Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non
Số hiệu: | 105/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2020 |
Ngày công báo: | 10/09/2020 | Số công báo: | Từ số 881 đến số 882 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng tiền hỗ trợ ăn trưa cho nhiều trẻ mầm non từ 01/11/2020
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP về việc quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Cụ thể, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non thuộc một trong các đối tượng sau được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng (hiện hành theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP là 10% mức lương cơ sở tương đương 149.000 đồng/trẻ/tháng):
(1) Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định.
(2) Không có nguồn nuôi dưỡng theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
(3) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.
(4) Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
(5) Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
Quy định trên không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017.
Nghị định 105/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.
b) Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.
2. Nội dung chính sách
Giáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng một tháng). Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phương thức thực hiện
Hằng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non nộp danh sách giáo viên được hưởng chính sách về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện sau:
- Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định;
- Có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;
- Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
2. Nội dung chính sách
Giáo viên mầm non bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng (tám trăm ngàn đồng một tháng).
Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.
Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ, trình tự thực hiện
a) Hồ sơ
- Danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng lao động của giáo viên được hưởng chính sách.
b) Trình tự thực hiện
Tháng 8 hằng năm, người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến đến phòng giáo dục và đào tạo;
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách giáo viên được hưởng chính sách gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách giáo viên được hưởng chính sách và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non;
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách giáo viên được hưởng chính sách.
c) Phương thức thực hiện
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và chi trả kinh phí hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho giáo viên;
Thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả vào tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 5 hằng năm;
Trường hợp giáo viên chưa nhận được kinh phí hỗ trợ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
Trường hợp giáo viên nghỉ việc, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhóm, tổ trưởng chuyên môn) đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định.
2. Nội dung chính sách
Giáo viên mầm non theo quy định tại khoản 1 Điều này được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Hăng năm, căn cứ kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục lập danh sách giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng gửi phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách địa phương; ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Ngân sách địa phương thực hiện các chính sách quy định tại các điều 5, 8, 10 và 11 Nghị định này.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách quy định tại các điều 4, 7 và 9 Nghị định này.
b) Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị định này theo quy định.
2. Bộ Tài chính: Bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các chương trình, dự án tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Các bộ, ngành liên quan: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này.
5. Đề nghị Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, giám sát, kiến nghị việc thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định này trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách tại địa phương theo quy định tại Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan.
2. Bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để quyết định các giải pháp bảo đảm cân đối nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách tại địa phương; tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với quá trình chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
2. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Riêng chính sách đối với giáo viên mầm non quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non được thực hiện đến hết năm 2021.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 81 Luật Giáo dục.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp: là cơ sở giáo dục mầm non thuộc địa bàn cấp huyện, nơi có khu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, có chăm sóc, giáo dục trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
2. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập là cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập đã được cấp phép thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ bán trú là các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho trẻ em ăn, ngủ trưa tại cơ sở giáo dục mầm non.
4. Dịch vụ giáo dục mầm non ngoài giờ là các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mầm non ngoài giờ chính khóa theo quy định của pháp luật.
5. Dịch vụ đưa đón trẻ là các dịch vụ đưa đón trẻ em mầm non từ nơi ở đến cơ sở giáo dục mầm non và ngược lại.
1. Tăng cường nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất theo các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp giáo dục mầm non, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 01 phòng/nhóm, lớp; đầu tư xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất đối với giáo dục mầm non.
2. Khuyến khích thu hút các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.
3. Bố trí dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non trong kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
1. Ưu tiên đầu tư kinh phí của Trung ương và địa phương từ các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 01 phòng/nhóm, lớp và đáp ứng yêu cầu kiên cố hóa trường lớp học.
2. Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em
a) Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học.
b) Phương thức thực hiện
Hằng năm, cùng với thời điểm dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào số trẻ em hiện có, cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định tại khoản 2 Điều này lập dự toán theo quy định gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
2. Nội dung chính sách
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 01 lần, bao gồm: trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ tối thiểu là 20 (hai mươi) triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Phương thức thực hiện
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và số lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn thuộc diện được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ, phương án kiểm tra việc hỗ trợ và sử dụng kinh phí cho các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện, bảo đảm việc hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non được hưởng các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non theo hình thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Cơ sở giáo dục mầm non công lập được thực hiện một số dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm: dịch vụ bán trú, dịch vụ giáo dục mầm non ngoài giờ, dịch vụ đưa đón trẻ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng danh mục dịch vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy định khung giá và mức giá dịch vụ cụ thể trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, làm cơ sở triển khai thực hiện.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
đ) Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
2. Nội dung chính sách
Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
3. Hồ sơ
a) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nộp một trong số các loại giấy tờ sau:
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú của trẻ em (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).
b) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nộp một trong số các loại giấy tờ sau:
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em thuộc các trường hợp khác quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nộp bản sao và mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
d) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và Giấy khai sinh của trẻ em.
đ) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Trình tự và thời gian thực hiện
Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa;
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở giáo dục mầm non. Riêng đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nộp bổ sung Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm học;
Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện hoặc trực tuyến không bảo đảm yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc cơ sở giáo dục mầm non gửi thông báo không tiếp nhận hồ sơ và lý do cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi về phòng giáo dục và đào tạo đang quản lý trực tiếp để xem xét, tổng hợp;
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non;
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện chi hỗ trợ.
5. Phương thức thực hiện
a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
b) Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức nấu ăn cho trẻ em);
- Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
c) Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ăn trưa theo thời hạn quy định tại điểm a khoản 5 Điều này thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
d) Trường hợp trẻ em chuyển trường, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển kinh phí hoặc cấp bổ sung kinh phí để cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
đ) Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
1. Đối tượng hưởng chính sách
Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.
2. Nội dung chính sách
Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động nơi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đang công tác;
b) Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú của trẻ em (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
4. Trình tự, thời gian và phương thức thực hiện
a) Trình tự và thời gian thực hiện
Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị trợ cấp;
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non;
Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện hoặc trực tuyến không bảo đảm yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc cơ sở giáo dục mầm non gửi thông báo không tiếp nhận hồ sơ và lý do cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi về phòng giáo dục và đào tạo đang quản lý trực tiếp để xem xét, tổng hợp; người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục hoàn toàn chịu trách nhiệm về danh sách trẻ em được hưởng trợ cấp;
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mầm non được hưởng trợ cấp và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non;
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai danh sách trẻ em mầm non được trợ cấp.
b) Phương thức thực hiện
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và chi trả kinh phí trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
Thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm;
Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ học phí theo thời hạn thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa (dùng cho cơ sở giáo dục mầm non) |
Mẫu số 02 |
Tổng hợp kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo (dùng cho phòng giáo dục và đào tạo) |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị trợ cấp đối với em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp |
Mẫu số 04 |
Danh sách giáo viên mầm non đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ dạy lớp ghép, tăng cường Tiếng Việt (dùng cho cơ sở giáo dục mầm non) |
Mẫu số 05 |
Danh sách giáo viên mầm non dân lập, tư thục đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ ở địa bàn có khu công nghiệp |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 105/2020/ND-CP |
Hanoi, September 08, 2020 |
PROVIDING FOR EARLY CHILDHOOD EDUCATION DEVELOPMENT POLICIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Children dated April 05, 2016;
Pursuant to the Education Law dated June 14, 2019;
At the request of the Minister of Education and Training;
The Government hereby promulgates a Decree providing for early childhood education development policies.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Decree provides for early childhood education development policies mentioned in Clauses 1 and 2 Article 27 and Clause 2 Article 81 of the Education Law.
2. Regulated entities
This Decree is applicable to junior kindergarten centers and independent junior kindergarten classes; senior kindergartens and independent senior kindergarten classes; and combined kindergartens and independent preschool classes (hereinafter collectively referred to as “preschool institutions”); and relevant organizations and individuals.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “preschool institution located near an industrial park” means a preschool institution that is located in the same district as an industrial park granted the establishment license by the competent authority in accordance with regulations of laws on industrial parks and provides care and education for children of workers of the industrial park.
2. “independent preschool institutions” refers to a type of other educational institutions in the national educational system, including independent junior kindergarten classes, independent senior kindergarten classes and independent preschool classes granted the establishment license as per the law.
3. “semi-boarding services” refers to services that feed and let children have a nap in a preschool institution.
4. “extra hour preschool services” means services that provide care and education for preschool children outside of class hours as per the law.
5. “pickup services” refers to services that transport preschool children from their home to a preschool institution and vice versa.
POLICIES FOR INVESTMENT IN AND PRIORITIZED DEVELOPMENT OF EARLY CHILDHOOD EDUCATION
Article 3. Preschool center and class investment policy
1. Allocate more funding from central government budget and local government budget to invest in facilities under programs and projects to strengthen preschool centers and classes, ensure that each center/class has 01 room by 2025; add more work items or build new ones with the aim of meeting standards for preschool facilities.
2. It is encouraged to attract private resources for investment in preschool facilities in any shape or form as per the law.
3. Allocate land for preschool institutions in local land use plans; strengthen and develop kindergartens and preschool classes within the socio-economic capacity of each locality with the aim of standardization, modernization, privatization and international integration; provide early childhood education for all children aged five.
Article 4. Policy for prioritized early childhood education development in communes with exceptional socio-economic difficulties and communes in disadvantaged areas
1. Prioritize funding allocated to programs and projects from central and local government budgets for establishment of public preschool institutions in communes with exceptional socio-economic difficulties stipulated by the Prime Minister to ensure that each center/class has 01 room by 2025 and meet facilities strengthening requirements.
2. State budget shall contribute to meal preparation for students of public preschool institutions located in communes with exceptional socio-economic difficulties, in coastal communes with exceptional difficulties, on islands and in communes in disadvantaged areas stipulated by the Prime Minister in accordance with regulations in Clause 3 herein.
3. Funding contribution for children’s meal preparation
a) Funding contributed to preparation of meals for preschool children shall be calculated based on number of children having lunch at school, with the minimum rate being VND 2.400.000 for 45 children in one month. Regarding the remaining children besides the initial 45, for every next 20 to 45 children, the preschool institution may receive the abovementioned amount once for each month. Each preschool institution may receive a maximum of 05 times of the abovementioned amount for a month and shall not receive funding for more than 9 months in one year.
b) Implementing method
At the time of preparation of state budget estimate every year, based on the number of children currently enrolled, each public preschool institution shall prepare an estimate in accordance with the regulations in Clause 2 herein and other regulatory requirements and send it to the bureau of education and training, which shall send a consolidated estimate to the finance authority at the same level for appraisal and propose it to the body with competence in funding approval according to regulations of the Law on State Budget.
Article 5. Benefits offered to people-founded or private independent preschool institutions located near an industrial park or in area with large number of workers
1. Entities eligible for the benefits
People-founded or private independent preschool institutions which are located near an industrial park granted the establishment license by the competent authority in accordance with regulations of law and at least 30% of the students of which are children of workers of the industrial park are eligible for the benefits.
2. Benefits
The entities mentioned in Clause 1 herein may receive facilities necessary for their operation once, including household items, toys and teaching equipment included in the list provided for by the Ministry of Education and Training, and funding for repair of facilities used to provide care and education for their students. Minimum benefit rate is VND 20 (twenty) million for each independent preschool institution.
3. Implementing method
Pursuant to regulations of Clause 2 herein and depending on capacity of local government budget and number of eligible independent preschool institutions in each province, the provincial People's Committee shall formulate and propose a benefits provision plan and plan for inspection of benefit provision and use of funding by receiving independent preschool institutions to the People's Council of the province for approval and implementation, and ensure that the preschool institutions receive the benefits before June 30 of each year.
Article 6. Incentive policies for organizations and individuals investing in early childhood education development
1. Investors making an investment in early childhood education are eligible for incentive land, tax and credit policies and incentive policies for privatization as prescribed by law.
2. Investors making an investment in early childhood education are eligible for benefits offered to investment in establishment of preschool institutions in the form of public-private partnership as prescribed by laws on investment.
3. Public preschool institutions may provide some public services not funded by state budget such as semi-boarding services, extra hour preschool services and pickup services.
Depending on socio-economic situation of each province, the provincial People's Committee shall draw up list of services, stipulate economic-technical norms as well as price bracket and price of each service, and propose them to the People's Council of the province for decision.
BENEFITS FOR PRESCHOOL CHILDREN
Article 7. Lunch assistance benefit for preschool children
1. Persons eligible for the benefit
Preschool-aged children (excluding children of ethnic minorities with sparse population provided for in the Government’s Decree No. 57/2017/ND-CP dated May 09, 2017 on admission priority and learning assistance policies for preschool children and students of ethnic minorities with sparse population) who are enrolled in senior kindergarten classes of preschool institutions and meet one of the following conditions:
a) Permanent residence of the child’s father or mother or the child is located in a village with exceptional difficulties, a commune with exceptional socio-economic difficulties or a coastal commune with exceptional difficulties or on an island stipulated by the Prime Minister.
b) The child has no caregiver as provided for in Clause 1 Article 5 of the Government’s Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 on social assistance benefits for beneficiaries.
c) The child is a part of a poor or near-poor household stipulated by the Prime Minister.
d) The child's parent is a revolutionary war martyr, Hero of the People’s Armed Forces, war invalid, person entitled to benefits offered to war invalids, or sick soldier; or another type of beneficiary provided for in the Ordinance on benefits offered to people with meritorious services to revolutions (if any).
dd) The child has a physical disability and is receiving inclusive education.
2. Benefit
A child meeting the conditions stated in Clause 1 herein is entitled to VND 160.000 of lunch money each month. The child may receive this amount for every month in which they are enrolled in school but no more than 9 months/academic year.
3. Application components
a) A parent or the caregiver of a child meeting the condition stated in Point a Clause 1 of this Article shall submit one of the following documents:
- A copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of the family registry or ID number of the child or the child’s parent or caregiver;
- Written confirmation of the child’s permanent residence from the police (in case the family registry is missing).
b) A parent or the caregiver of a child meeting the condition stated in Point b Clause 1 of this Article shall submit one of the following documents:
- A copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of the decision on grant of benefit by the chairperson of the commune-level People’s Committee;
- A copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of a written confirmation from the commune-level People’s Committee or social protection establishment that the child is orphaned or abandoned or is one of the other cases provided for in Clause 1 Article 5 of the Government’s Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 on social assistance benefits for beneficiaries;
- A copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of the adoption certificate for if the child is orphaned or abandoned or is one of the other cases provided for in Clause 1 Article 5 of the Government’s Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 on social assistance benefits for beneficiaries.
c) A parent or the caregiver of a child meeting the condition stated in Point c Clause 1 of this Article shall submit a copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of a poor or near-poor household certificate issued by the commune-level People’s Committee.
d) A parent or the caregiver of a child meeting the condition stated in Point d Clause 1 of this Article shall submit a copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of a written confirmation from the regulatory body managing the person with meritorious services to a revolution mentioned in Point d Clause 1 herein and the child’s birth certificate.
dd) A parent or the caregiver of a child meeting the condition stated in Point dd Clause 1 of this Article shall submit a copy together with the authentic copy for comparison or certified true copy of a written confirmation of the child’s physical disability issued by the commune-level People’s Committee or decision on grant of benefit by the chairperson of the commune-level People’s Committee.
4. Application procedures
In August of every year, each preschool institution shall provide parents or caregivers of children entitled to the benefit with information and guidelines concerning application for the benefit;
Within 15 working days starting from the date on which the preschool institution provides the information, parents or caregivers of the qualified children shall submit 01 application in person or by post or online, which shall contain the documents provided for in Clause 3 herein, to the preschool institution. Only 01 application is required for the whole time during which the child is enrolled at the preschool institution. For the children meeting the condition stated in Point c Clause 1 herein, the poor or near-poor household certificate shall be resubmitted for each academic year;
The preschool institution shall receive and review each application’s components. If an application contains a copy not yet certified by the competent authority, the person receiving the application shall compare the copy with the authentic copy and countersign it to add it to the application, and request any document missing or against requirements from the applicant. After receiving the valid application, the preschool institution shall provide the applicant with a written confirmation of such receipt. For applications sent by posts or online and against requirements, within 05 working days, the preschool institution shall send a notification of application rejection and the reason for such rejection to the applicant;
Within 10 working days after the application deadline, the preschool institution shall draw up a list of children eligible for the lunch assistance benefit (using Form No. 01 in Appendix enclosed therewith) and send it together with the applications prepared in accordance with regulations in Clause 3 herein to the supervisory bureau of education and training for consideration and consolidation;
Within 07 working days after the date on which the applications from the preschool institution are received, the bureau of education and training shall appraise the applications, draw up a list of children eligible for the lunch assistance benefit (using Form No. 02 in Appendix enclosed therewith) and send it to the finance authority at the same level, which shall propose it to the district-level People’s Committee for approval according to regulations of the Law on State Budget;
Within 07 working days after the date on which the documents from the bureau of education and training are received, the district-level People’s Committee shall approve of the list of children eligible for the lunch assistance benefit and notify the preschool institution of the result;
After the list of children eligible for the lunch assistance benefit is approved by the competent authority, the preschool institution shall announce the list and provide the benefit.
5. Implementing methods
a) Lunch assistance benefit shall be provided twice in an academic year: the benefit for the first 4 months shall be provided in November or December of every year; and the benefit for the remaining months shall be provided in March or April of every year.
b) Depending on actual management situation and lunch arrangement of each preschool institution, the leader of the institution shall discuss with the representative committee of students’ parents to choose one of the two following methods:
- Method 1: the institution keeps the lunch assistance funding to provide lunch for the children (for preschool institutions preparing lunch for their students);
- Method 2: directly provide the benefit in cash for parents or caregivers of the children in accordance with regulations in Point a Clause 5 herein.
The preschool institution shall take responsibility for receipt of funding for lunch assistance benefit and payment of such benefit. Depending on actual management situation and lunch arrangement of the institution, the leader of the institution shall discuss with the representative committee of students’ parents to decide on one of the two abovementioned methods.
c) If a child's parent or caregiver does not receive the benefit within the time limit mentioned in Point a Clause 5 herein, they may receive it in the next benefit provision period.
d) If a child moves to another preschool institution, the old institution shall return the application for lunch assistance benefit to the child’s parent or caregiver. The new institution shall report the child’s case to the bureau of education and training, which shall propose to the chairperson of the district-level People’s Committee for issuance of a decision to transfer funding or provide additional funding for the new institution to offer lunch assistance benefit to the child in accordance with regulations in Point a Clause 5 herein.
dd) If a child quits school, the preschool institution shall report to the bureau of education and training, which shall propose cessation of benefit provision to the district-level People’s Committee.
Article 8. Benefit offered to preschool children of workers of industrial parks
1. Persons eligible for the benefit
Children currently enrolled at people-founded or private preschool institutions granted the establishment license by the competent authority and operating under the law whose father or mother or caregiver is a worker of an industrial park under labor contract to the enterprise in accordance with regulations.
2. Benefit
A child meeting the conditions stated in Clause 1 herein is entitled to at least VND 160.000 each month. The child may receive this amount for every month in which they are enrolled in school but no more than 9 months/academic year.
The provincial People's Committee shall decide the benefit rate as suitable for the province’s budget and propose it to the People's Council at the same level for consideration and decision.
3. Application components
a) An application for benefits offered to preschool children of workers of industrial parks (made using Form No. 03 in Appendix enclosed therewith) with confirmation from the employer of the child’s parent or caregiver;
b) The child’s birth certificate or family registry or written confirmation of temporary residence (copy sent together with the authentic copy for comparison or certified true copy).
4. Application procedures and implementing method
a) Application procedures
In August of every year, each preschool institution shall provide parents or caregivers of children entitled to the benefit with information and guidelines concerning application for the benefit;
Within 15 working days starting from the date on which the preschool institution provides the information, parents or caregivers of the qualified children shall submit 01 application in person or by post or online, which shall contain the documents provided for in Clause 3 herein, to the preschool institution;
The preschool institution shall receive and review each application’s components. If an application contains a copy not yet certified by the competent authority, the person receiving the application shall compare the copy with the authentic copy and countersign it to add it to the application, and request any document missing or against requirements from the applicant. After receiving the valid application, the preschool institution shall provide the applicant with a written confirmation of such receipt. For applications sent by posts or online and against requirements, within 05 working days, the preschool institution shall send a notification of application rejection and the reason for such rejection to the applicant;
Within 10 working days after the application deadline, the preschool institution shall draw up a list of children eligible for the benefit and send it together with the applications prepared in accordance with regulations in Clause 3 herein to the supervisory bureau of education and training for consideration and consolidation; legal representatives of people-founded/private preschool institutions shall take full responsibility for this list;
Within 07 working days after the date on which the applications from the preschool institution are received, the bureau of education and training shall appraise the applications, draw up a list of children eligible for the benefit and send it to the finance authority at the same level, which shall submit it to the district-level People’s Committee for approval according to regulations of the Law on State Budget;
Within 07 working days after the date on which the documents from the bureau of education and training are received, the district-level People’s Committee shall approve of the list of children eligible for the benefit and notify the preschool institution of the result;
After the list of children eligible for the benefit is approved by the competent authority, the preschool institution shall announce the list.
b) Implementing method
The preschool institution shall take responsibility for receipt of funding for the benefit and directly provide the benefit in cash for parents or caregivers of the eligible children;
The benefit shall be provided twice in an academic year: the benefit for the first 4 months shall be provided in November or December of every year; and the benefit for the remaining months shall be provided in March or April of every year;
If a child's parent or caregiver does not receive the benefit within the given time limit, they may receive it in the next benefit provision period;
If a child quits school, the preschool institution shall report to the bureau of education and training, which shall propose cessation of benefit provision to the district-level People’s Committee.
BENEFITS FOR EARLY CHILDHOOD EDUCATION TEACHERS
Article 9. Benefit for early childhood education teachers in charge of multi-grade classes or improvement of Vietnamese proficiency of ethnic minority children
1. Persons eligible for the benefit
Early childhood education teachers teaching at branches of public preschool institutions located in communes with exceptional socio-economic difficulties, in coastal communes with exceptional difficulties, on islands and in communes in disadvantaged areas stipulated by the Prime Minister and meeting one of the following conditions:
a) Directly teach 02 sessions/day in a multi-grade junior kindergarten class or senior kindergarten class with students of at least 2 age groups.
b) Directly teach for the purpose of Vietnamese proficiency improvement in a multi-grade junior kindergarten class or senior kindergarten class with ethnic minority students.
2. Benefit
A teacher meeting the conditions stated in Clause 1 herein is entitled to VND 450.000 each month (four hundred fifty thousand dong each month). The teacher may receive this amount for every month in which they teach but no more than 9 months/academic year.
This amount shall be added to the teacher’s monthly salary and not be included in the basis for calculation of social insurance, health insurance and unemployment insurance.
3. Implementing method
At the time of preparation of state budget estimate every year, each preschool institution shall draw up a list of teachers eligible for the benefit (using Form No. 04 in Appendix enclosed therewith) and send it to the bureau of education and training, which shall send a consolidated list to the finance authority at the same level for appraisal, and propose it to the body with competence in funding approval according to regulations of the Law on State Budget.
For preschool institutions affiliated to a department of education and training or another regulatory body, the head of each institution shall submit the list of eligible teachers to the institution’s supervisory body and to the bureau of education and training of the district where the institution is located for monitoring and consolidation purposes.
Article 10. Benefit offered to early childhood education teachers working in people-founded or private preschool institutions located near an industrial park
1. Persons eligible for the benefit
Early childhood education teachers currently working in people-founded or private preschool institutions granted the establishment license by the competent authority, operating under the law and located near an industrial park, and satisfying the following conditions:
- Meet the standards for the title of early childhood education teacher as prescribed by law;
- Work under a labor contract with the legal representative of the people-founded or private preschool institution;
- Directly provide care and education for students of a junior kindergarten class/senior kindergarten class at least 30% of the students of which are children of workers of the industrial park.
2. Benefit
A teacher meeting the conditions stated in Clause 1 herein is entitled to at least VND 800.000 each month (eight hundred thousand dong each month).
Number of teachers that may receive the benefit of public preschool institutions per existing regulations is applicable to people-founded or private preschool institutions.
The teacher may receive this amount for every month in which they teach. This benefit shall be separated from the salary agreed upon between the head of the people-founded or private preschool institution and the teacher and not be included in the basis for calculation of social insurance, health insurance and unemployment insurance.
The provincial People's Committee shall decide the benefit rate as suitable for the province’s budget and propose it to the People's Council at the same level for consideration and decision.
3. Application components and procedures:
a) Application components
- List of teachers eligible for the benefit (made using Form No. 05 in Appendix enclosed therewith);
- Copy sent together with the authentic copy for comparison or certified true copy of each eligible teacher’s labor contract.
b) Application procedures
In August of every year, the legal representative of each people-founded or private preschool institution shall send an application containing the components mentioned in Point a Clause 3 herein in person or by post or online to the bureau of education and training;
Within 10 working days after the date on which the application from the preschool institution is received, the bureau of education and training shall appraise the application, consolidate list of teachers eligible for the benefit and send it to the finance authority at the same level, which shall propose it to the competent authority for approval according to regulations of the Law on State Budget;
Within 07 working days starting from the date on which the documents from the bureau of education and training are received, the district-level People’s Committee shall approve of the list of teachers eligible for the benefit and notify the preschool institution of the result;
After the list of teachers eligible for the benefit is approved by the competent authority, the preschool institution shall announce the list.
c) Implementing method
The preschool institution shall take responsibility for receipt of funding for the benefit and directly provide the benefit for the eligible teachers in cash or via transfer;
The benefit shall be provided twice in an academic year: the first time shall be in December of every year; and the benefit for the remaining months shall be provided in May of every year;
If a teacher does not receive the benefit within the given time limit, they may receive it in the next benefit provision period;
If a teacher stops working at the institution, the institution shall report to the bureau of education and training, which shall propose cessation of benefit provision to the district-level People’s Committee.
Article 11. Benefits concerning provision of documents and reimbursement of training costs offered to teachers of people-founded or private preschool institutions
1. Persons eligible for the benefits
Early childhood education teachers (including principals, vice principals, heads of junior kindergarten classes and department heads) currently working in people-founded or private preschool institutions granted the establishment license by the competent authority and operating under the law.
2. Benefits
The State shall provide teachers meeting the conditions stated in Clause 1 herein with documents and reimburse training costs when these teachers participate in refresher or training courses. These teachers are entitled to the benefit rate offered to teachers of public preschool institutions having the same qualifications when they participate in refresher or training courses according to regulations.
On an annual basis, based on the training plan of the bureau of education and training, each people-founded or private preschool institution shall draw up a list of teachers participating in the training and send it to the bureau of education and training, which shall prepare a consolidated list and cost estimate, propose them to the competent authority for approval and provide the benefits as prescribed by law.
Article 12. Funding sources and funding management
1. The policies provided for in this Decree shall be funded by:
a) State budget, including local government budget; and central government budget from which funding is allocated to assist local governments in compliance with regulations of the Law on State Budget, Law on Public Investment and applicable guidelines thereof.
- Local government budget shall cover the policies provided for in Articles 5, 8, 10 and 11 of this Decree.
- Funding from central government budget shall be allocated to local government budget to cover the policies provided for in Articles 4, 7 and 9 of this Decree.
b) Private funding for education and other funding sources legally mobilized.
2. Estimate preparation and management, use and settlement of funding for the policies provided for herein shall be carried out in accordance with applicable regulations of the Law on State Budget, Law on Accounting and Law on Public Investment and existing guidelines thereof.
Article 13. Responsibilities of ministries and central authorities
1. The Ministry of Education and Training shall:
a) Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in directing local governments to implement this Decree;
b) Inspect and evaluate implementation of this Decree according to regulations.
2. The Ministry of Finance shall ensure funding for the policies provided for in this Decree according to existing budget decentralization regulations.
3. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of submitting consolidated annual and mid-term public investment plans to fund programs and projects concerning provision of facilities to preschool institutions approved by competent authorities in compliance with regulations of the Law on Public Investment and guidelines thereof.
4. Relevant ministries and central authorities shall cooperate with the Ministry of Education and Training in directing local governments to implement this Decree intra vires.
5. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and members thereof shall cooperate in promoting, expediting, supervising and put forward propositions concerning implementation of the policies provided for in this Decree intra vires.
Article 14. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
1. Provide direction and guidelines for implementation of the policies provided for herein in their provinces/cities according to regulations of this Decree; inspect and monitor such implementation and submit annual reports on such implementation to the Ministry of Education and Training and relevant ministries and central authorities.
2. Ensure funding for the policies provided for in this Decree.
3. Prepare and report annual budget estimate to the provincial People’s Council for decision on solutions adopted to ensure balance of financial resources for implementation of the policies in each province/city; inspect and audit adherence to estimate and budget settlement of affiliated budget estimate units in compliance with regulations of the Law on State Budget and Law on Public Investment and applicable guidelines thereof.
1. This Decree comes into force from November 01, 2020.
2. The Government’s Decree No. 06/2018/ND-CP dated January 05, 2018 on lunch assistance benefits for preschool children and benefits for early childhood education teachers is annulled from the date on which this Decree comes into force.
3. Benefits offered to early childhood education teachers provided for in Clause 1 Article 7 and Clause 1 Article 8 of the Government’s Decree No. 06/2018/ND-CP dated January 05, 2018 on lunch assistance benefits for preschool children and benefits for early childhood education teachers are applicable until the end of 2021.
Article 16. Implementing responsibilities
1. The Minister of Education and Training shall organize implementation of the policies provided for in this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall implement this Decree./.
|
P.P. THE GOVERNMENT |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực