Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Số hiệu: | 110/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2015 |
Ngày công báo: | 30/11/2014 | Số công báo: | Từ số 1021 đến số 1022 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bằng phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện).
Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trong các khu du lịch khép kín.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng phương tiện thủy nội địa.
2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
3. Tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định là tuyến được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, được xác định bởi cảng, bến nơi đi và cảng, bến nơi đến.
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:
1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.
Đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
2. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
3. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
5. Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định.
6. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
7. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Có hợp đồng với người thuê vận tải.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
5. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
6. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Đơn vị kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vận tải hành khách ngang sông theo quy định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục chấp thuận vận tải hành khách ngang sông.
2. Phải đón, trả hành khách tại bến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
3. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Thuyền viên, người lái phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn.
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa nguy hiểm. Việc vận chuyển hàng hóa có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Hướng dẫn thủ tục chấp thuận vận tải đường thủy nội địa; điều kiện của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; việc lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị nhận dạng tự động; tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa.
Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiểm tra các hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị nhận dạng tự động.
Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.
2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa.
1. Đơn vị kinh doanh đang hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục thực hiện kinh doanh.
2. Trong thời hạn kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đơn vị kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2015; bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 110/2014/ND-CP |
Hanoi, November 20, 2014 |
DECREE
ON CONDITIONS FOR INLAND WATERWAY TRANSPORTATION BUSINESS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Inland Waterway Navigation; and the June 17, 2014 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Inland Waterway Navigation;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the November 20, 2012 Law on Cooperatives;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Tourism;
At the proposal of the Minister of Transport,
The Government promulgates the Decree providing conditions for inland waterway transportation business.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides conditions for inland waterway transportation business, including passenger transportation business and cargo transportation business.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals involved in the business of inland waterway transportation by inland waterway vessels (below referred to as vessels).
This Decree does not apply to organizations and individuals involved in inland waterway passenger transportation business within tourist resorts.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Transportation business units include enterprises, cooperatives and business households involved in inland waterway transportation business.
2. Inland waterway transportation business means activities of transportation business units that use vessels to transport passengers or cargoes and collect transportation charges.
3. Fixed inland waterway transportation route means a route approved or announced by a competent agency, starting at the port or landing stage of departure and ending at the port or landing stage of destination.
Article 4. Forms of inland waterway transportation business
Inland waterway transportation business may take the following forms:
1. Passenger transportation business along fixed routes.
2. Passenger transportation business under voyage contracts.
3. Tourist transportation business.
4. Cross-river passenger transportation business.
5. Cargo transportation business.
Chapter II
CONDITIONS FOR CONDUCTING INLAND WATERWAY TRANSPORTATION BUSINESS
Article 5. General conditions
An inland waterway transportation business unit must fully meet the following conditions:
1. Having registered the inland waterway transportation business.
2. Vessels ensure technical safety and environmental protection under regulations and be suitable to business forms and plans.
3. Crewmen have professional diplomas or certificates under regulations. Crewmen fully meet health conditions under regulations of the Ministry of Health.
4. Crewmen and attendants have signed written labor contracts with the transportation business unit made according to the form issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (except those who are owners of business households or parents, spouses or children of owners of business households).
5. Buying vessel owner’s civil liability insurance for passengers and third parties.
Article 6. Conditions for conducting passenger transportation business along fixed routes
A unit conducting the business of passenger transportation along fixed routes must meet the following conditions:
1. Meeting the conditions specified in Article 5 of this Decree.
2. Having a document on routes and route operation plan approved by the competent agency with which the business unit has registered the business of inland waterway passenger transportation along fixed routes. The Ministry of Transport shall guide procedures for registration of routes of inland waterway passenger transportation along fixed routes.
3. Attendants on vessels have been trained in professional skills and the law on transportation activities under regulations of the Ministry of Transport.
4. The transportation operator has an intermediate or higher professional qualification in transportation or a college or higher professional qualification in another economic or technical discipline.
5. Having anchorages for vessels in conformity with the route operation plan and ensuring navigation safety, fire and explosion prevention and fighting and environmental protection under regulations.
6. Vessels are fitted with Automatic Identification System (AIS) equipment when operating along routes from the coast to islands or between islands.
7. Having a division to manage and monitor the navigation safety conditions.
Article 7. Conditions for conducting passenger transportation business under voyage contracts
A unit conducting the business of passenger transportation under voyage contracts must meet the following conditions:
1. Meeting the conditions specified in Article 5 of this Decree.
2. Having contracts with transportation hirers.
3. Attendants on vessels have been trained in professional skills and the law on transportation activities under regulations of the Ministry of Transport.
4. The transport operator has an intermediate or higher professional qualification in transport or a college or higher professional qualification in another economic or technical discipline.
5. Vessels are fitted with Automatic Identification System (AIS) equipment when operating along routes from the coast to islands or between islands.
6. Having a division to manage and monitor the navigation safety conditions.
Article 8. Conditions for conducting tourist transportation business
A unit conducting the business of tourist transportation must meet the following conditions:
1. Meeting the conditions specified in Article 7 of this Decree.
2. Every vessel is attached with a sign plate for tourist transportation under regulations of the Ministry of Transport.
3. Attendants on vessels have been trained in tourism skills under relevant regulations on tourism.
Article 9. Conditions for conducting cross-river passenger transportation business
A unit conducting the business of cross-river passenger transportation must meet the following conditions:
1. Having obtained approval for cross-river passenger transportation from a competent agency under regulations. The Ministry of Transport shall guide procedures for approval of cross-river passenger transportation.
2. Embarking and disembarking passengers at landing stages that have operation licenses granted by competent agencies.
3. Vessels ensure technical safety and environmental protection.
4. Crewmen and steersmen possess professional certificates.
Article 10. Conditions for conducting cargo transportation business.
A unit conducting the business of cargo transportation must meet the following conditions:
1. Meeting the conditions specified in Article 5 of this Decree.
2. The business of dangerous cargo transportation must comply with regulations on transportation of dangerous cargoes. The transportation of cargoes which are likely to cause environmental incidents must satisfy the environmental protection requirements specified in Article 74 of the 2014 Law on Environmental Protection.
Chapter III
RESPONSIBILITIES FOR ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 11. The Ministry of Transport
1. To uniformly manage inland waterway transportation business activities prescribed in this Decree.
2. To direct, guide and organize the implementation of this Decree.
3. To inspect, examine and handle violations in the implementation of regulations on inland waterway transportation business and its conditions under this Decree and other relevant laws.
4. To guide procedures for the approval of inland waterway transportation; conditions for a division to manage and monitor the navigation safety conditions; installation, management and use of Automatic Identification System equipment; and provide training in professional and technical skills of inland waterway transportation activities.
Article 12. The Ministry of Public Security
To assume the prime responsibility for, or coordinate with the Ministry of Transport in, inspecting inland waterway transportation business activities and handling violations under regulations.
Article 13. The Ministry of Culture, Sports and Tourism
To coordinate with the Ministry of Transport in guiding units that conduct the business of tourist transportation by inland waterway vessels to implement this Decree and other relevant laws.
Article 14. The Ministry of Information and Communications
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, guiding the management of use of radio frequency, information infrastructure and other information and communication equipment used in the management and operation of inland waterway transportation business; and issue national technical regulations on Automatic Identification System equipment.
Article 15. The Ministry of Health
To issue regulations on health criteria, health examination and health establishments eligible to conduct medical checkups for crewmen and steersmen.
Article 16. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, guiding the implementation of regulations on labor contract, social insurance, health insurance and other benefits of employees in inland waterway transportation business activities.
2. To coordinate with the Ministry of Transport in guiding the implementation of regulations on benefits and policies applicable to people with disabilities, the elderly and policy beneficiaries when using inland waterway transportation services.
Article 17. Provincial-level People’s Committees
1. To manage the business of passenger transportation in tourist resorts and cross-river passenger landing stages.
2. To manage inland waterway transportation business activities prescribed in this Decree and other relevant laws.
3. To inspect, examine and handle violations in the implementation of regulations on inland waterway transportation business and its conditions under this Decree and other relevant laws.
Article 18. Provisions on inspection of business conditions of transportation business units
1. Transportation business units are subject to the inspection by competent agencies of their compliance with regulations on inland waterway transportation business and its conditions.
2. Form of inspection:
a/ Periodic inspection;
b/ Irregular inspection upon occurrence of particularly serious navigation accidents, receipt of complaints, denunciations or information about or detection of signs of non-compliance with regulations on inland waterway transportation business and its conditions.
3. The Minister of Transport and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall direct functional agencies to inspect the business eligibility of inland waterway transportation business units.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 19. Transitional provisions
1. Business units conducting the business of inland waterway transportation before the effective date of this Decree may continue conducting their business.
2. From January 5, 2015, through December 31, 2016, business units specified in Clause 1 of this Article must fully meet the conditions prescribed in this Decree.
Article 20. Effect
This Decree takes effect on January 5, 2015; to annul Article 10 of the Government’s Decree No. 21/2005/ND-CP of March 1, 2005, detailing a number of articles of the Law on Inland Waterway Navigation.
Article 21. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực