Chương 4 Nghị định 105/2013/NĐ-CP: Thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Số hiệu: | 105/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2013 |
Ngày công báo: | 30/09/2013 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giả mạo chứng từ kế toán: tăng mức phạt tối thiểu
Vừa qua, Nghị định 105/2013/NĐ-CP được ban hành đã tăng mức phạt tối thiểu đối với các hành vi vi phạm về chứng từ kế toán.
Cụ thể, với hành vi giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu, trước đây mức phạt đối với hành vi này từ 10 - 30 triệu.
Hình phạt bổ sung cho hành vi này là tịch thu chứng từ kế toán, tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, hành vi ký chứng từ kế toán khi chưa đủ nội dung chứng từ, không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu, trước đây là từ 2-10 triệu.
Nghị định 105 có hiệu lực từ ngày 01/12/2013, thay thế các Nghị định 185/2004/NĐ-CP, 39/2011/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 55, Điều 56 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, hoạt động nghề nghiệp kiểm toán khi đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
COMPETENCE TO MAKE MINUTES, SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN DOMAINS OF ACCOUNTING AND INDEPENDENT AUDIT
Article 54. Competence to make the administrative violation minutes in domains of accounting and independent audit
Persons competent to make the administrative violation minutes in domains of accounting and independent audit include:
1. Persons competent to sanction administrative violations in domains of accounting and independent audit specified in Article 55, Article 56 of this Decree.
2. Civil servants, public employees, officers of the People's Public Security, officers of People’s Army, who are assigned task of inspection, examination over organization and implementation of accounting work, accounting professional activities; implementation of inspection, examination of audit activities, control of audit service quality, audit professional operation, when being on duty, will be entitled to make minutes on administrative violation under their assigned scope of implementing public duties and tasks.
Article 55. The financial inspectorates’ competence of sanctioning administrative violations
1. The financial inspectorates at all levels shall have the powers to sanction administrative violations in domains of accounting and independent audit as follows:
a) Impose warning;
b) A maximum fine of VND 500,000 for individuals and VND 1,000,000 for organizations infringing administratively;
2. The Chief Inspectors of Financial Departments shall have the powers to sanction administrative violations in domains of accounting and independent audit as follows:
a) Impose warning;
b) A maximum fine of VND 25,000,000 for individuals and VND 50,000,000 for organizations infringing administratively;
c) Applying the additional sanctions and remedies specified in this Decree.
3. The Chief Inspector of the Finance Ministry shall have the powers to sanction administrative violations in domains of accounting and independent audit as follows:
a) Impose warning;
b) A fine of up the highest level specified in this Decree, for individuals and organizations infringing administratively;
c) Applying the additional sanctions and remedies specified in this Decree.
Article 56. The People’s Committees at all levels’ competence of sanctioning administrative violations
1. The presidents of the People’s Committees in communes, wards and townships (referred collectively to as the commune-level People’s Committees) shall have the powers to sanction administrative violations in accounting as follows:
a) Impose warning;
b) A maximum fine of VND 5,000,000 for individuals and VND 10,000,000 for organizations infringing administratively;
2. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts and provincial towns and cities (referred collectively to as the district-level People’s Committees) shall have the powers to sanction administrative violations in accounting as follows:
a) Impose warning;
b) A maximum fine of VND 25,000,000 for individuals and VND 50,000,000 for organizations infringing administratively;
c) Applying the additional sanctions and remedies specified in this Decree.
3. The presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial-level People’s Committees) shall have the powers to sanction administrative violations in domains of accounting and independent audit as follows:
a) Impose warning;
b) A fine of up the highest level specified in this Decree, for individuals and organizations infringing administratively;
c) Applying the additional sanctions and remedies specified in this Decree.