and which is considerably differentiated from neighboring areas.
2. The boundaries of a geographical area defined in clause 1 of this Article shall be determined on the following grounds:
a. A geographical area where a business establishment of another enterprise participating in the distribution of the relevant product is base;
b. A business establishment of another enterprise is based in a neighboring area sufficiently close to the geographical area defined at Point a of this clause for its participation in the distribution of the relevant product in such geographical area;
c. Transportation costs in the geographical area defined in clause 1 of this Article;
d. The tome of transportation costs in the geographical area defined in clause 1 of this Article;
e. Barriers to market entry.
3. A geographical area may be considered having similar competition conditions and being significantly differentiated from neighboring geographical areas if it satisfies one of the following criteria:
a. Transportation cost and time will result in an increase of no more than 10% in the retail prices of products;
b. There exists one of the barriers to market entry as specified in Article 8 of this decree.
Article 8. Barriers to market entry
Barriers to market entry include:
1. Inventions, utility solutions, industrial designs, marks, geographical indications according to the provisions of law on industrial property.
2. Financial barriers, including costs of investment in production, distribution, trade promotion or accessibility to financing sources.
3. Administrative decisions of state management agencies.
4. Regulations on conditions on trading and use of goods or services, professional standards.
5. Import duties and import quotas.
6. Consumer practices
7. Other barriers to market entry.
Section 2. DETERMINATION OF SALES TURNOVER, PURCHASE TURNOVER, MARKET SHARES FOR CONTROL OF COMPETITION-RESTRICTING ACTS
Article 9. Sales turnover, purchase turnover for determining market shares of enterprises.
An enterprises sales turnover or purchase turnover with respect to a product or service shall be determined in accordance with the provisions of law on tax, accounting standards of Vietnam and the provisions of Article 10,11 and 12 of this Decree.
Article 10. Sales turnover, purchase turnover for determining market shares of groups of enterprises which are directly organizationally and financially associated.
1. A group of enterprise shall be regarded as directly organizationally and financially associated (hereinafter collectively referred to as group of associated enterprises) if it has a common executive body and its capital invested by this body.
2. Sales turnover, purchase turnover with respect to a product or service for determining the market share of a group of associated enterprises shall be the aggregate of sales turnovers or purchase turnovers with respect to such product or service of all member enterprises and non-business units operating according to the assignment of the common executive body defined in clause 1 of this Article.
Sales turnover or purchase turnover with respect to a product or service of a group of associated enterprises shall not include turnover from the sale of the product or the provision of the service between the common executive body and member enterprises or non-business units operating according to the assignment of the common executive body defined in this Clause.
Article 11. Turnover for determining market shares of insurance enterprises
Turnover determining the market share of an insurance enterprise shall be the aggregate of insurance premiums and re-insurance premiums received in a fiscal year, turnover for determining its market share shall be the total of insurance premium and re-insurance premiums received in a month or a quarter counting from the time the insurance enterprise starts to operate to the time of determining its market share according to the provisions of Article 13 of this Decree.
Article 12. Turnover for determining market shares of credit institutions.
Turnover for determining the market share of a credit institution shall be the aggregate of the following incomes:
1. Interests.
2. Service charges.
3. Incomes from foreign exchange dealings.
4. Profits from contributed capital and/or purchased shares.
5. Incomes from other business operations.
6. Other incomes.
Article 13. Determination of market shares of enterprises on relevant markets
1. The market share of an enterprise with respect to a certain product or service on a relevant market shall be determined under the provisions of Clause 5, Article 3 of the Competition Law, except for cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The market share of a newly established enterprise which has conducted business operations for less than one fiscal year before joining an economic concentration shall be its market share on the relevant market in a month or a quarter counting from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date indicated in the notice on its joining in the economic concentration.
3. The market share stated in the exemption application dossier of a newly established enterprise which has conducted business operations for less than one fiscal year shall be its market share on the relevant market in a month or a quarter counting from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date indicated in the exemption application.
Section 3. COMPETITION RESTRICTION AGREEMENTS
Article 14. Agreements on directly or indirectly fixing product or service prices
An agreement on directly or indirectly fixing the price of a product or service is an agreement on concerted practices in one of the following forms:
1. Application of a sing le price to some or all customers.
2. Price increase or decrease at a given level.
3. Application of a common pricing formula.
4. Maintenance of a fixed price rate of the relevant product.
5. Offer of no price discount or application of a uniform price discount.
6. Offer of credit quotas to customers.
7. No price decrease unless other parties to the agreement are notified thereof.
8. Use of a uniform price at the time when price negotiations start.
Article 15. Agreements on sharing of outlets, sources of supply of products, provision of services
1. An agreement on sharing of outlets is an agreement on the volume of products or services; place of purchases and sale of products or services, group of customers for each party to the agreement.
2. An agreement on sharing of the source of supply of products or provision of services is an agreement whereby each party may purchase products or services only from one or some given sources.
Article 15. Agreements on sharing of outlets, sources of supply of products, provision of services
Article 16. Agreements on restriction or control of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services
1. An agreement on restriction of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services is an agreement to cut or reduce the produced, purchased or sold quantity or volume of goods or services on a relevant market, compared to before.
2. An agreement on control of produced, purchased or sold quantities or volumes of products or services is an agreement to fix the produced, purchased or sold quantity or volume of goods of services at a level sufficient to create their scarcity on a market.
Article 17. Agreements on restriction of technical, technological developments, restriction of investments
1. An agreement on restriction of technical, technological inventions is an agreement to purchase inventions, utility solutions or industrial designs for destruction or non-use thereof.
2. An agreement on restriction of investments is an agreement not to increase capital for production expansion or improvement of the product or service quality or for other expansion or development.
Article 18. Agreements on imposition on other enterprises of conditions for signing product or service purchase or sale contracts or on forcing of other enterprises to accept obligations not directly connected with the object of such contracts
1. An agreement on imposition on other enterprises of conditions for signing a product or service purchase or sale contract is an agreement to impose one or some of the following pre-conditions before signing a contract;
a. Restriction of production or distribution of other products; purchase or provision of other services not directly related to the commitments of the agent according to the provisions of law on agency;
b. Restriction of the place for re-sale of products, except for products on the list of those subject to conditional business or restricted business according to the provisions of law;
c. Restriction of customers who can purchase products for resale, except for products stated at Point b of this Clause;
d. Restriction of the form and quantity of products to be supplied.
2. An agreement on forcing of another enterprise to accept obligations not directly connected with the object of the contract is an agreement binding another enterprise, when purchasing or selling the product or service with any enterprise being a party to the agreement, to purchase other products or services from a designated supplier or person or to perform one obligation or some obligations unnecessary for the performance of the contract.
Article 19. Agreements on prevention, restraint or prohibition of other enterprises from entering the market or developing business
1. An agreement on prevention, restraint or prohibition of another enterprise from entering a market is an agreement not to transact with an enterprise not being a party to the agreement or to take concerted practices in one of the following forms:
a. Requesting, appealing, inducing ones customers not to purchase, sell product or not to use services of an enterprise not being a party to the agreement;
b. Purchasing, selling products or services at a price sufficient for rendering an enterprise not being a party to the agreement unable to enter the relevant market.
2. an agreement on prevention, restraint or prohibition of another enterprise from developing business is an agreement not to transact with an enterprise not being a party to the agreement or to take concerted practices in one of the following forms:
a. Requesting appealing, inducing distributors or retailers that are transacting with the parties to the agreement to discriminate, when purchasing or selling products, against an enterprise not being a party to the agreement in a way that causes difficulties to this enterprises in consuming products;
b. Purchasing, selling products or services at a price sufficient for rendering an enterprise not being a party to the agreement unable to expand its business operation.
Article 20. Agreements on elimination from the market of enterprises not being parties to the agreements
Agreements on elimination from the market of enterprises not being parties to the agreement is an agreement not to enter into transactions with enterprises not being parties to the agreement while taking concerted practices in a form specified at Point a, Clause 1 and Clause 2, Article 19 of this decree, or to purchase or sell products or services at a price sufficient for rendering such enterprises to withdraw from the relevant market.
Article 21. Collusion to help one or all of the parties to an agreement to win bids for supply of products or provision of services
Collusion to help one or all of the parties to an agreement to win bids for supply of products or provision of services is an agreement to take concerted practices in one of the following forms in a biding:
1. One or more parties to an agreement withdraw from participating in the bidding or retract their bids already submitted so that one or more parties to the agreement win the bid.
2. One or more parties to an agreement cause difficulties to non-parties to the agreement which participate in a bidding, by refusing to supply raw materials or to sign subcontracts or otherwise.
3. All parties to an agreement agree to offer non-competitive bids or competitive bids accompanied with conditions unacceptable to the bid inviter so as to pre-determine one or more parties that will win the bid.
4. All parties to an agreement pre-determine the number of times each party will win the bid for a given period of time.
5. Other acts prohibited by law.
Section 4. A BUSE OF DOMINANT MARKET POSITION, ABUSE OF MONOPOLY POSITION
Article 22. Grounds for determining the capability of enterprises to significantly restrict competition on relevant markets.
The capability of an enterprise to significantly restrict competition on a relevant market shall be determined on one or some of the following major grounds:
1. Financial capability of the enterprise.
2. Financial capability of the economic organization or individual that has established the enterprise.
3. Financial capability of the organization or individual that has the right to control or dominate the operation of the enterprise according to the provisions of law or the enterprises charter.
4. Financial capability of the parent company.
5. Technological capability.
6. The right to own or use industrial property objects.
7. The scope of the distribution network.
Article 23. Sale of products, provision of services below total costs of production in order to eliminate competitors
1. Except for cases specified in Clause 2 of this Article, the sale of products or provision of services below total costs of production in order to eliminate competitors is the sale of products or provision of services at prices lower than the aggregate of the following costs:
a. Expenses constituting cost of production of products or services as provided for in Article 24 of this Decree, or prices of purchasing goods for resale;
b. Costs of circulation of products or services as provided in Article 25 of this Decree.
2. The following acts shall not be regarded as selling products below costs of production in order to eliminate competitors:
a. Reducing the prices of fresh, live products;
b. Reducing the selling prices of products in stock which are deteriorated in quality, obsolete in form and no longer suitable to consumer staste;
c. Reducing the selling prices of products on a seasonal basis;
d. Reducing the selling prices of products under promotion programs according to the provisions of law;
e. Reducing the selling prices in case of bankruptcy, dissolution, termination of production, business activities, relocation, change of production, business orientations;
f. Measures applied by the State to implement price stabilization policies in accordance with current provision of law on prices.
3. In cases of reducing selling prices specified in Clause 2 of this Article, old prices, new prices and the period when reduced prices are applied must be publicly and clearly posted up at shops and transaction places.
Article 24. Costs of production of products or services
Cost of production of products or services include the following direct expenses:
1. Direct costs of supplies, including costs of raw materials, materials, fuels and motive force directly consumed for production of products or services of the enterprise.
2. Direct costs of labor, including amounts payable to laborers personally engaged in production, such as salaries, wages and allowances of salary nature, expenses for mid-working shift meals, social insurance and medical insurance premiums, trade union dues for workers.
3. General costs of production, including general costs arising at workshops and business sections of the enterprise, such as salaries, allowances, mid-working shift meals money paid to workshop employees, costs of materials, tools and instruments of production used in workshops, depreciation of fixed assets, expenses for the lease of workshops, expenses for services for service purchased from outside, and cash expenses other than the aforesaid expenses.
Article 25. Costs of circulation of products and services
Cost of circulation of products and services shall cover the following costs arising from the the process of product consumption or service provision:
1. Salaries.
2. Allowances payable to salespersons.
3. Agent commissions, broker commission.
4. Marketing.
5. Packaging.
6. Wrapping.
7. Transportation.
8. Preservation.
9. Depreciation of fixed assets.
10. Materials.
11. Tools, utensils.
12. Loading and unloading of products.
13. Services purchased from outside.
14. Social insurance premiums, medical insurance premiums, trade union dues payable for salespersons according to the provisions of law.
15. Interests on business loans.
16. Enterprise management expenses allocated to the circulation of products, services.
17. Product warranty expenses.
18. Advertisement expenses.
19. Other cash expenses according to the provisions of law.
Article 26. Enterprise management expense.
Enterprise management expense is the sum of business management expenses, administrative management expenses and other general expenses related to activities of the whole enterprise, including:
1. Salaries and allowances, mid-working shift meal money payable to the directorate and managerial staff in different sections and units, insurance premiums and trade union dues payable for all managerial personnel of the enterprise.
2. Costs of office supplies, depreciation of fixed assets commonly used for the enterprise, taxes, fees and expenses for services purchased from outside for the enterprises office, and other cash expenses for the whole enterprise as follows:
a. Provisions for bad debts, provisions for decreases in the prices of goods in stock, audit charge, expenses for receptions, celebrations, working mission allowances, severance allowances for laborers; expenses for scientific research, research for technology renewal, expenses for innovations, expenses for training to raise job skills for workers, training in managerial capability.
b. Healthcare expenses for laborers;
c. Expenses for environmental protection;
d. Expenses for female laborers;
e. Expenses for enterprise guard.
3. Payment of loan interests.
Article 27. Imposition of irrational purchase prices, sale prices of products or services or fixing of minimum re-sale prices causing damage to customers
1. Acts of imposing purchase prices of products or services shall be regarded as irrational, causing damage to customers if purchase prices imposed on the same relevant market are lower than the cost of production of products or services under the following conditions:
a. The quality of products or services for which purchase orders are placed is not inferior than that of previously purchased products or services;
b. There was no economic crisis, natural calamity, enemy sabotage or abnormal fluctuation that caused the wholesale price of provision of the service on the relevant market to fall under the costs of production within the minimum period of 60 consecutive days, compared to before.
2. Acts of imposing sale prices of products or services shall be regarded as irrational, causing damage to customers if the demand for such products or services sees no sudden increase in excess of the design capacity or production capacity of the enterprise and the following conditions are satisfied:
a. The average retail price on the same relevant market within the minimum period of 60 consecutive days has been increased more than 5% or increase exceeding 5% compared with the actual sale price before such minimum period of time;
b. There is no abnormal fluctuation resulting in an increase of more than 5% in the costs of production of the product or service concerned within the minimum period of 60 consecutive days before the price is increased.
3. Fixing the minimum resale price, causing damage to customers, is an act of prohibiting distributors and retailers to resell products at a price lower than the pre-fixed price.
Article 28. Restriction of production, distribution of products, services, limitation of markets, obstruction of technical and technological developments, causing damage to customers
1. Restriction of the production or distribution of a product or service, causing damage to customers is an act of:
a. Cutting or reducing the volume of a product or service supplied on the relevant market compared to the previously supplied volume of the product or service while there is no significant fluctuation in the demand-supply relation; there is no economic crisis, natural calamity or enemy sabotage; there is no big technical incident; or there is no state of emergency;
b. Fixing the supplied volume of a product or service at a level sufficient for creating a scarcity on the market;
c. Stockpiling the product to destabilize the market.
2. Limitation of the market, causing damage to customers is an act of:
a. Supplying a product or service only within one or some certain geographical areas;
b. Buying a product or service only from one or some certain supplying sources, except for the case where other supplying sources fail to meet reasonable conditions imposed by the buyer in conformity with normal practices.
3. Obstruction of technological developments, causing damage to customers is an act of:
a. Buying an innovation, utility solution or industrial design for destruction or non-use;
b. Threatening or compelling those who are doing a research for technical or technological developments to stop or cancel such research.
Article 29. Imposition of different trading conditions under similar transaction conditions in order to create unfair competitions
Imposition of different trading conditions under similar transaction condition in order to create unfair competition is an act of discriminating against enterprises regarding purchase or sale conditions, price, payment deadline and quantity in transactions of purchasing or selling products or services which are similar in value or characteristics so as to place one or some enterprises in a competition position more advantageous than other enterprises.
Article 30. Imposition of conditions on other enterprises to sign contracts for purchase or sale of products or services or forcing of other enterprises to accept obligations not directly related to the objects of contracts
1. Imposition of conditions on other enterprises to sign contracts for purchase or sale of products or services is the imposition of the following pre-conditions before signing contract:
a. Restrictions on production or distribution of other products; purchase or provision of other services not directly related to the commitments of the agents according to the provisions of law on agency;
b. Restrictions on places for resale of products, except for goods on the list of those subject to business conditions, goods subject to restricted business according to the provisions of law;
c. Restrictions on customers that buy products for resale, except for goods stated at Point b of this Clause;
d. Restrictions on the form and quantity of products allowed to be supplied.
2. Forcing of other enterprises to accept obligations not directly related to the object of the contract is an act of linking the purchase or sale of a product or service being the object of the contract with the compulsory purchase of another product or service from a designated supplier or person or with the performance of one or more obligations beyond the necessary scope of performing the contract.
Article 31. Prohibition of new competitors from entering the market
Prohibition of new competitors from entering the market is an act of creating the following barriers:
1. Requesting ones customers not to enter into transactions with new competitors.
2. Threatening or forcing distributors and retail shops not to distribute products of new competitors.
3. Selling products at a price sufficient for rendering competitors unable to enter the market, which, however, does not fall into the case specified in Article 23 of this Decree.
Article 32. Imposition of unfavorable conditions on customers by enterprises having monopoly positions
Imposition of unfavorable conditions on customers by enterprises having monopoly positions is an act of forcing customers to unconditionally accept obligations causing difficulties to customers in the process of performing contracts.
Article 33. Abuse of monopoly position to unilaterally modify or cancel signed contrasts without plausible reasons
Abuse of monopoly position to unilaterally modify or cancel signed contracts without plausible reasons is an act performed by an enterprise holding a monopoly position in one of the following forms:
1. Unilaterally modifying or canceling signed contracts without having to notify in advance customers thereof and without facing any penalty.
2. Unilaterally modifying or canceling signed contracts on the basis of one or more grounds not related to the conditions necessary for the continued performance of the contract, without facing any penalty.
Section 5. ECONOMIC CONCENTRATIONS
Article 34. Control or domination of all or one of trades of other enterprises
Control or domination of all or one of trades of other enterprises as provided for in Clause 3, Article 17 of the Competition Law is the case where an enterprise (hereinafter referred to as controlling enterprise) acquires the right to own the assets of another enterprise (hereinafter referred to as controlled enterprise) which is sufficient for holding over 50% of the voting right in the shareholders congress or the management board or is at a level which, as provided for by law or the controlled enterprises charter, is sufficient for the controlling enterprise to dominate financial policies as well as the operation of the controlled enterprise for the purpose of obtaining economic benefits from business operations of the controlled enterprise.
Article 35. Acquisition of other enterprises which is not regarded as economic concentration
1. The case where an insurance enterprise or a credit institution acquires another enterprise for the purpose of resale within the maximum period of one year shall not be regarded as economic concentration if the acquiring enterprise does not exercise the right to control or dominate the acquired or only exercises this right in a compulsory manner in order to achieve the resale purpose.
2. The insurance enterprise or credit institution stated in Clause 1 of this Article must send to the competition-managing agency an acquisition notification dossier with the contents specified in Clause 1, Article 21 of the Competition Law.
3. The time limit for resale of enterprises specified in Clause 1 of this Article may be extended by the head of the competition-managing agency at the proposal of the acquiring enterprise if it proves that it cannot resell the acquired enterprise within one year.
Article 36. Enterprises in danger of dissolution or falling into bankruptcy
1. An enterprise in danger of dissolution is an enterprise which falls into the case of dissolution as provided for by law or its charter but has not yet carried out dissolution procedures but a dissolution decision has not yet been issued by a competent agency according to the provisions of law.
2. An enterprise falling into bankruptcy is an enterprise as provided for by the Bankruptcy Law.
Article 37. Financial statements in economic concentration notification dossiers for newly established enterprises which have carried out business activities for less than one fiscal year
Financial statements in an economic concentration notification dossier of an enterprise joining an economic concentration which is newly established and has carried out business activities for less than one fiscal year may be substituted with the following documents:
1. Written declaration of the charter capital, fixed assets, movable assets and amounts due to it, with the certification of an independent audit organization according to the provisions of law.
2. Written declaration of taxes paid within the period from the time the enterprise starts operation to the time one month before the enterprise is required to make financial statements for notifying the economic concentration.
Article 38. Replies to economics-concentration notifications
1. Replies to economics-concentration notifications shall be issued in writing.
2. The competition-managing agencys written replies to economic-concentration notifications must be addressed to the following:
a. The business registration agency and other agencies competent to permit merger, consolidation, acquisition or joint venture according to the provisions of law;
b. Lawful representatives of the parties to economic concentrations;
c. Parties to economic concentrations.
Section 6. PROCEDURES FOR IMPLEMENTATION OF EXEMPTIONS
Article 39. Financial statements in exemption application dossiers for newly established enterprises which have carried out business activities for less than one fiscal year
For newly established enterprise which have carried out business activities for less then one fiscal year, financial statements in their exemption application dossiers may be substituted with the following documents:
1. Documents stated in clause 1, Article 37 of this Decree.
2. Written declaration of taxes paid within the period from the time the enterprise starts operation to the time one month before the date of making of the exemption application.
Article 40. Explanatory reports in exemption application dossiers.
1. Explanatory reports on the satisfaction of conditions for exemption specified in clause 1, Article 10 and Clause 2, Article 19 of the Competition Law must be expressed in the form of feasibility study schemes conducted or evaluated by scientific and technological organizations or research and development organizations established under the June 9,2000 Law on science and Technology.
2. Explanatory reports on the satisfaction of conditions for exemption specified in clause 1, article 19 of the Competition Law must prove that one or more parties to economic concentrations are in danger of dissolution of falling into bankruptcy in accordance with the provisions of article 36 of this Decree.
Article 41. Responsibility for evaluating exemption application dossiers
1. Where an economic concentration falls within the scope of the exemption-granting competence of the Trade Minister, the competition-managing agency shall have to evaluate the exemption application dossier and submit it to the Trade Minister for decision on the grant of exemption within the time limit specified in Clause 1 and 2, Article 34 of the Competition Law.
2. Where an economic concentration falls within the scope of the exemption-granting competence of the Prime Minister, the competition-managing agency shall have to evaluate the exemption application dossier and propose the Trade Minister to send a written request to concerned ministries, ministerial-level agencies, Government attached agencies, other agencies and organizations for their opinions on this case within 50 days as from the date of receipt of the complete dossier. For complicated cases, this time limit shall be 100 days.
Within 15 days as from the date of receipt of the written request from the Trade Ministry for opinions on the exemption application case, the consulted agencies and organizations shall have to study and send their opinions in writing to the competition-managing agency.
Within 15 days as from the date of receipt of the opinions of the consulted agencies and organizations, the competition-managing agency must sum up these opinions and prepare a draft evaluation document for the Trade Minister to submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 42. Principal contents of documents on evaluation of exemption application dossiers
A document on the evaluation of an exemption application dossier shall contain the following principal contents:
1. The consistency of the explanatory report with the satisfaction of conditions for exemption for a given period.
2. Issues on which opinions remain divergent and solutions.
3. Proposals of the competition-managing agency or the Trade Minister regarding the case of economic concentration falling within the exemption-granting competence of the Prime Minister.
Article 43. Publication of decisions on grant off exemptions
Within seven working days as from the date of issuance of decisions on the grant of exemptions, the competition-managing agency shall have to publicize them in all the following forms:
1. Posting them up at its head office.
2. Announcing them on the mass media.
Article 44. Errors not regarded as frauds in exemption application dossiers
Errors which shall not be regarded as frauds in exemption application stated at Point a, Clause 2, article 37 of the Competition Law shall include spelling mistakes, typing mistakes and printing mistakes which are not related to financial statement figures and do not alter the principal contents of the explanatory reports in the exemption application dossiers.
Section 1. ACCEPTANCE OF DOSSIERS OF COMPLAINT ABOUT COMPETITION CASES
Article 45. Contents of written complaints in dossiers of complaint about competition cases
1. A written complaint in a dossier of complaint about a competition case stated in Article 58 of the competition Law must contain the following principal details:
a. Date of making of the written complaint;
b. Date of making of the written complainant;
c. Name and address of the complained party;
d. Names and addresses of persons with related interests or obligations (if any);
e. Specific matters proposed to the competition-managing agency for handling;
f. Full names and addresses of witnesses (if any);
g. Grounds to prove that the complaint is grounded and lawful;
h. Other information which the complainant deems necessary for the settlement of the competition case;
i. Signature or fingerprint of the complainant, for complainants being individual; signature and seal of the lawful representative of the complainant, for complainants being organizations.
2. Documents stated at Points g and h, Clause 1 of this Article may be established as annexes to the written complaint included in the dossier of complaint about a competition case.
Article 46. Requests for supplementation of dossiers of complaint about competition cases, return of such dossiers; complaints about return of such dossiers and settlement thereof
1. Within seven working days from the date of receipt of a dossier of complaint about a competition case, the competition-managing agency shall check the completeness and legal validity of the dossier. Where a dossier lacks documents stated in Clause 3, Article 58 of the competition Law, the competition-managing agency shall notify such to the complainant for supplementation within 30 days; in special cases, the competition-managing agency may, at the request of the complainant, give one extension of no more than 15 days.
2. The competition-managing agency shall return a dossier of complaint about a competition case in the following cases:
a. The statute of limitations for lodging complaints specified in Clause 2, article 58 of the Competition Law has expired;
b. The case does not fall within the scope of its investigating competence;
c. The complainant fails to modify or supplement the dossier at the request of the competition-managing agency within the time limit specified in Clause 1 of this Article.
3. The complainant may lodge a complaint with the Trade Minister within five working days as from the date of receipt of the dossier of complaint returned by the competition-managing agency.
Within seven working days as from the date of receipt of such a complaint, the Trade Minister must issue either of the following decisions:
a. Upholding the return of the dossier;
b. Requesting the competition-managing agency to accept the dossier.
Article 47. Acceptance of dossiers of complaint about competition cases
1. Upon receiving a complete and valid dossier of complaint about a competition case, the competition-managing agency must immediately notify the complainant of the payment of an advance on expenses for the handling of the case, except for cases of exemption there from as provided for in Article 56 of this Decree.
2. Within 15 days as from the date of receipt of the notification of the competition-managing agency as stated Clause 1 of this Article, the complainant must pay an advance on expenses for the handling of the competition case.
3. The competition-managing agency shall accept a dossier of complaint about a competition case only after it receives a receipt of an advance on expenses for the handling of the competition case, except for cases where the complainant is exempt from such payment as provided for in Article 56 of this Decree.
Section 2. PERSONS WITH RELATED INTERESTS OR OBLIGATIONS, THEIR LAWYERS
Article 48. Person with interests or obligations related to competition cases
1. A person with interests or obligations related to a competition case is a person whose interests or obligations are related to the settlement of a competition case and who does not complain about the case or who is other than the investigated party but who makes a request on his/her own or at the request of the complainant or the investigated party to participate in proceedings in the capacity as a person with related interests or obligations and such request is accepted by the competition-managing agency or the competition case-handling panel.
2. Where a person has his/her interests or obligations related to the settlement of a competition case but nobody requests him/her to participate in proceedings in the capacity as a person with related interests or obligations, the competition-managing agency or the competition case-handling panel must ask such person to participate in proceedings in the capacity as a person with related interests or obligations.
Article 49. The right of persons with related interests or obligations to make independent requests, procedures for making such independent requests
1. Where a person with related interests or obligations does not participate in proceedings together with the complainant or investigated party according to the provisions of Article 71 of the competition Law, he/she shall have the right to make an independent request if meeting the following conditions:
a. The settlement of the competition case is related to his/her interests or obligations;
b. His/her independent request is related to the competition case being settled;
c. The settlement of his/her independent request in the same competition case in a more accurate and rapid manner.
2. Independent request shall be made according to procedures for lodging complaints about competition cases as provided for in Section 1 of this Chapter.
Article 50. Lawyers of persons with related interests or obligations
1. Lawyers who are qualified for participating in legal proceedings according to the provisions of law and authorized by persons with related interests or obligations shall have the right to participate in competition proceedings to protect legitimate rights and interests of such persons.
2. When participating in competition proceedings, lawyers of persons with related interests or obligations shall have rights and obligations specified in Article 67 of the competition Law.
Section 3. CHARGES FOR HANDLING OF COMPETITION CASES, FEES FOR EVALUATION OF EXEMPTION APPLICATION DOSSIERS AND OTHER PROCEEDING EXPENSES
Article 51. Charges for handling of competition cases
Charges for handling of a competition case as provided for in Article 62 of the Competition Law shall include the following:
1. Charges for settlement of a complaint about a competition case according to the complaint dossier provided for in Article 58 of the Competition Law or charges for settlement of a competition case where indication of violation of the Competition Law have been detected by the competition-managing agency.
2. Charges for settlement of an independent request filed by a person with related interests or obligations.
Article 52. Principles for collection, remittance and management of charges for handling of competition cases, fees for evaluation of exemption application dossiers
1. Charges for handling off competition cases and fees for evaluation of exemption application dossiers must be fully and promptly remitted into the state budget.
2. Advances on expenses for handling of competition cases shall be paid to the competition-managing agency for depositing in temporary custody accounts opened at the State Treasury and be withdrawn for the execution of competition-managing agency or competition case-handling panel.
3. Where a payer of an advance on expenses for handling of a competition case stated in Clause 2 of this Article is entitled to reimbursement of part or whole of the paid amount, the competition-managing agency must carry out procedures for reimbursing this amount to the payer.
4. Where a payer of an advance on expenses for handling of a competition case is liable to pay the charge for handling of the case, the collected advance amount must be remitted into the state budget immediately after the decision of the competition-managing agency or competition case-handling panel takes effect.
5. Upon collecting advance amounts for expenses for handling of competition cases and fees for evaluation of exemption application dossiers, the competition-managing agency must give receipts thereof, which are issued by the Finance Ministry.
6. When the market prices of products or services see a fluctuation of 20% or more, the Trade Ministry shall coordinate with the Finance Ministry in adjusting the rates of changes for handling of competition cases and fees for evaluation of exemption application dossiers, which are specifically determined in cash in this Decree, to suit the actual price levels.
Article 53. Rates of charges for handling of competition cases and the obligation to pay advances on expenses for the handling of competition cases
1. The rates of charge for settlement of competition cases are specified as follows:
a. The charge for settlement of a competition case involving an unfair competition case involving an unfair competition act is VND 10,000,000;
b. The charge for settlement of a competition case involving a competition-restricting act is VND 100,000,000;
c. The charge for settlement of an independent request filed by a person with related interests or obligations is VND 10,000,000.
2. Except for the cases of exemption from payment of advances on expenses for handling of competition cases specified in Article 56 of this Decree, the complainants stated in Article 58 of the Competition Law and persons with related interests or obligation who have filed independent requests in competition cases must pay an advance on expenses for settlement of competition cases, which is equal to 30% of the charge specified in Clause 1 of this Article.
Article 54. Disposal of advances paid on expenses for handling of competition cases
1. Those who have paid an advance on expenses for handling of competition cases shall be reimbursed the whole of the paid amount or the balance thereof if they are not liable to pay the charge which, however, is less than the paid advance under a legally effective decision of the competition-managing agency or competition case-handling panel.
2. The time limit for reimbursement of the whole of the paid amount or the balance thereof stated in Clause 1 of this Article shall be 30 days as from the date the competition case-handling decision takes legal effect.
3. Where the investigation of a competition case is stopped under the provisions of Clause 1, Article 88 of the Competition Law, the advance paid on expenses for handling of the case shall be remitted into the state budget.
Article 55. Liability to pay charges for handling of competition cases
1. The liability of the complainant, the investigated party or the competition-managing agency to pay charges for handling of competition cases shall be determined under the provisions of Article 63 of the Competition Law, except for cases of exemption from payment thereof stated in Article 56 of this Decree.
2. Persons with related interests or obligations shall be liable to pay charges for handling of competition cases with regard to their independent requests if their requests were rejected by the competition managing agency or competition case-handling panel, except for cases of exemption from payment thereof stated in Article 56 of this Decree.
3. Where the settlement of a competition case is stopped under the provisions of Point b, Clause 1, Article 101 of the Competition Law, the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations shall be liable to pay 50% of the charge for handling of the competition case as provided for in Article 53 of this Decree.
The complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations may reach an agreement among themselves on the portions of the charge for handling of the competition case which each of them shall be liable to pay; if they can not reach such an agreement, the competition case-handling panel shall make decision.
4. Where a party is exempt from payment of the charge for handling of a competition case, the other party(ies) must still be liable to pay his/her portion of the charge according to the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 56. Cases of exemption from payment of advances on expenses for handling of competition cases, exemption from payment of charges for handling of competition cases
Low-income consumers as certified by commune, ward or township Peoples Committees (hereinafter referred to as commune-level Peoples Committees), agencies when they work or social organizations of the localities where they reside may be exempted by the competition-managing agency from paying part or the whole of the advance on expenses for handling of competition cases or from paying the charges for handling of competition cases.
Article 57. Rate of fee for evaluation of exemption application dossiers
The fee for evaluation of an exemption application dossier is VND 50,000,000.
Article 58. Other proceeding expenses
Other proceeding expenses shall include expertise expense, expense for witnesses, expense for interpreters and expense for lawyers.
Article 59. Advances on expertise expense, expertise expense
1. An advance on expertise expense is an amount temporarily calculated by the competition-managing agency or competition case-handling panel for conducting an expertise.
2. Expertise expense is a necessary and reasonable amount payable for an expertise and calculated by the expertise-conducting organization or individual in accordance with the provisions of law.
Article 60. The obligation to pay an advance on expertise expense
1. The requester for an expertise must pay an advance on expertise expense unless otherwise provided for by law.
2. Where the involved parties request an expertise of the same object, each party shall be liable to pay half of the advance on expertise expense, unless otherwise provided for by law.
Article 61. Disposal of advances paid on expertise expenses
1. Where a person who has paid an advance on expertise expense is not liable to pay expertise expense, the person liable to pay expertise expense under a decision of the competition-managing agency or competition case-handling panel must refund the paid advance to the person who has paid it.
2. Where a person who has paid an advance on expertise expense is liable to pay expertise expense, if the paid advance is lower than the actually incurred expertise expense, he/she must pay an additional amount to cover the deficit; if the paid advance is higher than the actually incurred expertise expense, he/she shall be refunded the superfluous amount.
Article 62. The obligation to pay expertise expense
The obligation to pay expertise expense shall be determined as follows:
1. A person who has requested an expertise shall be liable to pay expertise expense if the expertise result proves that his/her request is groundless.
2. A person who refuses to accept a request for an expertise shall be liable to pay expertise expense if the expertise result proves that the request of the expertise requestor is grounded
Article 63. Expenses for witness
1. Reasonable and actual expenses for witnesses shall be paid by the witness-inviting party.
2. The person who has requested the competition-managing agency or competition case-handling panel to summon a witness shall be liable to pay expenses for such witness if the witnesss statements conform to the facts but do not support his/her request.
Where the statements of a witness conform to the facts and support the request of the person who has requested the summon of such witness, expense for such witness shall be paid by the party that has made a request independent from the request of the person who has requested for the summon of the witness.
Article 64. Expenses for interpreters, lawyers
1. Expense for an interpreter is a sum of money payable to an interpreter is a sum of money payable to an interpreter in the course of settlement of a competition case as agreed upon between the interpreter-inviting person and the interpreter or as provided for by law.
2. Expense for a lawyer is a sum of money payable to a lawyer as agreed upon between the lawyer-inviting person and the lawyer within the limit set by the lawyers office and in accordance with the provisions of law.
3. Expenses for interpreters or lawyers shall be paid by the interpreter-or lawyer-inviting persons, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
4. Where the competition-managing agency or competition, case-handling panel has requested an interpreter, it shall pay expenses for such interpreter.
Section 4. GRANT, SERVING, NOTIFICATION OF COMPETITION-PROCEEDING DOCUMENTS
Article 65. The obligation to grant competition-proceeding documents, the obligation to serve or notify competition-proceeding documents
The competition-managing agency or competition case-handling panel shall be obligated to grant, serve or notify competition-proceeding documents specified in article 66 of this 66 of this Decree to the complainant, the investigated party, other proceeding participants and concerned organizations and individuals in accordance with the provisions of the Competition Law and this Chapter.
Article 66. Competition-proceeding documents which must be granted, served or notified
Competition-proceeding documents which must be granted, served or notified include:
1. Decision on the investigation of a competition case, made by the head of the competition-managing agency.
2. Competition case-handling decision, made by the competition-managing agency or competition case-handling panel.
3. Written complaint about a competition case, written complaint about a competition case-handling decision.
4. Notices, summonses and invitations in competition proceedings.
5. Receipts of advance on expenses for handling of a competition case, the charge for handling of a competition case and other expenses.
6. Other documents in competition proceedings as provided for by law.
Article 67. Persons responsible for granting, serving or notifying competition-proceedings documents
1. Persons responsible for issuing, serving or notifying competition-proceeding documents shall include:
a. Persons conducting competition proceedings and other persons of the competition-proceeding document-issuing agency who are assigned to grant, serve or notify competition procedures;
b. Commune-level Peoples Committees of the places where competition proceeding participants reside or agencies or organizations where they work, as requested by the competition-managing agency or Competition council;
c. Other persons as provided for by law.
2. Persons who are responsible for granting, serving or notifying competition-proceeding documents but fail to properly perform their duty shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefore according to the provisions of law.
Article 68. Methods of grant, serving or notification of competition-proceeding documents
The grant, serving or notification of competition-proceeding documents shall be affected with one of some of the following methods:
1. Grant, serving or notification of competition-proceeding documents directly to the addressees, by post or through an authorized third party.
2. Public posting.
3. Announcement on the mass media.
Article 69. Procedures for grant, serving or notification of competition-proceeding documents directly to individuals
1. Persons responsible for granting, serving or notifying competition-proceeding documents must personally grant, serve or notify competition-proceeding documents to the addresses. The persons who are granted, served with or notified of competition-proceeding documents must sign on the records or in the books of hand-over and receipt of competition-proceeding documents.
2. Where a person who is granted, served with or notified of a competition-proceeding document is absent, such competition-proceeding document may be handed over to his/her co-residing relative who has full capacity for civil acts. This relative must sign for the receipt of the document and shall be asked to pledge to hand over the competition-proceeding document to its addresses in person. The date of signing by the co-residing relative shall be regarded as the date of being granted, served with or notified of the competition-proceeding document.
Where there is no co-residing relative who has full capacity for civil acts or there is such person but he/she refuses to receive a competition-proceeding document for handling it over to the addressee, such document may be handed over to the head of the street population group, the chief of the village or hamlet (hereinafter referred to as head of the street population group), the commune-level Peoples Committee or police of the place where the recipient resides, who shall be asked to pledge to hand over the document to its addressee in person.
3. Where a competition-proceeding document is granted, served or notified by an authorized third person, such person must make a record clearly stating the absence of the recipient and the person who has been handed over the competition-proceeding document; the reason; the hour and date of hand-over, the relationship between such person and the addressee; the pledge to hand the competition-proceeding document to its addressee in person. Such record must be signed by the person who has agreed to hand over the competition-proceeding document to its addressee, the person in charge of granting, serving or notifying the document, and a witness.
4. Where the person who is granted, served with or notified of a competition-proceeding document has moved to a new address, such document must be granted, served or notified according to his/her new address.
5. Where the person who is granted, served with or notified of a competition-proceeding document is absent and the time of his/her return or his/her whereabouts is unknown, the person in charge of granting, serving or notifying the document must make a record on the impossibility to grant, serve or notify the document, which must be signed by the information supplier.
6. Where the person who is granted, served with or notified of a competition-proceeding document refuses to receive such document, the person in charge of granting, serving or notifying the document must make a record, clearly stating the reason for such refusal and containing the certification by the head of the street population group, the commune Peoples Committee or police that the addressee has refused to receive the competition-proceeding document.
Article 70. Procedures to grant, serving or notification of competition of competition-proceeding documents directly to agencies or organizations
1. Where the person who is granted, served with or notified of a competition-proceeding document is an agency or organization, such document must be directly handed over to its representative at law or person responsible for receiving documents, who must sign for receipt of such document.
2. Where the agency or organization which is granted, served with or notified of a competition-proceeding document has its representative participating in the proceedings or appoints a representative to receive such document, such persons shall sign for receipt of such document.
Article 71. Procedures for public posting
1. The public posting of a competition-proceeding document shall be effected only when the whereabouts of the person who is granted, served with or notified of such document is unknown or when it is impossible to arrange the direct grant, serving or notification thereof.
2. The public posting of a competition-proceeding document shall be effected directly by the competition-managing agency or Competition council or authorized to the commune-level Peoples Committee of the place where the person who is granted, served with or notified of such document resides or last resided according to the following procedures:
a. The original document shall be posted up at the head office of the competition-managing agency, the Competition council or the commune-level Peoples Committee of the place where the person who is granted, served with notified of such document resides or last resided;
b. Its copy shall posted up at the place where the person who is granted, served with or notified of such document resides or last resided;
c. A record shall be made on the completion of public positing procedures, clearly stating the date of posting.
3. The public posting of a competition-proceeding document shall last for 15 days, as form the date of posting.
Article 72. Procedures for mass media announcement
1. The mass media announcement shall be made only when it is so requires by law or there are grounds that public posting shall not secure that the person to be granted, served or notified of a competition-proceeding document shall receive information on such document.
2. The mass media announcement may be made at the request of the complainant, the investigated party or persons with related interests or obligations. The fee for such announcement shall be paid by the requester for such announcement.
3. The mass media announcement must be carried on a central daily for three consecutive issues or broadcast by a central television or radio station three times on three consecutive days.
Article 73. Notification of the result of grant, serving or notification of competition-proceeding documents
Where a person in charge of grant, serving or notification of a competition-proceeding document is other than the competition-managing agency or Competition council, he/she must immediately notify the result of the grant, serving or notification to the competition-managing agency or competition council.
Section 5. PROVING AND EVIDENCE
Article 74. The right and obligation to prove
1. The complainant or a person with related interests or obligations that has made an independent request must produce evidence to prove that his/her complaint or request is grounded and lawful.
2. The party opposing another persons complaint or request with respect to itself shall have the right to prove that its opposition is grounded and must produce evidence to prove such.
3. The competition-managing agency shall have the obligation to prove acts of violation of the law on competition in the case specified in clause 2, Article 65 of the Competition Law.
Article 75. Circumstances, events which are not required to prove
The following circumstance and events shall not be required to prove:
1. Apparent circumstances or events know to everyone and accepted by the competition-managing agency or competition-managing agency or competition case-handling panel
2. Appropriate circumstances or events already ascertained in legally effective competition case-handling decisions of the competition-managing agency or competition case-handling panel or legally effective decisions of competent state agencies.
3. Circumstances or events already recorded and lawfully notarized or authenticated.
Article 76. Identification of evidence
1. Exhibits must be original objects related to a case.
2. Witnesss statements and explanations of related organizations or individuals shall be regarded as evidence if they are recorded in writing, recording tapes, recording discs, video tapes, video discs or other audio or video recording equipment, enclosed with documents certifying the recorded events, or oral statements at hearings.
3. Original documents, lawfully notarized or authenticated copies or translations of original documents or copies supplied and certified by competent agencies or organizations shall be regarded as evidence if the contents of such documents are readable.
4. Expertise conclusions shall be regarded as evidence if such expertise has been conducted according to law-established procedures.
Article 77. Submission of evidence
1. The involved parties shall have to submit evidence to the competition-managing agency or competition case-handling panel in the process of investigation and settlement of a competition case.
2. The submission of evidence stated in Clause 1 of this Article must be recorded in writing. Such a record must contain the name, form, content and characteristics of evidence; number of copies and number pages of evidence and the time of receipt thereof; the signature of the recipient and the seal of the competition-managing agency or competition council. It must be made in two copies, one to be filed in the competition case dossier and the other to be given to the evidence submitter.
Article 78. Taking of statements of complainants, persons with related interests or obligations, witnesses
1. Investigators, members of a competition case-handling panel shall take statements of the complainant or a person with related interests or obligations only when person has not yet made a written explanation or his/her explanation is incomplete or unclear.
The complainant, a person with related interests or obligations or a witness must write a statement by himself/herself and sign it. Where the complainant, a person with related interests or obligations or a witness cannot write a statement by himself/herself, an investigator or a member of the competition case-handling panel shall take his/her statement. The person who takes a statement shall record by himself/herself or a hearing clerk shall record in a minutes the statements of the complainant, persons with related interests or obligations and/or witnesses.
2. The taking of statements provided for in Clause 1 of this Article shall be conducted at the office of the competition-managing agency or Competition Council; in case of necessity, the taking of statements may be conducted outside the office of the competition-managing agency or Competition Council.
3. A statement minutes must be read by or to the statement giver, who shall affix his/her signature or fingerprint on it. The statement giver may request to have alterations and/or additions recorded in the minutes and affix his/her signature or fingerprint for certification thereof. A minutes must be signed by the statement taker and the minutes recorder and affixed with the stamp of the competition-managing agency or Competition Council; if a minutes has loose pages, each page must be signed and affixed with an overlapping stamp.
Where a statement minutes is made outside the head office of the competition-managing agency or Competition council, a witness or certification of the commune-level Peoples Committee or police of the place or the agency or organization where the minutes is made shall be required.
4. The taking of statements of the complainant, a person with related interests or obligations or witness who is a minor or has his/her civil act capacity restricted must be conducted in the presence of a lawful representative of such person.
5. Minutes of statements of the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations shall be regarded an integral part of the written explanations of these persons.
Article 79. Taking of statements of the investigated parties
1. In case of necessity, investigators or members of the competition case-handling panel may take statements of the investigated parties.
2. The procedures for taking statement of the investigated parties shall be similar to the procedures for taking statements as provided for in Article 78 of this Decree.
Article 80. Circumstances, events which are not required to prove
1. The head of the competition-managing agency or competition case-handling panel may take decision by himself/herself or at the proposal of an investigator or of the involved parties to solicit an expertise. Such a decision must contain the name and address of the expert, the object to be expertised, matters to be expertised and specific questions which need the conclusion of the expert.
2. The expert specified in an expertise-soliciting decision must conduct an expertise according to the provisions of law.
3. Where it is deemed that the expertise conclusion is incomplete, unclear or in violation of law, the head of the competition-managing agency or competition case-handling panel shall make decision on an additional expertise or a re-expertise. A re-expertise may be conducted by the previous expert or another professional organization according to the provisions of law.
Article 81. Solicitation of evidence denounced to be forged
1. Where evidence is denounced to be forged, the producer of such evidence may withdraw it; if he/she does not withdraw such evidence, the denouncer may request the competition-managing agency or competition case handling-panel to solicit an expertise as provided for in Article 80 of this Decree.
2. Where the forging of evidence shows criminal indications, the competition-managing agency or competition case-handling panel shall refer the case to a competent criminal investigation agency.
3. Those who produce forged evidence shall have to pay compensation for damage caused by such evidence to other persons.
Article 82. Preservation of evidence
1. Where an evidence has been submitted to the competition-managing agency or competition case-handling panel, the competition-managing agency or competition case-handling panel shall be responsible for preserving it.
2. Where an evidence cannot be submitted to the competition-managing agency or competition case-handling panel, the person who is keeping it shall have to preserve it.
3. In case of necessity to hand over evidence to a third person for preservation, the head of the competition-managing agency or competition case-handling panel shall make a decision to this effect and a record on the hand-over of such evidence to the third person for preservation, who shall have to sign on the record, enjoy a remuneration and take responsibility for the preservation.
Article 83. Assessment of evidence
1. The assessment of evidence must be objective, comprehensive, complete and accurate.
2. The competition-managing agency or competition case-handling panel must assess each and every evidence, the relationship between pieces of evidence and assert the legal validity of each evidence.
Article 84. Publiciszation and use of evidence
1. All evidence must be publicized and used in an equally public manner, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The competition-managing agency or competition case-handling panel must not publicize and use in a public manner the following evidence:
a. Evidence classified by law as state secret;
b. Evidence relating to fine customs, professional secrets, business secrets or personal privacy at the legitimate request of the concerned party.
3. When deeming it necessary, the competition-managing agency or competition case-handling panel may publicize and use in a public manner only some pieces of evidence at appropriate time in order to ensure proper investigation and handling of competition cases.
4. Proceeding-conducting persons and proceeding participants must keep secret according to the provisions of law pieces of evidence which must not be publicized and used in a public manner according to the provisions of Clause 2 of this Article.
Section 6. EXTENUATING CIRCUMSTANCES, AGGRAVATING CIRCUMSTANCES
Article 85. Extenuating circumstances, aggravating circumstances
1. Extenuating circumstances in the handling of violations of provisions on control of competition-restricting acts shall include:
a. Voluntary declaration of acts of violation before they are detected by competence agencies;
b. Violators have averted or reduced the adverse impacts of their acts of violation, have voluntarily remedied consequences or compensated for damage;
c. Violators have voluntarily supplied evidence and/or information relating to acts of violations which was previously unknown to competent agencies;
d. Positive impacts of acts of violation on economic development.
2. Aggravating circumstances in the handling of violations of provisions on competition-restricting acts shall include:
a. Having committed a violation many times or committing recidivism in the same domain;
b. Committing a violation after receiving a competent agencys decision on rejecting enjoyment of exemptions or decision on annulling the decision on granting exemptions;
c. Continuing to commit an act of violation through a competent person has requested to terminate such act;
d. Evading or concealing a committed violation.
3. For acts of violations of provisions on competition-restricting acts, besides extenuating circumstances and aggravating circumstances specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the competition-managing agency may consider and apply extenuating circumstances and aggravating circumstances specified in Article 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 86. Commission of a violation many times in the same domain
Commission of a violation many times in the same domain means the case where a person commits a violation of competition law in the domain where he/she previously committed a violation but has not yet been handled for such violation while the statue of limitations for such handling ha snot yet expired.
Article 87. Recidivism in the same domain
Recidivism in the same domain means the case where a person commits a violation of competition law in the domain where he/she has been handled for a previously committed violation while the two-year time limit counting from the time he/she has completely served the handling decision or from the date of expiration of the statute of limitations for execution of the handling decision has not yet expired.
Section 7. ADMINISTRATIVE PREVENTIVE MEASURES IN THE COURSE OF INVESTIGATION, HANDLING OF COMPETITION CASES
Article 88. Administrative preventive measures in the course of investigation and handling of competition cases
In order to prevent in time violations of competition law or to guarantee the handling of a competition law or to guarantee the handling of a competition case, a competent person may apply one of the following administrative measures in the course of investigation or handling of a competition case:
1. Detention of persons according to administrative procedures.
2. Detention of exhibits and means employed in the commission of a violation law.
3. Body search.
4. Search of means or objects.
5. Search of places where exhibits or means employed in the commission of a violation of competition law are hidden.
Article 89. Principles for application, change or cancellation of administrative preventive measures in the course of investigation or handling of competition cases
The application, change or cancellation of administrative preventive measures in the course of investigation or handling of competition cases must comply with the provisions of Clause 2,3, and 4, Article 61; Clause 6, Article 76; Clause 4, Article 479; Clause 2, Article 81 of the Competition Law, the provisions of this Section and the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 90. Detention of persons according to administrative procedures
1. The detention of persons according to administrative procedures shall be applied in cases where it is necessary to gather and verify important circumstances used as a basis for making decision on handling a competition case.
2. The detention of persons stated in Clause 1 of this Article must comply with current provisions of law on detention of persons.
Article 91. Competence to detain persons in the course of investigation or handling of competition case according to administrative procedures
1. The following persons shall have the power to make decision to detain persons in the course of investigation or handling of competition cases according to administrative procedures:
a. The head of the competition-managing agency;
b. The chairman of the competition council.
c. Persons defined in Article 45 of the Ordinance on Handling of administrative Violations.
2. Where persons defined in clause 1 of this Article are absent, their authorized deputies may make decision to detain person persons according to administrative procedures and take responsibility for their decisions.
Article 92. Detention of exhibits and means employed in violations of competition
1. The detention of exhibits and means employed in violations of competition law may be applied in case where it is necessary to verify circumstance used as a basis for making decision on handling a competition case or to promptly stop acts of violation.
2. Competent persons specified in Article 91 of this Decree may make decision to detain exhibits and means employed in violations of competition law.
3. Where there are grounds to believe that unless exhibits and means employed in violations of competition law are promptly detained, they may be dispersed or destroyed, the direct superiors of peoples policemen, border guards, forest rangers, customs officers, market controllers or specialized inspectors may make decision to detain such exhibits and means. Within 24 hours as from the time of issuing such a decision, the decision issuer must report it to his/her superior who has the power to detain exhibits and means employed in administrative violations as specified in Clause 2 of this Article and get their written approval. In cases where the issued decision is not approved by his/her superior, the decision issuer must immediately cancel such decision and return the detained objects, money, goods and/or means.
4. The detention of exhibits and/or means employed in violations of competition law must be recorded in writing. Such a record must contain the names, quantities and types of exhibits and/or means; if such exhibits or means are lost, sold, fraudulently swapped or damaged due to their fault, such persons shall have to compensate therefore and be handled according to the provisions of law.
Where exhibits or means need to be sealed up, they must be sealed up, they must be sealed up in the presence of the violator; where the violator is absent, they must be sealed up in the presence of a representative of his/her family, a representative of an organization or local administration, and a witness.
5. For Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, gems, precious metals, narcotics and other objects subject to a special management regime, the preservation thereof shall comply with the provisions of law.
For exhibits or means employed in violations which are easy-to-deteriorate goods or articles, the detention decision issuer must handle them in accordance with the provisions of Clause 3, Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
6. Within 10 days as from the date of detention, the detention decision issuer must handle detained exhibits and means by applying the measures stated in the detention decision or return them to the individual or organization concerned if the sanctioning form of confiscation of such detained exhibits or means is not applied.
The time limit for detention of exhibits and means employed in violations of competition law may be extended in complicated cases where verification is required but must not exceed 60 days as from the date of detention of such exhibits and means. The extension of such time limit must be decided by one of the persons defined in Clause 2 of this Article.
7. The detention of exhibits and means employed in violations of competition law must be decided in writing, enclosed with a detention record. Their copies must be given to the violator or representative of the violating organization.
Article 93. Body search according to administrative procedures
1. Body search according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that a person is hiding articles, documents or means employed in a violation of competition law on his/her body.
2. Competent persons defined in Article 91 of this Decree may make decision to conduct a body search according to administrative procedures.
Where there are grounds to believe that articles, documents or means employed in a violation of competition law may be dispersed unless a body search is promptly conducted, apart from persons defined in article 91 of this Decree, peoples policemen, members of coast guard professional squads, border guards, forest rangers or market controllers who are on duty may conduct a body search according to administrative procedures, then immediately send a written report thereon to their superiors being those who are defined in Article 91 of this Decree and must take responsibility before law for such body search.
3. A body search must be decided in writing, except for prompt searches stated in Paragraph 2, Clause 2 of this Article.
4. Before conducting a body search, the searcher must notify the body search decision to the person to be searched. In a body search, the searcher and the searched person must be of the same sex and the search must be conducted to the witness of a person of the same sex.
5. Every body search must be recorded in writing. The copies of the body search decision and record must be given to the searched person.
Article 94. Search of places where exhibits and means employed in violations of competition law are concealed
There search of a place where exhibits and means employed in violations of competition law are concealed shall comply with the following provisions:
1. Competent persons defined in Article 91 of this Decree may issue decisions to search places where exhibits and means employed in violations of competition law are concealed.
2. A place where exhibits and means employed in violations of competition law are concealed is a place where articles, money, goods and/or means employed in a violation of competition law are concealed by the violator. If exhibits and means employed in a violation of competition are hidden by the violator on his/her body, a body search shall be conducted according to the provisions of Article 93 of this Decree.
3. Where a place where exhibits and means employed in violations of competition law are concealed is a residence, a competent person defined in Article 91 of this Decree may conduct a search only after having obtained written consent of the president of the district-level Peoples Committee of the place where exhibits and means are concealed.
A resident stated in this Article is a location for habitual accommodation of an individual or a family household that has been granted permanent residence there; or; if a means is used as a habitual accommodation of an individual or a family household, a place where such means has been registered.
4. All searches of places where exhibits and means are concealed must be recorded in writing according to a set form.
Article 95. Procedures for application of administrative preventive measures
1. Those who propose the head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council to apply administrative preventive measures defined in Clause 2, Article 61 of the Competition Law must make and send petitions to the latter.
A petition for the application of administrative preventive measures must contain the following principal details:
a. Date of making of the petition;
b. Name and address of the petitioner;
c. Name and address of the person against whom administrative preventive measures are petitioned to be applied;
d. Brief account of the act that infringes upon the petitioners legitimate rights and interests;
e. Grounds for the application of administrative preventive measures;
f. Administrative preventive measures which need to be applied and other specific recommendations.
The petitioner must, depending on his/her petition for the application of administrative preventive measures, supply the head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council evidence to prove the necessity to apply such administrative preventive measures.
2. The head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council must issue a decision to apply administrative preventive measures within three days after the date of receipt of a petition, if the petitioner is not required to provide a security as provided for in Article 97 of this Decree; if refusing to accept the petition, the head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition council must issue a written notice, clearly stating the reason therefore.
Where the competition case-handling panel receives a petition for the application of administrative preventive measures at a hearing, the president of the hearing shall propose the chairman of the Competition Council to consider and issue a decision to apply such measures immediately or after the petition provides a security as provided for in article 97 of this Decree.
Article 96. Issuance of decisions to apply administrative preventive measures by the head of the com petition-managing agency or the chairman of the Competition Council by himself/herself
The head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council shall issue decisions by himself/herself to apply administrative preventive measures in the course of investigation or handling of competition cases if there is no petition on the application thereof according to the provisions of article 95 of this Decree.
Article 97. Forced implementation of security measures
The complainant in a competition case shall, when submitting a petition to the head of the competition-managing agency or the chairman of the competition council to apply one of administrative preventive measures, must deposit a sum of money, some precious metal, gem or valuable papers in a blocked State Treasury account within a time limit fixed by the head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council.
Article 98. Change of administrative preventive measures, application of additional ones
When it is deemed that the applied administrative preventive measure is no longer appropriate and should be changed or an additional one should be applied, the procedures for change of administrative preventive measures or application of additional ones shall be similar to those specified in Article 95 of this Decree.
Article 99. Cancellation of the application of administrative preventive measures
1. The head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council must decide to cancel the applied administrative preventive measures in one of the following cases:
a. The cancellation is proposed by the petitioner for the application of such administrative preventive measures;
b. The time limit for detention of exhibits and means employed in the violation of competition law has expired.
2. In case of cancellation of an administrative preventive measure, the person who has petitioned for the application of such administrative preventive measure shall be entitled to receive back the security which is a sum of money, some precious metal, gem or valuable papers as provided for in Article 97 of this Decree, except for the case specified in Clause 3. Article 61 of the Competition Law.
Article 100. Effect of decisions to apply, change or cancel administrative preventive measures
1. Decisions to apply, change or cancel administrative preventive measures shall take effect instantly.
2. The head of the competition-managing agency or the chairman of the Competition Council shall grant or sent the decisions to apply, change or cancel administrative preventive measures immediately after the issuance thereof to the petitioners, the persons to whom the administrative preventive measures shall be applied, and other concerned organizations and individuals.
Section 8. HEARINGS, COMPETITION CASE-HANDLING DECISIONS OF THE COMPETITION CASE-HANDLING PANEL
Article 101. General requirements for hearings
1. A hearing must be conducted on time and at the place as indicated in the decision to open the hearing or in the notice on the re-opening of the hearing in case of postponement of a hearing.
2. The competition case-handling panel must directly identify details of a competition case by raising questions and listening to statements of the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations, and other participants in the proceedings; consider and examine documents and evidence already collected; listen to the investigators presentation on the investigation conclusions. A competition case-handling decision shall be based only on the result of the questioning at the hearing, arguments and evidence examined and verified at the hearing.
3. The questioning and argumentation at a hearing must be uninterruptedly conducted, excluding breaks. Members of the competition case-handling panel must participate in the hearing from the beginning to the end, except for the case specified in Clause 1, Article 102 of this Decree.
In a special case specified in this Decree, a hearing may stop for no more than five working days and be resumed after this time limit.
4. Each hearing must be participated by at least one member of the Competition Council other than members of the competition case-handling panel.
Article 102. Replacement of members of the competition case-handling in special cases
1. Where a member of the competition case-handling panel is unable to continue participating in a hearing, the member of the Competition Council who participates in the hearing shall replace such person.
2. Where the president of a hearing is unable to continue participating in a hearing, the hearing shall stop for no more than one working day during which the chairman of the Competition council shall appoint another member of the competition case-handling panel to replace such person.
Article 103. The presence of the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations at hearings
1. The complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations must be present at a hearing in response to the summonses of the competition case-handling panel; a hearing must be postponed if any of them is absent for the first time for a plausible reason.
2. If the complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations is still absent though he/she has been summoned for the second time, the com petition case-handling panel shall still conduct a hearing to settle the competition case in their absentia.
3. If a person with related interests obligations who has filed an independent request is still absent though he/she has been summoned for the second time, he/she shall be deemed to have abandoned his/her independent request and the competition case-handling panel shall issue a decision to stop the settlement of his/her independent request, provided that it is agreed by both the complainant and the investigated party.
Article 104. Conduct of hearings to settle competition cases in cases where the complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations is absent
The competition case-handling panel shall still conduct a hearing to settle a competition case in the following cases:
1. The complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations, who is absent at the hearing, has requested in writing the competition case-handling panel to settle the competition case in his/her absentia.
2. The complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations, who is absent at the hearing, has a lawful representative participating in the hearing.
3. The investigated party or a person with related interests or obligations falls into the case specified in Clause 2, Article 103 of this Decree.
Article 105. The presence of lawyers
1. Lawyers of the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations must participate in the hearings in response to the summonses of the competition case-handling panel; if any of them is absent for the first time for a plausible reason, the hearing must be postponed.
2. If the lawyer of the complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations is absent though he/she has been properly summoned for the second time, the competition case-handling panel shall proceed with settling the competition case; in this case, the complainant, the investigated party or the person with related interests or obligations shall have to defend by himself/herself their legitimate rights and interests.
Article 106. The presence of witnesses
1. Witnesses shall be obliges to participate in the hearings in response to the summonses of the competition case-handling panel to help to help clarify details of the competition case. In the absence of a witness who has given his/her statements directly or sent his/her written statements to the competition case-handling panel, the president of the hearing shall publicize such statements.
2. In the absence of a witness, the co petition case-handling panel shall make decision to postpone the hearing or proceed with it; if a witness is absent at the hearing without a plausible reason and his/her absence causes difficulties to the settlement of the competition case, such witness may be escorted by police to the hearing if it is so requested by the com petition case-handling panel.
Article 107. The presence of experts
1. Experts must participate in the hearings in response to the summonses of the competition case-handling panel so as to help clarify matters related to the expertise and expertise conclusions.
2. In the absence of an expert, the competition case-handling panel shall make decision to postpone the hearing or proceed with it.
Article 108. the presence of interpreters
1. Interpreters must participate in the hearings in response to the summonses of the competition case-handling panel.
2. Where an interpreter is absent for him/her and there is no substitute, the competition case-handling panel shall postpone the hearing, unless it is requested by the involved parties to proceed with the hearing.
Article 109. The presence of interpreter
1. The head of the competition-managing agency shall appoint two investigators, at least one of whom has investigated the competition case, to participate in the hearings.
2. For a competition case invested by the competition-managing agency under the provisions of Clause 2, Article 65 of the Competition Law, if both appointed investigators cannot continue participating in a hearing, the competition case-handling panel shall postpone the hearing and notify the head of the competition-managing agency thereof.
Article 110. Time limit for postponement of hearings and making of decisions to postpone hearings
1. Where the competition case-handling panel decides to postpone a hearing under the provisions of Clause 2, Article 73 or Clause 2, Article 85 of the Competition Law and Article 103, 105, 106,107,108,109,117, and Clause 4, Article 123 of this Decree, the time limit for postponement shall not exceed 30 days as from the date of making of such decision.
2. A decision on postponement of a hearing must contain the following principal details:
a. Date of issuance of the decision;
b. Full names of members of the competition case-handling panel and of other proceeding-conducting persons;
c. The competition case brought up for settlement;
d. Reason for the postponement;
e. Time and place for reopening of the hearing.
3. A decision on the postponement of a hearing must be signed by the president of the hearing on behalf of the competition case-handling panel, publicized to the participants in the proceedings and sent to those who were absent at the hearing.
4. Where the co petition case-handling panel cannot re-open the postponed hearing at the time and place as indicated in the postponement decision, it must promptly notify the participants in the proceedings of the new time and place for re-opening of the hearing.
Article 111. Internal rules of hearings
The chairman of the Competition Council shall issue internal rules for hearings with the following principal rules:
1. Persons aged under sixteen years shall not be allowed to enter the hearing hall, unless they are summoned by the competition case-handling panel to participate in the hearing.
2. All persons present in the hearing hall must stand up when the competition case-handling panel enter the hall, respect the competition case-handling panel, keep order and comply with the orders of the president of the hearing.
3. Persons may raise questions, reply or express opinions only when they are permitted by the competition case-handling panel and must do so while standing. They may do so while being seated for health reasons and with the permission of the president of the hearing.
Article 112. Procedures for issuance of decisions of competition case-handling panels at hearings
1. A competition case-handling decision must be deliberated and adopted by the competition case-handling panel behind closed doors.
2. Decisions on change of proceeding-conducting persons, experts or interpreters, on stoppage of the settlement of a competition case or on postponement of a hearing must be deliberated and adopted behind closed doors and made in writing.
3. Decisions on other matters shall be deliberated and adopted in the hearing hall and recorded in the hearings minutes rather than being recorded in separate documents.
Article 113. Minutes of a hearing
1. The minutes of a hearing must fully contain the following details:
a. Major contents of the decision on the opening of the hearing as stated in Clause 2, Article 102 of the competition Law;
b. All happenings in the hearing from the beginning to the end of the hearing;
c. Questions, replies and opinions expressed in the hearing.
2. Except for the recording of the minutes of a hearing, the audio and video recording of the happenings at a hearing may be conducted only when it is so permitted by the competition case-handling panel.
3. After the end of a hearing must check the minutes and sign on it together with the hearing clerk.
4. Proceeding participants may examine the minutes of the hearing immediately after the end of the hearing, request it to be modified or added and sign on it for certification.
Article 114. Preparations for the opening of a hearing
Before opening a hearing, the hearing clerk must perform the following tasks:
1. Publicizing the internal rules of the hearing.
2. Checking and ascertaining the presence or absence of participants in the hearing in response to summonses and notices of the com petition case-handling panel; clarify reasons for any absence.
3. Keeping order in the hearing hall.
4. Requesting persons present in the hearing hall to stand up when the competition case-handling panel enter the hall.
Article 115. Opening of a hearing
1. The president of the hearing opens the hearing by reading aloud the decision on the opening of the hearing.
2. The hearing clerk reports to the competition case-handling panel on the presence and absence of those who are required to participate in the hearing in response to the summonses and notices of the hearing, and the reasons for any absence.
3. In case of necessity, the president of the hearing may ascertain the presence of those who are required to participate in the hearing in response to the summonses, including the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations.
4. The president of the hearing informs the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations and other persons participating in proceedings of their respective rights and obligations.
5. The president of the hearing introduces the full names of the proceeding-conducting persons, experts and interpreters.
6. The president of the hearing asks those who have the right to request change of proceeding-conducting persons, experts or interpreters if they have any such request.
Article 116. Dealing with of requests for change of proceeding-conducting persons, experts or interpreters
Where there is a request for change of a proceeding-conducting person, an expert or interpreter, the competition case-handling panel must consider and make decision to accept or refuse to accept such request according to the procedures specified in Chapter V of the competition Law; in case of refusal, it must give the reason therefore.
Article 117. Consideration of and decision on postponement of a hearing in case of absence of persons
When a person who is required to participate in a hearing is absent but his/her absence does not fall into the case where the competition case-handling panel must postpone the hearing, the president of the hearing shall ask if there is any request for the postponement of the hearing; if there is such a request, the competition case-handling panel shall look into it and decide to accept or refuse to accept it according to the procedures specified in Chapter V of the Competition Law and this Section; in case of refusal, it must give the reason therefor.
Article 118. Assurance of the impartiality of witnesses
1. In case of necessity, before questioning a witness, the president of the hearing may decide on the application of appropriate measures to make sure that the witness cannot hear other witnesses statements or have contacts with other related persons.
2. Where the statements of the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations and witnesses, decide to isolated the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations from witnesses.
Article 119. Hearing of explanations of the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations
1. To start the settlement of a competition case, the competition case-handing panel shall hear the explanations of the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations in the following order:
a. The lawyer of the complainant of the complainant presents the complainant of the complainant and evidence to prove that such complainant is grounded and lawful. The complainant may add his/her opinion;
b. The lawyer of the investigated party presents the opinion of the investigated party on the complaint of the complainant; the investigated partys proposal and evidence to prove that such proposal is grounded and lawful. The investigated party may add his/her opinions;
c. The lawyer of the person with related interests or obligations presents the opinion of such person on the complaint of the complainant; opinions and proposal of the investigated party; the independent request and proposal of such person and evidence to prove that such request and proposal are grounded and lawful. The person with related interests or obligations may add his/her opinions.
2. Where the complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations has no lawyer, such complainant, investigated party or person may present by himself/herself his/her complaint,request and/or proposal and evidence to prove that such complaint, request and/or proposal are grounded and lawful.
3. at the hearing, the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations and their lawyers may add evidence to prove their co plaint, request or proposal.
4. For a competition case without a complainant and investigated by the competition-managing agency as provided for in clause 2, Article 65 of the Competition Law, the presentations by the persons specified at Point a, Clause 1 of this Article shall be replaced with the investigators report.
Article 120. Order of questioning at a hearing
After hearing the presentations of the complainant or the report of the investigator in case of investigation by the competition-managing agency as provided for in Clause 2, Article 65 of the Competition Law, of the investigated party and persons with related interests or obligations, questions for each person on each matter shall be raised in the following order:
1. By the president of the hearing.
2. By other members of the competition case-handling panel.
3. By lawyers of the parties: the complainant, the investigated party and persons with related and persons with related interests or obligations.
4. By other persons participating in the proceedings.
Article 121. Questioning of the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations
1. Where there are more than one complainant, the investigated party and person with related interests or obligations, they shall be questioned one after another.
2. The parties stated in clause 1 of this Article shall be questioned only on matters which have not yet been clearly presented by them and their lawyers, which conflict to one another, conflict to their previous statements, conflict to the presentations of the other parties and their lawyers.
3. The complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations may give their replies or their lawyers may give replies and they add their opinions.
Article 122. Questioning of witnesses
1. Where there are more than one witness, they shall be questioned one after another.
2. Before questioning a witness, the president of the hearing must ask questions, clarifying their relationship with the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations in the competition case.
3. Where a witness is a minor, the president of the hearing may ask for the assistance of his/her parent, guardian or teacher in questioning such minor.
4. The president of the hearing shall ask witness to clearly state details of the competition case which they know. After they finish their statements, they shall be questioned only on matters which have not yet been clearly presented by them, which are incomplete or conflict to one another, conflict to their previous statements, conflict to the explanations of other persons participating in the proceedings and their lawyers.
5. After giving their statements, witnesses shall stay in the hearing hall and be possibly further questioned.
6. In case of necessity to protect the safety of witnesses and their relatives, the competition case-handling panel shall decide not to disclose information on their relatives and prevent persons present in the hearing from seeing such witnesses.
Article 123. Questioning of experts
1. The president of the hearing shall request the expert to present his/her conclusions on the expertised matter. When presenting, the expert may give additional explanations on the expertise conclusions and grounds for reaching such expertise conclusions.
2. Proceeding-participating persons who are present at the hearing may give comments on the expertise conclusions, raise questions concerning unclear or contradictory matters in the expertise conclusions or matters contradictory to other details of the competition case.
3. Where an expert is not present at the hearing, the president of the hearing shall publicize the expertise conclusions.
4. When a proceeding-participating person disagrees with the expertise conclusions publicized at a hearing and request additional expertise or re-expertise, the competition case-handling panel shall consider and make decision to accept or refuse to accept such request; in case of acceptance, the panel shall make decision to postpone the hearing.
Article 124. Termination of the questioning at a hearing
1. Before terminating the questioning at a hearing, the president of the hearing shall ask the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations, their lawyers and other proceeding-participating persons if they have any more questions; if there are any questions, the president of the hearing shall consider and make decision to continue the questioning.
2. If there is no more question, the president of the hearing shall make decision to move on to the argument session provided for in Article 125 of this Decree.
Article 125. Order of presentation of arguments
1. The order of presentation of arguments is as follow:
a. The lawyer of the complainant makes a presentation. The complainant may add his/her opinion;
b. The lawyers of the investigated party makes a presentation. The investigated party may add his/her opinions;
c. The lawyer of the person with related interests or obligations makes a presentation. The person with related interests or obligations may add his/her opinions.
2. Where the complainant, the investigated party or a person with related interests or obligations has no lawyer, he/she may make a presentation.
3. For a competition case involving no complainant and investigated by the competition-managing agency as provided for in Clause 2, article 65 of the Competition Law, the presentation by the complainants lawyer stated at Point a, Clause 1 of this article shall be replaced by the presentation by an investigator.
Article 126. Presentation of arguments
1. When giving their assessment of evidence and expressing their views on the settlement of the com petition case, the arguers shall base themselves on the following grounds:
a. documents and evidence already considered and examined at the hearing;
b. The results of the questioning at the hearing;
c. The president of the hearing must not limit the time for argument.
2. The president of the hearing must not limit the time for argument.
Article 127. Return to questioning
Through argument, if deeming that a detail of the co petition case has not been examined yet or thoroughly examined or additional evidence shall be examined, the competition case-handling panel shall decide to return to the questioning; after finishing the questioning, it shall resume the argument.
Article 128. The investigated partys final words
When the arguers have finished their presentations, the president of the hearing shall declare to terminate the argument.
The investigated party shall be allowed to give his/her final words. No question shall be raised when the investigated party gives his/her final words. The com petition case-handling panel may request the investigated party not to speak about matters irrelevant to the competition case but must not limit the speaking time of the investigated party.
If, in his/her final words, the investigated party discloses new circumstances of importance to the competition case, the competition case-handling panel shall make decision to return to the questioning.
Article 129. Deliberation before issuing decisions on handling competition cases
1. After terminating the argument, the competition case handling panel shall meet behind closed doors to deliberate and issue decisions on handling the competition case.
2. During deliberation, members of the competition case-handling panel shall resolve all matters related to the competition case by majority vote. Holders of minority opinions may make written opinions to be filed into the competition case dossiers.
3. The deliberation provided for in Clause 2 of this Article shall be based only on documents and evidence already considered and examined at the hearing, the results of the questioning at the hearing and comprehensive consideration of the opinions of the proceeding-participating persons.
4. Opinions given during the deliberation and decisions of the competition case-handling panel on handling the competition case must be recorded I writing, such a record must be signed by all members of the competition case-handling panel before the decision on handling the competition case is publicized.
5. For a competition case involving complicated circumstances, which requires a long deliberation before issuing s decision on handling the competition case, the competition case-handling panel may make decision on the deliberation time, which, however, must not exceed five working days as from the termination of arguments at the hearing.
The competition-case-handling panel must inform those who are present at the hearing and proceeding-participating persons who are not present at the hearing of the date and hour and place for publicizing the decision on handling the competition case; if the informed proceeding-participating persons are absent, the competition case-handling panel shall still declare the decision according to the provisions of Article 132 of this Decree.
Article 130. Return to questioning and argument
If deeming that,through deliberation, a detail of the competition case has not been considered yet, the questioning was inadequate or more evidence should be examined, the competition case-handling panel shall make decision to return to the questioning and argument.
Article 131. Contents of competition case-handling decisions of competition case-handling panels
1. A competition case0handling decision shall comprise an introduction, a summary of the case and judgments of the competition case-handling panel, and the conclusion.
2. The part of introduction of a competition case-handling decision shall contain the following details:
a. Serial number and date of acceptance of the competition case dossier;
b. Serial number and date of declaration of the competition case-handling decision;
c. Names of members of the competition case-handling panel, the clerk of the hearing;
d. Names of the expert and interpreter (if any);
e. Names and addresses of the complainant (if any), the investigated party, persons with related interests or obligations (if any); lawful representatives, lawyers of the complainant, the investigated party and persons with related interests or obligations (if any);
f. Violated articles and clauses of the Competition Law (if any);
g. Serial number and date of the decision to open the hearing;
h. Time, place and form of organization of the hearing.
3. The part of summary of the case and judgments of the competition case-handling decision must contain the following contents:
a. The complaint of the complainant or the competition-managing agency in cases where the competition case is detected and investigated by the com petition-managing agency itself;
b. The proposal of the investigated party (if any);
c. The proposal, independent request of the person with related interests or obligations (if any);
d. Analysis of evidence and judgments of the competition case-handling panel regarding the acts of violation;
e. Analysis of grounds for acceptance or rejection of the complaint and proposals of the parties and their lawyers;
f. The violated clauses and articles of the Competition Law (if any);
g. Extenuating circumstance, aggravating circumstances (if any)
If the investigated party does not violate the competition Law, the competition case-handling decision must state the grounds used for ascertaining that the investigated party did not violate the Competition Law and the honor, legitimate rights and interests must be restored.
4. The part on conclusion of a competition case-handling decision must contain the following details:
a. Decision on each matter in the com petition case;
b. Decision on the charge for handling the competition case;
c. The right to lodge a complaint about the competition case-handling decision.
5. The Trade Ministry shall be responsible for issuing the form of competition case-handling decision of the competition case-handling panel.
Article 132. Declaration of competition case-handling decisions
1. While a competition case-handling decision is declared, all persons present in the hearing hall must stand, except for special cases as permitted by the president of the hearing. The president of the hearing or another member of the competition case-handling panel shall read aloud the competition case-handling decision and explain the execution of the decision and the right to complaint about such decision.
2. Where an involved party does not know Vietnamese, the interpreter may translate the entire competition case-handling decision into a language which such party knows after such decision is declared.
Article 133. Amendment and supplementation of competition case-handling decisions
1. Once a competition case-handling decision has been declared, it cannot be amended and/or supplemented, except for cases where apparent spelling mistakes or computing errors are detected. The amendment and/or supplementation must be immediately notified to persons with interests or obligations related thereto and to the complainants.
2. The amendment and supplementation of a competition case-handling decision as provided for in clause 1 of this Article must be effected by the president of the hearing where the decision was declared. Where such president is no longer a member of the Competition Council, the chairman of the Competition council shall effect such amendment and/or supplementation.
Article 134. Grant of competition case-handling decisions
Once a competition case-handling decision of the competition case-handling panel has become legally effective under the provisions of the Article 106 of the Competition Law, the panel must grant such decision, printed with the words For execution, to the person in favor of whom the decision will be executed and the person who must execute and the person who must execute it.
The competition case-handling panel must explain to the person in favor of whom the decision will be executed and the person who must execute it about their right to request execution of the decision, the time limit for making such request and the obligation to execute the decision.
Article 135. Interpretation of competition case-handling decisions
1. The person in favor of whom a competition case-handling decision will be executed, the person who must execute it, person with interest or obligations related to the execution, the civil judgment-enforcing agency and other agencies responsible for organizing the execution of the decision shall be entitled to request in writing the competition case-handling panel to interpret unclear points in such decision for execution.
Within 15 days as from the date of receipt of such request, the competition case-handling panel must prepare a written interpretation and send it to the requesting person and the persons with interests and obligations related to the execution of the competition case-handling decision.
2. The president of a hearing shall have to interpret the competition case-handling decision of the competition case-handling panel must be based on the minutes of the hearing and the deliberation for issuing the competition case-handling decision as provided for in Article 113 of this Decree.
Section 9. COMPETITION CASE-HANDLING DECISIONS OF THE CO PETITION-MANAGING AGENCY
Article 136. Principle for issuance of competition case-handling decisions by the co petition-managing agency
The issuance of competition case-handling decisions by the competition-managing agency must comply with the following principles:
1. Competition cases involve acts of unfair competition falling within the setting competence of the competition-managing agency specified at Point d, Clause 2, Article 49 of the Competition Law.
2. A competition case-handling decision may be issued only after investigation has been conducted and based on the contents of formal investigation provided for in Clause 2 of Article 89, the investigation report provided for in Clause 2, Article 93 of the Competition Law, extenuating circumstances and aggravating circumstances specified in Clause 3, Article 85, and other relevant provisions of this Decree and the law on handling of administrative violations.
Article 137. Contents of a competition case-handling decision of the co petition-managing agency
1. A competition case-handling agency decision of the competition-managing agency regarding an act of unfair competition must contain the following principal contents:
a. Serial number and date of the decision;
b. Names and addresses of the complainant, the investigated party, persons with related interests or obligations, lawful representatives and lawyers of the complainant, the investigated party and/or persons with related interests or obligations;
c. Violated articles and clauses of the Competition Law (if any);
d. Summary of the case;
e. Analysis of the case;
f. Conclusions on the violation of the law on competition; analysis of evidence of the violation; analysis of evidence of the non-violation of the law on competition; aggravating circumstances, extenuating circumstances. If the investigated party did not violate the Com petition Law, the decision must clearly state the grounds for ascertaining that the investigated party did not violate the law on competition and the honor, legitimate rights and interests of such party must be restore;
g. Conclusions on the handling of the case, stating the handling decisions of the competition-managing agency regarding the act of violation, the charge for handling the competition case-handling decision.
2. The Trade Ministry shall be responsible for the issuing the form of competition case-handling decision of the competition-managing agency.
Section 10. COMPLAINT ABOUT COMPETITION CASE-HANDLING DECISIONS, INITIATION OF LAWSUITS AGAINST COMPLAINT-SETTLING DECISIONS
Article 138. Complaints about competition case-handling decisions
The lodging of complaints about competition case-handling decisions and the settlement of such complaints shall comply with the provisions of Section 7 of the Competition Law.
Article 139. Referral of competition case dossiers in cases where lawsuits against complaint-settling decisions are accepted by courts
1. Where a lawsuit against the decision on settling the complaint about a competition case-handling decision is accepted by a court under the provisions of Clause 1, Article 115 of the Competition Law, the Trade Minister or the chairman of the Competition Council shall have to order the referral of the competition case dossier to the court within 10 working days as from the date of receipt of the Courts request.
2. A competition case dossier stated in Clause 1 of this Article shall comprise:
a. The dossier of the co plaint about the competition case, as mentioned in Article 58 of the Competition Law;
b. The investigation report, as mentioned in Article 93 of the Competition Law;
c. The competition case-handling decision;
d. The decision on settling the complaint about the competition case-handling decision.
Article 140. Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in « CONG BAO ».
Article 141. Organization of implementation
1. The Trade Minister shall be responsible for organizing the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of Peoples Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
|
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực